PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang11/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32

() 階道四寶。異磚石。陛級名階。坦途曰道。重屋為樓。岑樓名閣。七寶樓閣。異此方土木丹青也。樓閣是住處。及法會處。但得寶池。蓮胞開敷。便可登四岸。入法會。見佛聞法也。華輪者。輪王金輪。大四十里。且舉最小者言。若據觀經。及無量壽會。大小實不可量。由同居淨土。身相不等故也。青色名優缽羅。黃色名拘勿頭。赤色名缽頭摩。白色名芬陀利。由生身有光。故蓮胞亦有光。然極樂蓮華。光色無量。此亦略言耳。微妙香潔。略歎蓮華四德。質而非形曰微。無礙曰妙。非形則非塵。故潔也。蓮胞如此。生身可知。
(Giải: Bậc lên, lối đi bằng bốn báu nhằm phân biệt khác [với cõi này, bậc lên, lối đi] bằng gạch, đá. Có tầng bậc gọi là Giai, đường bằng phẳng gọi là Đạo. Nhà nhiều tầng là Lâu, lầu cao là Các. Lầu gác bằng bảy báu, khác với phương này, lầu các được dựng bằng đất, gỗ, sơn màu xanh đỏ. Lầu gác là chỗ ở và nơi cử hành pháp hội. Nhưng hễ được sanh vào ao báu, thì khi búp sen nở, liền có thể lên bốn bờ, vào pháp hội, thấy Phật, nghe pháp. Hoa sen to như bánh xe: Kim luân của Chuyển Luân thánh vương to bốn mươi dặm. Hơn nữa, ở đây chỉ nêu ra hoa nhỏ nhất. Nếu căn cứ theo Quán Kinh và pháp hội Vô Lượng Thọ [trong kinh Đại Bảo Tích] thì hoa sen lớn hay nhỏ thật sự chẳng thể lường được, vì thân tướng [của những người] trong cõi Đồng Cư khác nhau. Hoa sen màu xanh gọi là Ưu Bát La (Utpala), hoa màu vàng gọi là Câu Vật Đầu (Kumuda), hoa đỏ gọi là Bát Đầu Ma (Padma), hoa trắng gọi là Phân Đà Lợi (Pundarīka). Do thân của người sanh về đó có quang minh nên búp sen cũng có quang minh. Nhưng hoa sen trong Cực Lạc màu sắc và quang minh vô lượng, ở đây cũng chỉ là nói đại lược mà thôi. “Vi diệu hương khiết” là từ ngữ khen ngợi đại lược bốn đức của hoa sen. Có chất mà không có hình thì gọi là Vi. Vô ngại là Diệu. Không có hình thì không có trần, nên là Khiết. Búp sen như thế thì thân của người được vãng sanh [cứ suy theo đó] sẽ có thể biết được).
Chung quanh ao bảy báu là đường đi, đều bằng bảy báu tạo thành. Lâu () có hai tầng, còn Các () có hai, ba tầng như hình bảo tháp, trên đỉnh nhỏ dần. Những vật liệu xây dựng đều bằng bảy báu. Lâu các là nơi ở, mà cũng là chỗ để giảng kinh, thuyết pháp. Chúng sanh từ mười phương thế giới sanh về Tây Phương đều là liên hoa hóa sanh. Hoa sen ở trong ao bảy báu. Hoa nở, thấy Phật, ngộ Vô Sanh, cảnh giới ấy là cõi Thật Báo Trang Nghiêm, đều thuộc về cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ, thấy được Báo Thân của Phật. Khi hoa chưa nở cũng được thấy Phật, nhưng thấy Ứng Hóa Thân của Phật. Chính mình chưa tu đến cảnh giới ấy, nhưng nhờ bổn nguyện, oai thần của A Di Đà Phật gia trì, cũng có hưởng thụ cõi Thật Báo. Nếu có thể “hoa nở, thấy Phật” thì chính mình thật sự đạt đến cảnh giới ấy.

Kinh nói hoa sen to như bánh xe. Trong lời chú giải có nói [bánh xe ở đây là] kim luân (bánh xe vàng) của Luân Vương (Cakra-varti-ràja: Chuyển Luân Thánh Vương) to bốn mươi dặm. Ở đây, lời chú giải cho biết trên thế giới có người thống trị, được gọi là Luân Vương, ông ta là người thống trị toàn thế giới. Trong lịch sử, chưa có Luân Vương xuất hiện. Đức Phật nói Luân Vương thống trị một đơn vị thế giới được mặt trời, mặt trăng chiếu sáng, gồm bốn đại bộ châu, lấy núi Tu Di làm trung tâm, mặt trời, mặt trăng xoay quanh núi Tu Di. Trước kia, người ta thường nghĩ một thế giới là một hệ Thái Dương, lấy mặt trời làm trung tâm. Trên thực tế, kinh nói lấy núi Tu Di làm trung tâm. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cho rằng mặt trời xoay quanh hệ Ngân Hà, trung tâm của hệ Ngân Hà được các nhà Thiên Văn Học gọi là lỗ đen (black hole)97. Cái lỗ đen ấy có thể là núi Tu Di. Nếu thuyết ấy là sự thật thì một đơn vị thế giới chính là một hệ Ngân Hà. Người thống trị cả một hệ Ngân Hà gọi là Kim Luân Vương. Người cai quản ba phần tư hệ Ngân Hà là Ngân Luân Vương. Cai quả một nửa hệ Ngân Hà là Đồng Luân Vương. Người cai quản một phần tư hệ Ngân Hà là Thiết Luân Vương. Tuy các vị vua này tồn tại, chúng ta cũng không thấy họ được. Luân vương có một vật báu, Ngài thường dùng nó làm phương tiện giao thông, trong một ngày đêm có thể tuần tra giáp vòng hệ Ngân Hà.

Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Kinh đều nói phàm ai sanh về Tây Phương thế giới thì thân thể, dung mạo, sự thụ dụng của người đó sẽ được A Di Đà Phật gia trì, đều cùng giống hệt, chỉ riêng hoa sen là lớn hay nhỏ khác nhau; bởi lẽ, hoa sen lớn hay nhỏ là do công phu niệm Phật của chính mình sai khác. Do vậy, Ngẫu Ích đại sư nói: “Được vãng sanh hay không, hoàn toàn do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp, hoàn toàn do trì danh sâu hay cạn”. Hoa sen và phẩm vị có quan hệ mật thiết.

Người ở Tây Phương thế giới thân có quang minh, hoa sen cũng có quang minh. Quang minh có vô lượng màu, ở đây chỉ nói có bốn màu là nói đại lược. Hoa sen vi diệu thơm sạch, cũng bằng các chất báu hợp thành, hình dạng tùy theo niệm lực mà lớn hay nhỏ khác nhau. Hết thảy thụ dụng trong Tây Phương không gì chẳng thuận theo lòng muốn, tự tại vô ngại chẳng thể nghĩ bàn, dẫu có hình sắc cũng thông suốt vô ngại, tức là “Sự Sự vô ngại” như kinh Hoa Nghiêm đã nói. Cảnh giới từ chư thiên trở lên đã là Sự Sự vô ngại, huống hồ sự trang nghiêm nơi quả địa Như Lai này! Chúng sanh trong mười phương thế giới nghe nói danh hiệu A Di Đà Phật, biết ở phương Tây có một thế giới tên Cực Lạc. Nếu có thể tin tưởng, phát nguyện, niệm Phật cầu sanh thì trong ao bảy báu ở Tây Phương sẽ trổ một búp sen, trên hoa có ghi tên họ của chính mình. Chúng ta niệm Phật trong nhân gian, hoa sen trong ao bảy báu sẽ càng niệm càng lớn dần. Nếu đổi sang tin tưởng pháp môn khác hoặc tham Thiền, hoặc học Mật, hoa ấy liền khô héo. Hết thảy cảnh sắc trong Tây Phương thế giới đều là bất sanh bất diệt, chỉ riêng hoa sen là biến hóa vô thường. Trong Đại Kinh (kinh Vô Lượng Thọ) có nói các thứ báu trong Tây Phương thế giới không chỉ quang minh, màu sắc vi diệu mà còn có mùi thơm. Vì thế, Tây Phương còn được gọi là Hương Quang Trang Nghiêm (cõi được trang nghiêm bằng hương thơm và quang minh), quả thật là cảnh tượng tột bậc mầu nhiệm. Hoa sen không có hình dạng nhất định, tuy biến hóa, hiện hữu, nhưng trọn chẳng phải là Sắc Trần. Vì thế, không bị ô nhiễm, thuần là khiết tịnh, chỉ do tâm hiện ra. Hoa sen thù thắng viên mãn như thế chính là chỗ để [người vãng sanh] sanh vào. Vì thế, thân thể, sắc tướng của người ấy so với hoa sen càng thù thắng hơn nữa!


(Kinh) Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

(Giải) Minh thượng trụ xứ, sanh xứ, chủng chủng trang nghiêm, giai thị A Di Đà Phật đại nguyện, đại hạnh, xứng tánh công đức chi sở thành tựu. Cố năng biến nghiêm tứ chủng Tịnh Độ, phổ nhiếp thập phương tam thế nhất thiết phàm thánh, linh vãng sanh dã. Phục thứ, Phật dĩ đại nguyện, tác chúng sanh đa thiện căn chi nhân, dĩ đại hạnh, tác chúng sanh đa phước đức chi duyên, linh tín nguyện trì danh giả niệm niệm thành tựu như thị công đức, nhi giai thị dĩ thành, phi kim, phi đương.
() 舍利弗。極樂國土成就如是功德莊嚴。

  () 明上住處生處。種種莊嚴。皆是阿彌陀佛。大願大行。稱性功德之所成就。故能遍嚴四種淨土。普攝十方三世一切凡聖。令往生也。復次佛以大願。作眾生多善根之因。以大行。作眾生多福德之緣。令信願持名者。念念成就如是功德。而皆是已成。非今非當。


  (Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế đấy.

Giải: Câu này nói rõ các thứ trang nghiêm nơi chỗ ở và chỗ sanh về đều được thành tựu bởi đại nguyện, đại hạnh và công đức xứng tánh của A Di Đà Phật. Vì thế, có thể trang nghiêm trọn khắp bốn thứ Tịnh Độ, có thể nhiếp khắp hết thảy phàm thánh trong mười phương thế giới vãng sanh. Lại nữa, Phật dùng đại nguyện để làm cái nhân nhiều thiện căn cho chúng sanh, dùng đại hạnh để làm cái nhân lắm phước đức cho chúng sanh, khiến những kẻ tín nguyện trì danh trong mỗi niệm thành tựu công đức như thế, [những công đức như thế] đều là đã thành, chứ không phải là trong hiện tại hay tương lai mới thành).

Chỗ ở trong Tây Phương thế giới là đại hoàn cảnh, còn chỗ để thọ sanh là tiểu hoàn cảnh, đều được thành tựu bởi đại nguyện đại hạnh và công đức xứng tánh của A Di Đà Phật. Nói theo mặt Lý, trí huệ, đức năng, tài nghệ của mười phương chư Phật đều là bình đẳng, bổn nguyện độ sanh cũng giống nhau, nhưng phương pháp tiếp dẫn chúng sanh hoàn toàn khác biệt. Do duyên bất đồng nên A Di Đà Phật đặc biệt hữu duyên với mười phương chúng sanh. Duyên liên quan đến nguyện. Tuy hằng ngày niệm câu “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện, nhưng trên thực tế, [chúng ta] hoàn toàn không có tâm lượng ấy. Chỉ nghĩ độ chúng sanh trong thành của mình hay trong nước của mình là đã khá lắm rồi, nhưng vẫn còn hữu hạn. Mỗi một vị Phật lấy một đại thiên thế giới làm khu vực giáo hóa, chỉ riêng A Di Đà Phật nguyện lực vô lượng vô biên, không có giới hạn. Lúc Ngài còn tu nhân, đã phát nguyện không giống những vị Phật khác. Hết thảy chư Phật có duyên với một thế giới nào đó, liền đến thế giới ấy để hóa độ chúng sanh. Nhưng thế giới được Phật giáo hóa ấy vốn đã có sẵn, ắt [chư Phật] phải dời sang thế giới ấy để biến lời phát nguyện thành sự thật. Tây Phương thế giới là do A Di Đà Phật sáng tạo, phàm những ai muốn sanh sang đấy phải hội đủ điều kiện là “tín, nguyện, trì danh, trong tâm thanh tịnh”. Nếu không, sẽ chẳng có hy vọng vãng sanh.

A Di Đà Phật nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn, rộng lớn, bao la, sâu thẳm, tích lũy công đức, do công đức xứng tánh lưu lộ từ Chân Như bổn tánh mà thành tựu. Nói theo Lý, thế giới này của chúng ta là xứng tánh, nhưng nói theo Sự thì chẳng xứng tánh; bởi lẽ, bổn tánh của chúng ta có chướng ngại, có Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh. Mọi sự, mọi vật quả thật xứng tánh, nhưng rọi qua ba thứ phiền não ấy, đều bị biến chất, khác hẳn Chân Tánh. Công đức xứng tánh ở Tây Phương được bổn nguyện, oai thần của A Di Đà Phật gìn giữ. Người từ mười phương sanh về Cực Lạc, ai nấy đều được tự tại, đều có thể tự độ. Do vậy, ở Tây Phương, ba thứ phiền não chẳng sanh, hết thảy những thứ xứng tánh chẳng bị biến chất. Đồng thời, [cõi Cực Lạc thành tựu trang nghiêm] cũng là do oai thần của mười phương hết thảy chư Phật Như Lai gia trì A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc, cũng như gia trì mỗi một người niệm Phật vãng sanh. Trong hết thảy các cõi Phật, chỉ có Tây Phương Cực Lạc thế giới là vĩnh viễn giữ được công đức xứng tánh, không bị biến chất mảy may, đúng là chẳng thể nghĩ bàn. Thế giới này của chúng ta là uế độ, xã hội rất loạn, phong khí bại hoại, tham ăn của hối lộ, làm việc trái pháp, chỗ nào cũng đều như thế. Do vậy, người thông minh thật sự giác ngộ liền buông xuống hết thảy, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Phật Di Đà do đại nguyện, đại hạnh, sáng lập một trường sở tu học tốt đẹp, có bốn thứ Tịnh Độ trang nghiêm trọn khắp, viên dung vô ngại, nhiếp trọn khắp hết thảy phàm thánh trong mười phương ba đời sanh về đấy. Ngay cả Phật cũng muốn vãng sanh [Cực Lạc]. Tông Thiên Thai nói những quả vị Phật trong Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, trừ quả vị Phật trong Viên Giáo ra, những quả vị trong ba giáo Tạng, Thông, Biệt đều đã chứng quả nhưng chưa viên mãn, cũng muốn vãng sanh.

Có nguyện thì ắt phải có hạnh, bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật đều đã viên mãn; Ngài đã thành Phật mười kiếp, chứng tỏ mỗi một nguyện đều được thực hiện viên mãn. Cùng một đạo lý, chúng ta hiện thời đang tu nhân, nguyện đã phát cũng phải được thực hiện, tận tâm tận lực làm, tuyệt đối chớ nên nói xuông, mà phải thật sự có trí huệ, phương tiện thiện xảo thì mới có thể tương ứng với Phật đôi chút. Kinh dạy: “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh về cõi ấy”. Người học pháp môn này rất nhiều, người vãng sanh ít ỏi. Lắng lòng quán sát sẽ thấy là do thiện căn, phước đức chẳng đủ. Niệm Phật là phải biến thiện căn, phước đức của A Di Đà Phật thành thiện căn, phước đức của chính mình, biến như thế nào, đó là vấn đề. Kinh Vô Lượng Thọ dạy “người thiện căn, phước đức chín muồi sẽ chịu tiếp nhận, còn kẻ chưa chín muồi, có đưa cho họ, họ cũng chẳng muốn”. Thiện căn, phước đức chín muồi tuyệt đối chẳng phải là ngẫu nhiên. Trong kinh Vô Lượng Thọ, vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả trong đời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật, nghe Phật Thích Ca giảng kinh Vô Lượng Thọ bèn mong mỏi trong tương lai chính mình sẽ thành Phật giống hệt A Di Đà Phật, nhưng hoàn toàn chẳng phát nguyện vãng sanh. Thiện căn cúng dường bốn trăm ức Phật vẫn chưa đủ, chưa thể khơi gợi bọn họ phát ra lòng tin chân thật, nguyện thiết ra, thật là khó nói! Có những người vừa nghe nói pháp môn Niệm Phật liền lập tức tiếp nhận, sốt sắng phụng hành, tin giữ không sai chạy, phần nhiều là hạng ông già bà cả ăn chay trong làng quê! Những người ấy từ vô thỉ kiếp đến nay đã cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai, thiện căn, phước đức đã chín muồi, đã đem thân, tâm, thế giới, buông xuống hết thảy. Một niệm tương ứng với đại nguyện, đại hạnh của A Di Đà Phật, thiện căn, phước đức của chính mình đã chín muồi, đồng thời lại tiếp nhận thiện căn, phước đức của A Di Đà Phật để tăng thêm cho bản thân, lẽ đâu họ chẳng vãng sanh? Biểu hiện của sự chín muồi thật sự thì thứ nhất là hoan hỷ, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có chuyện gì khiến họ hoan hỷ. Niệm Phật như thế sẽ có thể biến bổn nguyện của A Di Đà Phật thành thiện căn tăng thượng của chính mình, biến đại hạnh của A Di Đà Phật thành phước đức tăng thượng của chính mình.

Phi kim, phi đương” có nghĩa là công đức của A Di Đà Phật đã thành tựu viên mãn, chẳng phải là hiện thời mới tu, cũng chẳng phải là sẽ tu trong tương lai, [công đức của Phật] khiến cho người tín nguyện trì danh, niệm niệm thành tựu công đức giống hệt như thế. Trong lúc này, người niệm Phật còn chưa vãng sanh, còn đang trong thời gian tu hành, “một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Nếu tương ứng thì tâm của hành nhân sẽ giống như tâm Phật.
(Giải) Thử tắc dĩ A Di chủng chủng trang nghiêm, tác tăng thượng bản chất, đới khởi chúng sanh tự tâm chủng chủng trang nghiêm, toàn Phật tức sanh, toàn tha tức tự, cố viết: “Thành tựu như thị công đức trang nghiêm”.
() 此則以阿彌種種莊嚴。作增上本質。帶起眾生自心。種種莊嚴。全佛即生。全他即自。 故曰成就如是功

嚴。
(Giải: Đây chính là dùng các thứ trang nghiêm của A Di Đà Phật để làm bản chất tăng thượng nhằm dẫn khởi những thứ trang nghiêm trong tự tâm của chúng sanh. Toàn thể Phật chính là chúng sanh, toàn thể Tha chính là Tự. Vì thế, nói: “Thành tựu công đức trang nghiêm như thế đấy”).
Trong Phật pháp, kinh luận, tông phái tuy nhiều, nhưng quy nạp lại thì chẳng ngoài hai tông là Tánh và Tướng, cũng tức là hai tông Không và Hữu. Ở đây, đại sư nói các thứ trang nghiêm của A Di Đà Phật đều được thành tựu bởi công đức xứng tánh của A Di Đà Phật; điều này thuộc về Tánh Tông. Nói “làm bản chất tăng thượng nhằm dẫn khởi những thứ trang nghiêm trong tự tâm của chúng sanh” thì thuộc về Tướng Tông. Nói tới bản chất và dẫn khởi thì tôi nêu lên một tỷ dụ. Giống như cuộn phim trong máy chụp hình, đó là bản chất, là rỗng rang. [Ánh sáng] chiếu qua một tấm phim thì hình ảnh [trong tấm phim ấy] bèn được in ra, trở thành một tấm hình. Đấy chính là sự trang nghiêm [trong tự tâm của chúng sanh] được dẫn khởi. Chúng ta đọc ba kinh một luận Tịnh Độ, trong tâm ta vốn chẳng có thế giới Cực Lạc, nghe kinh xong, trong tâm liền nẩy sanh ấn tượng về thế giới Cực Lạc. Duyên có bốn thứ, tức là Thân Nhân Duyên, Vô Gián Duyên, Sở Duyên Duyên và Tăng Thượng Duyên98:

1) Thân Nhân Duyên chính là chân tâm bản tánh của chính mình chẳng hai, chẳng khác với hết thảy chư Phật. Tự tánh đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm. Trong bản tánh chứa đựng những chủng tử, không gì chẳng bao gồm. Y báo, chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, hết thảy vạn pháp đều do tánh của chính mình biến hiện ra. Đấy chính là những thứ sẵn có trong Chân Như bản tánh. Nếu chỉ có mình Thân Nhân Duyên mà không có ba thứ duyên sau đó thì cũng chẳng có cách nào kết quả. Nhà Phật nói nhân quả, nhưng thật ra là “nhân duyên quả”. Hết thảy pháp đều thuộc về duyên sanh, nhưng chẳng nói là “nhân sanh” vì nếu có nhân mà chẳng có duyên thì cũng chẳng thể sanh được.

2) Loại thứ hai là Thứ Đệ Duyên, còn gọi là Vô Gián Duyên. Chúng sanh và Phật khác nhau, Phật không có vọng niệm, chánh niệm vĩnh viễn chẳng đoạn. Chúng ta có vọng niệm, biến đổi trong từng sát-na.

3) Loại thứ ba là Sở Duyên Duyên, lại càng khác biệt. Đức Phật duyên vào Thường Tịch Quang, chúng ta duyên theo thiên biến vạn hóa.

4) Loại thứ tư là Tăng Thượng Duyên. Chúng ta nghĩ đến tham, sân, si, mạn, yêu ma, quỷ quái liền làm Tăng Thượng Duyên cho chúng ta. Nghĩ đến Phật, Phật liền làm Tăng Thượng Duyên cho chúng ta. Vật tụ họp theo từng loài, người họp theo bầy. Các thứ trang nghiêm trong Tịnh Độ do A Di Đà Phật biến hiện tạo thành Tăng Thượng Duyên hết sức thù thắng, dẫn khởi ba thứ duyên kia (tức Thân Nhân Duyên, Vô Gián Duyên và Sở Duyên Duyên) của chúng ta, khiến cho tánh đức của chúng ta chẳng hai, chẳng khác với tánh đức của A Di Đà Phật, tánh đức hoàn toàn lưu lộ. A Di Đà Phật nêu gương, đó là “bản chất”. Như bốn mươi tám nguyện trong kinh Vô Lượng là bản chất của A Di Đà Phật. Chúng ta đọc thuộc bốn mươi tám nguyện, hiểu rõ bốn mươi tám nguyện, sau đó chúng ta học theo A Di Đà Phật, cũng phát đại nguyện như thế, dẫn khởi những nguyện nơi tâm tánh của chúng ta biến hiện [thành các sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo].

Toàn Phật tức sanh, toàn Tự tức Tha”: Ý nghĩa này rộng lớn vô biên, không có cùng tận. Ví dụ như nói: “Toàn Sự tức Lý, toàn Tánh tức Tướng” thì cũng là đồng nghĩa. Nếu khế nhập cảnh giới ấy thì chẳng những không có phiền não, mà sanh tử cũng không. Ngộ đạo lý này thì chính là Phật, Bồ Tát, mê đạo lý này thì chính là phàm phu. Hễ ngộ thì là Nhất Chân pháp giới, hễ mê thì là mười pháp giới. Mê càng sâu, càng sẽ đọa xuống. Chữ “toàn Phật” chỉ bản chất của Phật và các thứ trang nghiêm nơi y báo và chánh báo trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tánh đức của mỗi một người vãng sanh hoàn toàn chưa hiển lộ, trông thấy cảnh giới của A Di Đà Phật thì tánh đức của họ sẽ tự nhiên dấy động. Tây Phương thế giới là như vậy, mà thế giới hiện tại của chúng ta (tức thế giới Sa Bà) cũng chưa bao giờ chẳng giống như vậy. Hiện thời, chúng ta dùng nghiệp lực của mọi người làm “bản chất tăng thượng”; cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của mọi người trong hiện tại đều chẳng phải là thiện nghiệp. Bản thân chúng ta vốn sẵn tốt lành, nhưng ở trong Sa Bà đã lâu, tự nhiên bị nhiễm rất nhiều tập khí ác, đấy là vì hoàn cảnh xui khiến như vậy. Tây Phương thế giới A Di Đà Phật tự tánh viên mãn, lấy tánh đức ấy làm bản chất cho chúng ta. Do vậy, hễ sanh về Tây Phương, chẳng mấy chốc, chúng ta sẽ được huân nhiễm, trở thành có phẩm đức thù thắng. Tây Phương thế giới khác biệt những thế giới khác ở chỗ này. Chữ Tha trong câu “toàn Tha tức Tự” chỉ A Di Đà Phật, tức là Tự Tánh Di Đà. Đấy là quả, cho nên nói: “Thành tựu như thị công đức trang nghiêm” (thành tựu công đức trang nghiêm như thế). Đại sư sử dụng văn tự không nhiều, nhưng giảng giải Tây Phương thế giới, bất luận Sự hay Lý, Tánh hay Tướng, đều giảng hết sức thấu triệt. Quả thật là một bộ sách hay, khó có!


(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thường tác thiên nhạc, hoàng kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn Đà La hoa. Kỳ độ chúng sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thịnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.
() 又舍利弗。彼佛國土。常作天樂。黃金為地。晝夜六時。雨天曼陀羅華。其土眾生。常以清旦。各以衣。盛眾妙華。供養他方十萬億佛。即以食時。還到本國。飯食經行。
  (Chánh kinh: Lại này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy thường tấu nhạc trời, vàng ròng làm đất. Ngày đêm sáu thời tuôn mưa hoa Mạn Đà La. Chúng sanh cõi ấy, thường vào sáng sớm, ai nấy dùng lẵng đựng hoa, đựng các hoa đẹp, cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác. Liền trong khoảng bữa ăn, trở về nước mình, dùng cơm xong đi kinh hành)
Tây Phương thế giới thường có nhạc trời tấu trên không trung, tùy theo ý thích của từng người mà nghe loại âm nhạc mình yêu thích. Mặt đất và đường đi đều phủ vàng ròng. “Trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn Đà La hoa” (Ngày đêm sáu thời, tuôn mưa hoa Mạn Đà La). Đức Phật thuận theo quan niệm về thời gian của chúng sanh trong cõi này (Sa Bà) mà nói “ngày đêm sáu thời” chứ thật ra, ở Tây Phương không có ngày đêm!

Mạn Đà La” (Māndārava, Mandāraka) là tiếng Phạn, dịch nghĩa là “Thích Ý”, tức là thấy và nghe đều đẹp ý mình. Về tình trạng sinh sống của chúng sanh cõi ấy, họ có thần thông rộng lớn, thường vào lúc sáng sớm, ai nấy dùng lẵng đựng hoa đựng các loại hoa đẹp, cúng dường mười vạn ức Phật trong những phương khác. “Mười vạn ức” ở đây cũng là nói phương tiện, chứ thật ra chẳng phải chỉ có mười vạn ức, [nói như vậy] nhằm thích hợp với những người vãng sanh từ thế giới Sa Bà, tình ý rất sâu, chẳng bỏ được quê nhà, mỗi ngày đều có thể quay về nhìn ngó, đồng thời cúng dường mười vạn ức Phật ở những phương khác. Đủ thấy họ có thuật phân thân. Những người vãng sanh Tây Phương đều có năng lực này. Cúng Phật phước đức lớn nhất, mỗi ngày nghe Phật thuyết pháp, thiện căn, phước đức ngày ngày tăng trưởng, chúng ta cũng chẳng thể nào tưởng tượng được. Tại Tây Phương thành Phật dễ dàng, đạo lý là ở chỗ này. Từ kinh điển, chúng ta đọc thấy khi Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh, thuyết pháp, trong thính chúng có người vừa nghe một nửa bộ kinh đã chứng quả. Nếu nghe hết thảy chư Phật thuyết pháp, lẽ đâu chẳng đại triệt đại ngộ? Sanh về các cõi Phật khác, chỉ nghe một vị Phật thuyết pháp, còn tại Tây Phương có thể tham lễ, nghe kinh, nghe pháp với khắp các vị Phật, chẳng thể so sánh được! Sáng dậy đi cúng dường chư Phật, lúc quay trở về nhằm đúng lúc ăn cơm trưa. Ăn xong tản bộ, cuộc sống tiêu dao, tự tại. Vãng sanh Tây Phương thì phạm vi hoạt động là tận hư không, trọn pháp giới, nguyện lực tương ứng với A Di Đà Phật.



(Giải) Nhạc thị Thanh Trần. Địa thị Sắc Trần. Hoa thị Sắc, Hương nhị Trần. Thực thị Vị Trần. Thịnh hoa, tán hoa, kinh hành thị Xúc Trần. Chúng sanh Ngũ Căn đối Ngũ Trần khả tri. “Thường tác” giả, tức lục thời dã. “Hoàng kim vi địa” giả, thất bảo sở nghiêm địa giới. Thể thị hoàng kim dã. Nhật phân sơ, trung, hậu, danh “trú tam thời”. Dạ phân sơ, trung, hậu, danh “dạ tam thời”. Cố vân “trú dạ lục thời”. Nhiên bỉ độ y chánh các hữu quang minh, bất giả nhật nguyệt, an phân trú dạ? Thả thuận thử phương, giả thuyết phân tế nhĩ.
() 樂是聲塵。地是色塵。華是色香二塵。食是味塵。盛華散華經行是觸塵。眾生五根對五塵可知。常作者。即六時也。黃金為地者。七寶所嚴地界。體是黃金也。日分初中後。名晝三時。夜分初中後。名夜三時。故云晝夜六時。然彼土依正。各有光明。不假日月。安分晝夜。且順此方。假說分際耳。
(Giải: Nhạc là Thanh Trần, đất là Sắc Trần, hoa là hai trần Sắc và Hương. Thức ăn là Vị Trần. Đựng hoa, rải hoa, kinh hành là Xúc Trần. Ta có thể nhận biết đây là kinh văn đem Ngũ Căn của chúng sanh đối ứng Ngũ Trần. “Thường tấu” là suốt cả sáu thời. “Vàng ròng làm đất” là cõi đất được trang nghiêm bằng bảy báu, Thể là vàng ròng. Ngày chia thành sơ, trung, hậu, gọi là ngày ba thời. Đêm chia thành sơ, trung, hậu, gọi là đêm ba thời. Vì thế, nói: “Ngày đêm sáu thời”. Nhưng y báo và chánh báo trong cõi ấy mỗi thứ đều có quang minh, chẳng cần đến mặt trời, mặt trăng, há chia thành ngày đêm? Chỉ thuận theo phương này mà giả nói có phân chia thời hạn vậy)
Trong thế giới Sa Bà, [đối tượng nhận thức của năm căn được quy nạp thành] năm loại lớn, tức Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, đều chẳng thanh tịnh. Do vậy, dùng chữ Trần để biểu thị. Trần (塵: bụi bặm) có nghĩa “ô nhiễm”. Cái bàn hai ngày không lau sẽ phủ một lớp bụi. Đức Phật nói năm thứ Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc ô nhiễm tâm thanh tịnh và bản tánh của chúng ta; vì thế gọi là Trần. Tây Phương cũng có năm thứ này, nhưng hoàn toàn chẳng ô nhiễm, vì thế gọi là “thắng diệu Ngũ Trần”. Thắng diệu (nhiệm mầu tột bậc) ở chỗ chẳng ô nhiễm. Ngũ Căn của chúng ta tiếp xúc Ngũ Trần, kết quả có thể suy ra được. Chữ “thường tác” ý nói: Ngày đêm sáu thời không gián đoạn. “Hoàng kim vi địa”: Chẳng qua là dùng tất cả những thứ đang có trong thế giới của chúng ta làm tỷ dụ để nói, chứ vàng của chúng ta mà đem so với vàng trong Tây Phương thế giới thì bất luận chất lượng, màu sắc, quang minh đều chẳng thể sánh bằng. Ngày chia làm Sơ, Trung, Hậu, gọi là “ngày ba thời”; đêm chia làm Sơ, Trung, Hậu, gọi là “đêm ba thời”. Đấy là cách chia thời gian ở Ấn Độ như trong phần trước đã giải thích. Y báo và chánh báo trong Tây Phương thế giới mỗi thứ đều có quang minh. Thế giới ấy được gọi là “thế giới quang minh”, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, chẳng chia ra ngày và đêm nên không có quan niệm thời gian. Quan niệm không gian cũng chẳng có. Tây Phương thế giới có đường đi, nhưng không tên đường, số nhà. Đây kia có thể giao tiếp bằng cách dùng tâm cảm. Phật nói “ngày đêm sáu thời” là thuận theo phương này mà giả nói có phân chia như vậy.
(Giải) Mạn Đà La, thử vân Thích Ý, hựu vân Bạch Hoa. “Y kích” thị thịnh hoa khí. “Chúng diệu hoa”, minh phi Mạn Đà La nhất chủng. Ưng như Diệu Kinh tứ hoa, biểu tứ nhân vị. Cúng dường tha phương Phật, biểu chân nhân hội xu cực quả, quả đức vô bất biến dã. Thả cứ Sa Bà ngôn thập vạn ức Phật, ý hiển sanh Cực Lạc dĩ, hoàn cúng Thích Ca, Di Lặc, giai bất nan nhĩ. Nhược A Di thần lực sở gia, hà viễn bất đáo tai!
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương