PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang19/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   32

() 舍利弗。彼佛光明無量。照十方國。無所障礙。是故號為阿彌陀。
(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Đức Phật ấy quang minh vô lượng, chiếu mười phương cõi nước không bị chướng ngại. Do vậy, Ngài có hiệu là A Di Đà Phật).
Hai đoạn kinh văn tiếp theo là từ trong hết thảy vô lượng, nêu ra hai món cương lãnh, một là Quang, hai là Thọ. Quang minh là trí huệ, mà cũng là vô lượng trí huệ vốn có sẵn trong tự tánh. Đức Phật tiêu trừ sạch sành sanh hết thảy nghiệp chướng, cho nên tánh đức tỏ lộ viên mãn. Trên mặt Tướng, chính là quang minh chiếu khắp tột hư không, trọn pháp giới, không đâu chẳng chiếu tới. Quang minh ấy có công năng gia trì nhiếp thọ, có thể giúp chúng ta trừ sạch nghiệp chướng, khơi mở trí huệ; nhưng chúng ta phải có Thỉ Giác thì mới được Phật gia trì. Nếu chẳng tương ứng trọn vẹn, dù Phật quang chiếu khắp, nhưng vì ta có chướng ngại, cự tuyệt, chê trách, nên chúng ta chẳng thể hưởng công năng gia trì của Phật. Nhất tâm xưng niệm, nghiệp chướng nhất định ngày một tiêu trừ, trí huệ ngày một tăng trưởng, tâm địa thanh tịnh. Đấy là một dạng tương ứng vậy.

(Giải) Tâm tánh tịch nhi thường chiếu, cố vi quang minh. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố quang minh vô lượng dã. Chư Phật giai triệt tánh thể, giai chiếu thập phương, giai khả danh Vô Lượng Quang, nhi nhân trung nguyện lực bất đồng, tùy nhân duyên lập biệt danh. Di Đà vi Pháp Tạng tỳ-kheo, phát tứ thập bát nguyện, hữu “quang minh hằng chiếu thập phương” chi nguyện. Kim quả thành như nguyện dã. Pháp Thân quang minh vô phân tế. Báo Thân quang minh xứng chân tánh. Thử tắc Phật Phật đạo đồng. Ứng Thân quang minh hữu chiếu nhất do-tuần giả, thập, bách, thiên do-tuần giả, nhất thế giới, thập, bách, thiên thế giới giả. Duy A Di phổ chiếu, cố biệt danh Vô Lượng Quang. Nhiên tam thân bất nhất bất dị, vị linh chúng sanh đắc tứ ích, cố tác thử phân biệt nhĩ. Đương tri vô chướng ngại, ước nhân dân ngôn. Do chúng sanh dữ Phật duyên thâm, cố Phật quang đáo xứ. Nhất thiết thế gian, vô bất viên kiến dã.


() 心性寂而常照。故為光明。今徹證心性無量之體。故光明無量也。諸佛皆徹性體。皆照十方。皆可名無量光。而因中願力不同。隨因緣立別名。彌陀為法藏比丘。發四十八願。有光明恆照十方之願。今果成如願也。法身光明無分際。報身光明稱真性。此則佛佛道同。應身光明。有照一由旬者。十百千由旬者。一世界。十百千世界者。唯阿彌普照。故別名無量光。然三身不一不異。為令眾生得四益。故作此分別耳。當知無障礙。約人民言。由眾生與佛緣深。故佛光到處。一切世間。無不圓見也。
(Giải: Tâm tánh tịch mà thường chiếu nên gọi là quang minh. Nay chứng thấu triệt cái Thể vô lượng của tâm tánh nên quang minh vô lượng. Chư Phật đều chứng thấu triệt tánh thể, [quang minh] đều chiếu mười phương, đều có thể gọi là Vô Lượng Quang. Nhưng trong lúc tu nhân nguyện lực khác nhau, tùy theo nhân duyên mà lập danh hiệu sai khác. A Di Đà Phật khi còn là tỳ-kheo Pháp Tạng phát ra bốn mươi tám nguyện, trong số ấy có nguyện “quang minh luôn chiếu mười phương”. Nay thật sự thành tựu đúng như lời nguyện. Pháp Thân quang minh không ngằn mé. Báo Thân quang minh xứng hợp chân tánh. Đây chính là điều chư Phật vị nào cũng giống nhau. Quang minh nơi Ứng Thân thì có vị chiếu một do-tuần, mười, trăm, ngàn do-tuần, một thế giới, trăm, mười, ngàn thế giới, chỉ có A Di Đà Phật quang minh chiếu trọn khắp, nên đặc biệt có tên là Vô Lượng Quang. Nhưng ba thân chẳng một, chẳng khác, nhằm làm cho chúng sanh đạt được bốn thứ lợi ích nên phân biệt như vậy mà thôi! Hãy nên biết rằng: “Không chướng ngại” là dựa theo phía nhân dân mà nói. Do chúng sanh có duyên sâu với Phật nên Phật quang chiếu khắp mọi nơi, hết thảy thế gian không đâu chẳng thấy trọn vẹn).
Tâm tánh vốn tịch tĩnh, tịch là Định, “tĩnh” nghĩa là thanh tịnh, tác dụng của nó là Chiếu. Luận trên bổn tánh thì hết thảy chư Phật Như Lai đều đạt đến tịch tĩnh viên mãn rốt ráo. Đẳng Giác Bồ Tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá. Phá được một phẩm vô minh này rồi thì sẽ gọi là “tịch tĩnh”. Tịch tĩnh là cảnh giới trên quả địa của Như Lai, cũng chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ. Thượng Phẩm là chân thanh tịnh, là cảnh giới của Phật, chẳng nhiễm mảy trần. Trung Phẩm là Đẳng Giác Bồ Tát, còn có một phẩm vô minh. Hạ Phẩm là Pháp Vân Địa Bồ Tát, còn có hai phẩm vô minh. Thượng Phẩm hoàn toàn thanh tịnh, quang minh viên mãn chiếu trọn khắp, chứng thấu triệt bản thể vô lượng của tâm tánh. Nếu xét theo kinh Nhân Vương giảng về địa vị Ngũ Nhẫn của Bồ Tát thì Thượng Phẩm là Tịch Diệt Nhẫn, khởi ra đại dụng là quang minh vô lượng chiếu trọn khắp mười phương. Quang minh của đức Phật đã chiếu khắp mười phương nhưng vì sao ta chẳng hề cảm nhận thấy? Vấn đề này chẳng phải do lỗi Phật, mà là do chính mình. Trong ấy, chẳng tin là chướng ngại lớn nhất! Hoàn toàn mê hoặc chân tướng sự thật, dẫu đại thánh đại hiền đã giảng giải vẫn chẳng tiếp nhận. Nếu tin sâu chẳng nghi, thật thà niệm Phật thì sẽ có thể tương ứng, mà cũng có thể tiếp nhận Phật lực gia trì.

Hết thảy chư Phật đều là vô lượng quang, vô lượng thọ. Khi tu nhân, mỗi vị học Phật có nguyện lực khác nhau, mục đích ở chỗ nào, mong sẽ đạt được gì trong tương lai, mỗi người cũng khác nhau. Trên quả địa, tuy đức năng, trí huệ hoàn toàn giống nhau, nhưng nhân duyên độ sanh khác nhau. Sự tu hành của hết thảy chư Phật khi đang tu nhân, trong các kinh Đại Tiểu Thừa, đức Phật đã nói quá nhiều. Nếu so sánh thì quả thật khi tu nhân, A Di Đà Phật đã phát nguyện khác biệt mọi người, chẳng những to lớn mà còn cụ thể. Ngài chẳng những mong thành Phật mà còn mong vượt trỗi chư Phật. Nói là “vượt trỗi” không phải là trí huệ, đức năng mà là vượt trỗi trong phương diện độ sanh.

Tùy nhân duyên lập biệt danh” (Tùy theo nhân duyên mà lập danh hiệu sai khác): Danh hiệu của chư Phật cũng tùy theo nhân duyên mà có sai khác. Như trong trường học, vị thầy dạy môn Quốc Văn được gọi là thầy Quốc Văn. Thầy dạy Toán được gọi là thầy Toán. Do vậy, vô lượng, vô biên chư Phật, Bồ Tát có danh hiệu giống nhau. Khi A Di Đà Phật phát nguyện trong lúc tu nhân, Ngài từng nguyện “quang minh chiếu khắp” và nguyện “thọ mạng vô lượng”, nay Ngài đã thành Phật, nên bốn mươi tám nguyện đều viên mãn.

Pháp Thân quang minh vô phân tế, Báo Thân quang minh xứng chân tánh” (Pháp Thân quang minh không ngằn mé, Báo Thân quang minh xứng hợp chân tánh): Hai điều này chư Phật đều giống nhau. Pháp Thân chính là chân tâm bổn tánh, là Lý Thể của hết thảy pháp, vốn sẵn đầy đủ vô lượng vô biên trí huệ quang minh, hoàn toàn không phân biệt và chẳng có ngằn mé. Báo Thân là Tự Thọ Dụng Thân, vô lượng thọ, vô lượng quang, Phật nào cũng giống nhau. Phật dạy chúng ta tu hành chứng quả, không ngoài khôi phục tánh đức chính mình vốn sẵn có để thọ dụng mà thôi, hoàn toàn chẳng có gì khác, mà cũng chẳng thể có gì khác để ban cho chúng ta. Ứng Hóa Thân là Tha Thọ Dụng Thân, hết thảy chư Phật mỗi vị mỗi khác. Sai biệt, lớn nhỏ rất khác nhau. Điều này hoàn toàn là do duyên, chứ không phải là chư Phật có năng lực lớn hay nhỏ. Chẳng hạn như một người có học vị, có trí huệ viên mãn, dạy ở đại học thì gọi là giáo sư đại học, nhưng nếu vị ấy dạy tại trường tiểu học thì gọi là giáo viên tiểu học. Phật độ chúng sanh là do duyên, thế nào gọi là “duyên chín muồi”? Hễ ai thấy thấu suốt đời người là khổ, không, vô thường, mong chóng thoát lìa tam giới, có ý niệm chân thật, thiết tha ấy thì chư Phật đều thấy được, vị Phật nào có duyên với người ấy ắt sẽ hóa thân đến trước người ấy cứu độ. Nếu số người nhiều quá, cần phải giáo hóa trong một thời gian dài, Phật bèn dùng Ứng Thân để tới giáo hóa. Sau khi thành Phật, một vị Phật có phạm vi giáo hóa, gọi là một tam thiên đại thiên thế giới. Có nguyện lớn thì [phạm vi giáo hóa] có thể mở rộng đến nhiều đại thiên thế giới. Chỉ cần phát nguyện thì đều có thể thực hiện được. Riêng mình A Di Đà Phật phát nguyện khác hẳn. Trong lúc tu nhân, Ngài đã nhiếp thọ hai trăm mười ức các cõi nước Phật. Con số “hai mươi mốt” này là danh xưng nhằm biểu thị pháp trong Mật Tông, chẳng phải số đếm, mà có nghĩa là viên mãn. Như kinh Di Đà dùng số Bảy, kinh Hoa Nghiêm dùng số Mười, đều nhằm biểu thị pháp. Mật Tông thường dùng số mười sáu và hai mươi mốt; đủ thấy trong lúc tu nhân, tỳ-kheo Pháp Tạng đã kết duyên với chúng sanh tột hư không, trọn pháp giới, sâu rộng như thế. Thầy của Ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai giảng kinh thuyết pháp cho Ngài, giảng cho Ngài nghe y báo, chánh báo trang nghiêm, nhân quả thiện ác của mười phương các cõi Phật, lại còn dùng Phật thần lực, biến hiện mười phương các cõi nước cho tỳ-kheo Pháp Tạng đích thân trông thấy. Sau khi Ngài thành Phật, tất cả hết thảy cõi nước đều là khu vực giáo hóa của Ngài. Do vậy, hết thảy chư Phật trong mười phương thế giới đều khuyên chúng sanh cầu sanh Tịnh Độ. Tam Thân Pháp, Báo, Ứng là một Thể, một nhưng ba, ba nhưng một, Pháp Thân là Bản Thể, Báo Thân là Tự Thụ Dụng, Ứng Hóa Thân là Tha Thụ Dụng, trong phần trước đã nói cặn kẽ!

Linh chúng sanh đắc tứ ích” (khiến cho chúng sanh được bốn thứ lợi ích): “Tứ ích” ở đây chính là bốn món lợi ích Tất Đàn trong phần trước, tức hoan hỷ, sanh thiện, phá ác và nhập Lý. Hiện thời, khoa học kỹ thuật tiến bộ, giúp cho chúng ta biết ánh sáng có nhiều loại, gọi là quang độ134, mắt [con người] có thể thấy được những tia sáng với bước sóng (wavelength) hữu hạn, không thể thấy được những tia sáng với bước sóng dài, cũng không thể thấy được tia sáng với bước sóng ngắn. Phật quang là viên mãn, bất cứ bước sóng ánh sáng nào cũng đều có thể thấy được. Vì thế gọi là “vô chướng ngại”. Chúng sanh có duyên sâu với Phật, có thể đắc độ trong một đời. Những kẻ duyên cạn, [được Phật quang] giúp cho sâu thêm, kết duyên với kẻ vô duyên, ngẫu nhiên nghe được một tiếng A Di Đà Phật liền kết duyên. Chúng ta trong đời này may mắn gặp được Phật pháp, có duyên với Phật, lại dường như có duyên sâu đậm. Đã chín muồi hay chưa thì vẫn không dám nói, nhưng nếu muốn thành tựu trong đời này thì phải nỗ lực gắng công tín nguyện trì danh. Sở dĩ mọi người chẳng thể thấy được Phật quang mà cũng chẳng thấu hiểu công đức chân thật của Phật đều là do nghiệp chướng của chính mình sâu nặng nên chẳng thể hiểu thấu.

Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng rất nhiều, trong kinh điển Đại Thừa đã nói các thứ pháp môn và cách tu trì, không gì chẳng giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, phương pháp hữu hiệu nhất không gì hơn Niệm Phật! Trong niên hiệu Càn Long đời Thanh, pháp sư Từ Vân Quán Đảnh trước tác hết sức nhiều; trong bộ Quán Kinh Trực Chỉ, Sư đã nói người đời nghiệp nặng, tất cả kinh sám chẳng thể tiêu trừ thì đến cuối cùng dựa vào một câu Phật hiệu vẫn có thể tiêu trừ được. Chúng ta ngày nay nếu mong tiêu trừ nghiệp chướng, đoạn phiền não, diệt tội nghiệp, chẳng cần phải cầu nơi kinh chú khác, niệm A Di Đà Phật là đủ rồi. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, nương theo đó để hành sẽ liền có thể đạt được hiệu quả. Chỉ cần đạt được “tịnh niệm tiếp nối” thì tự nhiên sáu căn sẽ đều được nhiếp thọ.



(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.

(Giải) Tâm tánh chiếu nhi thường tịch, cố vi thọ mạng. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố thọ mạng vô lượng dã. Pháp Thân thọ mạng, vô thỉ vô chung. Báo Thân thọ mạng, hữu thỉ vô chung. Thử diệc Phật Phật đạo đồng, giai khả danh Vô Lượng Thọ. Ứng Thân tùy nguyện, tùy cơ, diên súc bất đẳng. Pháp Tạng nguyện vương, hữu “Phật cập nhân, thọ mạng giai vô lượng” chi nguyện. Kim quả thành như nguyện, biệt danh Vô Lượng Thọ dã. A-tăng-kỳ, vô biên, vô lượng, giai toán số danh, thật hữu lượng chi vô lượng. Nhiên tam thân bất nhất, bất dị, Ứng Thân diệc khả tức thị vô lượng chi vô lượng hỹ. Cập giả, tịnh dã. “Nhân dân” chỉ Đẳng Giác dĩ hoàn, vị Phật thọ mạng, tịnh kỳ nhân dân thọ mạng, giai vô lượng đẳng dã.
() 又舍利弗。彼佛壽命。及其人民 。無量無邊阿僧

祇劫。故名阿彌陀。

  () 心性照而常寂,故為壽命。今徹證心性無量之體。故壽命無量也。法身壽命。無始無終。報身壽命。有始無終。此亦佛佛道同。皆可名無量壽。應身隨隨機。延促不等。法藏願王。有佛及人。壽命皆無量之願。今果成如願。別名無量壽也。阿僧祇。無邊。無量。皆算數名。實有量之無量。然三身不一不異。應身亦可即是無量之無量矣。及者。併也。人民指等覺以還。謂佛壽命。併其人民壽命。皆無量等也。


(Chánh kinh: Lại này Xá Lợi Phất! Thọ mạng của đức Phật ấy và nhân dân của Ngài là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, nên có tên là A Di Đà.

Giải: Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng. Thọ mạng của Pháp Thân không khởi đầu, không kết thúc; thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc. Đây chính là điều giống nhau giữa chư Phật nên vị nào cũng đều có thể gọi là Vô Lượng Thọ. Ứng Thân tùy theo nguyện, tùy theo căn cơ mà thọ mạng kéo dài hay rút ngắn khác nhau. Trong nguyện vương của ngài Pháp Tạng có lời nguyện “thọ mạng của Phật và nhân dân đều vô lượng”, nay quả thật thành tựu đúng như lời nguyện, nên riêng Ngài có tên là Vô Lượng Thọ. A-tăng-kỳ, vô biên, vô lượng, đều là những tên gọi trong toán số, quả thật là vô lượng trong hữu lượng; nhưng tam thân chẳng một, chẳng khác nên Ứng Thân cũng có thể là vô lượng trong vô lượng. “Cập” là “và”. Chữ “nhân dân” chỉ những người từ Đẳng Giác trở xuống, ý nói: Thọ mạng của Phật và nhân dân của Ngài đều bình đẳng vô lượng).
Đoạn kinh văn này cho biết trong Tây Phương thế giới, thọ mạng của Phật và nhân dân rất dài, đều là vô lượng; vì thế, gọi là A Di Đà. Sách Yếu Giải viết: “Tâm tánh chiếu nhi thường tịch, cố vi thọ mạng. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố thọ mạng vô lượng dã” (Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng). Đây là nói theo lý luận, vì sao nhân dân tại Tây Phương vô lượng thọ. Nhà Thiền nói “minh tâm kiến tánh”, thì “kiến” (見) có nghĩa là “chứng”. Trong kinh Đại Thừa, Phật nói Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo là kiến tánh, tức là đã chứng đắc tâm tánh, nhưng chưa rốt ráo viên mãn. Dùng mặt trăng để so sánh thì mặt trăng vừa mới mọc gọi là “trăng lưỡi liềm” (trăng non). Bồ Tát kiến tánh là thấy từng phần, chẳng phải là viên mãn ngay lập tức; còn A Di Đà Phật là “triệt chứng” (chứng triệt để, chứng thấu triệt), chứng rốt ráo viên mãn. Nói thật ra, Phần Chứng cũng là vô lượng thọ, huống chi viên mãn! Phật chứng thấu triệt thì không có vấn đề gì, chứ phàm phu và chúng sanh Thập Ác vãng sanh, nghiệp chưa tiêu, làm sao chứng được cái Thể của tâm tánh? Từ Tịnh Độ Tam Kinh, ta cũng có thể hiểu rõ tình trạng này. Do hoàn cảnh của Tây Phương thế giới thù thắng, hoàn toàn vô chướng ngại, hằng ngày cùng với A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, các vị Đẳng Giác Bồ Tát, chư thượng thiện nhân tụ hội một chỗ, được các Ngài un đúc, dẫu là Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sanh cũng liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Đấy là do vô lượng công đức của Phật gia trì, nên đều là vô lượng thọ. Pháp Thân là bản thể của tâm tánh; nói thật ra, Pháp Thân chẳng có thọ mạng vì nó không khởi đầu, không kết thúc. Thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc, có thể nói là mỗi vị Phật đều là vô lượng thọ. Nay đức A Di Đà Phật đang được nói đến [trong kinh này] chính là Ứng Thân Phật. Thọ mạng của Ứng Thân là thuận theo nguyện, theo như nguyện đã phát lúc Phật tu nhân, đồng thời cũng là “tùy cơ”, tức là thuận theo cơ duyên của chúng sanh sẽ được Phật hóa độ mà thọ mạng của [Ứng Thân] Phật dài hay ngắn khác nhau. Trong lúc tu nhân, A Di Đà Phật phát nguyện khác với chư Phật. Ngài phát nguyện: Trong tương lai, sau khi thành Phật, nhân dân trong cõi Ngài đều là vô lượng thọ. Nay Ngài đã thành Phật, điều nguyện ấy cũng được thực hiện trên phương diện quả báo. Đấy chính là đại nguyện khôn sánh, mọi người không thể suy tưởng được. Trong lúc tu nhân, Ngài tham khảo, quán sát vô lượng vô biên các cõi nước Phật, thấy thọ mạng có dài - ngắn, tu hành có khó - dễ, Ngài mới phát ra đại nguyện ấy. Trong quá trình tu hành thông thường, những ý niệm ấy rất khó có, khi chứng quả, những nguyện ấy đều biến thành hiện thực.

A-tăng-kỳ (Asamkhya), Vô Lượng (Apramāna), Vô Biên (Ananta) đều là những danh từ trong Số Học (Toán Học). Trong phần năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đã tham phỏng Tự Tại Chủ đồng tử135. Vị này là một nhà đại khoa học mà cũng là một nhà toán học, đã nói cho Thiện Tài biết những con số, được tính từ những con số cơ bản như mười, trăm, ngàn. Tổng cộng gồm một trăm năm mươi sáu con số, không dùng cách tính gấp mười lần (tức mỗi đơn vị sau bằng mười lần đơn vị trước, thường gọi là hệ thập phân), mà dùng phương pháp nhân gấp bội. A-tăng-kỳ là một trong mười đơn vị cuối cùng; A-tăng-kỳ lần A-tăng-kỳ là một Vô Lượng, Vô Lượng lần Vô Lượng là một Vô Biên. Con số cuối cùng là Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết. Đã có phương pháp để tính thì đương nhiên có thể tính ra con số, đã có thể tính toán được thì vẫn là “hữu lượng” (có hạn lượng). Đấy là nói về Ứng Thân, chứ không là nói về Pháp Thân hay Báo Thân. Đến cuối cùng, khi duyên giáo hóa đã hết, A Di Đà Phật cũng nhập Niết Bàn, trong tương lai sẽ do Quán Thế Âm Bồ Tát kế tục thành Phật để nối ngôi vị. Sau khi Quán Âm nhập diệt, sẽ do Đại Thế Chí kế vị, Phật Phật tiếp nối chẳng gián đoạn. Trong thọ mạng dài dằng dặc như vậy, chẳng có một ai không “viên mãn thành Phật, đạt được vô lượng thọ thật sự”. Tây Phương thế giới quả thật khác với các thế giới khác. Những thế giới khác đều có một khoảng thời gian trước Phật hay sau Phật, thời gian rất dài. Chẳng hạn như Phật Thích Ca tại thế chỉ tám mươi năm, trong tương lai, Phật Di Lặc giáng sanh phải đợi tới năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm. Trong thời gian ấy, không có Phật trụ thế. Do đây, có thể thấy Tây Phương thế giới thù thắng. Trong Đại Kinh, Phật đã nói muốn thành Phật phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, là vì tu hành trong thế giới này có thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, tiến ít, lùi nhiều, cho nên khó thành tựu. Người Tây Phương thọ mạng lâu dài, lại không có duyên gây thoái chuyển nên tiến triển hết sức nhanh chóng. Kinh dạy: “Chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ” (Các thượng thiện nhân cùng nhóm họp một chỗ). “Chư thượng thiện nhân” đều là Đẳng Giác Bồ Tát, sau khi họ đã sanh về Tây Phương, trong mười kiếp bèn tu hành thành Phật. Trong các kinh điển khác, đức Phật chẳng nói như vậy.



“Tam thân bất nhất, bất dị, Ứng Thân diệc khả tức thị vô lượng chi vô lượng hỹ” (Ba thân chẳng một, chẳng khác, nên Ứng Thân cũng có thể là vô lượng trong vô lượng vậy): Mấy câu này hết sức hay, đả phá sự chấp trước trên phương diện cảm tình của chúng ta. Ngài nói toàn là sự thật, cũng như trong phần trước đã nói, chúng ta thấy những người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong vòng mười kiếp đều có thể chứng được địa vị Đẳng Giác, tức là thật sự vô lượng, chứ không còn là “vô lượng trong hữu lượng” nữa. Điều này nói rõ, chúng ta sanh về Tây Phương [thì thọ mạng tuy nói là “vô lượng”, nhưng thật ra, vô lượng ấy] là vô lượng trong hữu lượng, nhưng chẳng bao lâu sẽ thật sự chứng được vô lượng trong vô lượng. Thế giới Tây Phương quả thật là một thế giới bình đẳng, từ Đẳng Giác trở xuống cho đến kẻ Hạ Hạ Phẩm vãng sanh hết thảy thọ dụng đều giống hệt như A Di Đà Phật.
(Giải) Đương tri quang thọ danh hiệu, giai bổn chúng sanh kiến lập. Dĩ sanh Phật bình đẳng, năng linh trì danh giả, quang minh, thọ mạng, đồng Phật vô dị dã. Phục thứ, do vô lượng quang nghĩa cố, chúng sanh sanh Cực Lạc, tức sanh thập phương. Kiến A Di Đà Phật, tức kiến thập phương chư Phật. Năng tự độ, tức phổ lợi nhất thiết. Do vô lượng thọ nghĩa cố, Cực Lạc nhân dân tức thị Nhất Sanh Bổ Xứ, giai định thử sanh thành Phật, bất chí dị sanh. Đương tri ly khước hiện tiền nhất niệm vô lượng quang thọ chi tâm, hà xứ hữu A Di Đà Phật danh hiệu? Nhi ly khước A Di Đà Phật danh hiệu, hà do triệt chứng hiện tiền nhất niệm vô lượng quang thọ chi tâm? Nguyện thâm tư chi, nguyện thâm tư chi.
() 當知光壽名號。皆本眾生建立。以生佛平等。能令持名者。光明壽命。同佛無異也。復次由無量光義故。眾生生極樂。即生十方。見阿彌陀佛。即見十方諸佛。能自度。即普利一切。由無量壽義故。極樂人民。即是一生補處。皆定此生成佛。不至異生。當知離卻現前一念無量光壽之心。何處有阿彌陀佛名號。而離卻阿彌陀佛名號。何由徹證現前一念無量光壽之心。願深思之。願深思之。
(Giải: Hãy nên biết danh hiệu quang thọ đều vốn vì chúng sanh mà kiến lập. Do chúng sanh và Phật bình đẳng nên có thể khiến cho quang minh và thọ mạng của người trì danh giống như Phật chẳng khác. Lại nữa, do ý nghĩa “vô lượng quang” mà chúng sanh sanh về Cực Lạc tức là sanh về mười phương, thấy A Di Đà Phật chính là thấy mười phương chư Phật. Có thể tự độ chính là lợi ích khắp hết thảy. Do ý nghĩa “vô lượng thọ” nên nhân dân trong cõi Cực Lạc chính là Nhất Sanh Bổ Xứ, đều nhất định thành Phật ngay trong đời này, chẳng đợi đến đời khác. Hãy nên biết: Lìa khỏi một niệm tâm vô lượng quang thọ thì danh hiệu A Di Đà Phật sẽ do đâu mà có? Nhưng lìa khỏi danh hiệu A Di Đà Phật thì còn có cách nào để chứng thấu triệt một niệm tâm vô lượng quang thọ? Xin hãy suy nghĩ sâu xa, xin hãy suy nghĩ sâu xa).
Ba đoạn khai thị tiếp theo chính là tri kiến chân thật rạng ngời của đại sư. Nếu chẳng thật sự có kiến địa đạt đến cảnh giới ấy, sẽ chẳng thể nào nói ra mấy câu này được! Tất cả danh tướng, thuật ngữ về quang minh, thọ mạng, đều nhằm phương tiện giáo hóa chúng sanh mà kiến lập những thứ giả danh ấy. Tuy là giả danh, nhưng chúng (danh tướng, thuật ngữ) phù hợp khít khao tình huống thực tế.

Sanh Phật bình đẳng” (Chúng sanh và Phật bình đẳng): Trong thế giới này, về mặt Lý là bình đẳng, nhưng trên mặt Sự thì bất bình đẳng; tại Tây Phương thế giới, Sự lẫn Lý đều bình đẳng, nên có thể làm cho quang minh lẫn thọ mạng của người trì danh đều giống như Phật, chẳng khác! Hiện thời, chúng ta hiện tại còn chưa về Tây Phương, nhất tâm xưng danh liền tương ứng với Phật. Niệm Phật là tạo cái nhân, sanh về Tây Phương là quả báo. Trong một câu Phật hiệu, người niệm Phật ắt phải dùng lòng tin chân thật, nguyện thiết tha để trì danh thì mới có thể tương ứng. Hễ tương ứng sẽ có thể tiếp nhận sự cảm ứng quang minh và thọ mạng của Phật. Lúc vãng sanh là ra đi ngay trong khi đang còn sống, chứ không phải là chết rồi mới vãng sanh. Thấy Phật đến tiếp dẫn, theo Phật ra đi, đấy là pháp môn thành tựu ngay trong đời này. Tôi thường nói “đây là pháp môn bất tử”. Đã đến Tây Phương rồi sẽ thành Phật trong một đời, đấy chính là “thành Phật ngay trong một đời này!”

Sanh về Tây Phương thế giới giống như sanh về hết thảy các cõi nước Phật trong mười phương, thấy A Di Đà Phật giống như thấy mười phương hết thảy chư Phật. Trong các kinh điển khác, đức Phật chưa hề nói đến sự thật này.

Năng tự độ, tức phổ lợi nhất thiết” (Có thể tự độ chính là lợi khắp hết thảy): “Tự độ” chính là niệm Phật vãng sanh. Sau khi sanh về Tây Phương, trọn đủ vô lượng trí huệ, đức năng, nhớ được người nhà quyến thuộc trong đời đời kiếp kiếp, siêu độ cha mẹ chính là đại hiếu trong thế gian. Chính mình vãng sanh, cha mẹ trong đời trước bất luận đang ở đường nào đều có thể trông thấy, cũng là cơ duyên tốt đẹp trọn hết lòng hiếu thảo đối với cha mẹ vậy.

Quả vị tối cao của Bồ Tát là Nhất Sanh Bổ Xứ. Pháp môn này là pháp môn thành tựu ngay trong đời này, chẳng cần đến đời thứ hai. Trong những pháp môn khác, để thành Phật phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, chẳng biết là phải trải qua bao nhiêu sanh tử luân hồi. Đức Phật nói Tiểu Thừa Sơ Quả cần phải bảy lần sanh trong cõi trời và nhân gian mới chứng được quả A La Hán. Sau khi đến được Tây Phương thì trong một đời chứng được Đẳng Giác và Diệu Giác. Có nhiều vị cổ đức tại gia và xuất gia, Tông Môn, Giáo Hạ, sau khi đã hiểu rõ pháp môn này thì không vị nào chẳng chuyên tu, chuyên hoằng truyền.

Lời khai thị cuối cùng [trong đoạn này] lại dẫn về tâm tánh, khuyên chúng ta hãy suy nghĩ cặn kẽ: A Di Đà Phật chứng thấu triệt chân tâm bổn tánh của vô lượng quang thọ, lập ra danh hiệu A Di Đà Phật. A Di Đà Phật chính là danh xưng vô lượng quang thọ của Chân Như bổn tánh. Do vậy, nói: “Rời khỏi Chân Như bổn tánh thì danh hiệu chẳng còn tồn tại”. Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, A Di Đà Phật đều là danh hiệu của Chân Như bổn tánh. Danh ắt phải có Thực, [tức là] có một thực thể tồn tại. Lìa khỏi tâm tánh sẽ chẳng có danh hiệu; lìa khỏi danh hiệu thì làm sao có thể chứng thấu triệt Chân Như bổn tánh vô lượng quang thọ? Điều này nêu rõ Danh và Thực là một Thể, Danh là tên gọi của tâm tánh, tâm tánh là tâm tánh của cái Danh, là một, chẳng phải hai. Đấy mới là thật sự hiểu rõ vì sao phải niệm Phật. Tuy nó (tức Chân Như bổn tánh) có vô lượng quang thọ, nhưng chúng ta chẳng thể thụ dụng được. Niệm một tiếng thì vô lượng quang thọ trong Chân Như bổn tánh giống như tia chớp nháng lên một lần. Niệm một tiếng, nó liền lộ ra một lần, niệm hai tiếng bèn chớp nháng hai lần. Không niệm sẽ chẳng có ánh sáng gì! Do vậy, cổ đại đức dạy chúng ta “tịnh niệm tiếp nối” ắt sẽ cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật. Ngẫu Ích đại sư lại khuyên lơn, khích lệ chúng ta hãy suy nghĩ sâu xa.


(Kinh) Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.

(Giải) Thử minh Cực Lạc thế giới giáo chủ thành tựu dã. Nhiên Pháp Thân vô thành, vô bất thành, bất ưng luận kiếp. Báo Thân nhân viên quả mãn, danh Thành. Ứng Thân vị vật thị sanh, danh Thành, giai khả luận kiếp. Hựu, Pháp Thân nhân Tu Đức hiển, diệc khả luận thành, luận kiếp. Báo Thân biệt vô tân đắc, Ứng Thân như nguyệt ấn xuyên, diệc vô thành, bất thành, bất ưng luận kiếp.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương