PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang12/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32

() 曼陀羅。此云適意。又云白華。衣裓是盛華器。眾妙華。明非曼陀羅一種。應如妙經四華。表四因位。供養他方佛。表真因會趨極果。果德無不遍也。且據娑婆言十萬億佛。意顯生極樂已。還供釋迦彌勒。皆不難耳。若阿彌神力所加。何遠不到哉。
(Giải: Mạn Đà La, cõi này dịch là Thích Ý, còn dịch là Bạch Hoa. “Y kích” là dụng cụ đựng hoa. “Chúng diệu hoa” chỉ rõ chẳng phải chỉ có một loại hoa Mạn Đà La. Hãy nên hiểu là bốn loại hoa như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhằm biểu thị bốn địa vị tu nhân99. “Cúng dường Phật ở phương khác” biểu thị do nhân chân thật sẽ tiến đến quả cùng tột, quả đức không gì chẳng trọn khắp. Hơn nữa, dựa theo Sa Bà mà nói mười vạn ức Phật, nhằm nêu rõ ý: Đã sanh về Cực Lạc, trở về cúng dường Thích Ca, Di Lặc đều chẳng khó khăn gì! Nếu được thần lực của A Di Đà Phật gia bị thì xa cách mấy mà chẳng đến được ư?)
Mạn Đà La”, Hán dịch là Thích Ý, còn dịch là Bạch Liên Hoa. “Y

kích”100 là dụng cụ đựng hoa. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói bốn thứ hoa cũng nhằm biểu thị pháp, mỗi thứ đều có vô lượng phẩm loại, tùy ý thích của mỗi người mà biến hóa. “Cúng dường tha phương Phật, biểu chân nhân hội xu cực quả, quả đức vô bất biến dã” (Cúng dường chư Phật ở phương khác nhằm biểu thị do cái nhân chân chánh sẽ tiến đến cái quả tột cùng, quả đức không gì chẳng trọn khắp). Tây Phương thế giới hoàn toàn dùng chân Phật, chân sự để làm cảnh giới sở duyên, chẳng giống như chúng ta vẽ một bức tượng Phật. Tượng Phật chẳng phải là Phật thật. Trong Tây Phương thế giới, hoàn toàn là thật, lại còn thật sự là Báo Thân viên mãn, chứ không phải Ứng Hóa Thân. Do vậy, thành Phật nhanh chóng, không có bất cứ chướng ngại nào, nguyên nhân là do điều này. Trong những thế giới khác chẳng dễ gì thấy Phật, ngay như thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, các vị đệ tử thường tùy chúng là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người, hoàn toàn không phải là mỗi người ngày nào cũng có cơ hội thỉnh giáo. Nếu lấy cảnh giới của Phật làm nhân địa tu hành của chính mình thì sẽ có thể thành tựu Phật quả viên mãn. Ân đức của Phật Thích Ca đối với chúng ta rất lớn. Trong tương lai, đức Thích Ca đã diệt độ, Di Lặc thành Phật, nếu quý vị đã sanh về Tây Phương mà vẫn còn muốn trở lại Sa Bà nhìn ngó người nhà, quyến thuộc thì mỗi ngày đều có thể trở về. Người Tây Phương thiên nhãn thấy thấu suốt, thiên nhĩ nghe thông suốt. Túc Mạng Thông của A La Hán chỉ có thể biết chuyện trong năm trăm đời. Năng lực của thiên nhãn chỉ giới hạn trong một tiểu thiên thế giới, không thể thấy đến một trung thiên thế giới. Người đới nghiệp vãng sanh vào Tây Phương thế giới, chưa đoạn Kiến Tư phiền não, Thiên Nhĩ của họ có thể nghe thấu âm thanh ngoài mười vạn ức cõi Phật, Thiên Nhãn cũng giống như thế. Tha Tâm Thông có thể biết khởi tâm động niệm của chúng sanh ở ngoài mười vạn ức cõi Phật. Năng lực ấy chẳng phải do chính mình tu được, mà là do bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Do vậy, đại sư nói: “Nhược A Di thần lực sở gia, hà viễn bất năng đáo!” (Nếu được thần lực của A Di Đà Phật gia trì thì xa đến đâu mà chẳng thấu tới).
(Giải) Thực thời, tức thanh đán, cố vân “tức dĩ”, minh kỳ Thần Túc bất khả tư nghị. Bất ly bỉ độ, thường biến thập phương, bất giả du thời hồi hoàn dã. Thử văn hiển Cực Lạc, nhất thanh, nhất trần, nhất sát-na, nãi chí khóa bộ, đàn chỉ, tất dữ thập phương Tam Bảo, quán triệt vô ngại. Hựu, hiển tại Sa Bà, tắc trược trọng ác chướng, dữ Cực Lạc bất cách nhi cách, sanh Cực Lạc, tắc công đức thậm thâm, dữ Sa Bà cách nhi bất cách dã.
() 食時。即清旦。故云即以。明其神足不可思議。不離彼土。常遍十方。不假逾時回還也。此文顯極樂。一聲。一塵。一剎那。乃至跨步彈指。悉與十方三寶。貫徹無礙。又。顯在娑婆。則濁重惡障。與極樂不隔而隔。生極樂。則功德甚深。與娑婆隔而不隔也。
(Giải: “Thực thời” chính là lúc sáng sớm, nên nói “tức dĩ” (liền ngay), chỉ rõ Thần Túc chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng lìa cõi ấy mà thường trọn khắp mười phương, chẳng mất thời gian quay trở lại. Đoạn văn này nêu rõ một thanh, một trần, một sát-na, thậm chí cất bước, khảy ngón tay trong cõi Cực Lạc đều cùng với mười phương Tam Bảo quán triệt vô ngại. Lại còn, chỉ rõ: Trong Sa Bà, trược nặng, ác chướng, chẳng cách ngăn Cực Lạc mà thành ngăn cách. Sanh về Cực Lạc, công đức rất sâu, tuy cách ngăn Sa Bà mà chẳng hề ngăn cách).

Trong sáu thứ thần thông, có một thứ gọi là Thần Túc Thông. “Thần” (神) là thần kỳ chẳng thể lường, chẳng thể suy nghĩ được. “Túc” (足) là viên mãn, biểu thị biến hóa tự tại. Truyện Tây Du Ký nói Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép biến hóa, đấy chính là thần thông. Người sanh về Tây Phương nghe kinh, nghe pháp trong giảng đường của A Di Đà Phật, đồng thời phân thân đến khắp các cõi Phật trong mười phương để cúng Phật, độ chúng sanh, đi về tự tại. Phân thân đến mười phương thế giới, ở lại đó một thời gian tùy theo duyên của chúng sanh. Hết thảy chúng sanh sanh về Tây Phương đều viên mãn đầy đủ sáu thứ thần thông, đều cùng mười phương Tam Bảo quán triệt vô ngại, một thanh, một trần, một sát-na, cho đến trong một động tác nhỏ nhặt trong khoảng thời gian khảy ngón tay trong cuộc sống thường nhật, tùy tiện lấy một pháp nào cũng là toàn thể pháp giới. Do vậy, mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai không ngừng hướng về hành giả nói pháp là chuyện có thể xảy ra; bởi lẽ, hết thảy vô ngại. Như trong kinh Đại Thừa có nói “trong một đầu lông chuyển đại pháp luân, không có mảy may chướng ngại nào”. Kinh Hoa Nghiêm bảo “một chính là nhiều, nhiều chính là một. Một và nhiều viên dung, tự tại vô ngại”.

Hựu hiển tại Sa Bà, tắc trược trọng ác chướng, dữ Cực Lạc bất cách nhi cách” (Lại nữa, hiển thị trong cõi Sa Bà, do trược nặng, ác chướng, chẳng cách ngăn Cực Lạc mà thành ngăn cách). Thế giới này của chúng ta ô nhiễm rất nặng, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh cáo: Nếu chẳng cấp tốc giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, năm mươi năm sau, quả địa cầu sẽ chẳng thích hợp cho con người sống nữa. Có thể đạt được hiệu quả hay không, tôi cảm thấy hết sức khó khăn. Nhà Phật nói: “Y báo chuyển theo chánh báo”. Y báo là hoàn cảnh, chánh báo là lòng người. Trong tâm chúng ta bị ô nhiễm còn nghiêm trọng hơn hoàn cảnh bị ô nhiễm. Do tư tưởng, kiến giải của chúng ta sai lầm mà dẫn đến những hành vi sai lầm. Muốn cầu xã hội an định, ắt phải dốc sức tịnh hóa lòng người. Trong giai đoạn hiện thời này, hết sức khó khăn. Người tạo Thập Ác trong xã hội rất nhiều. Trước kia, tạo Thập Ác còn có tâm hổ thẹn, hiện thời lại coi đó như một hiện tượng bình thường! Do thế giới Sa Bà có những thứ trược nặng, ác chướng ấy, cho nên xa cách Cực Lạc; hai thế giới chẳng ngăn cách mà thành ngăn cách!

Trong các bộ Cao Tăng Truyện và Cư Sĩ Truyện của Trung Quốc, có không ít người đã được chứng kiến [cảnh giới của thánh nhân], như câu chuyện thiền sư Pháp Chiếu của Tịnh Độ Tông đến Đại Thánh Trúc Lâm Tự ở Ngũ Đài Sơn, thấy Văn Thù Bồ Tát mà tôi đã nhắc đến trong phần Huyền Nghĩa. Sau khi Bồ Tát thuyết pháp xong, Sư hướng về Văn Thù Bồ Tát thưa hỏi: “Trong thời kỳ Mạt Pháp, chúng sanh tu pháp nào thì thích hợp?” Văn Thù Bồ Tát bảo: “Tu pháp Ngũ Hội Niệm Phật là thích hợp nhất”. Văn Thù Bồ Tát còn niệm mấy câu cho Sư nghe. Ngài Pháp Chiếu vốn học Thiền, qua cuộc kỳ ngộ ấy, bèn chuyên tu Tịnh Độ. Về sau, Ngài trở thành tổ sư đời thứ tư của Tịnh Độ Tông.

Thế giới này của chúng ta là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Ngài Văn Thù là thánh nhân, chúng ta không thấy được; tuy không ngăn cách với chúng ta mà thành ngăn cách. Trong Cao Tăng Truyện, những tình huống giống như vậy rất nhiều. Lại như trong Tam Muội Thủy Sám, quốc sư Ngộ Đạt gặp tôn giả Ca Nặc Ca, cũng như hoa Đàm thoáng hiện.

(Giải) “Phạn thực kinh hành” giả, niệm thực, thực chí, bất giả an bài. Thực tất, bát khứ, bất lao cử thức. Đản kinh hành kim địa, hoa nhạc ngu lạc, nhậm vận tấn tu nhi dĩ.
() 飯食經行者。念食食至。不假安排。食畢缽去。不勞舉拭。但經行金地。華樂娛樂。任運進修而已。
(Giải: “Phạn thực kinh hành” là nghĩ tới ăn, đồ ăn hiện tới, chẳng mất công xếp đặt. Ăn xong, bát biến mất, chẳng mất công lau, cất. Chỉ kinh hành trên đất vàng, vui hưởng hoa, âm nhạc, tùy ý tấn tu mà thôi)
Đoạn này giảng đại lược về tình hình cuộc sống của đại chúng trong Tây Phương thế giới. Trong phần trên, tôi đã có nói, từ cõi trời Sắc Giới trở lên, không có ham muốn ăn uống. Từ Dục Giới thiên trở xuống, ai nấy đều chẳng thể tránh khỏi Ngũ Dục. Trong Sắc Giới Thiên, từ tầng trời Sơ Thiền trở lên, chẳng có Ngũ Dục, lấy Thiền Duyệt làm thức ăn. Tây Phương thế giới vượt trỗi chư thiên rất nhiều, mười tám tầng trời của Sắc Giới [trong cõi Sa Bà] trọn chẳng thể sánh bằng. Thanh Văn, Duyên Giác cũng chẳng thể sánh bằng. Phàm phu đới nghiệp vãng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay có tập khí này, chẳng thể đoạn được, có lúc khởi lên ý niệm muốn ăn cơm. Ý niệm vừa dấy, cảnh giới liền hiện tiền, hết thảy thụ dụng thuận theo ý nghĩ hiện ra, chẳng cần phải sắp đặt. Ăn xong, bát biến mất, chẳng mất công rửa chén, rửa đũa. Hết thảy thụ dụng trong Tây Phương thế giới đều ứng theo ý nghĩ mà xuất hiện, bất luận hoàn cảnh vật chất hay hoàn cảnh nhân sinh đều thù thắng nhất. Từ đây, ta có thể biết rõ tình trạng cuộc sống hằng ngày của các vị thượng thiện nhân.
(Kinh) Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
() 舍利弗。極樂國土。成就如是功德莊嚴。

(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế đấy)


Người đới nghiệp vãng sanh hoàn toàn dựa vào công đức gia trì từ bổn nguyện của A Di Đà Phật, điều khó có gì đáng quý hơn là họ có thể tùy ý phân thân qua lại các cõi Phật trong mười phương, cúng Phật, nghe pháp, độ sanh, giống như các vị Pháp Thân đại sĩ chẳng hai, chẳng khác. Như Quán Kinh và Vô Lượng Thọ Kinh đã dạy, phàm ai vãng sanh đều có năng lực gần giống như Phật. Phật có thể từ trong tay biến hiện vật dụng thường ngày, như quần áo, thức ăn và tràng, phan, lọng báu, hoa trời, âm nhạc để cúng Phật và cũng đồng thời lợi ích hết thảy chúng sanh. Mười phương thế giới chẳng có việc này, chỉ riêng Tây Phương là như thế.
(Kinh) Phục thứ, Xá Lợi Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu tạp sắc chi điểu, bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá-lợi, ca-lăng-tần-già, cộng mạng chi điểu. Thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm. Kỳ âm diễn sướng Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, như thị đẳng pháp. Kỳ độ chúng sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
() 復次舍利弗。彼國常有種種奇妙雜色之鳥。白鶴。孔雀。鸚鵡。舍利。迦陵頻伽。共命之鳥。是諸眾鳥。晝夜六時。出和雅音。其音演暢。五根五力。七菩提分。八聖道分。如是等法。其土眾生。聞是音已。皆悉念佛。念法。念僧。
(Chánh kinh: Lại này, Xá Lợi Phất! Cõi ấy thường có các loài chim

nhiều màu, kỳ diệu như bạch hạc, chim công, chim vẹt, xá-lợi, ca-lăng-tần-già, cộng mạng. Những con chim ấy ngày đêm sáu thời hót tiếng hòa nhã. Tiếng hót ấy diễn nói thông suốt Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần... những pháp giống như vậy. Chúng sanh cõi ấy nghe tiếng ấy rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng)
Phần đẹp đẽ tinh diệu nhất trong cuộc sống của đại chúng ở Tây Phương thế giới chính là thuyết pháp trang nghiêm. Giống như trong một trường học, sinh hoạt thường ngày của thầy và trò là học tập. Thời gian đẹp nhất của con người là lúc đi học, hễ bước chân ra xã hội khổ nạn trùng trùng. Người trong Tây Phương thế giới cuộc sống hết sức tự tại, có thể học môn gì mình thích học, làm những chuyện mình thích làm. Trong nhà trường, lúc vào lớp, hoặc khi nghe thầy thuyết pháp hết sức nghiêm túc, ắt phải cung kính. Hễ có chút tùy tiện nào liền cảm thấy thiếu tôn kính, oai nghi bị khiếm khuyết. A Di Đà Phật hiểu tâm lý của chúng sanh; do vậy, biến hóa rất nhiều loài chim để thuyết pháp khiến cho mọi người có thể tùy ý nghe pháp, chẳng bị bó buộc mảy may nào! Các loài chim ấy, ngày đêm sáu thời, hót tiếng hòa nhã, diễn nói các pháp. Đại chúng muốn nghe pháp nào, chúng liền nói pháp ấy.

Kỳ âm diễn sướng101 Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, như thị đẳng pháp” (Âm thanh ấy diễn nói thông suốt Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, các pháp giống như vậy). Mấy câu này bao gồm hết thảy giáo nghĩa Đại Tiểu Thừa. Nghe Phật pháp xong, tâm an, lý đắc, tâm an thì không có tạp niệm, [mọi ý niệm] thảy đều là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Ngũ Căn, Ngũ Lực v..v.. là nói đến thánh giáo, còn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là nói tới tu hành.


(Giải) “Chủng chủng kỳ diệu tạp sắc”, ngôn đa thả mỹ dã. Hạ

lược xuất lục chủng. Xá-lợi, cựu vân Thu Lộ, Kỳ thiền sư vân thị Xuân Oanh, hoặc nhiên. Ca-lăng-tần-già, thử vân Diệu Âm, vị xuất xác thời, âm siêu chúng điểu. Cộng mạng, nhất thân, lưỡng đầu, thức biệt, báo đồng. Thử nhị chủng, Tây Vực Tuyết Sơn đẳng xứ hữu chi, giai ký thử gian ái thưởng giả, ngôn kỳ tự nhi dĩ. Lục thời xuất âm, tắc tri Tịnh Độ bất dĩ điểu thê vi dạ. Lương dĩ liên hoa thác sanh chi thân, bổn vô hôn thùy, bất giả dạ ngọa dã. Ngũ Căn đẳng giả, Tam Thập Thất Đạo Phẩm dã. Sở vị Tứ Niệm Xứ, nhất Thân Niệm Xứ, nhị Thọ Niệm Xứ, tam Tâm Niệm Xứ, tứ Pháp Niệm Xứ.
() 種種奇妙雜色。言多且美也。下略出六種。舍利。舊云鶖鷺。琦禪師云是春鶯。或然。迦陵頻伽。此云妙音。未出殼時。音超眾鳥。共命。一身兩頭。識別報同。此二種。西域雪山等處有之。皆寄此間愛賞者。言其似而已。六時出音。則知淨土不以鳥棲為夜。良以蓮華託生之身。本無昏睡。不假夜臥也。五根等者。三十七道品也。所謂四念處。一身念處。二受念處。三心念處。四法念處
(Giải: “Chủng chủng kỳ diệu tạp sắc” ý nói [các loài chim trong cõi Cực Lạc] đã nhiều còn đẹp. Tiếp đó, kinh nêu đại lược sáu loại. Xá-lợi, thời cổ dịch là Thu Lộ, Kỳ thiền sư nói nó chính là chim Xuân Oanh, chắc có lẽ là đúng. Ca-lăng-tần-già, cõi này dịch là Diệu Âm. Chim này khi chưa ra khỏi vỏ trứng, tiếng hót của nó đã vượt trỗi các loài chim khác. Cộng Mạng là chim có hai đầu một thân, mỗi đầu có thần thức khác biệt, nhưng có chung một báo thân. Hai loại chim này có ở những nơi như Tuyết Sơn v.v... bên Tây Vực. Đều là mượn tên những loài chim được yêu thích, tán thưởng trong cõi này để tạm mô tả [những loài chim trong cõi Cực Lạc] mà thôi. [Do kinh chép] “sáu thời vang tiếng hót” nên biết là trong Tịnh Độ chẳng coi chim đậu là đêm102; ấy là vì thân sanh từ hoa sen sanh ra, vốn chẳng có buồn ngủ, nên đêm chẳng cần ngủ. Ngũ Căn v.v... là nói về ba mươi bảy đạo phẩm, nghĩa là: Tứ Niệm Xứ gồm một là Thân Niệm Xứ, hai là Thọ Niệm Xứ, ba là Tâm Niệm Xứ, bốn là Pháp Niệm Xứ).
Chủng chủng kỳ diệu tạp sắc chi điểu” nghĩa là chủng loại rất nhiều. Tiếp đó, kinh văn chỉ nêu đại lược sáu loài. Bạch hạc, chim công, chim vẹt, đều là những thứ ai cũng biết, chẳng cần phải bàn tới. “Xá-lợi” (Śāri), thời cổ dịch là Thu Lộ, Kỳ thiền sư103 đời Tống bảo nó là chim Xuân Oanh, cũng có lý. “Ca-lăng-tần-già” (Kalavinka) là tiếng Phạn, dịch thành Diệu Âm. Khi chim chưa ra khỏi vỏ trứng đã có thể hót tiếng du dương. Cộng Mạng (Jivajivaka) là loại chim một thân hai đầu, có hai thần thức. Tại Trung Quốc, chưa hề thấy loại chim này. Tương truyền, ở núi Hỷ Mã Lạp Nhã (Himalaya) có loại chim này. Nhằm ứng với những loài chim xinh đẹp người đời ưa thích, A Di Đà Phật dùng thần lực biến hiện nhiều loài chim đẹp đẽ chẳng có trong nhân gian. Do Tây Phương không có tối tăm, nên loài cầm điểu thuyết pháp suốt ngày đêm sáu thời không gián đoạn. Người trong cõi Tây Phương liên hoa hóa sanh, vốn không ngủ nghỉ; vì thế, ăn uống lẫn ngủ nghê đều chẳng cần. Khi tinh thần con người sung mãn thì thời gian ngủ rất ít. Người thật sự có công phu, ít vọng niệm, ít phiền não, tinh thần bị tiêu hao cũng ít. Thuở đức Phật tại thế, quy định các đệ tử chỉ ngủ trong lúc Trung Dạ, tức là mười giờ đi ngủ, hai giờ đêm thức dậy. Hiện thời có người ngủ tám tiếng vẫn chưa đủ, lãng phí thời gian tốt đẹp nhất, thật là đáng tiếc. Hễ tinh thần tốt đẹp, nhất định cuộc sống sẽ sung sướng.

Ngũ Căn đẳng giả, tam thập thất đạo phẩm dã” (Ngũ Căn v.v... là ba mươi bảy đạo phẩm). Câu này là nói tổng quát. Trong kinh chỉ nói bốn thứ “Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần”. Ba mươi bảy đạo phẩm được chia thành bảy loại, Ngẫu Ích đại sư bổ sung ba thứ còn lại để nói. Ba thứ ấy là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Thông thường, chúng ta chỉ biết ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Tiểu Thừa; thật ra, pháp này chung cho cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Trong kinh Niết Bàn, đức Phật dạy: “Nếu ai có thể quán Bát Chánh Đạo thì sẽ minh tâm kiến tánh”. Câu này giảng rõ ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Đại Thừa. Trong Đại Trí Độ Luận, Long Thọ Bồ Tát cũng nói ba mươi bảy phẩm không gì chẳng thâu nhiếp, vô lượng đạo phẩm đều nằm trong ấy. Ngài còn nói ba mươi bảy đạo phẩm bao gồm hết thảy Phật pháp Đại Thừa. Tây Phương là Đại Thừa viên đốn, há có Tiểu Thừa ư?

Tứ Niệm Xứ thuộc về Quán Trí, người ta thường gọi là nhân sinh quan, vũ trụ quan. Trong ấy có mê, có ngộ. Niệm () là trí huệ quán sát, chứ không phải ý niệm. Chữ Xứ () chỉ cảnh giới được quán. Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc có ích rất lớn cho người sơ học. Thường [có người] nói “tu học rất lâu, niệm Phật, tham Thiền, trì chú, tu Định, công phu đều chẳng đắc lực”, nguyên nhân là vì đã coi thường ba phương pháp tu học cơ bản này. Nhưng vì sao trong kinh đức Phật chẳng nói tới ba thứ này, mà lại bắt đầu bằng Ngũ Căn, Ngũ Lực? Vì Ngũ Căn, Ngũ Lực là pháp của người trong cõi Tây Phương tu hành; họ đã tu ba môn trước rồi, không cần phải nói lại nữa. Nhưng đối với hàng sơ học chúng ta thì nhất định phải nói rõ. Tứ Niệm Xứ là:

1) “Quán thân bất tịnh”: Thân chẳng sạch sẽ. Người tu hành lợi dụng thân thể để thành tựu đạo nghiệp, chẳng cần phải đắm đuối nó. Người thế gian lợi dụng nó để tạo nghiệp, đáng tiếc quá! Những thứ do thân thể bài tiết ra đều không sạch sẽ. Quán thân thể của chính mình bất tịnh, chẳng đáng tham ái, thì làm sao tham ái thân thể của người khác cho được? Muốn buông xuống hết thảy thân, tâm, thế giới thì phải bắt đầu từ cái thân của chính mình. Chẳng còn phải nhọc lòng vì cái thân thể này nữa thì mới có thể dưỡng sinh tốt đẹp. Người biết dưỡng sinh ít bệnh tật, có thể trường thọ. Thân thể con người và toàn thể vũ trụ là một. Thuận theo tự nhiên sẽ mạnh khỏe. Chẳng hạn như thức ăn trong mùa Đông phải ăn đồ mát, mùa Hạ phải ăn đồ nóng. Hiện thời con người làm ngược lại, hoàn toàn chẳng tương ứng với tự nhiên. Vì vậy, trăm thứ bệnh đổ ra. Thiên Nguyệt Lệnh trong bộ sách cổ Lễ Ký của Trung Quốc có nói về cách sinh sống, ăn ở, một năm bốn mùa mười hai tháng, mỗi tháng ăn gì đều ghi chép tường tận. Cách ăn và dùng loại củi nào để nấu đều quy định cặn kẽ, những điều này gần như đã thất truyền. Nguyên tắc dưỡng sinh trong Phật pháp là coi thân thể như một cỗ máy, thân phải động, tâm phải tịnh. Hiện thời, thân mọi người bất động, cốt sao nhàn hạ, sung sướng cái thân, còn tâm thì suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ, hết sức tương phản. Người trong cõi Tây Phương thân Kim Cang bất

hoại, chẳng cần ăn uống nên không bị bệnh tật.

2) “Quán Thọ thị khổ”: Con người suốt đời phấn đấu là vì lẽ gì? Đạt được gì? Đến tuổi già càng khổ, sống rất quạnh quẽ. Những chung cư dành cho người nhà ở Mỹ chăm sóc người già kể ra cũng chu đáo, nhưng vẫn khó tránh khỏi bệnh tật rề rề, khổ vì nằm bẹp giường, chỉ ngồi ăn đợi chết mà thôi. Đức Phật nói tam giới đều khổ. Cũng có lúc vui, nhưng thời gian vui chẳng dài, vui rồi lại khổ nên gọi là Hoại Khổ, chẳng khổ chẳng vui là Hành Khổ, vì nó dời đổi không ngừng, biến hóa vô thường. Nói thật đấy! Người học Phật cuộc sống khác hẳn, có viễn cảnh tương lai sáng sủa. Niệm Phật thân tâm thanh tịnh, đọc kinh sẽ khai ngộ. Huống chi kinh dạy: “Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền tương lai, nhất định thấy Phật”. Cư sĩ Bành Tế Thanh đã chép trong Vãng Sanh Truyện chẳng ít vị nam nữ tại gia cư sĩ lúc lâm chung biết trước lúc mất. Nói chung [những người ấy] sống vào cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Bốn chục năm qua, tại Đài Loan, tôi đích thân mắt thấy tai nghe người đứng qua đời, người ngồi mà mất, chứng tích đều hãy còn, tuyệt đối chẳng phải là bịa chuyện.

3) “Quán tâm vô thường”: Người thế gian khổ nhất là ý niệm nẩy sanh không ngừng. Đấy là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, đó cũng là nhân tạo nên luân hồi trong lục đạo. Phật giáo tuy có nhiều pháp môn, nhưng đều nhằm mục đích tu Định, phương pháp khác nhau, nhưng mục đích là một. Định là bổn tâm, ý niệm là vọng tâm. Làm thế nào để trừ bỏ vọng tâm, khôi phục bổn tâm, đấy là công phu thật sự. Vọng tâm là cội nguồn của hết thảy vọng tưởng, phiền não. Chẳng những khi thức nó nẩy sanh liên tục không ngừng, mà khi ngủ nó cũng biến thành mộng. Vọng tâm sanh diệt trong từng sát-na, thấy hết thảy cảnh giới đều là sanh diệt. Trong kinh Phật nói hết thảy pháp bất sanh bất diệt, chúng ta nhìn không ra. Phật dùng Định tâm chẳng sanh diệt nên thấy hết thảy pháp bất sanh bất diệt. Chúng ta dùng cái tâm sanh diệt để nhìn hết thảy pháp nên hết thảy pháp đều có sanh diệt. Chẳng hạn như, hết thảy động vật đều có sanh, lão, bệnh, tử. Đức Phật nói bất sanh bất diệt là thật, sanh diệt là giả. Không có ý niệm là nhất tâm, những gì được hiện bởi nhất tâm là chân. Đấy là Nhất Chân pháp giới. Hễ ý niệm dấy lên thì sẽ thấy mười pháp giới. Vọng tâm vô thường, hãy nên bỏ đi, phải tích cực tu Định, người trong thế giới Tây Phương đều giữ được chân tâm thường trụ. Thường trụ là bất động. Chúng ta tập khí nặng nề, lại thêm hoàn cảnh quyến rũ, mê hoặc, khó thể thường trụ bất động.

4) “Quán pháp vô ngã”: Ba thứ đầu trong Tứ Niệm Xứ thuộc về nhân sinh quan của bản thân chúng ta. Loại thứ tư chính là vũ trụ quan. Chữ Ngã trong “quán pháp vô ngã” có nghĩa là “tự tại”. Kinh Kim Cang dạy: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Kinh còn dạy: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Đấy là “quán pháp vô ngã”. Mọi người thường cho rằng hết thảy pháp đều có thật; do vậy, khởi lên lắm thứ phiền não như tham, sân, si, mạn. Kẻ ngu muội ngỡ thân có thật, hết thảy vạn vật cũng có thật; do vậy, hết sức đoạt lấy, tạo tác Thập Ác, chẳng mảy may cân nhắc, e dè, nhưng tạo nghiệp ắt có quả báo. Đời sau phải đền trả, sợ rằng phải mang lông đội sừng. Người đầu óc tỉnh táo chẳng tạo ác nghiệp, biết đời người sống trong cõi này, hết thảy thụ dụng đều có số mạng định sẵn, chẳng cần phải mong cầu xằng bậy. Kẻ thông minh hơn thì biết tuy số mạng đã định sẵn, nhưng làm lành có thể xoay chuyển số mạng. Bậc có đại trí huệ có thể thoát khỏi tam giới, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi.

Tứ Niệm Xứ thuyết minh chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Người học Phật trọn chẳng có ưu lự, chẳng vì riêng mình mà tính toán tương lai, đoạn ác, tu thiện, hết thảy tạo tác chẳng suy tính cho chính mình, mà nghĩ tưởng cho đại chúng. Hành như thế thì hoàn cảnh sinh hoạt ắt sẽ mỗi ngày chuyển biến dần dần tốt đẹp hơn. Dẫu trong đời trước có oan gia đối đầu thì đến cuối cùng cũng biến thành bạn tốt, hết thảy chướng ngại cũng dần dần hóa giải. Đời sống phải chú trọng tiết kiệm, tiết kiệm một phần sẽ có thể giúp đỡ người khác một phần. Điều này có thể thực hiện được, chứ không phải là một yêu cầu cao xa gì! Do chúng ta coi thường bốn cách tu trì này mà công phu chẳng đắc lực, trí huệ chẳng mở mang, tam-muội chẳng thành. Nếu lưu ý những điều này, buông thân, tâm, thế giới xuống, hy sinh mình vì người khác thì chẳng những công phu đắc lực, mà còn tăng trưởng phước huệ, tín tâm ngày càng mạnh, trong cuộc sống sẽ cảm nhận được nhiều cảm ứng, [những thứ cảm ứng ấy] tuyệt đối là chân thật, chẳng hư dối!
(Giải) Tứ Chánh Cần: Nhất, dĩ sanh ác pháp linh đoạn, nhị, vị sanh ác pháp linh bất sanh, tam, vị sanh thiện pháp linh sanh, tứ, dĩ sanh thiện pháp linh tăng trưởng. Tứ Như Ý Túc: Nhất, Dục Như Ý Túc, nhị, Tinh Tấn Như Ý Túc, tam, Tâm Như Ý Túc, tứ, Tư Duy Như Ý Túc.

() 四正勤。一。已生惡法令斷。二。 未生惡法令不



生。三。未生善法令生。四。已生善法令增長。四如意足。一。欲如意足。二。精進如意足。三。心如意足。四。思惟如意足。
(Giải: Tứ Chánh Cần: 1. Pháp ác đã sanh khiến đoạn. 2. Pháp ác chưa sanh làm cho chẳng sanh. 3. Pháp thiện chưa sanh khiến sanh. 4. Pháp thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng. Tứ Như Ý Túc: 1. Dục Như Ý Túc. 2. Tinh Tấn Như Ý Túc. 3. Tâm Như Ý Túc 4. Tư Duy Như Ý Túc)
Ba mươi bảy đạo phẩm chia thành bảy loại lớn, còn gọi là “bảy

khoa”. Thứ nhất là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là dùng trí huệ quán sát vũ trụ và nhân sinh, đấy là “thấy thấu suốt” (khán phá). Thấy thấu suốt rồi mà nếu chẳng tích cực đoạn ác tu thiện thì sẽ biến thành tiêu cực. Do vậy, lại nói tới khoa thứ hai là Tứ Chánh Cần. “Cần” (勤) là siêng năng gắng sức đoạn ác tu thiện. Tiêu chuẩn thiện ác xưa nay, trong nước, ngoài nước khác nhau, có sai khác đôi chút, hãy nên lấy Phật pháp làm chuẩn. Phật pháp lấy Giới Luật làm chuẩn. Giới khác Thiện. Mục đích của Thiện là được phước, mục đích của Giới là đắc Định. Giới có thể xuất tam giới, nhưng phước báo thì chẳng thể. Kinh luận nói bậc chứng quả La Hán liền vượt thoát tam giới, sở chứng của họ là Cửu Thứ Đệ Định, nghĩa là loại Thiền Định xuất thế gian. Những thứ như Tứ Thiền Bát Định được gọi là Thiền Định thế gian. Trong kinh Đại Thừa, đức Phật đã từng nói “những gì tương ứng với tự tánh thì là thiện, nhũng gì chẳng tương ứng tự tánh là ác”. Tiêu chuẩn này rất cao, thực hiện cũng khó. Nếu nói theo tiêu chuẩn của Tịnh Tông thì thực hiện hoàn toàn chẳng khó khăn gì!

Phật hiệu là danh hiệu của tánh đức, niệm một câu A Di Đà Phật chính là “xứng tánh khởi tu, toàn thể tu chính là tánh”. Chẳng có mấy người niệm Phật thật sự biết đạo lý trong ấy: “Từng tiếng Phật hiệu đều tương ứng với tự tánh”. Niệm Phật là điều lành nhất trong những điều lành, đạt đến tột cùng điều thiện. Nếu chẳng thể đạt đến cảnh giới này thì cũng có thể lùi xuống mong cầu mức độ thấp hơn, tức là lấy Giới Luật làm chuẩn mực. Nói theo người hiện thời, trì giới là “vâng giữ phép tắc”. Giới (戒) là răn cấm, Luật (律) là pháp luật. Đức Phật chế định Giới Luật không giống với pháp luật thế gian. Pháp luật thế gian nhằm duy trì luân thường, đạo lý, giữ cho xã hội an định, hòa bình; còn Giới Luật của Phật pháp nhằm làm cho chúng sanh ra khỏi tam giới, thoát luân hồi, mục đích khác nhau. Văn kiện pháp luật thế gian cứ sau bao nhiêu năm là phải sửa đổi, điều chỉnh, vì xã hội biến đổi rất lớn. Pháp luật xưa nay, trong nước, ngoài nước đều khác nhau. Giới Luật nhà Phật ngàn đời bất biến, do nó siêu việt thời gian và không gian. Giới Luật do đức Phật chế định từ ba ngàn năm trước thích hợp với con người thuộc bất cứ thời đại ấy, giúp họ đắc Định, khai Huệ, liễu sanh tử, thoát tam giới. Ngày nay, căn cứ vào Giới Luật trước kia để tu trì thì vẫn có thể đắc Định, khai Huệ, liễu sanh tử, thoát tam giới giống hệt như vậy!

Nhà Phật thường nói đến Tam Tụ Tịnh Giới104. Trong Giới Luật, phần lớn nói về Oai Nghi, tức những quy định, khuôn phép trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như Cụ Túc Giới của người xuất gia gồm hai trăm năm mươi điều, trong ấy, những điều thật sự là Giới Luật không nhiều, chỉ có bốn giới trọng, tức “giết, trộm, dâm, dối”. Tiếp theo là mười ba điều gọi Tăng Tàn Giới105, tổng cộng gồm mười bảy điều là Giới Luật. Những điều khác liên quan đến oai nghi, xử thế, đãi người, tiếp vật, sinh hoạt thường nhật, ăn uống, cử động. Những điều ấy cũng giống như văn kiện mang tánh chất kỷ niệm, vì cuộc sống hiện tại của chúng ta và người thời cổ Ấn Độ đã hoàn toàn khác nhau, phải hiểu rõ tinh thần thật sự của Giới Luật rồi mới có thể biết trì giới như thế nào. Trên phương diện vận dụng thì phải tuân thủ pháp luật, phong tục, tập quán của con người hiện đại, nhập gia tùy tục106, đến bất cứ quốc gia nào cũng phải sao cho thích ứng với bối cảnh văn hóa, phong tục, tập quán của nước ấy. Hễ đến một địa phương khác thì phải hòa lẫn thành một khối với địa phương ấy, để khỏi đến nỗi nẩy sanh hiểu lầm. Đức Phật nói: “Hễ những gì là tự lợi thì đều là ác, phàm những gì lợi tha thì đều là thiện”. Lễ Phật, lễ Bồ Tát tuy cũng gọi là thiện, nhưng cái đạt được là phước. Nếu muốn [nhờ vào đó để] đắc Định, liễu sanh tử, thoát tam giới thì chẳng thể được. Qua kinh luận, chúng ta đọc thấy rất nhiều: Luân hồi trong tam giới lục đạo do chính mình tạo ra. Nguyên nhân chủ yếu là Ngã Chấp, khởi tâm động niệm đều có Ngã, gia đình của ta, tài sản của ta, đấy là cái nhân tạo ra luân hồi. Nếu chuyển được ý niệm, nghĩ đến hết thảy chúng sanh trong quốc gia và trên thế giới, tâm lượng mở rộng, Ngã Chấp sẽ dần dần nhạt bớt, từ từ bỏ được Ngã Chấp, lục đạo luân hồi sẽ không còn nữa. Vì sao người niệm Phật lúc lâm chung chẳng thể vãng sanh? Chính là vì tham luyến người nhà, quyến thuộc, tài sản, sự nghiệp của chính mình, bỏ không được. Sau khi chết đi sẽ thành quỷ giữ thây. Ở Mỹ, nghe nói có rất nhiều ngôi nhà có ma, [là vì những người chủ nhà] chết đi rồi vẫn bỏ không được căn nhà ấy. Đấy đều là vì Ngã Chấp quá nặng, niệm niệm luôn nghĩ đến hạnh phúc của chính mình, sai lầm quá đỗi!

Tứ Chánh Cần gồm bốn điều, ở đây tôi chia ra trình bày như sau:

1) “Ác pháp đã sanh khiến dứt”: Phàm những chuyện gì lợi mình tổn người đều là ác, nhất định phải đoạn dứt, từ nay trở đi không làm nữa! Quả báo của ác niệm và ác hạnh là trong tam ác đạo. Nếu đã tạo ác niệm, ác hạnh thì từ nay trở đi đừng làm nữa. Không có ác duyên nên cũng chẳng bị đọa vào tam đồ. Nhân quả chẳng thể tiêu được, nhân chẳng thể nắm bắt được, nhưng duyên thì có thể nắm bắt. Đoạn trừ ác duyên khiến cho thiện duyên tăng trưởng thì quả báo mong mỏi sẽ có thể đạt được.

2) “Ác pháp chưa sanh khiến cho chẳng sanh”: Thời thời, khắc khắc luôn đề phòng sợ phạm lỗi ác niệm, ác hạnh, ác khẩu, chẳng để cho chúng nẩy sanh, ắt phải chú trọng cả Sự lẫn Lý. Nếu chẳng hiểu thấu triệt lý luận, dù hết sức đè nén chúng trên mặt Sự vẫn khó thể đạt được. Nói cách khác, mức độ nhẫn nại có hạn. Nếu lý luận dung hợp sự thật, sẽ nhẫn nại vô hạn. Về Lý thì phải đọc kinh, về Sự thì tốt nhất là niệm Phật. Chúng ta là phàm phu, tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay chưa đoạn, vọng niệm và ác niệm có thể khởi lên bất cứ lúc nào, có lúc chẳng khống chế chúng được. Ý niệm vừa dấy lên, ngay lập tức niệm Phật, ác niệm sẽ chẳng tiếp tục nữa. Một câu Phật hiệu là Giác.

3) “Pháp thiện chưa sanh khiến sanh”: Trong kinh, đức Phật nói rất nhiều thiện pháp, chúng ta chẳng nghĩ tới mà cũng chưa làm được. Phải thường đọc kinh Phật, lại còn phải đọc nhuyễn nhừ, ghi nhớ trong lòng, hễ gặp cảnh giới hiện tiền, lời Phật giáo huấn sẽ bừng bừng phát sanh. Thời cổ, cuộc sống an định, quan hệ giữa con người với nhau tốt đẹp. Đọc sách thánh hiền, ghi nhớ kỹ càng giáo huấn của thánh hiền trong lòng, chẳng đến nỗi trái nghịch quá mức. Phật pháp truyền sang Trung Quốc đã hai ngàn năm, dân gian cũng lấy giáo huấn của Phật làm tiêu chuẩn. Từ sau cuộc vận động Ngũ Tứ107 đầu thời Dân Quốc, “đả đảo Khổng gia điếm”108, không đọc sách Nho nữa. Phật pháp thuộc về tôn giáo, là mê tín, cũng bỏ đi. Cuộc sống không còn tiêu chuẩn để noi theo nữa! Trong thời đại này, đặc biệt hữu hiệu là chân tướng nhân sinh vũ trụ như trong Phật pháp đã giảng. Phật pháp chẳng phải là những giáo thuyết do những tôn giáo tôn thờ thần thánh lập ra, mà cũng chẳng phải là một tôn giáo nhằm mục đích khuyến thiện, mà thực sự là một nền giáo dục cao tột vô thượng. Những giáo huấn hết sức quý báu của cổ thánh tiên hiền Trung Quốc cũng rất nhiều. Trong bốn mươi năm đầu thời Dân Quốc, tại các trường đại học ở Đài Loan có mấy vị giáo sư dốc sức gìn giữ và xiển dương nền văn hóa cố hữu. Thuở ấy, ở Đài Bắc có một viện bảo tàng nghệ thuật văn hóa, người chủ trì là một vị giáo sư đại học của Đài Loan, chuyên in những cổ thư Trung Hoa. Về sau, Thương Vụ Ấn Thư Quán cũng đem bộ Tứ Khố Toàn Thư in ra. Thế Giới Thư Cục cũng in bộ Tứ Khố Hội Yếu109. Đại Tạng Kinh cũng được in mấy lần. Đối với công tác duy trì, bảo vệ sách vở cổ, quả thật đảo báu Đài Loan đã có cống hiến. Tuy xuất bản thật phong phú, nhưng nếu không có người đọc thì có khác gì giấy lộn? Phân lượng của bộ Tứ Khố Toàn Thư quá lớn, mỗi cá nhân đọc suốt đời cũng không hết. Tôi nghĩ như thế này: Trích lục những câu văn tinh yếu trong bộ sách ấy, nhất là những lời giáo huấn cần thiết nhất cho xã hội chúng ta hiện thời như tu thân, tề gia, luân lý, đạo đức, tha thứ, thông cảm lẫn nhau, chung sống hòa bình. Đối với toàn thể nhân loại [những lời giáo huấn ấy] đều là nhu cầu bức thiết. Sau khi hội tập, biên soạn thành một cuốn sách nhỏ lưu truyền trong cõi đời, đối với đại chúng sẽ có lợi ích không gì lớn bằng.

4) “Pháp thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng”: Đã làm chuyện lành thì tiếp tục làm cho tăng trưởng, chẳng để nó lui sụt.

Tứ Niệm Xứ là thấy thấu suốt, Tứ Như Ý Túc là buông xuống. Buông xuống là tự tại, Như Ý là “quay đầu”. Nhà Phật nói “hồi đầu thị ngạn” (quay đầu là bờ). Trong quá khứ, người phú quý tay thường cầm một cây Như Ý110. Đầu cây Như Ý uốn cong vòng lại, chính là nhằm biểu thị pháp, phải biết “hồi đầu”. Đức Phật dạy bốn việc:

1) Thứ nhất là Dục Như Ý Túc. Dục (欲) là dục vọng, bất luận là vật chất hay tinh thần hãy đều nên biết đủ. Hễ biết đủ sẽ được đại tự tại. Hưởng thụ vật chất không cần phải truy cầu (mong cầu, theo đuổi) quá lố. Truy cầu vật chất không thể nào chẳng tạo nghiệp, phước báo tuy có cũng sẽ bị giảm bớt. Nếu xoay chuyển ý niệm, vì xã hội, đại chúng tạo phước thì sẽ được vui sướng ngay trong ấy. Nếu chỉ vì chính mình mà truy cầu, ắt sẽ có được, mất. Hễ có mất, ắt sẽ đau khổ. Nếu vì đại chúng, chuyện chẳng thành tựu thì là đại chúng vô phước, ta chẳng thẹn với lòng.

2) Thứ hai là Tinh Tấn Như Ý Túc. Dùng cách nói hiện thời để giải thích câu này thì là “thường lạc”. Trên phương diện tu trì, hễ có lãnh ngộ thì bất luận tiến nhiều hay tiến ít, trong tâm ắt cảm thấy vui sướng.

3) Thứ ba là Tâm Như Ý Túc. Từ ngữ này có khi được dịch là Niệm Như Ý Túc, có nghĩa là “an tâm”. Mọi sự chỉ cầu sao cho tâm được yên.

4) Thứ tư là Tư Duy Như Ý Túc, có nghĩa là “lý đắc” (thấu hiểu lý). Trong thế gian, người có hạnh phúc chân thật nhất chính là người chẳng bỏ uổng một đời, sống có giá trị, có ý nghĩa, không gì hơn niệm Phật vãng sanh, viên thành Phật đạo. Vấn đề là làm thế nào để tâm an trụ trong pháp môn Niệm Phật. Người ta thường nghe rồi chẳng thể tiếp nhận là vì nghĩ trong kinh luận Đại Thừa còn có những pháp môn thù thắng hơn, sao chẳng tận hết sức học rộng, nghe nhiều, sẽ có ích cho sự tu hành? Có kiểu suy tưởng này thì quả thật là vì người ấy vẫn chưa hiểu trọn vẹn lý luận. Trong một đời, nếu gặp được một vị thầy tốt, cùng với đồng tu đạo hữu tốt dùi mài lẫn nhau thì còn có hy vọng thành tựu, nhưng [điều này] chỉ có thể gặp, chứ không thể cầu. Nếu chẳng gặp được thiện tri thức, thì lại nên như thế nào? Trong thời đại hiện tại, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Gặp phải một gã tà sư, bị hắn ta dạy dỗ sai lầm! Điều gì được nghe đầu tiên sẽ là chánh yếu. Nếu gặp gỡ chánh pháp, ngược ngạo sanh lòng chống đối, không có khả năng phân biệt đúng, sai, chân, vọng, chịu thua thiệt to lớn thì thật đáng sợ quá! Tu học trong thời này, chẳng thể không chú ý, cẩn thận. Điều thứ nhất là phải nhận biết bản chất của Phật giáo: Phật pháp là nền giáo dục viên mãn chí thiện đối với hết thảy chúng sanh trong chín pháp giới. Đức Phật nói hết thảy pháp trong bốn mươi chín năm, nội dung chính là nói rõ chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Để hiểu rõ chân tướng, lý đắc thì tâm an, chỉ có một phương pháp là đọc kinh. Cổ nhân dùng đọc tụng kinh điển để nhập môn, thông thường lấy năm năm làm hạn, nghe lời thầy chỉ dạy. Các tông phái khác nhau [sẽ phải đọc tụng các kinh luận khác nhau]. Như học Hoa Nghiêm thì phải đọc kinh Hoa Nghiêm, hễ không thuộc sẽ không có cách nào quán chiếu được! Mấy năm gần đây, có người đến hỏi tôi nhập môn như thế nào? Tôi nói: “Đọc Vô Lượng Thọ Kinh mỗi ngày ba biến. Trước hết, hãy đọc ba năm. Đọc xong ba ngàn biến sẽ biết đãi người, xử thế như thế nào, sẽ tâm an lý đắc trong cuộc sống, pháp hỷ sung mãn, niệm một câu A Di Đà Phật mới đắc lực”.

Kinh này không nhắc tới cả ba khoa trên đây là vì nói theo thói quen: Nói phần sau sẽ bao gồm cả phần trước, dẫu không nói thì vẫn được bao gồm trong ấy. Ba khoa gồm mười hai điều (tức Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ý Túc) trong phần này, người Tây Phương đã sớm tu hành viên mãn. Đại sư chú giải kinh vẫn nhắc tới [những khoa mục này] là vì muốn giảng trọn vẹn [ba mươi bảy đạo phẩm] cho chúng sanh trong đời sau. Mười hai khoa này có ích rất lớn đối với người niệm Phật. Công phu Niệm Phật chẳng đắc lực, nguyên nhân chủ yếu là vì xem nhẹ mười hai khoa mục tu hành này. Do vậy, người niệm Phật đối với mười hai khoa mục này phải đặc biệt lưu ý. Hãy đoạn trừ quan niệm tự lợi, luôn luôn dấy lên ý niệm lợi người nhằm tạo phước cho xã hội, buông thân, tâm, thế giới xuống, biết đủ, thường vui, tâm an, lý đắc, tín nguyện trì danh, lẽ nào chẳng vãng sanh?
(Giải) Ngũ Căn giả, tín chánh đạo, cập trợ đạo pháp, danh Tín Căn. Hành chánh đạo cập chư trợ đạo thiện pháp, cần cầu bất tức, danh Tinh Tấn Căn. Niệm chánh đạo cập chư trợ đạo thiện pháp, cánh vô tha niệm, danh Niệm Căn. Nhiếp tâm tại chánh đạo cập chư trợ đạo thiện pháp trung, tương ứng bất tán, danh Định Căn. Vị chánh đạo cập chư trợ đạo thiện pháp, quán ư Khổ đẳng Tứ Đế, danh Huệ Căn.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương