PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang15/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32
() 以無漏慧。通除三業中五種邪命。住清淨正命中。名正命
(Giải: Dùng vô lậu huệ trừ trọn năm thứ tà mạng nơi ba nghiệp, trụ trong chánh mạng thanh tịnh, thì gọi là Chánh Mạng).
Cái được gọi là “tà mạng” chính là đạt được tiếng tăm, lợi dưỡng, tức là những sự việc nhằm duy trì cuộc sống mà chẳng đúng pháp thì đều gọi là “tà mạng”. Nói theo cách bây giờ thì muốn được nổi tiếng bèn:

1. Trá hiện tướng kỳ lạ, đặc biệt: “Trá” (詐) là dối gạt, “hiện” (現) là cố ý biểu diễn cho khác với mọi người. Mục đích là cầu được người khác cung kính, cúng dường.

2. Tự khen công đức: Đối với sự tu trì của chính mình, chẳng biểu hiện chân thật, cũng là vì tiếng tăm, lợi dưỡng.

3. Coi tướng, đoán cát hung: Dùng thủ đoạn xem tướng, đoán mạng để tiếp xúc đại chúng, mong được kẻ khác cung kính, cúng dường, xem ta như thần minh.

4. Lớn tiếng ra oai: Ăn to nói lớn để tỏ oai thế nhằm cầu lợi dưỡng. Nghe nói có những kẻ xuất gia thích chửi bới người khác, thường ra vẻ bề trên giáo huấn người khác. Những bậc thiện tri thức như Chương Gia đại sư và thầy Lý Bỉnh Nam đối với bất cứ ai đều hòa nhã, vui vẻ, chẳng có tí ti hống hách nào. Các vị giáo huấn một người nào, nhất định sẽ gọi học trò vào phòng, răn trách người ấy. Giáo huấn một người chính là thật sự xem trọng người ấy.

5. Nói những món lợi mình đã có để lung lạc lòng người khác.

Năm điều trên đây trong Phật môn gọi là “tà mạng”. Chúng ta phải dùng cái tâm thanh tịnh để xa lìa năm thứ tà mạng. “Trụ thanh tịnh chánh mạng trung”, tức là sống đúng đắn để duy trì mạng sống của chính mình thì gọi là Chánh Mạng. Khẩn yếu nhất là phải siêng năng, tiết kiệm, cuộc sống càng đơn giản càng hay. Nhu cầu ít ỏi sẽ dễ dàng đạt được, cho nên chẳng cần phải tham cầu. Trong xã hội này, muốn gìn giữ nếp sống an định, chẳng gặp những chuyện ngang trái lớn, nhỏ thì chớ nên tạo ác nghiệp. Dẫu đời trước trót tạo ác nghiệp, đời này đừng làm các điều ác, sẽ không có ác duyên, chẳng hứng chịu kết quả. Đấy chẳng phải là lời nói xuông! Trong một đời, tận hết sức Tu Thiện, phước đức ngày ngày tăng trưởng, oán gia trái chủ chẳng thể thừa dịp [làm hại được]. Làm lành chẳng cần phải rêu rao để khỏi bị kẻ ghen ghét gây chướng ngại. Người học Phật toàn tâm làm lành, hãy nên tam luân thể không, chẳng cầu mong gì thì mới là chánh đạo. Khi Phật còn tại thế, em họ của Phật là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) nghĩ đủ mọi phương pháp để hại Phật, tự mình muốn chiếm lấy [địa vị Phật] để thay thế. Trong các đệ tử Phật, cũng có những kẻ chuyên môn gây rối, phá hoại Tăng Đoàn. Tại Trung Quốc, trường hợp rõ ràng nhất là khi Ngũ Tổ truyền y bát cho Huệ Năng, rất nhiều kẻ không phục, chẳng những muốn đoạt y bát đem về mà còn muốn làm hại Huệ Năng! Tâm người đời Đường thuần hậu mà còn có tình trạng như thế! Chúng ta vô phước vô đức, chẳng tranh với người khác, chẳng mong gì nơi đời. Người đời tranh giành tiếng tăm, lợi dưỡng, chứ chúng ta trọn chẳng cần. Cái chúng ta muốn là thật thà niệm Phật, chứ bọn họ đâu có muốn, đôi bên chẳng trở ngại nhau.
(Giải) Dĩ vô lậu huệ tương ứng, cần tinh tấn, tu Niết Bàn đạo, danh Chánh Tinh Tấn.
() 以無漏慧相應。勤精進。修涅槃道。名正精進。

(Giải: Do tương ứng với vô lậu huệ mà siêng năng tinh tấn, tu Niết Bàn đạo, thì gọi là Chánh Tinh Tấn).


Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “tịnh niệm tiếp nối”. Có thể đạt được tịnh niệm tiếp nối thì tự nhiên sẽ có thể “nhiếp trọn sáu căn”. Chữ Niệm (念) do hai chữ Kim (今) và Tâm (心) ghép thành, tức là cái tâm hiện tiền. Văn tự Trung Quốc đầy ắp trí huệ. Tịnh là thanh tịnh. Trong tâm thanh tịnh chẳng có một tạp niệm nào. “Chẳng xen tạp” chính là không có Kiến Tư, Trần Sa phiền não. “Chẳng hoài nghi” là không có vô minh, đây chính là tịnh niệm tiếp nối. Trong quá trình tu học, dùng một câu Phật hiệu để làm phương tiện tấn tu. Câu Phật hiệu này chính là danh xưng tổng quát của mọi tánh đức vốn sẵn có trong tự tánh. Nói cách khác, một câu A Di Đà Phật có thể đánh thức tự tánh của chúng ta, danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn. “Cầu sanh Tịnh Độ” chính là “tu Niết Bàn đạo”. Đấy gọi là Chánh Tinh Tấn.
(Giải) Dĩ vô lậu huệ tương ứng, niệm chánh đạo cập trợ đạo pháp, danh Chánh Niệm.
()以無漏慧相應。念正道及助道法。名正念。
(Giải: Do tương ứng với vô lậu huệ nên niệm chánh đạo và pháp trợ đạo thì gọi là Chánh Niệm)
Liên Trì đại sư nói: “Tín nguyện trì danh là chánh đạo mà cũng là

trợ đạo”. Trong kinh này, kinh Vô Lượng Thọ và Quán Kinh, chư Phật, Bồ Tát còn có nhiều phương pháp tu hành, nhưng những phương pháp ấy đều thuộc về pháp trợ đạo nhằm giúp cho công phu Niệm Phật thành tựu. Trong cuộc sống thường ngày, năm kinh một luận là đủ dùng rồi. Học nhiều quá đâm ra tạo thành chướng ngại. Tổ sư, đại đức khai thị, chỉ dạy chúng ta, lấy kinh điển làm Cương, lấy ngữ lục của tổ sư đại đức làm Mục thì sẽ chẳng loạn. Nhất là bộ Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, trong thời cận đại bộ sách này khế cơ nhất, vì thời của Ngài gần gũi với chúng ta nhất. Ngài thấy tình trạng xã hội suy đồi trong lúc ấy cũng rất giống với thời hiện tại.
(Giải) Dĩ vô lậu huệ tương ứng nhập Định, danh Chánh Định.
() 以無漏慧相應入定。名正定。
(Giải: Do tương ứng với vô lậu huệ nên nhập Định thì gọi là Chánh Định)
Định có tà và chánh, có rốt ráo và không rốt ráo, đấy là so sánh về tánh chất. Định trong pháp Đại Thừa đều thuộc về Chánh Định. Nhà Phật thường nói “có tám vạn bốn ngàn pháp môn”. Pháp là phương pháp, Môn là cửa nẻo, đường lối, đều là tu Định. Tổng cương lãnh tu hành của Phật pháp là Tam Học, tức Giới, Định, Huệ; do Giới sanh Định, do Định khai Huệ. Pháp môn bình đẳng không có cao hay thấp. Trong rất nhiều phương pháp như vậy thì tín nguyện trì danh là vô lậu huệ. Đấy chính là sự lựa chọn bằng trí huệ chân thật của các vị đại Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Lựa chọn bằng trí huệ chân thật thì chắc chắn chẳng có nghi hoặc, cũng tuyệt đối chẳng xen tạp; do vậy, sẽ thành công rất nhanh. Vấn đề lớn của chúng ta trong hiện thời là chọn lựa hoàn toàn không sai lầm, nhưng không tương ứng. Do chẳng tương ứng với tâm của chính mình nên tâm chúng ta không thanh tịnh. Vì thế, vẫn còn có hoài nghi. Suốt đời tu hành chỉ dựa vào một bộ kinh là đủ đảm bảo chúng ta thành Phật viên mãn ngay trong một đời. Nếu vẫn còn mong biết nhiều bộ kinh khác, tuy vẫn có thể vãng sanh, nhưng phẩm vị cũng không cao cho lắm.
(Giải) Thử đẳng đạo phẩm, y Sanh Diệt Tứ Đế nhi tu, tức Tạng Giáo Đạo Phẩm. Y Vô Sanh Tứ Đế nhi tu, tức Thông Giáo Đạo Phẩm. Y Vô Lượng Tứ Đế nhi tu, tức Biệt Giáo Đạo Phẩm. Y Vô Tác Tứ Đế nhi tu, tức Viên Giáo Đạo Phẩm.
() 此等道品。依生滅四諦而修。即藏教道品。依無生四諦而修。即通教道品。依無量四諦而修。即別教道品。依無作四諦而修。即圓教道品
(Giải: Những đạo phẩm này, nương theo Sanh Diệt Tứ Đế mà tu thì là Đạo Phẩm trong Tạng Giáo; nương theo Vô Sanh Tứ Đế mà tu thì là Đạo Phẩm trong Thông Giáo; nương theo Vô Lượng Tứ Đế mà tu chính là Đạo Phẩm trong Biệt Giáo; nương theo Vô Tác Tứ Đế để tu thì là Đạo Phẩm trong Viên Giáo).
Theo sự phán giáo của tông Thiên Thai, Thiên Thai đại sư đem hết thảy kinh điển do Phật Thích Ca đã nói trong bốn mươi chín năm chia thành tứ giáo là Tạng, Thông, Biệt, Viên. Trong lần kết tập kinh điển sớm nhất tại Ấn Độ, chỉ là đem những lời Phật đã nói ghi chép lại, biên tập thành kinh điển để lưu thông, chứ hoàn toàn không phân loại tỉ mỉ. Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, vào thời Tùy - Đường, nhằm dạy học thuận tiện, tổ sư đại đức các tông các phái đã phân loại kinh điển. Do căn tánh của mỗi hạng người (tức đối tượng được đức Phật nhắm đến để thuyết giảng (đương cơ) trong mỗi kinh) khác nhau, [nên chư Tổ phân chia kinh điển] từ cạn đến sâu.

Tạng Giáo là Tiểu Thừa, nương theo kinh, luật, luận do đức Phật đã giảng như bốn kinh A Hàm là Kinh Tạng, Tỳ Nại Da là Luật Tạng, A Tỳ Đàm là Luận Tạng. Tam Tạng Tiểu Thừa đã được dịch sang Hán văn khá hoàn chỉnh. Những kinh điển được truyền sang những nước như Thái Lan, Tích Lan (Sri Lanka) v.v... dùng văn tự Pali. Đem những kinh ấy so với kinh Tiểu Thừa trong Đại Tạng Kinh thì kinh điển của họ chỉ nhiều hơn kinh của chúng ta năm mươi mấy bộ, đủ thấy kinh điển được phiên dịch ở Trung Quốc khá hoàn chỉnh. Dưới đời Đường, kinh Tiểu Thừa từng hưng thịnh một thời, về sau suy vi là vì lời dịch [trong các kinh Tiểu Thừa] không đẹp đẽ, mà nghĩa lý cũng không thông suốt, trôi chảy. Lý do khác nữa là đa số những người xuất gia phần nhiều đã có cơ sở vững vàng nơi Nho và Đạo, rất gần Đại Thừa, chẳng kém gì nghiên cứu, đọc tụng kinh điển Tiểu Thừa. Hơn nữa, Tiểu Thừa giảng về Sanh Diệt Tứ Đế, hoàn toàn dốc công trên mặt sự tướng.

Thông Giáo là khởi đầu của Đại Thừa, trước là thông với Tiểu Thừa, sau là thông với Biệt Giáo và Viên Giáo. Biệt Giáo là Đại Thừa thuần túy, Viên Giáo là viên dung rốt ráo. Tứ Đế và ba mươi bảy đạo phẩm là cương yếu của hết thảy Phật pháp, là pháp thuộc Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Ba mươi bảy đạo phẩm là Tứ Đế khai triển. Tứ Đế gồm Khổ, Tập, Diệt, Đạo, trong phần trước tôi đã nói qua. Khổ - Tập - Diệt - Đạo là chân tướng của hết thảy sự lý thế gian lẫn xuất thế gian. Hết thảy các pháp do đức Phật chẳng có gì khác, chỉ là giảng rõ chân tướng của nhân sinh và vũ trụ mà thôi! Người thế gian không ai có thể nói được. Tuy có không ít nhà tôn giáo cũng từng nói đến nhân quả thế gian, nhưng họ chỉ biết những lẽ đương nhiên chứ không biết được nguyên do. Vì vậy, đức Thế Tôn chẳng thể nào không xuất hiện trong thế gian, vì chúng sanh nói rõ chân tướng. Tuy đức Phật giảng giải cặn kẽ, mục đích vẫn nhằm làm cho chúng ta đích thân chứng nhập. Sự tu học trong Phật pháp gồm bốn giai đoạn: Tín, Giải, Hành, Chứng, trọn chẳng phải chỉ có Tín là coi như xong, vẫn cần phải dựa vào phương pháp, lý luận để thực hiện, dùng hành trì để chứng minh hiệu quả.

Loại thứ nhất là Tạng Giáo, dựa theo Sanh Diệt Tứ Đế để tu. Nếu nói theo quả báo thế gian thì hữu tình chúng sanh có sanh, lão, bệnh, tử. Hết thảy những phàm phu không thiện, không ác sau khi mất, trong vòng bốn mươi chín ngày sẽ thác sanh làm người, sanh tử luân hồi không ngơi. Những tôn giáo khác nói đến “sự sống đời đời” chỉ là sanh lên trời thọ mạng dài lâu mà thôi! Rốt cuộc tướng Ngũ Suy116 cùng hiện, trọn chẳng phải là thật sự sống đời đời. Tập là khởi Hoặc tạo nghiệp, chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật, liền sanh vọng tưởng, phiền não; do vậy, tạo nghiệp. Nghiệp có thiện và ác, cho nên có sáu thứ quả báo, ba loại trên là ba thiện đạo, tức Thiên, A Tu La và nhân. Ba loại dưới là ba ác đạo, tức địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh, đều là quả báo được cảm thành do mê hoặc tạo nghiệp, tự làm, tự chịu. Đấy gọi là Tập.

Diệt là diệt trừ cái nhân của tam giới lục đạo, diệt phiền não, diệt vọng tưởng. Diệt là quả báo xuất thế gian. Diệt còn được dịch là Viên Tịch hoặc Niết Bàn. Niết Bàn (Nirvāna) là tiếng Phạn dịch âm, có nghĩa là chết. “Viên tịch”: Viên (圓) là viên mãn, Tịch (寂) là tịch diệt, tịch diệt viên mãn vọng tưởng, phiền não và sanh tử luân hồi. Sự chứng đắc của Tiểu Thừa La Hán được gọi là Niết Bàn. Cái nhân của tam giới lục đạo đã bị diệt, đương nhiên quả báo cũng chẳng còn nữa. Vì vậy, vượt thoát tam giới, nhưng vẫn chưa diệt rốt ráo. La Hán chỉ diệt một trong ba loại phiền não lớn là Kiến Tư phiền não, vẫn còn có Trần Sa và Vô Minh chưa phá nên chỉ có thể vượt thoát tam giới, do chưa minh tâm kiến tánh nên gọi là Tiểu Thừa Niết Bàn.

Nếu muốn đạt đến hiệu quả Diệt thì phải tu Đạo. Đạo là nhân của Diệt, Diệt là quả của Đạo. Nói đơn giản, Đạo là ba mươi bảy đạo phẩm, mà cũng chính là vô lượng pháp môn do đức Phật đã nói. Đối với vô lượng pháp môn ấy, hãy nên dựa trên căn tánh và điều kiện sống của chính mình để làm tiêu chuẩn chọn lựa. Đức Phật dạy rất nhiều phương pháp, [tu theo phương pháp nào là] do chúng ta chọn lựa. Có rất nhiều người vẫn còn tập khí Tiểu Thừa, khá bảo thủ, coi trọng những nghi thức thuộc mặt Sự. Đại Thừa thường chẳng câu nệ tiểu tiết, như Nam Truyền Phật giáo so với Phật pháp Đại Thừa tại Trung Quốc khác biệt rất rõ rệt. Căn tánh Tiểu Thừa nương theo Sanh Diệt Tứ Đế để tu hành nên thuộc Tạng Giáo Đạo Phẩm.

Loại thứ hai là Thông Giáo, là bắt đầu của Đại Thừa. Có những người hết sức hâm mộ, yêu thích Tiểu Thừa, nhưng đối với Đại Thừa cũng rất hâm mộ, ưa thích. Người thuộc căn tánh này chiếm đại đa số. Vì thế, Thông Giáo thông với Tiểu Thừa ở phần trước và Đại Thừa trong phần sau. Căn tánh của những người [thuộc Thông Giáo] thông minh hơn những người trong phần trước (Tạng Giáo), sức lãnh ngộ mạnh mẽ. Họ dựa vào Khổ Đế, có thể tùy duyên buông xuống, thấy thấu suốt. Đối với Tập Đế, họ khởi tâm động niệm đều bất khả đắc, xem nhẹ pháp thế gian hơn người thông thường, có ích rất lớn cho sự tu học. Đối với Đạo Đế, kinh Bát Nhã thường nói “bất nhị pháp môn”, cũng như huyễn, như hóa giống như Tập Đế. Diệt Đế cũng chẳng có tướng sanh diệt; bởi lẽ, đức Phật đã nói Bồ Đề và Niết Bàn cũng như huyễn, như hóa. Người niệm Phật có căn cơ giống như thế, nhất định sẽ nương theo Thông Giáo Đạo Phẩm để tu học. Thông Giáo và Tạng Giáo Đạo Phẩm cần phải có thầy tốt, được thầy chỉ điểm sẽ dễ thành tựu. Trong Thông Giáo, sợ nhất là tẩu hỏa nhập ma, trở thành cuồng huệ. Sợ nhất là không có trí huệ chân thật, lạc vào ác kiến, chấp Không.

Loại thứ ba là Biệt Giáo, là pháp Đại Thừa Bồ Tát thuần túy, chẳng thông với Tạng Giáo mà cũng chẳng thông với Thông Giáo, bao hàm vô lượng vô biên pháp môn. Nội dung của Biệt Giáo là Vô Lượng Tứ Đế. Khổ Đế có vô lượng tướng, quả báo trong mười pháp giới khác nhau. Kinh Hoa Nghiêm có phẩm Tứ Đế, nội dung phẩm ấy hoàn toàn giảng về Vô Lượng Tứ Đế của Biệt Giáo. Hoa Nghiêm là pháp để dạy Đại Thừa Bồ Tát trong Viên Giáo. Viên Giáo bao gồm cả Biệt Giáo, Thông Giáo và Tạng Giáo, quả báo đã vô lượng vô biên, đương nhiên nhân duyên cũng vô lượng vô biên. Phiền não vọng tưởng, chấp trước, phân biệt của hết thảy chúng sanh mỗi người mỗi khác, pháp môn vô lượng; vì thế, đạo phẩm cũng vô lượng. Tạng Giáo có Tạng Giáo Phật (quả vị Phật trong Tạng Giáo); trong Thông Giáo và Biệt Giáo cũng đều có [quả vị] Phật, chỉ có cảnh giới nơi quả vị là chẳng giống nhau. Tạng Giáo Phật cao hơn địa vị La Hán, nhưng vẫn chẳng bằng Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Sơ Trụ Bồ Tát kiến tánh, nhưng Tạng Giáo Phật chưa kiến tánh. A La Hán trong Tạng Giáo bằng với địa vị Thất Tín Bồ Tát trong Viên Giáo. Tạng Giáo Phật chỉ bằng với Bát Tín hoặc Cửu Tín [trong Viên Giáo] mà thôi, nên chưa kiến tánh. Thông Giáo Phật cũng chưa kiến tánh, Biệt Giáo Phật bằng với địa vị Nhị Hạnh Bồ Tát trong Thập Hạnh của Viên Giáo. Bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Biệt Giáo Phật (quả vị Phật trong Biệt Giáo) chỉ phá được mười hai phẩm vô minh trong bốn mươi mốt phẩm vô minh, chưa đoạn hoàn toàn, kể như đã kiến tánh, còn Viên Giáo Phật phá hoàn toàn bốn mươi mốt phẩm vô minh.

Đại chúng tu Tịnh Độ nếu thuộc căn tánh Biệt Giáo thì đại đa số sẽ nương theo Vô Lượng Tứ Đế để tu, có khi học trọn khắp kinh luận Đại Thừa. Nếu thật sự là bậc lợi căn thì sau một thời gian, người ấy sẽ quay đầu. Lịch đại tổ sư như Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư từ Thiền Tông mà quay đầu lại, có lẽ thuộc căn tánh Thông Giáo, nhưng Ngài học hỏi pháp Đại Thừa rất rộng. Thông Giáo nói Không, Biệt Giáo nói Có, chẳng phải hoàn toàn nói là Không. Lại như Liên Trì, Ngẫu Ích và Ấn Quang đại sư lúc trẻ đều học hỏi rất nhiều môn Đại Thừa Phật pháp, quá nửa là căn cơ Biệt Giáo, nhưng đến lúc xế bóng, căn tánh đã chín muồi, buông toàn bộ sở học xuống, chuyên học pháp môn Niệm Phật. Đấy là hễ chuyên thì sẽ biến thành Viên Giáo. Do đây có thể biết rằng: Căn tánh Viên Giáo có thể vun bồi. Do vậy, Liên Trì đại sư đến tuổi già đã nói: “Tam Tạng mười hai bộ kinh nhường cho người khác ngộ, tám vạn bốn ngàn hạnh để cho người khác hành”. Chính mình chỉ một bộ A Di Đà Kinh, một câu A Di Đà Phật. Các vị Ngẫu Ích, Ấn Quang cũng giống như vậy. Quay đầu càng nhanh, càng thù thắng, tương lai phẩm vị ắt cao. Thật sự biết thế giới này là khổ, ắt phải cầu thoát lìa, trừ một câu Phật hiệu ra, không có chuyện gì khác, đấy mới là người thật sự giác ngộ.

Loại thứ tư là Viên Giáo, giảng về Tam Đế viên dung, viên tu, viên chứng. Họ thấy pháp Tứ Đế là Vô Tác Tứ Đế, chân và vọng như một, Tánh và Tướng chẳng hai, tâm địa thật sự thanh tịnh, tự tánh Bát Nhã trí huệ hiện tiền, nhìn vũ trụ nhân sinh quả thật chẳng giống với người khác, họ thấy được cái gọi là “Thật Tướng của các pháp”. Tâm Kinh chép: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời”, “hành” tức là “dụng”, dùng trí huệ sâu nhất để quán sát vũ trụ và nhân sinh. Ngũ Uẩn đều là không, tướng của hết thảy vạn sự, vạn vật đều do Ngũ Uẩn hợp thành, cũng có nghĩa là vạn pháp đều là Không. “Không” hiện thành Tánh, “Sắc” là nói về Tướng. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, Tánh và Tướng như một; Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Lý và Sự chẳng hai. Phiền não chính là Bồ Đề, sanh tử chính là Niết Bàn. Phàm phu thấy là sanh tử, Viên Giáo Bồ Tát thấy là Niết Bàn. Phàm phu thấy là sanh diệt, Viên Giáo Bồ Tát thấy là bất sanh bất diệt. Hiện tại, khoa học kỹ thuật phát triển, có một số những cảnh giới được nói trong kinh Phật đã được chứng minh rất rõ. Các nhà khoa học nói vật chất bất diệt, tinh thần cũng bất diệt. Viên Giáo Bồ Tát thấy hết thảy pháp là duyên tụ, duyên tán. Pháp Đại Thừa coi trọng duyên sanh. Duyên tụ thì sanh, duyên tán thì diệt. Thật ra, duyên tụ cũng chẳng sanh mà duyên tán cũng chẳng diệt. Đấy là sự thật. Ví như cuốn sách này, nhiều trang giấy được đóng thành cuốn thì gọi là sách, tướng sách hiện tiền. Tách rời từng trang ra thì sách không còn nữa. Thật ra, nó chẳng diệt. Chẳng qua là hiện tượng duyên tán hay duyên tụ mà thôi. Nếu chấp trước vào tướng của sách sẽ sai lầm. Kinh Kim Cang giảng thế giới là “nhất hiệp tướng”. “Nhất” là vật chất cơ bản, kinh Phật gọi nó là “vi trần”. Tướng không có sanh diệt, tâm tánh cũng vô sanh vô diệt. Đại Bồ Tát thị hiện thần thông, nên dùng thân nào để độ được liền hiện thân ấy để thuyết pháp. Hiểu rõ đạo lý này nên có thể khống chế hoàn cảnh, có thể tùy theo lòng muốn mà biến hóa, đó gọi là “thần thông”.

Hiện thời, các nhà khoa học nói Năng (năng lượng, công năng) và Chất (vật chất) có thể biến đổi lẫn nhau. Năng là công năng của Chất, Chất là vật chất của Năng. Tâm có thể thao túng vật chất, từ trong Thiền Định rất sâu có thể đắc thần thông, tùy theo lòng muốn mà khống chế vật chất và năng lượng. Hiện tại, khoa học gia còn chưa thể nghiên cứu tới, chưa thể đột phá tâm năng (công năng, năng lượng của tâm). Nói đến Đạo thì thiên (lệch lạc, chấp vào một bên) hay tà đều là trung, chánh, không có đạo để tu, tu nhưng không tu, không tu mà tu. Diệt Đế: Sanh tử tức Niết Bàn, vô chứng mà chứng, chứng nhưng vô chứng. Học nhân Tịnh Tông nếu thuộc căn tánh Viên Giáo, sẽ thiên trọng Vô Tác Tứ Đế để tu, tức là Viên Giáo Đạo Phẩm. Có thể biết rằng: Tịnh Tông bao gồm Tạng, Thông, Biệt, Viên, các thứ căn tánh và tầng lớp khác nhau, bao gồm viên mãn hết thảy các pháp môn.
(Giải) Tạng Đạo Phẩm, danh bán tự pháp môn. Tịnh Độ trược

khinh, tự bất tất dụng, vi Tiểu chủng tiên thục giả, hoặc tạm dụng chi. Thông Đạo Phẩm, danh Đại Thừa sơ môn, tam thừa cộng bẩm, Đồng Cư Tịnh Độ đa thuyết chi. Biệt Đạo Phẩm, danh độc Bồ Tát pháp, Đồng Cư, Phương Tiện Tịnh Độ đa thuyết chi. Viên Đạo Phẩm, danh vô thượng Phật pháp, hữu lợi căn giả, ư tứ Tịnh Độ, giai đắc văn dã.
() 藏道 品。名半字法門。淨土濁輕。似不必用。為小種先熟者。或暫用之。通道品。名大乘初門。三乘共稟。同居淨土多說之。別道品。名獨菩薩法。同居方便淨土多說之。圓道品。名無上佛法。有利根者。於四淨土。皆得聞也。
(Giải: Đạo phẩm của Tạng Giáo gọi là bán tự pháp môn. Trong Tịnh Độ trược ác nhẹ nhàng, nên hầu như không cần phải dùng đến, nhưng vì người căn cơ Tiểu Thừa đã quen nghe từ trước nên tạm dùng đến. Đạo phẩm của Thông Giáo, gọi là Đại Thừa sơ môn, ba thừa cùng vâng nhận, trong Đồng Cư Tịnh Độ thường nói nhiều về đạo phẩm này. Đạo phẩm của Biệt Giáo, gọi là pháp dành riêng cho Bồ Tát, được nói nhiều trong hai cõi Tịnh Độ Đồng Cư và Phương Tiện. Đạo phẩm của Viên Giáo, gọi là Phật pháp vô thượng, kẻ có lợi căn ở trong bốn cõi ấy sẽ đều được nghe nói tới).
“Bán tự pháp môn” là nói tỷ dụ, “bán” (半: một nửa) là chưa viên mãn. Tạng Giáo chỉ đoạn Kiến Tư phiền não, chưa hoàn toàn [đoạn phiền não] viên mãn vì chưa đoạn Trần Sa và Vô Minh. Tây Phương Tịnh Độ vốn không có Ngũ Trược; ngay trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, hiện tượng Ngũ Trược hết sức nhẹ ít, có thể chẳng cần dùng đến bốn thứ đạo phẩm ấy. Chỉ vì người căn tánh Tiểu Thừa phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ mà thiện tri thức dùng bốn thứ đạo phẩm ấy [để thuyết pháp] hòng xứng hợp với căn tánh của những người ấy, khiến họ sanh tâm hoan hỷ nên có thể tạm thời dùng đến. Nếu chẳng phải là căn tánh Tiểu Thừa, không cần phải dùng đến phương pháp này.

Đạo phẩm của Thông Giáo gọi là “Đại Thừa sơ môn” (môn đầu tiên của Đại Thừa), cả ba thừa cùng vâng nhận, tức là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát đều phải tu học. Đây là khoa mục phổ thông thừa nào cũng phải tu. Đồng Cư Tịnh Độ là chỗ chúng sanh đới nghiệp vãng sanh ở. [Những người đới nghiệp vãng sanh] chưa đoạn Kiến Tư phiền não, chỉ do công phu niệm Phật đắc lực, có thể khuất phục phiền não [mà được vãng sanh]. Vì thế, đạo phẩm của Thông Giáo là môn tu học tất yếu nhằm giúp cho họ thấu triệt lý luận và phương pháp.

Đạo phẩm của Biệt Giáo gọi là “độc Bồ Tát pháp”, tức là pháp dành riêng cho Đại Thừa Bồ Tát, không phải dành cho cả ba thừa cùng tu. Hàng Bồ Tát trong cõi Đồng Cư và cõi Phương Tiện có những vị chuyên tu môn học này, nhưng hàng Bồ Tát trong Thật Báo và Thường Tịch Quang hoàn toàn chẳng cần đến đạo phẩm của Biệt Giáo.

Đạo phẩm của Viên Giáo gọi là “vô thượng Phật pháp”. Trong kinh Đại Thừa thường nói đức Phật dùng một âm thanh để thuyết pháp, chúng sanh tùy theo mỗi loài đều hiểu. Âm thanh thuyết pháp của đức Phật gọi là “viên âm”. Bốn hạng hành nhân khác nhau nghe đức Phật thuyết pháp cùng một lúc, nhưng người Tiểu Thừa được lợi ích nơi Tiểu Thừa, cho đến người Viên Giáo được lợi ích nơi Viên Giáo. Tình huống này chẳng khó hiểu cho lắm. Ví như trong trường học, thầy giảng bài, học trò mỗi đứa hiểu khác nhau. Đạo phẩm trong Viên Giáo là vô thượng Phật pháp, bất luận ở cõi nào cũng đều nghe được, vì Tây Phương thế giới bốn cõi viên dung. Hết thảy kinh luận khen ngợi Tây Phương thế giới đều chuyên khen ngợi điều này. Hết thảy các thế giới Phật cũng đều có bốn cõi, nhưng chẳng viên dung; chẳng hạn như đạo phẩm của Viên Giáo thì chỉ tại cõi Tịch Quang và Thật Báo là có thể nghe được. Đấy chính là tình hình nơi các thế giới khác. Trong Tây Phương thế giới, người căn tánh Viên Giáo sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư của Tây Phương cũng có thể nghe vô thượng Phật pháp. Lúc đức Phật Thích Ca mới thành đạo, giảng kinh Hoa Nghiêm, đấy cũng là đạo phẩm trong Viên Giáo. Khi Ngài thuyết pháp dưới cội Bồ Đề thì có hai thuyết: Một là đức Phật thuyết pháp trong mười bốn ngày, thuyết kia bảo đức Phật thuyết pháp trong hai mươi mốt ngày, giảng cho bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ, giảng Hoa Nghiêm trong Định, náo nhiệt phi phàm, nhưng phàm phu chỉ thấy Phật tịnh tọa trên đụn cỏ dưới gốc Bồ Đề, chúng sanh chẳng có phần. Người Tiểu Thừa chấp trước sự tướng bèn nói “Đại Thừa chẳng phải do đức Phật nói”. Sau khi Phật diệt độ sáu trăm năm thì Long Thọ Bồ Tát lấy kinh Hoa Nghiêm từ long cung ra. Con người hiện thời chẳng chấp nhận [điều này], cho rằng tiềm thủy đĩnh (tàu ngầm) cả Bắc Cực lẫn Nam Cực đều đã tới, mà chẳng tìm thấy long cung. Con người hiện thời đều biết là có quỷ, quỷ và người sống lẫn lộn với nhau, nhưng con người chẳng thấy được quỷ, vì chúng ta sống trong không gian ba chiều, còn bọn họ sống trong không gian nhiều chiều (đa duy không gian: multi-dimensional space). Phật có thể tùy loại hóa thân, cũng có thể biến hiện sáu trần thuyết pháp, đều là do A Di Đà Phật biến hóa ra. Đối với tình huống này, trong kinh đã nói là nếu dùng tâm sanh diệt để dò lường biển Viên Giác, quyết chẳng có lẽ ấy!

Trong bốn cõi Tịnh Độ, tại cõi Phàm Thánh Đồng Cư, kinh điển của tứ giáo đều có. Tại long cung, Long Thọ Bồ Tát thấy kinh Hoa Nghiêm số lượng lớn đến nỗi địa cầu không có cách nào chứa đựng được. Trung bổn Hoa Nghiêm cũng lớn, Bồ Tát chỉ lấy “hạ bổn” (bản nhỏ nhất). Bản nhỏ nhất là toát yếu. Kinh truyền đến Trung Quốc, chỉ dịch được một nửa nguyên văn, hoàn toàn chẳng phải là hạ bổn nguyên gốc. Kinh Hoa Nghiêm nguyên văn có mười vạn bài kệ117, quý vị muốn biết tường tận có thể tham khảo Long Thọ Truyện, Ngài là tổ sư của tám tông phái.
(Giải) “Như thị đẳng pháp” giả, đẳng tiền Niệm Xứ, Chánh Cần, Như Ý Túc, đẳng dư Tứ Nhiếp, Lục Độ, Thập Lực, Vô Úy, vô lượng pháp môn dã.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương