PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang32/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

123 Tước Sĩ là phiên âm của chữ Sir trong tiếng Anh. Thông thường, tại Trung Hoa thời ấy, người được phong tước Kỵ Sĩ (Knight, ta thường dịch là Hiệp Sĩ) hoặc Tùng Nam Tước (Baronet) của hoàng gia Anh, sẽ được gọi là Tước Sĩ.

124 Nói cách khác, khi tiếp xúc, khi cảm thụ sự vật, cái tâm của người niệm phải vận dụng Tam Quán. Quán các pháp bản thể là Không, tướng biến hiện của các pháp là Giả, nhưng không chấp vào Không hay chấp vào Có (đó là Trung). Vì thế, Hòa Thượng mới nói “Trong các hiện tượng, hãy nên dùng Trung”.

125 Biệt tướng ở đây chỉ cho từng tướng riêng biệt của mỗi pháp. Các pháp có tổng tướng (tướng chung cho vạn pháp), tổng tướng ấy là Giả vì mỗi pháp đều do duyên sanh. Do phân biệt, so lường nên thấy mỗi pháp có tướng riêng biệt, đó gọi là Biệt Tướng.

126 Phàm tình: Tình thức, tình cảm của phàm phu.

127 Sáu tôn giáo lớn: Do Thái Giáo (Judaism), Thiên Chúa Giáo (Cơ Đốc Giáo), Hồi Giáo, Bà La Môn (Ấn Độ Giáo, Hinduism), Phật giáo và Đạo Giáo.

128 “Sổ điển vong tổ” (數典忘祖) là một thành ngữ ngụ ý chê trách những kẻ chỉ biết chạy theo những học thuyết hoặc cậy vào học thức, hoặc những chuyện trước mắt, không nhớ đến nguồn cội. Điển tích này xuất phát từ câu chuyện sau đây trong Sử Ký: Vợ vua Châu Cảnh Vương thời Đông Châu tạ thế. Theo lễ nghi, các chư hầu phái người đem lễ vật tới điếu tang. Nước Tấn sai Tịch Đàm sang trước. Tịch Đàm không mang theo lễ vật gì, Châu Cảnh Vương bực mình, hỏi vì sao không mang lễ vật, Tịch Đàm trả lời: “Các nước đều chịu ân huệ nhà Châu, chứ nước tôi từ trước đến giờ chẳng nhận được gì, nên không dâng lễ vật”. Cảnh Vương nói: “Tổ tiên nước Tấn là Đường Thúc, là anh em của Châu Thành Vương, há đất Tấn chẳng phải là đất được nhà Châu phong thưởng đó ư?” Rồi vua lại nói: “Chẳng phải là tổ tiên nhà ngươi chuyên chưởng quản sách vở nước Tấn đó ư? Sao nhà ngươi chẳng biết lịch sử nước Tấn chút nào vậy?” Tịch Đàm cứng họng, ngượng ngùng thoái lui. Châu Cảnh Vương chê: “Tịch Đàm đúng là kẻ chỉ biết đếm sổ sách, quên mất tổ tiên”.

129 Khí phận”: Theo nghĩa gốc, khí phận là giới hạn giữa người và vật. Đây là nghĩa được dùng đầu tiên trong sách Khổng Tử Gia Ngữ. Về sau, chữ này được dùng với nghĩa rộng hơn, có nghĩa là “tiếp nhận khí chất, bẩm tánh của một hạng người nào đó”, như trong bài Pháp Vân Tự Lễ Bái Thạch Ký, Tô Thức đã viết: “Văn ngã Phật tu đạo thời, sô nê sào đỉnh, chiêm Phật khí phận, hậu giai thọ báo” (Nghe nói khi đức Phật ta tu đạo, chim chóc tha bùn cỏ làm tổ trên đỉnh đầu Ngài, được tiêm nhiễm khí phận của Phật, về sau chúng đều được hưởng báo). Khí phận cũng thường được dùng như một khái niệm bao gồm “tánh chất, phẩm đức, thiên hướng”.

130 Chủ giáo (Episkopos) là cách người Hoa gọi chức vụ Giám Mục (Bishop) trong giáo hội Công Giáo (Catholic), hoặc Anh Quốc Giáo (Anglicanism), hoặc Mỹ Quốc Thánh Công Hội (Episcopal). Vu Bân (1901-1978), quê ở huyện Lan Tây, tỉnh Hắc Long Giang, về sau trở thành Hồng Y của Đài Loan, từng vâng lệnh giáo hoàng John XXIII sáng lập đại học Phụ Nhân, đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng, lập trường đào tạo y tá hộ sản. Ông được phong Hồng Y vào năm 1969 sau khi vị tiền nhiệm là Điền Canh Tân qua đời, trở thành vị Hồng Y người Hoa thứ hai được phong chức này. Do người Hoa dịch danh từ Cardinal (Hồng Y) thành Khu Cơ (樞機: then chốt), nên các sách vở viết về ông thường ghi là Vu Bân Khu Cơ. Như vậy, hội nghị của Thang Ân Tỷ phải được tiến hành vài năm sau Thế Chiến thứ hai khi thế giới đang rối ren về vấn đề ý thức hệ, và lúc đó, Vu Bân vẫn còn là Giám Mục, chứ chưa phải là Hồng Y.

131 Thử tức, điểu không” là thành ngữ chế giễu kẻ học Phật không hiểu biết hoặc chỉ thích bàn xuông, nghe nói: “Phật tức tâm, tâm tức Phật” thì cũng cứ lập lại “tức tức” giống như tiếng chuột kêu “tức tức” (chữ Tức (即) có âm Quan Thoại jí, khá giống với tiếng chuột kêu chít chít), mà chẳng hiểu “tức tức” là gì. Lại nghe nói: “Vạn pháp là không” thì cũng nói: “Không, không giống như tiếng chim kêu trên không trung, mà chẳng hiểu “không không” là gì.

132 Hai chữ này đọc theo âm Quan Thoại đều là Qiào.

133 Thập Tiểu Chú là mười bài chú sau chú Lăng Nghiêm và chú Đại Bi trong khóa công phu sáng trong Thiền Môn Nhật Tụng, gồm Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni, Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú, Công Đức Bảo Sơn Thần Chú, Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú, Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni, Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn, Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn, Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú, và Thiện Nữ Thiên Chú.

134 Thông thường, chữ “quang độ” (luminosity) chỉ mức độ bức xạ của ánh sáng, được đo bằng đơn vị Watt. Vật Lý Học hiện thời quan niệm ánh sáng chính là sự bức xạ điện từ (electromagnetic radiation), gồm những hạt photon (quang tử) chuyển động theo đồ thị hình sin (sinusoidal graph) nên để phân loại ánh sáng, người ta dùng đơn vị đo độ dài, gọi là wavelength (người Hoa dịch chữ này thành “ba trường”, còn người Việt gọi là bước sóng), tức là khoảng cách giữa hai cực điểm (maximum) của đồ thị sóng. “Quang độ” được Hòa Thượng Tịnh Không nói ở đây chính là Ba Trường. Mắt con người chỉ thấy được những sóng ánh sáng có bước sóng từ 380 nanometres đến 760-780 nanometres (một nanometre là 1/1.000.000.000 mét). Những loại ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 380 nanometres sẽ gọi là “ánh sáng có bước sóng ngắn”, còn những loại ánh sáng có bước sóng dài hơn 780 nanometres gọi là “ánh sáng có bước sóng dài”.

135 Đây là vị thiện tri thức thứ 12 trong 53 vị thiện tri thức mà Thiện Tài đồng tử đến tham học. Vị này do tỳ-kheo Thiện Kiến giới thiệu. Khi Thiện Tài đồng tử đến tham học, Tự Tại Chủ đồng tử đang cùng với mười ngàn đứa trẻ khác gom cát chơi giỡn bên bờ sông. Tự Tại Chủ đồng tử dạy Thiện Tài pháp môn Nhất Thiết Công Xảo Đại Thần Thông Trí Quang Minh.

136 Đây là cách phân định giáo pháp theo cách thức hóa độ, thường gọi là Tam Chuyển Pháp Luân. Thị Chuyển là hóa độ bằng cách chỉ dạy pháp môn, phương pháp, lý luận, đường lối tu hành. Khuyến Chuyển là hóa độ bằng cách khuyên răn. Tác Chứng Chuyển là nêu những gương đã chứng ngộ hay những vị đệ tử, Bồ Tát đã chứng ngộ sẽ tự đến làm chứng trong pháp hội; chẳng hạn trong hội Hoa Nghiêm, đối với mỗi một địa vị Bồ Tát sẽ có một vị Bồ Tát làm Thượng Thủ diễn nói cảnh giới và công hạnh tu chứng trong địa vị ấy.

137 Theo Thanh Lương Sớ có ba loại Phổ Hiền Bồ Tát: Một là Vị Tiền (phát tâm Phổ Hiền), hai là Vị Trung (Ðẳng Giác Bồ Tát), ba là Vị Hậu Phổ Hiền (đắc quả nhưng chẳng xả nhân hạnh, tức là đã thành Phật, nhưng chẳng bỏ hạnh khi còn tu nhân). Do các vị Pháp Thân đại sĩ đều tuân tu phẩm đức của Phổ Hiền Bồ Tát, đều cùng thực hiện hạnh Phổ Hiền nên đều được gọi bằng danh xưng chung là Phổ Hiền Bồ Tát.

138 “Song quan” ở đây có nghĩa là lối nói bao hàm ý nghĩa kép.

139 Lý Trưởng Giả chính là Lý Thông Huyền (635-730), người xứ Thương Châu (tỉnh Hà Bắc), là một nhà Nho tinh thông Phật học. Năm Khai Nguyên thứ 7 (719), ông ẩn cư tại Phương Sơn, huyện Thọ Dương, phủ Thái Nguyên để nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm, chỉ ăn trái táo hoặc lá tùng để sống qua ngày, nên được người đời gọi là Táo Bá đại sĩ. Ông để lại khá nhiều tác phẩm chú giải hoặc luận định kinh Hoa Nghiêm như Hoa Nghiêm Kinh Luận, Hoa Nghiêm Kinh Hội Thích Luận, Lược Thích Tân Hoa Nghiêm Kinh Tu Hành Thứ Đệ Quyết Nghi Luận, Giải Mê Hiển Trí Thành Bi Thập Minh Luận, Thập Môn Huyền Nghĩa Bài Khoa Thích Lược, Nhãn Mục Luận v.v... Về sau, Tống Huy Tông truy tặng tôn hiệu Hiển Giáo Diệu Nghiêm Trưởng Giả nên từ đó, ông thường được gọi là Lý Trưởng Giả.

Thanh Lương đại sư (737-838) húy Trừng Quán, họ Hạ Hầu, tự Đại Hưu, người xứ Sơn Âm, Việt Châu (nay thuộc phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang), là tổ thứ tư của tông Hoa Nghiêm. Sư xuất gia năm mười một tuổi với ngài Bái Thiền Sư chùa Bảo Lâm tại Việt Châu. Ngài khởi sự biên soạn bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ từ tháng Giêng năm Hưng Nguyên nguyên niên (784) đến tháng Chạp năm Trinh Nguyên thứ ba (787) mới hoàn thành. Tác phẩm này về sau được các môn đệ như Tăng Duệ v.v... viết thêm lời sao, trở thành bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao. Ngài là một trong các vị cao đức đương thời tham gia dịch bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm tại chùa Thảo Đường, Chung Nam sơn, và được triều đình thỉnh giảng kinh này nhiều lượt. Ngài cũng tham gia dịch trường để phiên dịch bộ Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni Kinh, làm quốc sư suốt các đời Đường Đức Tông, Thuận Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông, Văn Tông. Đệ tử đắc ý của Ngài là các vị Tông Mật, Tăng Duệ, Pháp Ấn, Tịch Quang.



140 Nguyên văn là “thụy” (瑞). Theo nghĩa gốc, Thụy là một loại ngọc dùng để làm tin, hoặc một loại ngọc khắc thành vật trang trí để chư hầu cầm trong tay nhằm biểu thị quyền uy, tượng trưng cho những điều tốt lành.

141 Huân (壎) có âm Quan Thoại là Xūn hay Xuan, còn chữ Huyên có âm là Xuán, gần giống nhau. Huân là một thứ nhạc khí thường làm bằng đất nung, hình hơi giống quả trứng, một đầu nhọn, một đầu bằng. Đầu nhọn khoét lỗ để thổi, chung quanh khoét lỗ, thông thường là sáu lỗ, được chia thành hai loại: Loại có hình như trứng con phượng, gọi là Nhã Huân; loại giống hình trứng gà thì gọi là Tụng Huân. Huân đôi khi còn được gọi là Đào Địch (ống sáo bằng đất nung) và chữ Huân (Đào Địch) cũng thường được dùng để dịch tên loại kèn Ocarina của Tây Phương (tuy Ocarina dẹp và nhỏ hơn Huân).

Trì là loại sáo bằng trúc thổi ngang, khoét tám lỗ hoặc bảy lỗ (trong khi Tiêu là sáo thổi dọc). Hiện thời hầu như không ai sử dụng Trì, trừ những dàn nhạc tấu loại Nhã Nhạc thời Tùy - Đường mới dùng đến. Trì gần giống như ống Địch (sáo ngang) hiện thời, điểm khác biệt là hai đầu của Trì bịt kín, trong khi Địch để trống, Trì cũng ngắn hơn Địch. Sách Nhĩ Nhã chép: “Trì dài một thước bốn tấc, to ba tấc, thổi ngang. Loại nhỏ chỉ dài hai tấc”.



142 Văn” là nét chữ khắc trên ấn. Trong thư gởi cho ông Đinh Phước Bảo (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4), tổ Ấn Quang đã giảng: “Trong quyển bảy của bộ [Phật Học] Đại Từ Điển, trang 1029, phía dưới từ ngữ ‘ấn hoại thành văn’ (ấn nát nhưng dấu khắc trên ấn đã hiện) chú rằng: “Đúc sáp thành ấn, in trên bùn đất”, chưa đích xác! Ở đây là nói về kim nê, dùng ấn [đúc hay khắc bằng] sáp áp vào kim nê đang nóng chảy. Do kim nê chưa nguội nên còn mềm mại có thể đóng ấn vào được. Tuy đã bị ấn sáp đóng xuống thành vết, nhưng vì sức nóng của kim nê nên ấn sáp bị chảy tan. Tuy ấn sáp bị chảy tan, nhưng mỗi một nét khắc trên mặt ấn sáp đã đều hiện rõ trên kim nê. Như vậy thì ấn bị hoại, nhưng nét khắc trên mặt ấn đã hình thành, [hai chuyện này xảy ra] cùng một lúc. Nếu hiểu là [đem ấn sáp] in trên bùn đất thì làm sao ấn có thể bị hư hoại cho được?” Kim Nê là một hợp chất do thủy ngân hòa lẫn với bột vàng (hoặc kim loại khác) đem nung nóng thành chất bột sền sệt. Do ấn vừa in xuống, nét khắc liền hiện, có thể ví dụ sự việc xảy ra đồng thời, giống như chúng sanh vừa cảm, Phật liền ứng nên hòa thượng Tịnh Không mới nói: “Văn thành ấn hoại là tỷ dụ công phu niệm Phật thành tựu. Công phu trong một niệm, niệm đến mức thuần nhất bèn cảm ứng đạo giao”.

143 “Bát phong” chỉ cho tám thứ dễ khiến cho tâm bị lay động nhất, tức Xưng (khen ngợi), Cơ (chê bai), Khổ, Lạc, Lợi, Suy, Đắc, Thất. “Bát phong xuy bất động” chính là một câu trong bài thơ của Tô Đông Pha trong khi tịnh tọa, cảm thấy cảnh giới chứng ngộ của mình rất cao, liền cao hứng viết: “Khể thủ Thiên Trung Thiên, hào quang chiếu đại thiên, bát phong xuy bất động, đoan tọa tử kim liên” (Kính lạy Thiên Trung Thiên, hào quang chiếu đại thiên, tám gió thổi chẳng động, ngồi yên trên sen vàng). Làm xong bài thơ ấy, Tô Đông Pha vô cùng đắc ý, sai tiểu đồng cấp tốc vượt sông đưa cho thiền sư Phật Ấn bình phẩm. Ngài Phật Ấn xem xong, cười khan, chẳng nói gì. Tiểu đồng van nài xin Sư cho biết ý kiến. Sư đề ngay hai chữ “phóng thí” (thả rắm), bảo đem về. Tiểu đồng về báo lại, Tô Đông Pha nổi giận đùng đùng, liền gọi người chèo thuyền ngay sang sông để cật vấn Sư sao lại thô lỗ đến mức ấy, chẳng biết thưởng thức thơ Thiền ra sao cả! Đến chùa chỉ thấy cửa đã khóa chặt, Sư đề trên cổng hai câu thơ: “Bát phong xuy bất động, nhất thí đả quá giang” (Tám gió thổi chẳng động, một rắm vượt sông ngay).

144 Chúng tôi dịch câu này theo cách diễn giải của pháp sư Viên Anh trong A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký.

145 Gọi là “quán tượng thấp kém” (quán liệt tượng) vì tượng dù có to cách mấy vẫn chẳng thể sánh bằng chân thân của Phật. Hơn nữa, trong cách quán này, chỉ dạy quán thân Phật cao một trượng sáu, tức là quán Ứng Thân, thua xa vẻ đẹp thù thắng của Báo Thân nên gọi là “liệt tượng” (tượng kém hèn). Hơn nữa, tượng trong thế gian dù đẹp cách mấy vẫn không có cách nào diễn tả một phần vẻ đẹp thù thắng của ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp phụ (tùy hình hảo) nơi Liệt Ứng Thân nên gọi là “kém hèn”.

146 Ngài Thiên Kỳ Bổn Thụy là danh tăng tông Lâm Tế sống vào đời Minh, không rõ năm sanh và năm mất, họ Giang, tự là Thiên Kỳ, người Chung Lăng, phủ Nam Xương, được người đời gọi là Quỳnh Tuyệt Lão Nhân. Năm 20 tuổi, Sư tham yết ngài Vô Thuyết Năng ở Kinh Môn, được thế độ xuất gia. Không lâu sau, sang đất Thục tham yết các bậc kỳ túc. Về sau, đến Cao Phong, tham yết ngài Bảo Phong Minh Tuyên, được ấn khả, trở thành người nối pháp đời thứ 29 của dòng Thiền Nam Nhạc. Sư còn để lại tác phẩm Quỳnh Tuyệt Lão Nhân Thiên Kỳ Trực Chú Vân Đậu Hiển Hòa Thượng Tụng Cổ và Thiên Đồng Hòa Thượng Tụng Cổ.

Ngài Độc Phong Bổn Thiện cũng sống vào đời Minh, tổ quán tại Phụng Dương, nhưng Sư được sanh ra tại Lôi Dương (Quảng Đông), họ Ngô, ưa thích Phật học từ nhỏ, xuất gia năm 17 tuổi. Thoạt đầu cầu pháp với hòa thượng Nguyên Minh, được thầy dạy quán công án chữ Vô. Năm Chánh Thống thứ 8, Sư tham học với ngài Vô Tế tại đất Mân, nghe tiếng chuông bèn tỉnh ngộ. Về sau lần lượt tham học với các vị Mông Ẩn, Sở Sơn, Nguyệt Khê, được ngài Nguyệt Khê ấn khả. Từ đấy, Sư bế quan dụng công. Sau đấy, Sư được thỉnh làm tổ khai sơn chùa Tam Tháp ở Tây Hồ và nhiều ngôi chùa khác ở vùng Giang Nam.



147 Ở đây chắc là người ghi lại lời giảng đã chép lầm, vì Bảo Vương Kinh là tên gọi tắt của Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh; đây là một bộ kinh giảng về duyên khởi, lực dụng, và phép tu trì Lục Tự Đại Minh Chú (tức thần chú “Om, mani padme hum”), hoàn toàn chẳng nói gì tới chuyện vãng sanh hay pháp môn Tịnh Độ. Bảo Vương được Tổ Ngẫu Ích nhắc tới ở đây chính là sách Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận do pháp sư Phi Tích chùa Thảo Đường núi Tử Các soạn vào đời Đường. Trong cuốn A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Nghĩa, pháp sư Viên Anh cũng giảng chữ Bảo Vương ở đây là Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận.

148 Tánh giới: Những điều cần phải tránh phạm vì bản tánh của những hành vi ấy dẫn đến phiền não, đau khổ, ác quả. Dù thọ giới hay không, hễ phạm phải những điều ấy đều dẫn đến quả báo xấu ác.

149 Tiền Nguyên Quyền (887-941) là vua thứ hai của xứ Ngô Việt, miếu hiệu Văn Mục Vương, Tiền Thục (Tiền Hoằng Thục, 929-988) là con thứ chín của Tiền Nguyên Quyền, miếu hiệu là Trung Ý Vương. Do Tổ Vĩnh Minh sanh năm 904, mất năm 975, nên nói Ngài là người sống dưới thời Văn Mục Vương cũng được mà bảo là Ngài sống dưới thời Tiền Thục cũng không sai; nhưng chúng tôi vẫn nghĩ là cụ Lưu Thừa Phù đã vô ý ghi sai vì khi tổ Vĩnh Minh nhập diệt vào năm 975, Tiền Nguyên Quyền (Văn Mục Vương) đã mất từ năm 941. Chuyện cúng trai tăng này chỉ có thể xảy ra vào thời Tiền Thục (Trung Ý Vương).

150 Chữ “tha lộ” thường bị hiểu là “lạc đường”, hay lầm lối, nhưng trong Ấn Quang Văn Sao (Tăng Quảng, Tục Biên, Tam Biên), tổ Ấn Quang nhiều lần giảng chữ “tha” ở đây là “tha đà” (thần chừ, lần chần). Do chỉ tu Thiền, không tu Tịnh Độ nên không thể thoát khỏi tam giới luân hồi, giống như người quanh quẩn mãi trên đường, không về được nhà, chứ không phải là “lạc lối”. Vì nếu lạc lối thì có khác nào chê trách pháp Thiền là sai bét.

151 Do từ nhân gian mà vượt thoát tam giới, sanh thẳng về Cực Lạc, không phải theo thứ tự sanh lên từng tầng trời, giống như con sâu đục ngang ống tre liền thoát ra được nên gọi là “hoành siêu” hoặc “hoành xuất”.

152 Chữ Thượng Sư được dịch từ chữ Guru, nghĩa gốc chỉ có nghĩa là thầy. Nhưng trong Ấn Độ Giáo và Mật Tông Tây Tạng, Guru có nghĩa là một vị thầy có tu chứng, đạt đến một trình độ rất khá; thậm chí coi như là hóa thân của một vị Phật hay một vị Bồ Tát. Thậm chí, khi tu tập, quán tưởng, họ đồng nhất vị Guru mình quy y với bổn tôn (Yidam) của Mật pháp họ đang tu. Mật Tông Tây Tạng cho rằng nếu không nương tựa nơi Guru, hành nhân sẽ không thể nào đạt bất cứ thành tựu nào, do vậy, ngoài quy y ba ngôi Tam Bảo, họ còn thêm vào một ngôi thứ tư là Guru. Rinpoche (thường được người Hoa phiên âm là Nhân Ba Thiết) là một mỹ hiệu để tôn xưng những vị lạt-ma Tây Tạng. Rinpoche có nghĩa là “đấng tôn quý”. Thoạt đầu, từ ngữ này thường chỉ dùng để gọi những lạt-ma tái sanh, nhưng về sau thường được dùng để gọi tất cả các lạt-ma. Tuy vậy, danh xưng Guru Rinpoche chỉ dành riêng để gọi Padmasambhava (Liên Hoa Sanh đại sĩ, sơ tổ Mật Tông Tây Tạng).

153 [Ghi chú của cư sĩ Lưu Thừa Phù]: “Chuyển Thức thành Trí ” như trên đã nói, chủ yếu là hai Thức thứ sáu và thứ bảy. Hai thức thứ sáu và thứ bảy đã chuyển thì thức thứ tám cũng chuyển theo, trở thành Đại Viên Kính Trí. Năm Thức trước là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và [thức thứ sáu là] Ý cũng chuyển theo Thành Sở Tác Trí. Tên gọi của bốn Trí này được Thành Duy Thức Luận giải thích như sau:

1) Như Lai vì muốn lợi lạc các chúng sanh nên trong khắp mười phương thế giới, thị hiện các thứ thần thông biến hóa, dẫn các chúng sanh bước vào thánh đạo, thành tựu những điều đáng làm theo nguyện lực của chính mình nên gọi là Thành Sở Tác Trí.

2) Như Lai khéo quán sát viên dung các pháp theo thứ tự, lại biết căn tánh và sự ưa thích, ham muốn của chúng sanh, mà dùng vô ngại biện tài nói các diệu pháp, khiến họ khai ngộ, đạt được đại an lạc. Trí ấy gọi là Diệu Quán Sát Trí.

3) Như Lai quán hết thảy pháp và hết thảy chúng sanh đều bình đẳng, do tâm đại từ bi, tùy thuận căn cơ mà thị hiện hướng dẫn, chỉ dạy, khiến họ chứng nhập thì gọi là Bình Đẳng Tánh Trí.



4) Bổn tánh của chân trí Như Lai là thanh tịnh, xa lìa các trần nhiễm, trong ngoài rỗng rang, thấu suốt, không tối tăm, không nhơ bẩn, như tấm gương tròn lớn, chiếu tỏ muôn vật, không gì chẳng hiểu rõ thì gọi là Đại Viên Kính Trí.

154 Theo luận Câu Xá, tầng thấp nhất của một thế giới gọi là Phong Luân (Vāyu mandala), tức là một tầng không khí. Phía dưới tầng Phong Luân ấy gọi là Không Luân (Ākāśa-mandala, tức hư không). Phong Luân dầy mười sáu ức do-tuần, kiên cố như kim cang. Trên Phong Luân có Thủy Luân (Jala-mandala) gồm toàn nước, dầy tám ức do-tuần. Trên Thủy Luân là Kim Luân (Kāñcana-mandala), dầy ba ức hai vạn do-tuần, do chất kim cang kết thành hình tròn xoe như bánh xe. Phía trên Kim Luân là chín rặng núi lần lượt vây quanh nhau, gần như những vòng tròn đồng tâm, tính từ trong ra ngoài là Tu Di (Sumeru), Du Càn Đà La (Yugandhara), Y Sa Đà La (Isadhara), Khư Đề La (Khadiraka), Tô Đạt Lê Xá Na (Sudarśana), An Thấp Phược Kiệt Noa (Aśvakarna), Tỳ Na Đà La (Vinadhara), Ni Dân Đà La (Nimindhara), Chước Ca La (Cakravāda, Thiết Vy sơn) và tám cái biển lớn (tám cái biển chứa toàn nước thơm, nên gọi là Hương Thủy Hải. Mỗi biển nằm giữa các rặng núi, từ ngoài vào trong có chín vòng núi nên có tám biển Hương Thủy), vây quanh đại địa. Tầng này gọi là Địa Luân (Prthivī-mandala).

155 [Chi chú của cư sĩ Lưu Thừa Phù]: Trong đoạn văn trên đây, [lão pháp sư] nhắc tới năm phần Pháp Thân Hương, toàn văn được chép trong phẩm Sám Hối thứ năm của Lục Tổ Đàn Kinh. Ở đây, tôi sao lục một đoạn nguyên văn để độc giả tham khảo: “Khi ấy, đại sư thấy mọi người từ bốn phương trong xứ Quảng Thiều kéo nhau vào núi nghe pháp. Sư liền lên tòa, bảo đại chúng: “Các thiện tri thức hãy đến đây. Chuyện này phải từ trong tự tánh mà khởi. Trong hết thảy thời, niệm niệm tự tịnh cái tâm, tự tu cái hạnh, thấy Pháp Thân của chính mình, thấy đức Phật trong tự tâm, tự độ, tự giữ giới thì mới chẳng tốn công đến đây. Đã từ xa đến, họp mặt tại đây, đều là cùng nhau có duyên. Nay ai nấy hãy nên hồ quỳ, trước hết, tôi sẽ truyền năm phần Pháp Thân Hương trong tự tánh, kế đến dạy pháp vô tướng sám hối”. Mọi người hồ quỳ. Sư nói:

- Thứ nhất, Giới Hương, chính là trong tự tâm không sai, không ác, không ganh ghét, không tham sân, không cướp hại thì gọi là Giới Hương.

- Thứ hai, Định Hương, tiếp xúc các cảnh tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn thì gọi là Định Hương.

- Thứ ba, Huệ Hương, tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo các điều ác. Tuy tu các điều lành, tâm chẳng chấp trước, kính trên, nghĩ dưới, thương xót giúp đỡ kẻ cô đơn, nghèo túng, gọi là Huệ Hương.

- Thứ tư, Giải Thoát Hương, tức là trong tâm không nắm níu gì, chẳng nghĩ lành, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là Giải Thoát Hương.

- Thứ năm, Giải Thoát Tri Kiến Hương, tự tâm đã không nắm níu thiện và ác, chớ nên trầm trệ nơi không tịch, dẫu cho học rộng nghe nhiều vẫn hiểu biết bổn tâm của chính mình, thông đạt các Phật lý, hòa đồng với chúng sanh để tiếp độ họ, không ta, không người, mãi cho đến khi đắc Bồ Đề, chân tánh chẳng thay đổi thì gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.

Bậc thiện tri thức dùng các thứ hương này tự xông ướp bên trong, chớ nên hướng ra ngoài tìm cầu. Nay tôi dạy cho các ông vô tướng sám hối, diệt tội trong ba đời, khiến cho tam nghiệp được thanh tịnh”.

156 Theo Phật Quang Sơn Đại Từ Điển, “hộ niệm” có nghĩa là che chở, quan tâm, bảo vệ. Chư Phật, Bồ Tát và chư thiên, hộ pháp thần thường quan tâm bảo vệ Phật giáo đồ khiến cho họ chẳng bị các thứ chướng ngại gây hại như bóng theo hình, chẳng hề tách lìa chút nào, nhắc nhở, sách tấn họ khiến cho họ không giải đãi, lui sụt. Hiểu theo nghĩa này thì hộ niệm còn gọi là “ảnh hộ hộ niệm”. Ngoài ra, nhằm chứng minh những giáo pháp do Phật đã nói là chân thực, Phật, Bồ Tát liền lập thệ nếu có chúng sanh nào tin nhận, phụng hành, sẽ đạt được lợi ích vô tận. Đó gọi là “chứng thành hộ niệm”. Sự hộ niệm của chư Phật đối với danh hiệu A Di Đà Phật trong đoạn Yếu Giải kế tiếp chính là “chứng thành hộ niệm”. Chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thần luôn hộ niệm hành nhân, nhưng do chính phiền não của hành nhân gây chướng ngại, không thể thụ dụng sự hộ niệm ấy. Vì thế mới nói phải từ Bát Địa trở lên mới được chư Phật hộ niệm, bởi lẽ, đạt đến Bát Địa mới không bị phiền não gây chướng ngại sự hộ niệm của chư Phật.

157 Sở dĩ gọi là chánh tín vì những vị pháp sư ấy tin tường cõi Cực Lạc, tin có A Di Đà Phật, tin A Di Đà Phật tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật nên mới khuyên người khác niệm Phật. Do lòng tin tưởng ấy là đúng nên gọi là chánh tín; nhưng họ chỉ tin chứ không phát nguyện vãng sanh, tức là chưa có lòng tin thật sự nơi năng lực chẳng thể nghĩ bàn của pháp môn này, nên chẳng thể gọi là “chân tín”.

158 Trụ tích (Cắm gậy tích trượng): Từ ngữ dùng để chỉ một vị Tăng ở lại một đạo tràng hoặc tự viện nào đó trong một thời gian dài để hoằng dương giáo hóa.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương