PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang9/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32

4.2. Chánh Tông Phần

4.2.1. Giảng rộng về y báo và chánh báo để khơi gợi lòng tin
(Giải) Tín nguyện trì danh, nhất kinh yếu chỉ. Tín nguyện vi Huệ Hạnh, trì danh vi Hành Hạnh. Đắc sanh dữ phủ, toàn do tín nguyện chi hữu vô. Phẩm vị cao hạ, toàn do trì danh chi thâm thiển. Cố Huệ Hạnh vi tiền đạo, Hành Hạnh vi chánh tu. Như mục túc tịnh vận dã.
() 信願持名。一經要旨。信願為慧行。持名為行行。得生與否。全由信願之有無。品位高下。全由持名之深淺。故慧行為前導。行行為正修。如目足並運也。
(Giải: “Tín, nguyện, trì danh” là tông chỉ trọng yếu của bộ kinh này. Tín và nguyện là Huệ Hạnh, trì danh là Hành Hạnh. Được vãng sanh hay không hoàn toàn là do có tín, nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp, hoàn toàn là do trì danh sâu hay cạn. Vì thế, Huệ Hạnh để hướng dẫn, Hành Hạnh là hạnh tu chánh yếu. Giống như mắt và chân cùng vận dụng vậy).
Mấy câu này của Ngẫu Ích đại sư các bậc cổ đức từ trước đến nay chưa hề nói tới, nhưng hoàn toàn phù hợp khít khao tông chỉ của ba kinh Tịnh Độ. Điều hiếm có là Ngài đã vì bọn chúng sanh Mạt pháp như chúng ta mà nói rõ sự kiện sau đây: Điều kiện tối trọng yếu để vãng sanh Tây Phương chính là “đắc sanh dữ phủ, toàn do tín nguyện chi hữu vô. Phẩm vị cao hạ, toàn do trì danh chi thâm thiển” (được vãng sanh hay không hoàn toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp, hoàn toàn là do trì danh sâu hay cạn). Tây Phương có bốn cõi, ba bậc, chín phẩm, phẩm vị cao hay thấp chính là do trì danh sâu hay cạn. “Thâm” hay “thiển” là do lấy sự thanh tịnh trong tâm làm tiêu chuẩn, nghĩa là: “Thâm” là tin sâu, nguyện sâu, hạnh sâu, niệm Phật hiệu cũng sâu. Tín nguyện trì danh là ba món tư lương. Đại sư giải thích kinh này, đối với Tự Phần, Chánh Tông Phần, và Lưu Thông Phần, trong mỗi phần đều bao hàm ý nghĩa Tín, Nguyện, Hạnh. Đây chính là chỗ khác biệt giữa Ngài và các vị đại đức khác. Hãy nên biết: Tín - Nguyện là Huệ, Hạnh là phước, người niệm Phật phước huệ song tu. Phước huệ do tu Niệm Phật chính là phước huệ bậc nhất trong thế gian, mọi người đừng sợ thiếu phước. Trong hết thảy pháp môn, pháp môn này dễ dàng nhất. Ngay trong một đời này, quý vị đã hưởng thụ phước huệ mà người khác chẳng thể hưởng thụ được!

Có người nói: Nếu tôi hằng ngày niệm Phật thì làm sao duy trì đời sống? Quý vị đừng sợ, chân chánh niệm Phật thì Phật, Bồ Tát sẽ cúng dường quý vị. Thích Ca Mâu Ni Phật thuở ấy, lẽ ra phải trụ thế một trăm năm, nhưng tám mươi tuổi đã viên tịch, còn có hai mươi năm phước báo để dành cho tứ chúng đệ tử học Phật trong thế gian. Có một năm kết hạ an cư, lão hòa thượng Linh Nguyên mời tôi giảng kinh Lăng Nghiêm tại chùa Đại Giác ở Cơ Long89. Giảng đường nằm sát vách điện Thiên Vương. Khi ấy, tôi khuyên bốn mươi mấy người đàn ông hiện diện hãy bớt làm Phật sự để niệm Phật nhiều hơn. Nếu trong chùa mà thiếu lương thực, đại chúng bị đói, thì Vi Đà Bồ Tát sẽ bị cất chức, điều tra! Nếu chính mình lo kiếm sống thì Vi Đà Bồ Tát được một phen vui hưởng tiêu dao. Không cần phải lo lắng về lương thực! Hãy nhất tâm tu đạo, chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ, phước ở trong ấy. Đời Đường, pháp sư Đạo Tuyên là tổ sư của Luật Tông, hằng ngày chỉ ăn một bữa, mỗi ngày được chư thiên đưa cơm đến là chuyện mọi người đều biết cả rồi! Phước báo lớn nhất là trong một đời vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, vãng sanh Tịnh Độ, viên thành Phật đạo. Đấy chính là điều chư Phật, Bồ Tát ngưỡng mộ. Tín Nguyện là động lực, là sự dẫn đường, niệm Phật là chánh hạnh.


(Kinh) Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc.

(Giải) Chúng sanh thị Năng Thụ Dụng nhân, Đẳng Giác dĩ hoàn giai khả danh. Kim thả ước nhân dân ngôn, dĩ hạ hạ lệ thượng thượng dã. Sa Bà khổ lạc tạp, kỳ thật, Khổ thị Khổ Khổ, bức thân tâm cố. Lạc thị Hoại Khổ, bất cửu trụ cố. Phi khổ phi lạc thị Hành Khổ, tánh thiên lưu cố. Bỉ độ vĩnh ly tam khổ, bất đồng thử độ đối khổ chi lạc, nãi danh Cực Lạc.
() 舍利弗。彼土何故名為極樂。其國眾生。無有眾苦。但受諸樂。故名極樂。

  () 眾生是能受用人。等覺以還皆可名。今且約人民言。以下下例上上也。娑婆苦樂雜。其實。苦是苦苦。偪身心故。樂是壞苦。不久住故。非苦非樂是行苦。性遷流故。彼土永離三苦。不同此土對苦之樂。乃名極樂。


(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Cõi kia vì cớ sao tên là Cực Lạc? Chúng sanh trong cõi ấy không có các nỗi khổ, chỉ hưởng những niềm vui, nên gọi là Cực Lạc.

Giải: Chúng sanh là người thụ dụng. Từ Đẳng Giác trở xuống đều có thể gọi là chúng sanh. Nay ước theo nhân dân để nói, dùng [trạng huống của] hạng hạ hạ để suy ra [tình trạng của] hạng thượng thượng. Cõi Sa Bà khổ và vui xen tạp, thật ra, Khổ là Khổ Khổ, vì [các nỗi khổ] bức não thân tâm. Lạc là Hoại Khổ vì nó chẳng tồn tại lâu dài. Chẳng khổ chẳng vui là Hành Khổ vì tánh nó đổi dời. Cõi kia vĩnh viễn thoát khỏi ba sự khổ này, chẳng giống như cõi này, lạc là do so với khổ mà nói. Vì thế, cõi ấy tên là Cực Lạc).
Trong kinh, hễ nhắc đến danh tự của một người nào là nhằm làm cho người ấy chú ý. Trong phần sau có những khai thị rất quan trọng. Đức Phật gọi ngài Xá Lợi Phất bảo: “Cõi ấy vì sao gọi là Cực Lạc?” Ngài Xá Lợi Phất trọn chẳng thể đáp được, vì đấy là cảnh giới thuộc Phật quả, ngài Xá Lợi Phất chưa thành Phật, không thể đáp được. Do vậy, đức Phật tiếp tục nói, chúng sanh trong thế giới ấy không có các nỗi khổ, chỉ hưởng những niềm vui. Vì thế, gọi là Cực Lạc. Đức Phật dạy trong thế giới này của chúng ta, có năm thứ Thọ (cảm nhận): Khổ, Lạc, Ưu, Hỷ, Xả. Thân có hai thứ Thọ là Lạc và Khổ (sướng và khổ), tâm có hai thứ Thọ là Ưu và Hỷ (buồn và vui). Nếu không có bốn thứ Thọ trên đây thì là Xả Thọ. Xả Thọ ngắn ngủi, tạm thời, nếu giữ được một thời gian dài sẽ là Định. Tuy đạt đến Tứ Thiền, Bát Định thì vẫn là Xả Thọ, chưa phải là tam-muội. Nếu vượt qua Bát Định, đạt đến Cửu Thứ Đệ Định thì mới vượt thoát tam giới.

“Chúng sanh thị Năng Thụ Dụng nhân” (chúng sanh là người thụ dụng). “Các duyên hòa hợp mà sanh” thì gọi là “chúng sanh”. Con người là do các duyên hòa hợp mà sanh. Khăn lông cũng là do các duyên hòa hợp mà sanh. Không có một pháp nào chẳng phải do các duyên hòa hợp. Từ Đẳng Giác trở xuống đều gọi là “chúng sanh”. Trong chín pháp giới, trừ lục đạo ra, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát đều là học trò của Phật; trong năm mươi mốt địa vị, Đẳng Giác là cao nhất. Tại Tây Phương, hưởng thụ bình đẳng; ngoài Tây Phương thế giới ra, sự hưởng thụ của chúng sanh trong chín pháp giới đều chẳng bình đẳng. Thế giới Sa Bà khổ nhiều, vui ít. Khổ là thân lẫn tâm đều chịu áp lực. Thời gian sung sướng cũng chẳng lâu dài nên gọi là Hoại Khổ. Chẳng khổ chẳng sướng là Xả Thọ, tâm chẳng thể thường giữ được [trạng thái ấy] nên gọi là Hành Khổ. Trong kinh nói tới ba khổ và tám khổ. Tám khổ là “sanh, lão, bệnh, tử, cầu chẳng được, yêu thương phải chia lìa, chán ghét phải gặp gỡ, năm Ấm lừng lẫy”. Kinh Phật giảng Sanh Khổ hết sức thấu triệt, thần thức phải ở trong bụng mẹ mười tháng, cảm nhận như đang ở trong địa ngục. Mẹ uống một chén nước lạnh, con như đang ở trong địa ngục Hàn Băng, mẹ uống một chén nước nóng, con như ở trong địa ngục Bát Nhiệt. Ra khỏi thai, chuyện đời trước quên sạch sành sanh. Lúc sanh ra, như trong địa ngục Giáp Sơn (núi ép lại). Đẻ ra, tiếp xúc không khí như địa ngục Phong Đao. Bệnh Khổ (khổ vì bệnh tật), Lão Khổ (khổ vì già nua) bày ra trước mắt, ai nấy đều cảm nhận gián tiếp hay trực tiếp. Lúc chết, thần thức tách lìa thân thể, giống như con rùa còn sống bị bóc mai. Người học Phật có công phu thật sự thì già, bệnh, chết đều không có. Tuổi già nhưng thân thể khỏe mạnh, lâm chung biết trước lúc mất, không bệnh tật mà qua đời. Trên đây là bốn nỗi khổ “sanh, lão, bệnh, tử”. Thứ năm là Cầu Bất Đắc Khổ, dục vọng quá nhiều, không cách gì đạt được. Thứ sáu là Oán Tắng Hội Ngộ Khổ, oan gia đối đầu, chẳng mong chạm mặt mà cứ phải gặp hoài. Thứ bảy, là Ái Biệt Ly Khổ, phải sanh ly tử biệt với người mà ta đem lòng yêu thương. Thứ tám là Ngũ Ấm Xí Thịnh Khổ. Ngũ Ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tức là những tạo tác sinh lý và tâm lý. Ngũ Ấm là nhân, bảy thứ khổ trước là quả.

“Lạc thị Hoại Khổ, bất cửu trụ cố” (Lạc là Hoại Khổ, vì chẳng tồn tại lâu dài). Giống như ma túy, khổ là thật, sướng là giả. Sướng biến thành khổ, khổ chẳng thể biến thành sướng. Chẳng hạn như khiêu vũ là sung sướng, nhưng khiêu vũ liên tiếp ba ngày ba đêm thì sướng biến thành khổ. Ba ngày không ăn cơm, khổ chẳng thể nói, đến bảy ngày thì lại càng khổ hơn, trọn chẳng thể biến thành sướng. Phi khổ phi lạc cố nhiên là tốt, nhưng nó có Hành Khổ. Tục ngữ có câu “thanh xuân bất trụ” (tuổi xuân chẳng còn mãi), già suy trong từng sát-na. Nói thật ra, từ ngày được sanh ra, con người đã bươn bả thẳng đến mộ phần chưa hề tạm ngừng. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn thoát khỏi tám khổ. Khổ và Lạc là tương đối; tại Tây Phương, Khổ lẫn Lạc đều không có, nên gọi là Cực Lạc. Loại cảnh giới này chẳng thể nghĩ bàn, chúng ta chẳng những nói không ra, mà ngay cả tưởng tượng cũng không thể tưởng tượng được. Kinh Hoa Nghiêm giảng về cảnh giới Cực Lạc tường tận nhất. Đọc kinh Hoa Nghiêm sẽ có thể tưởng tượng được sự thù thắng trang nghiêm ở Tây Phương. Trong quá khứ, pháp sư Từ Vân Quán Đảnh là người sống vào đời Càn Long nhà Thanh, trước tác hết sức phong phú, đã so sánh giữa Sa Bà và Cực Lạc. Luận về khổ và lạc thì:

- Cõi này chẳng gặp Phật là khổ. Sau khi vãng sanh Tây Phương, hoa nở thấy Phật là vui.

- Cõi này nghe pháp rất khó. Tây Phương sáu trần đều thuyết pháp.

- Cõi này bị bạn ác lôi kéo, buộc ràng, chẳng thể thỏa lòng tu đạo. Tây Phương có các vị thượng thiện nhân tụ hội một chỗ.


(Giải) Nhất vãng phân biệt, Đồng Cư Ngũ Trược khinh, vô phần đoạn, bát khổ. Đản thọ bất bệnh, bất lão, tự tại du hành, thiên thực, thiên y, chư thiện tụ hội đẳng lạc. Phương Tiện thể quán xảo, vô trầm không trệ tịch chi khổ. Đản thọ du hý, thần thông đẳng lạc. Thật Báo tâm quán viên, vô cách biệt bất dung chi khổ, đản thọ vô ngại bất tư nghị lạc. Tịch Quang cứu cánh đẳng, vô Pháp Thân sấm lậu, chân thường lưu chú chi khổ, đản thọ xứng tánh viên mãn cứu cánh lạc. Nhiên Đồng Cư chúng sanh, dĩ trì danh thiện căn, phước đức đồng Phật cố, viên tịnh tứ độ, viên thọ chư lạc dã. Phục thứ, Cực Lạc tối thắng, bất tại thượng tam độ, nhi tại Đồng Cư. Lương dĩ thượng chi, tắc thập phương Đồng Cư tốn kỳ thù đặc. Hạ hựu khả dữ thử độ giảo lượng. Sở dĩ, phàm phu ưu nhập nhi thung dung, hoành siêu nhi độ việt. Phật thuyết khổ lạc, ý tại ư thử.
() 一往分別。同居五濁輕。無分段八苦。但受不病不老。自在遊行。天食天衣。諸善會等樂。方便體觀巧。無沉空滯寂之苦。但受遊戲神通等樂。實報心觀圓。無隔別不融之苦。但受無礙不思議樂。寂光究竟等。無法身滲漏。真常流注之苦。但受稱性圓滿究竟樂。然同居眾生。以持名善根福德同佛故。圓淨四土。圓受諸樂也。復次。極樂最勝。不在上三土。而在同居。良以上之。則十方同居。遜其殊特。下又可與此土較量。所以凡夫優入而從容。橫超而度越。佛說苦樂。意在於此。
(Giải: Phân biệt đại khái thì trong cõi Đồng Cư, Ngũ Trược nhẹ,

không có phần đoạn sanh tử và tám khổ, chỉ hưởng những điều vui như chẳng bệnh, chẳng già, du hành tự tại, thức ăn trời, áo trời, các vị thượng thiện nhân tụ hội v.v... Trong cõi Phương Tiện, khéo léo quán Thể, không có nỗi khổ vướng mắc, trầm trệ vào không tịch, chỉ hưởng những sự vui như du hý, thần thông v.v... Trong cõi Thật Báo, quán tâm viên mãn, không có sự khổ cách biệt, chẳng dung thông, chỉ hưởng sự vui không chướng ngại chẳng thể nghĩ bàn. Trong cõi Tịch Quang rốt ráo bình đẳng, không các nỗi khổ như Pháp Thân rò rỉ, chân thường tuôn chảy, chỉ hưởng sự vui viên mãn rốt ráo xứng tánh. Nhưng chúng sanh trong cõi Đồng Cư do thiện căn trì danh nên phước đức giống như Phật, thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi, hưởng trọn vẹn các điều vui. Hơn nữa, Cực Lạc tối thắng chẳng ở trong ba cõi trên mà là trong cõi Đồng Cư. Ấy là vì: Trên thì các cõi Đồng Cư trong mười phương phải nhường phần đặc biệt thù thắng; dưới thì nếu so sánh với cõi này (tức Sa Bà), [cõi Đồng Cư của thế giới Cực Lạc vượt trỗi mọi mặt]. Do vậy, phàm phu hễ được dự vào đó liền thong dong, vượt khỏi [tam giới] theo chiều ngang để được độ thoát. Đức Phật nói đến khổ và vui là nhằm ý này).
“Nhất vãng” chính là đại khái, [“nhất vãng phân biệt”] chính là nói đại khái tình trạng trong bốn cõi Tây Phương. “Đồng Cư Ngũ Trược khinh” là lời so sánh giữa Tây Phương thế giới và Sa Bà. Người đới nghiệp vãng sanh tuy đã khuất phục, nhưng chưa đoạn được Kiến Tư, họ thật sự có Ngũ Trược từ đời quá khứ, nhưng nhẹ hơn. Mức độ [Ngũ Trược] nhẹ nhàng ấy, nhân thiên thừa chẳng thể sánh bằng.

Vô Phần Đoạn, bát khổ”: Phần Đoạn là giai đoạn, tức là chia thành từng phần lớn, mỗi đời là một giai đoạn, đời kế tiếp lại là một giai đoạn nữa. [Chữ Phần Đoạn] này chỉ sự luân hồi. Nếu chia nhỏ ra thì mỗi sát-na là một giai đoạn, sanh diệt trong từng sát-na, dời đổi không ngừng.

Thời cổ, hoàn cảnh đơn thuần, lòng người nồng hậu, giác ngộ dễ dàng. Đối với thiện, ác, nhân quả, báo ứng, tai đã quen nghe tường tận, khởi tâm động niệm đều rất chú ý. Con người hiện thời cứ tưởng khoa học phát triển, những chuyện thiện ác, báo ứng đã nói từ trước đến giờ đều là mê tín, đến nỗi đạo đức chôn vùi, phong tục cõi đời ngày một đi xuống. Những chuyện này chẳng phải là hễ tin thì có, nếu chẳng tin bèn không còn nữa! Tục ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, bất thị bất báo, thời khắc vị đáo” (Thiện có thiện báo, ác có ác báo, chẳng phải không báo, chưa tới lúc thôi).

Tự tại du hành”: Du hành trong thế giới này tuy không bị hạn chế bởi khu vực, nhưng phải xin giấy thông hành, mà cũng chỉ giới hạn trong địa cầu. Sau khi sanh về Tây Phương, có thể đi đến bất cứ cõi nước nào, sánh với thế gian giống như trời với đất.

Thiên y, thiên thực”: Cuộc sống vật chất nơi Tây Phương là hết thảy cơm áo, sự cung ứng đều thuận theo lòng muốn. Người trong cõi Tây Phương vốn chẳng cần ăn uống, do tập khí của chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay, ăn uống đã trở thành thói quen. Do tập khí nên vẫn còn có ý niệm ăn uống.

Chư thiện tụ hội”: Cổ đức nói, trong cuộc sống của người thế gian đáng sợ nhất là người đồng hành. Người đồng hành là oan gia, có quan hệ rất lợi hại, khó tránh khỏi bị đôi bên ganh ghét. Thiện nhân ở Tây Phương tụ hội, nhất tâm tu đạo, trọn không có các nỗi khổ, mà có niềm vui trong bốn cõi.



“Phương Tiện thể quán xảo”: Người trong cõi Phương Tiện Hữu Dư

đã đoạn Kiến Tư phiền não, công phu niệm Phật sâu xa, đắc Sự nhất tâm bất loạn. “Thể Quán”: Trí huệ càng cao, sức lãnh ngộ mạnh mẽ, biết vạn pháp đều là Không, hết thảy pháp đều chẳng thể được. Trong thế giới Sa Bà, người Tiểu Thừa tu đến cảnh giới này thì được gọi là “nhập Thiên Chân Niết Bàn”. Chân tướng của nhân sinh và vũ trụ phải được quán sát từ ba phương diện là Thể, Tướng và Dụng. Thể là Không, tuyệt đối chẳng đạt được; Tướng là Có, để có thể hưởng thụ thì phải sử dụng Trung. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc đã biết sử dụng Trung, nhà Phật gọi đó là Trung Đạo, Nho gia gọi là Trung Dung. Đức Phật nói phàm phu sử dụng Hữu, vì thế, cảm nhận nhiều khổ não. Bậc Tiểu Thừa dùng Không, thường ở trong Định, chẳng khởi tác dụng, do vậy chìm đắm, trì trệ trong Không Tịch. Bồ Tát biết sử dụng Trung, chẳng vướng mắc vào hai bên [Có và Không], hết sức sống động, chỉ hưởng những niềm vui như du hý, thần thông v.v...



“Thật Báo tâm quán viên”: Trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm sử dụng Trung. Trong phần trước, tôi đã nói đến Thứ Đệ Tam Quán (lần lượt quán Không, Giả, Trung theo thứ tự). Ba môn Không Quán, Giả Quán, Trung Quán có thứ lớp, có sai khác, cho nên có nỗi khổ cách biệt, chẳng dung thông, Đại Thừa Bồ Tát [chưa đạt đến Sơ Địa trong Viên Giáo] là như thế đó. Nhất Tâm Tam Quán thì không có hiện tượng ấy, lấy bất cứ một pháp nào cũng đều là Không, là Giả, là Trung, ba tầng viên dung, không có nỗi khổ cách biệt, chẳng dung thông. Đấy chính là “Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại” như kinh Hoa Nghiêm đã nói. Bồ Tát cùng chúng ta hòa lẫn thành một khối, hòa quang đồng trần90, nhưng thụ dụng hoàn toàn khác hẳn. Lục căn của chúng ta tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài, có Khổ, Lạc, Ưu, Hỷ, Xả, nhưng Bồ Tát chẳng có, vì đã nhập cảnh giới không chướng ngại chẳng thể nghĩ bàn.

“Tịch Quang cứu cánh đẳng, vô Pháp Thân sấm lậu, chân thường lưu chú chi khổ” (Trong cõi Tịch Quang rốt ráo bình đẳng, không các nỗi khổ như Pháp Thân rò rỉ, chân thường tuôn chảy91): Cõi Tịch Quang cao nhất trong bốn cõi Tịnh Độ. “Pháp Thân sấm lậu” tức là trong Chân Như bổn tánh vẫn còn chưa sạch hết phiền não. Phật pháp nói đến Chân và Vọng, Chân là sẵn có, Vọng thì vốn không. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ, đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc”. Một câu này của Phật đã nói toạc căn bệnh của bọn phàm phu chúng ta. Tu học trong Phật pháp bất quá là trừ sạch vọng tưởng, chấp trước mà thôi; nhưng hãy cầu trừ Vọng, chớ nên tìm Chân. Chấp trước phát triển thành Ngã Chấp, phá Ngã Chấp liền chứng quả A La Hán. Nói cách khác, nếu có Ngã Chấp, sẽ chẳng thể thoát khỏi tam giới. Nếu có Pháp Chấp, sẽ chẳng thể kiến tánh. Pháp môn Đại Tiểu Thừa trong Phật pháp đều có thể giúp con người thoát khỏi tam giới. Ngã Chấp phát triển thành Phiền Não Chướng, Pháp Chấp phát triển thành Sở Tri Chướng. Phật pháp từ đầu đến cuối chỉ là phá hai chấp ấy mà thôi. Từ cõi Phương Tiện trở lên, không có Ngã Chấp, cõi Đồng Cư vẫn còn Ngã Chấp. Ngã Chấp không còn, Pháp Chấp đã phá được phần lớn, nhưng vẫn còn có chút thừa sót, đó gọi là “Pháp Thân sấm lậu” (Pháp Thân rò rỉ). Cõi Tịch Quang đoạn sạch Pháp Chấp, Chân Như bổn tánh hiển hiện viên mãn, sự thụ dụng của người trong cảnh giới ấy là “xứng tánh viên mãn cứu cánh lạc” (sự vui xứng tánh viên mãn rốt ráo). Đại Thừa Bồ Tát trong cõi Thật Báo đạt Lý nhất tâm bất loạn, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo và chư Phật đều có thể gọi là “xứng tánh”; tuy một đằng đã viên mãn, một đằng chưa viên mãn, nhưng đều là xứng tánh. Đại khái sự khổ và vui trong bốn cõi là như vậy.

“Nhiên Đồng Cư chúng sanh, dĩ trì danh thiện căn, phước đức đồng Phật cố, viên tịnh tứ độ, viên thọ chư lạc dã” (Nhưng chúng sanh trong cõi Đồng Cư, do thiện căn trì danh nên phước đức giống như Phật, thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi, hưởng trọn vẹn các niềm vui). Mấy câu chú giải này phải nhớ kỹ trong lòng, hết thảy các kinh luận, pháp môn khác không có điều này. Kinh này được xưng tụng là bậc nhất trong hết thảy kinh Phật chính là do đạo lý này. Chúng ta là đới nghiệp vãng sanh, nghiệp ấy chính là Ngã Chấp và Pháp Chấp, phương pháp được sử dụng là “tín, nguyện, trì danh”. Tin tưởng tuyệt đối A Di Đà Phật và Tây Phương thế giới, đấy là Tín. Nhất tâm nhất ý hướng về Tây Phương, mong thấy A Di Đà Phật, đó là Nguyện. Trọn đủ Tín và Nguyện như thế, niệm một câu Phật hiệu, đó là Trì. Thiện căn, phước đức của người trì danh niệm Phật giống như A Di Đà Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật. Mười phương ba đời hết thảy chư Phật tu hành cho đến cuối cùng thành Phật đều là do niệm Phật mà thành Phật.

“Viên tịnh tứ độ”: Viên (圓) là viên mãn, chẳng có mảy may thiếu khuyết nào! Đẳng Giác Bồ Tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, chẳng thể gọi là viên mãn, nhưng chúng ta đới nghiệp vãng sanh liền có thể thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi, hưởng trọn các niềm vui. Ngẫu Ích đại sư nói những lời này có quá lố hay không? Xin quý vị đọc bốn mươi tám lời nguyện trong chương sáu của kinh Vô Lượng Thọ sẽ thấy là đúng hay là sai! Đại sư dựa theo kinh điển để nói; ngày nay chúng ta gặp được bộ kinh này đúng là cơ hội khó gặp trong ngàn năm mà ta nay may mắn gặp được.

“Cực Lạc tối thắng, bất tại thượng tam độ, nhi tại Đồng Cư” (Cực Lạc tối thắng không do ba cõi trên, mà là do cõi Đồng Cư). Vì sao đức Phật nói Cực Lạc là tối thắng? “Chán khổ, cầu vui” là chuyện thường tình của con người. Tục ngữ có câu “nhất ẩm, nhất trác, mạc phi tiền định” (một miếng ăn, một hớp uống, không gì chẳng phải đã định sẵn). Phú quý, cùng quẫn, hanh thông cho đến sanh tử đều có số mạng sẵn. Cầu là vọng tưởng, cầu thần thánh ban ơn, cầu Thượng Đế giáng phước, đều là mê tín, không giúp được gì! Đức Phật dạy chúng ta, muốn cầu quả báo tốt, chỉ có tu phước, tích đức. Tu nhân sẽ đắc quả: Tài Thí đắc của cải, Pháp Thí đắc thông minh, trí huệ, Vô Úy Thí đắc khỏe mạnh, trường thọ. Chớ nên tiếc của, mà cũng đừng tham của. Đấy là tiểu nhân tiểu quả thế gian! Niệm Phật là đại phước đức tối thượng khôn sánh, trực tiếp dùng thiện nhân, thiện quả do A Di Đà Phật đã tu hành trong vô lượng kiếp để chính mình tu nhân trong hiện tại. Quả báo của niệm Phật là có thể vượt thoát luân hồi lục đạo. Sanh về Tây Phương sẽ có thể thành Phật ngay trong thân này. Hết thảy các cõi Phật trong mười phương đều có bốn cõi Tịnh Độ, nhưng các cõi Phàm Thánh Đồng Cư trong đó đều thua cõi Đồng Cư của Tây Phương một bậc. Phàm phu trong thế giới Sa Bà muốn vượt thoát lục đạo là chuyện hết sức khó khăn, đoạn hết phiền não thì mới có thể vượt thoát. Tứ Thiền, Bát Định mới có thể khống chế phiền não chẳng cho nó khởi tác dụng. Tầng trời cao nhất trong Tứ Không Thiên là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên có thể khống chế phiền não trong tám vạn đại kiếp, thuộc về Thiền Định thế gian. Đạt đến Cửu Thứ Đệ Định, thành A La Hán mới thoát khỏi tam giới, thật chẳng dễ dàng! Như nay chỉ cần đầy đủ Tín - Nguyện - Hạnh, thật thà niệm Phật, liền có thể vượt thoát tam giới theo chiều ngang, chẳng cần phải trải qua Tứ Thiền Bát Định, muôn người tu, muôn người vãng sanh. Dẫu tạo tội Ngũ Nghịch, Thập Ác mà nếu quả báo còn chưa hiện tiền thì vẫn có thể thong dong tiến nhập Tây Phương thế giới.

(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thụ, giai thị tứ bảo, châu táp vi nhiễu. Thị cố bỉ quốc, danh vi Cực Lạc.
() 又舍利弗。極樂國土。七重欄楯。七重羅網。七重行樹。皆是四寶。周匝圍繞。是故彼國。名為極樂。

(Chánh kinh: Lại này, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc bảy tầng lan can, bảy tầng lưới giăng, bảy tầng hàng cây, đều bằng bảy báu vây quanh trọn khắp. Vì thế, cõi ấy tên là Cực Lạc).
Đoạn kinh này nói rõ sự vui thuộc về địa lợi trong Tây Phương thế giới, cũng chính là hoàn cảnh cư trú. Nếu các vị có thời gian rảnh rỗi, có thể sang thăm Hoàng Cung tại Bắc Kinh bên Đại Lục, kiến trúc của nó từng hàng lan can. “Lan thuẫn” chính là lan can, Lan (欄) là [những thanh chắn đặt nằm] theo chiều ngang, Thuẫn (楯) là [những thanh chắn dựng] theo chiều dọc. Tôi chưa được thấy “la võng” (lưới mành) tại Trung Quốc, nhưng ở Nhật Bản thì vẫn còn. Phật giáo Nhật Bản cũng rất hưng thịnh, gìn giữ chùa miếu hết sức tốt đẹp. Khi tôi sang thăm Nhật Bản, chẳng thể nào không bội phục dân tộc ấy. Họ toàn tâm toàn lực hấp thụ văn minh khoa học kỹ thuật của Tây Phương, nhưng bảo vệ, giữ gìn những kiến trúc cổ cố hữu của chính mình hết sức hoàn chỉnh. Chùa miếu của họ đều là kiến trúc từ thời Đường, thời Tống, kết cấu kiến trúc theo mô thức thời Hán, thời Đường, điện vũ rất lớn mà chẳng dính một hạt bụi nào. Những vật liệu được dùng [để xây cất] nếu bị tổn hoại thì khi trùng tu vẫn dùng những vật liệu giống hệt như vậy để khôi phục nguyên trạng. Điện vũ rộng rãi, đồ sộ, ngăn nắp, sạch sẽ, chẳng thể nào không khiến cho người khác kính phục. Chúng tôi thấy rồi bèn sanh tâm hổ thẹn, nhất là vì phong tục theo cổ lễ Trung Quốc thì ngay tại Trung Quốc đã chẳng còn thấy nữa, nhưng phương thức sinh hoạt giống như sách Lễ Ký đã chép vẫn còn được bảo tồn tại Nhật Bản. Y phục của người Nhật mặc được gọi là “Hòa phục” (Wafuku), còn gọi là “Ngô phục” (Gofuku), tức là [y phục] theo cách thức của xứ Ngô Việt vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, một mực bảo tồn đến tận bây giờ. [Cách phục sức ấy] tại Trung Quốc đã tuyệt tích, lòng yêu mến và bảo tồn cổ tích của họ quả thật là hạng nhất trên thế giới. Trong những ngôi chùa miếu lớn ở Nhật Bản, chúng tôi trông thấy “la võng” bện bằng những sợi đồng để bảo vệ kèo cột. Kèo cột đều là những tác phẩm nghệ thuật cao cấp, ngoài ra, “la võng” lại còn có thể ngăn chim sẻ làm tổ.

Thất trùng hàng thụ”, “hàng thụ” là cây cối. Chữ “thất” chỉ bốn phương, trên, dưới và chính giữa, tượng trưng cho ý nghĩa viên mãn, hoàn toàn chẳng phải là con số. Ngẫu Ích đại sư nói “thất” biểu thị “thất khoa đạo phẩm”; “tứ bảo” biểu thị “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”, đều nhằm biểu thị pháp, nhưng sự biểu thị chẳng phải chỉ có vậy. Những nghĩa trên đây đều được giảng tường tận trong kinh Vô Lượng Thọ.


(Giải) “Thất trùng” biểu thất khoa đạo phẩm, “tứ bảo” biểu Thường, Lạc, Ngã, Tịnh tứ đức. “Châu táp nhiễu” giả, Phật, Bồ Tát đẳng vô lượng trụ xứ dã, giai tứ bảo, tắc tự công đức thâm. “Châu táp vi nhiễu” tắc tha hiền thánh biến, thử Cực Lạc chân nhân duyên dã.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương