PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang25/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32

() 伏願緇素智愚。於此簡易直捷。無上圓頓法門。勿視為難。而輒生退諉。勿視為易。而漫不策勤。勿視為淺。而妄致藐輕。勿視為深。而弗敢承任。蓋所持之名號。真實不可思議。能持之心性。亦真實不可思議。持一聲。則一聲不可思議。持十百千萬無量無數聲。聲聲皆不可思議也。
(Giải: Kính xin kẻ áo thâm, người áo trắng, kẻ trí, người ngu, đối với pháp môn đơn giản, dễ dàng, thẳng chóng, vô thượng viên đốn này, đừng nghĩ là khó rồi liền sanh lòng thoái thác, đừng thấy là dễ dàng rồi chần chừ chẳng siêng gắng, đừng ngỡ là nông cạn để rồi đến nỗi lầm lạc coi thường, đừng nghĩ pháp này quá sâu đến nỗi chẳng dám đảm đương. Bởi lẽ, danh hiệu được trì chân thật chẳng thể nghĩ bàn, tâm tánh trì niệm danh hiệu ấy cũng chân thật chẳng thể nghĩ bàn. Trì một tiếng thì một tiếng chẳng thể nghĩ bàn, trì mười, trăm, ngàn, vạn, vô lượng vô số tiếng thì mỗi tiếng đều chẳng thể nghĩ bàn).
Ở đây, đại sư buốt lòng rát miệng khuyên dạy chúng ta. “Truy” (緇) chỉ người xuất gia mặc áo nhuộm thâm, “tố” (素) chỉ người tại gia. Tại Ấn Độ vào thời cổ, người ngoài đời mặc y phục màu trắng. “Trí” là người có học, hoặc kẻ thông minh có tài trí. “Ngu” là những ngu phu ngu phụ không biết chữ. Pháp môn trì danh niệm Phật này ai cũng có thể niệm được, đơn giản, dễ dàng, chính là pháp môn vô thượng viên đốn; nhưng cũng đừng nên nghĩ pháp này quá dễ dàng, khởi tâm coi thường. Rất nhiều người nghĩ kinh A Di Đà là nông cạn, coi thường, chẳng chịu tu học. Năm 1982, tôi đến Mỹ, có nhiều đồng tu bảo tôi: “Ở nước Mỹ, ngàn vạn phần đừng giảng pháp môn Niệm Phật kẻo bị người ta chê cười. Mọi người đều giảng Thiền, giảng Mật”. Do vậy, thoạt đầu tôi đến Mỹ thường giảng khẩu đầu Thiền, nhằm hàng phục những kẻ học Thiền, sau đấy tôi lại giảng Mật vì tôi theo học dưới tòa của Chương Gia đại sư ba năm, hiểu biết nội dung Mật Tông khá nhiều, bọn họ dùng cách nào cũng không gạt tôi được! Sau đấy, tôi mới đem pháp môn Tịnh Độ giới thiệu cho họ. Bọn họ không tiếp nhận mà cũng chẳng dám nói một câu nào phản đối. Đồng thời, tôi lại mang từ Đài Loan sang bộ băng thâu âm bài giảng A Di Đà Kinh Sớ Sao nhiều tới ba trăm ba mươi cuốn, mọi người chẳng dám chê kinh Di Đà là nông cạn nữa. Cũng chớ nên nghĩ pháp môn này quá sâu. Trên thực tế, pháp môn này là cảnh giới nơi quả địa Phật, chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu rốt ráo, chứ chúng sanh trong chín pháp giới chẳng thể thấu hiểu được. Chín giới bao gồm Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát ắt phải được Phật gia trì thì mới có thể thấu hiểu được. Nhưng trên mặt Sự, pháp này hết sức dễ dàng, không một pháp môn nào vừa dễ dàng vừa đơn giản bằng niệm Phật. Thực hiện được bốn chữ “tín nguyện trì danh” thì sẽ thành công. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, trừ điều này ra, bất cứ suy tưởng gì cũng đều chẳng có. Đấy là tín nguyện trì danh.

Lại nữa, danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn, tâm tánh trì danh cũng chẳng thể nghĩ bàn. Tín nguyện trì danh là chân tâm, mà cũng là nhất tâm, công đức của nó chẳng thể nghĩ bàn. Chân tâm là Năng Cảm, còn Phật, Bồ Tát là Sở Cảm. Nói theo mặt Lý, A Di Đà Phật là đức hiệu của Chân Như bổn tánh hư không pháp giới. Nói theo mặt Sự thì là danh hiệu bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật. “Trì một tiếng thì một tiếng chẳng thể nghĩ bàn, trì mười, trăm, ngàn, vạn, vô lượng, vô số tiếng thì mỗi tiếng đều chẳng thể nghĩ bàn”. Đối với đoạn văn này, cổ đức nói nó bao gồm ba thứ trọng yếu:

1) Đức Phật được niệm là “cảnh yếu”.

2) Cái tâm niệm Phật là “tâm yếu”.

3) Năng và Sở chẳng hai, tâm và Phật giống hệt như nhau là “pháp môn yếu”.

[Ở đây] “yếu” có nghĩa là “diệu”, huyền diệu tột bực chẳng thể nghĩ bàn. Ba thứ tâm, cảnh và pháp môn đều chẳng thể nghĩ bàn. Tác phẩm Yếu Giải của đại sư cũng chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng trách Ấn Quang đại sư đề cao tột bậc sách Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư. Nếu học Phật mà nắm được cương lãnh, y giáo phụng hành, những lợi ích đạt được trước khi vãng sanh hoàn toàn chẳng thể do tu các pháp môn khác mà đạt được. Thân tâm thanh tịnh, cái thấy rõ là mạnh khỏe, sống lâu, hạnh phúc, sung sướng sẽ ngay lập tức đạt được. Người đời mong cầu mãnh liệt mà chẳng được, còn người niệm Phật sẽ có thể cầu được.


(Kinh) Xá Lợi Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

(Giải) “Ngã kiến” giả, Phật nhãn sở kiến, cứu tận minh liễu dã. “Thị lợi” giả, hoành xuất ngũ trược, viên tịnh tứ độ, trực chí bất thoái vị tận, thị vi “bất khả tư nghị công đức chi lợi” dã.
() 舍利弗。我見是利。故說此言。若有眾生。聞是說者。應當發願。生彼國土。

  () 我見者。佛眼所見。究盡明了也。是利者。橫出五濁。圓淨四土。直至不退位盡。是為不可思議功德之利也。

(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Ta thấy điều lợi ấy nên nói lời này. Nếu có chúng sanh nghe nói như vậy, hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước ấy.

Giải: “Ngã kiến” là mắt Phật thấy thấu suốt đến cùng tận. “Thị lợi” là [những điều lợi như] vượt khỏi cõi Ngũ Trược theo chiều ngang, thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ, đạt thẳng đến các địa vị Bất Thoái viên mãn. Đấy là “điều lợi chẳng thể nghĩ bàn về mặt công đức” vậy).
Đây là lần thứ hai đức Phật khuyên người nghe hãy nên phát nguyện. Câu “ngã kiến thị lợi” này khẩn yếu nhất. Thích Ca Mâu Ni Phật chính mắt thấy được điều lợi ích thù thắng này, thấy y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương thế giới, người vãng sanh bất luận là ai, dẫu là chúng sanh từ ác đạo [sanh về Cực Lạc] cũng đều chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Hết thảy các cõi Phật không có điều này, do điều này nên Phật mới khuyến khích chúng ta hãy nên vãng sanh. Trong lời chú giải, đại sư lại nói: “Ngã kiến (ta thấy) là mắt Phật thấy thấu suốt đến cùng tận”. Trong mười pháp giới, con người thường nghĩ mình rất thông minh, thấy chuyện gì cũng đều thấy rất thấu triệt, nhưng chẳng thể sánh bằng chư thiên; chư thiên thấy rõ ràng hơn chúng ta. Thiên nhãn chẳng bằng huệ nhãn của A La Hán. Huệ nhãn của A La Hán chẳng bằng pháp nhãn của Bồ Tát. Pháp nhãn của Bồ Tát chẳng bằng Phật nhãn. Đức Phật ngũ nhãn viên minh, thấy gì cũng đều rốt ráo viên mãn. Đức Phật thấy [do pháp môn Niệm Phật mà chúng sanh] “vượt khỏi đời ngũ trược theo chiều ngang, thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ, cho đến chứng đắc trọn vẹn các địa vị Bất Thoái”, đấy là điều lợi chẳng thể nghĩ bàn về mặt công đức.

1) Lục đạo phàm phu muốn thoát ly tam giới hết sức khó khăn. Chúng ta hãy quán sát kỹ càng, bao nhiêu người tu hành trong thế gian có trí huệ và công phu tu hành rất cao, rốt cuộc đều chẳng thoát khỏi tam giới, là vì lẽ nào? Do Kiến Tư phiền não chẳng dễ gì đoạn được! Đức Phật dạy lục đạo luân hồi là do Kiến Tư phiền não mà có, chỉ cần có Kiến Tư là sẽ chẳng ra khỏi luân hồi. Tiểu Thừa Tứ Quả A La Hán đoạn được Kiến Tư, vượt thoát luân hồi. So với Tứ Quả, Tam Quả chưa đoạn sạch phiền não nên không thể vượt thoát lục đạo. Công phu, trí huệ của các vị ấy tốt đẹp, tu hành trong Tứ Thiền Thiên, đoạn được Kiến Tư mới thoát khỏi tam giới. Nhằm nói cho thuận tiện, đức Phật đã quy nạp các phiền não thành mười loại lớn, tức năm loại Kiến Hoặc và năm loại Tư Hoặc. Kiến Hoặc là kiến giải sai lầm, thứ nhất là Thân Kiến, coi thân là Ngã, sai rồi, thân là cái ta có. Chẳng hạn như y phục, y phục là thứ ta có, hoàn toàn chẳng phải là ta. Thứ hai là Biên Kiến, chấp trước vào hai bên, nói theo cách bây giờ là “tương đối luận”, chúng ta luôn sống trong không gian tương đối, hoàn toàn chẳng phải là chân thật. Nếu nói tới chân thật thì là Nhất Chân pháp giới. Ngoài Nhất Chân pháp giới, mười pháp giới đều là tương đối. Ngoài ra, còn có hai thứ thường được gọi là “thành kiến”: Một là đối với quả, chẳng phải là quả mà coi là quả; hai là đối với nhân, chẳng phải là nhân mà tính là nhân. Ở đây, nói riêng biệt từng điều như sau:

Thứ ba là Kiến Thủ Kiến, chẳng phải quả mà coi là quả. “Kiến” (見) là kiến giải chủ quan. “Thủ” (取) là chấp trước, chấp trước ý kiến chủ quan không chánh xác của chính mình, như các tôn giáo khác cho rằng sanh lên trời là “vĩnh sanh” (sự sống đời đời). Trên thực tế, tuy chư thiên thọ mạng rất dài, vẫn có lúc kết thúc, hoàn toàn chẳng rốt ráo. Đó chính là thành kiến. Trời vốn là hữu lậu, họ ngộ nhận cõi trời là diệu quả. Đây chính là “chẳng phải quả mà ngỡ là quả”.

Thứ tư là Giới Cấm Thủ Kiến, chẳng phải nhân mà coi là nhân. “Giới” (戒) là tánh giới148, chẳng hạn như giết, trộm, dâm, “cấm” (禁) là ngăn cấm, như uống rượu, ăn thịt. Gìn giữ giới cấm vốn là thiện pháp, vì sao lại xếp vào loại “chẳng phải là chánh kiến”? Lỗi ở chỗ chấp trước giữ chặt. Có một loại ngoại đạo tu hành giỏi giang, đắc Thiên Nhãn Thông, thấy trâu, chó sanh lên trời bèn tưởng học theo lối sống của trâu và chó sẽ được sanh lên trời, chẳng hề biết trâu, chó sanh lên trời là do nguyên nhân nào. Lâu dần trở thành một thứ tà môn ngoại đạo, đây gọi là “chẳng phải nhân mà coi là nhân”.

Thứ năm là Tà Kiến. Phàm là tri kiến bất chánh như chẳng tin luân hồi, chẳng tin vào nhân quả báo ứng, chẳng tin vào Thánh Ngôn Lượng, đều thuộc về đại tà kiến, chướng ngại lợi ích thù thắng của bản thân. Chính mình không tin thì cũng được đi, lại còn khuyên người khác chẳng tin, tạo tội Vô Gián địa ngục. Trong tám nạn có Thế Trí Biện Thông, phần nhiều là phần tử trí thức cao cấp, họ còn có những luận điệu thiên chấp, tà vạy, tương lai dẫn dắt người khác cùng vào địa ngục, thật là đáng thương!

Tư Hoặc cũng gồm năm loại lớn là tham, sân, si, mạn, nghi. Nghi ở đây là chuyên hoài nghi thánh giáo. Năm thứ này cộng với năm thứ Kiến Hoặc vừa nói trên đây, được gọi chung là “Kiến Tư Nhị Hoặc”. Người Tiểu Thừa đoạn được Kiến Tư Nhị Hoặc, Phật nói [điều ấy] giống như “cắt đứt dòng chảy rộng bốn mươi dặm”, hết sức khó khăn! Trong kinh nói đoạn được Kiến Hoặc bèn chứng Sơ Quả Tu Đà Hoàn của Tiểu Thừa, phải sanh tử trong cõi trời và nhân gian bảy lần thì mới đoạn được Tư Hoặc. Con người tuổi thọ ngắn ngủi, cõi trời tuổi thọ dài, tốn một thời gian dài bao lâu mới đoạn được? Quả thật không có cách nào tính toán được! Trong kinh nói “để thành Phật, phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp”, nhưng [thời gian ấy] phải tính từ ngày đoạn được Kiến Hoặc. Hễ đoạn được Kiến Hoặc thì là thánh nhân; tuy chưa ra khỏi tam giới, nhưng chẳng đọa trong tam đồ. Tiểu Thừa Sơ Quả Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, tức là “dự vào hàng thánh nhân”. Phương pháp tu học của Tiểu Thừa chẳng xảo diệu như Đại Thừa, nhất là [so sánh giữa Tiểu Thừa với] Thiền Tông. Thiền Tông tuy hay khéo, nhưng người đạt được sự hay khéo ấy cũng phải là bậc thượng căn lợi trí, chứ không phải những kẻ thông thường mà hòng học được. Do vậy, kém xa Tịnh Tông!

Trong phần trước, tôi nói tới cõi trời, kinh Phật giảng tường tận nhất. Ở đây, tôi bổ sung đại lược. Chẳng hạn như Tứ Thiền Thiên, Tứ Không Thiên đều ở trong tam giới, tuy thọ mạng rất dài, nhưng vẫn có sanh tử. Có người tưởng hễ sanh lên trời thì sẽ sống đời đời, ngỡ khái niệm ấy tương tự như chuyện nhập Niết Bàn trong Phật pháp. Cần biết rằng: Các tầng trời Tứ Thiền, Tứ Không vẫn có sanh diệt, hoàn toàn chẳng phải là rốt ráo. Đức Phật nói có hai mươi tám tầng trời, nhân của mỗi tầng khác nhau, quả cũng khác nhau. Chỉ tu Thập Thiện thượng phẩm sẽ có thể sanh vào trời Tứ Vương Thiên và Đao Lợi Thiên. Nếu lại muốn sanh lên trời Dạ Ma mà chỉ tu Thập Thiện thì không được, còn phải có công năng Thiền Định. Dục Giới có tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ. Từ Sơ Thiền trở lên, không những chẳng có Ngũ Dục về mặt Sự, mà ý niệm [tham luyến Ngũ Dục] cũng chẳng có. Nếu vẫn còn có ý niệm, thì công năng Thiền Định ấy đáng gọi là “chưa đắc Định”, chẳng thể sanh lên trời Sơ Thiền, chỉ có thể sanh lên bốn tầng trời phía trên của Dục Giới. Nếu hiểu rõ sự thật này thì Thiền quả thật là khó tu. Nếu vẫn còn ý niệm Ngũ Dục thì còn chưa sanh lên được [các cõi trời] thuộc Sắc Giới, há có phần sanh vào Tứ Thiền, Tứ Không ư? Tứ Thiền Bát Định là Thiền Định thế gian, Định của hàng phàm phu mà còn chưa đạt được, làm sao đắc công năng Thiền Định của Thanh Văn, Bồ Tát? Nhà Phật nói bậc thượng căn lợi trí có thể đoạn phiền não mới có đủ tư cách học Thiền; chứ kẻ không thể khuất phục phiền não thì học Thiền sẽ là chuyện nói xuông! Tịnh Tông đới nghiệp vãng sanh, không cần đoạn phiền não, chỉ cần tạm thời khuất phục phiền não bèn có thể vãng sanh. Phật nhãn đích thân thấy được điều này, do vậy nói: “Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn” (Ta thấy được điều lợi ấy nên nói lời này). Hết thảy chư Phật độ chúng sanh liễu sanh tử, thoát tam giới, trong một đời viên mãn vô thượng Bồ Đề, chỉ có pháp môn Niệm Phật này. Nếu chẳng chịu tiếp nhận thì dù tinh tấn nơi Phật pháp, chẳng biết đến đời nào mới có thể đắc độ! Đời này có duyên gặp gỡ Phật pháp, chính là thiện căn, phước đức sâu dày từ vô lượng kiếp [cảm nên]; nếu bỏ lỡ đời này, chắc là vô lượng kiếp sau mới lại gặp gỡ pháp môn này. Sanh tử luân hồi khổ lắm, sao lại đành chịu tội oan uổng như vậy?

2) Thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ: Lợi ích này quá thù thắng, hàng Bồ Tát thông thường và Biệt Giáo đều chẳng có được điều lợi ích này. Quả vị Phật trong Biệt Giáo vẫn chưa thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ. Thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ là cảnh giới của bậc Bồ Tát từ Bát Địa [trong Viên Giáo] trở lên. Hàng Sơ Địa trong Biệt giáo bằng với Sơ Trụ trong Viên Giáo, quả vị Phật trong Biệt Giáo bằng với địa vị Nhị Hạnh Bồ Tát trong Viên Giáo, so với Bát Địa Bồ Tát của Viên Giáo thua xa lắm. Người niệm Phật đới nghiệp vãng sanh, sanh về Tây Phương liền thanh tịnh trọn vẹn bốn cõi Tịnh Độ, đây đúng là pháp khó tin. Quả báo thù thắng như thế là do bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì.



3) “Trực chí bất thoái vị tận” (Đạt thẳng đến các địa vị Bất Thoái viên mãn): “Tận” có nghĩa là viên mãn. Ba thứ Bất Thoái đạt đến viên mãn sẽ là Đẳng Giác Bồ Tát. Sanh về Tây Phương liền đạt được những lợi ích này ngay trong một đời. Do vậy, tôi thường khuyên các đồng tu tụng niệm công khóa sáng tối thì buổi sáng tụng bốn mươi tám nguyện để biết rõ nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật, kiến lập tín tâm đối với Tịnh Tông. nguyện lực cũng sẽ nhờ đó mà tăng thêm. Bốn mươi tám nguyện giống như hiến pháp của Tây Phương thế giới, chỉ cần sanh về Tây Phương thì đều hưởng sự thụ dụng giống hệt như A Di Đà Phật. Chúng ta sanh về Tây Phương sẽ hưởng thụ [oai thần, phước đức, thiện căn của] A Di Đà Phật.
(Giải) Phục thứ, thị lợi ước mạng chung thời, tâm bất điên đảo nhi

ngôn, cái uế độ tự lực tu hành sanh tử quan đầu, tối nan đắc lực.
() 復次是利。約命終時。心不顛倒而言。蓋穢土自力修行。生死關頭。最難得力。
(Giải: Lại nữa, điều lợi này luận theo lúc lâm chung, tâm chẳng điên đảo; bởi lẽ, trong uế độ, đối với cửa ải lâm chung thì tự lực tu hành sẽ khó đủ sức để vượt qua nhất).
Lời giải thích trong đoạn trước đã nêu rõ lợi ích do vãng sanh Tây Phương thế giới, nêu lên điều lợi ích chung do sanh về Tây Phương của hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới. Còn những điều được nói trong đoạn này chỉ hạn cuộc trong chúng sanh trên địa cầu, đặc biệt là loài người. Thông thường, ai nấy đều mong cuộc sống tốt đẹp, mong sanh trong gia đình giàu có, cả đời hưởng phước, nhưng nơi cửa ải lâm chung, phải theo nghiệp mà thọ báo, chính mình chẳng thể làm chủ được. Người niệm Phật khi lâm chung, tâm chẳng điên đảo, đầu óc tỉnh táo, Phật đến tiếp dẫn thì chính là người có phước đức lớn. Do vậy, tổ sư, đại đức dạy chúng ta trì giới niệm Phật, phước huệ song tu. Lão pháp sư Viên Anh tuổi già trụ tại Viên Minh Tinh Xá ở Thượng Hải, từ năm hai mươi lăm tuổi, Ngài dốc sức nơi kinh Lăng Nghiêm, từng sáng lập một học viện chuyên nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, giảng đường của Ngài mang tên là Tam Cầu Đường, tức là “cầu phước, cầu huệ, cầu sanh Tịnh Độ”. Ngài giáo hóa tuân theo kinh Lăng Nghiêm, nhưng hạnh thì hành theo kinh Di Đà. Chúng ta niệm Phật cũng là phước huệ song tu. Tín nguyện trì danh thì phước lẫn huệ đều nằm trong đó.
(Giải) Vô luận ngoan tu cuồng huệ, ma la vô công, tức ngộ môn thâm viễn, thao lý tiềm xác chi nhân, thảng phân hào tập khí vị trừ, vị miễn tùy cường thiên trụy.
() 無論頑修狂慧。麼羅無功。即悟門深遠。操履潛確之人。儻分毫習氣未除。未免隨強偏墜。
(Giải: Những kẻ tu hành ương bướng, trí huệ ngông cuồng, buồn tủi không có kết quả thì đừng nói làm gì! Ngay cả những người ngộ giải sâu xa, tu tập cẩn thận, tinh nghiêm, mà nếu còn chút tơ tóc tập khí chưa trừ thì vẫn chưa tránh khỏi tình trạng “[lúc lâm chung], nghiệp nào mạnh sẽ lôi thần thức của người ấy đi trước” khiến cho người ấy bị đọa lạc).
Ngoan tu” là những người thông minh trong thế gian tu trì chẳng đúng pháp, tự cậy thông minh, tu mù, luyện đui. “Cuồng huệ” là những người thiên tư thông minh, đối với kinh điển Đại Thừa cũng có thể thông hiểu, có thể nói những điều tốt lành, nói đến mức hoa trời rơi tán loạn, chỉ có điều hành trì thiếu sót, rớt vào hạng có tâm tư thái độ ngông cuồng. Hai loại người này đối trước cửa ải sanh tử hoàn toàn vô dụng, chẳng thể liễu sanh thoát tử. Nói “ma la vô công” nghĩa là thiếu công phu, chẳng có thành tựu.

Ngộ môn thâm viễn, thao lý tiềm xác chi nhân, thảng phân hào tập khí vị trừ, vị miễn tùy cường thiên trụy” (Những người ngộ giải sâu xa, tu tập cẩn thận, tinh nghiêm, mà nếu còn chút tơ tóc tập khí chưa trừ thì vẫn chưa tránh khỏi tình trạng “[lúc lâm chung], nghiệp nào mạnh sẽ lôi thần thức của người ấy đi trước” khiến cho người ấy bị đọa lạc), tình huống này đã có tiền lệ trong lịch sử. Như thiền sư Thảo Đường Thanh có giải, có hạnh, là bậc đại đức lỗi lạc một thời trong nhà Thiền. Trong các tín đồ, có một bà họ Tăng, thường đến cúng dường thiền sư. Sư Thảo Đường rất cảm kích, thường mang tâm niệm báo ân. Mất rồi liền thác sanh làm con trai bà Tăng, có trí, có phước, tuổi thiếu niên mà đã thỏa chí, làm đến Tể Tướng, tức là Tăng Lỗ Công. “Thao lý tiềm xác chi nhân” nghĩa là người trì giới tinh nghiêm. Mọi người đều biết câu chuyện “hòn đá tam sanh”. Hòn đá tam sanh là câu chuyện được truyền tụng về cuộc đời của thiền sư Viên Trạch và cư sĩ Lý Nguyên. Lý Nguyên từ quan, sống trong chùa của ngài Viên Trạch. Có một hôm, hai người bàn bạc, tính sang núi Nga Mi triều bái; Lý Nguyên chủ trương đi theo đường thủy, Viên Trạch tính đi theo đường bộ. Cuối cùng, theo ý Lý Nguyên đi đường thủy. Đi đến một tiểu trấn, gặp một phụ nữ có thai giặt áo bên sông. Viên Trạch vừa trông thấy liền rơi nước mắt không ngừng. Lý cư sĩ hỏi nguyên do, Sư nói: “Ta sở dĩ chẳng muốn đi theo đường thủy là sợ gặp bà ta. Bà ta mang thai đã ba năm, đợi ta đầu thai. Hôm nay chẳng thể trốn được nữa, ba ngày nữa xin ông hãy đến nhà bà ta, ta thấy ông sẽ cười để làm tin. Mười lăm năm sau, vào ngày Trung Thu tháng Tám sẽ lại gặp nhau tại chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu”. Về sau, mỗi mỗi đều ứng nghiệm. Sư Viên Trạch có thần thông, có thể biết được quá khứ, vị lai, mà vẫn chưa thoát khỏi luân hồi đầu thai, chỉ vì tập khí chưa trừ! Trong thế gian, những người làm quan lớn, phát tài lớn đều là những bậc đại tu hành trong quá khứ, tập khí chưa trừ, chẳng chịu vãng sanh Tây Phương, nhọc nhằn tu luyện nhiều năm để đạt vinh hoa, phú quý trong một đời, trở thành tam thế oán, thật chẳng đáng chút nào, đáng than thay!


(Giải) Vĩnh Minh tổ sư, sở vị “thập nhân cửu tha lộ. Ấm cảnh nhược hiện tiền, miết nhĩ tùy tha khứ”. Thử thành khả hàn tâm giả dã.
() 永明祖師。所謂十人九蹉路。陰境若現前。瞥爾隨他去。此誠可寒心者也。 
(Giải: Tổ sư Vĩnh Minh nói: “Mười người, chín chần chừ. Ấm cảnh nếu hiện tiền, chớp mắt đi theo nó”. [Nghĩ đến] điều này đúng là lạnh buốt cõi lòng vậy).
Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư là người sống dưới triều đại của Ngô Việt Vương Tiền Thục cuối thời kỳ Ngũ Đại. Ngài nối pháp Thiều quốc sư tông Thiên Thai, mất vào năm Khai Bảo thứ tám (975) đời Tống Thái Tổ, thọ bảy mươi hai tuổi. Theo lịch sử ghi chép, khi chưa xuất gia, Ngài làm một chức quan nhỏ, trông coi việc chi thu thuế khóa, thường giao nhận tiền bạc. Ngài lấy tiền từ của công để phóng sanh, bị thượng cấp phát giác, tâu lên Văn Mục Vương (Tiền Nguyên Quyền)149, vua phán tội tử hình. Vua dặn riêng người hành hình: “Nếu lúc hành hình mà hắn không có lòng sợ hãi thì hãy dẫn đến gặp ta”. Trong lúc bị giải ra pháp trường, mặt Sư không đổi sắc, cật vấn, Sư nói: “Tôi dùng một mạng để đổi lấy hàng ngàn hàng vạn cái mạng, đáng lắm chứ!” Sau đấy, [giám trảm quan] dẫn Sư về gặp Văn Mục Vương. Vua hỏi Sư: “Sau này ông muốn làm chuyện gì?” Sư nói muốn xuất gia. Vua liền giúp Sư thỏa nguyện và còn làm hộ pháp cho Sư. Có một hôm, vua cúng Trai Tăng một ngàn vị sư, bình đẳng cúng Tăng. Trong Trai Đường có bày ghế chủ tọa, mọi người đều khiêm nhượng [không ai ngồi], chợt có một vị xuất gia quần áo xốc xếch ngồi nghễu nghện trên ghế chủ tọa. Trai tăng xong, mọi người đã giải tán, vua hỏi đại sư Vĩnh Minh: “Buổi trai tăng hôm nay có thánh hiền giáng lâm hay không?” Sư đáp: “Có, Định Quang cổ Phật đến thọ cúng”. Hỏi: “Vị nào vậy?” Sư nói: “Vị Hòa Thượng ngồi ghế chủ tọa”. Vua vừa nghe nói liền sai người đi kiếm, tìm được vị ấy trong một hang núi. Thị giả thỉnh vị ấy về cung, tiếp nhận sự cúng dường. Hòa Thượng chỉ nói một câu: “Di Đà lắm lời” rồi nhập diệt. Thị giả trở về tâu lên Hoàng Đế: “Hòa Thượng đã viên tịch, lâm chung chỉ nói một câu Di Đà lắm lời”. Hoàng Đế nghĩ Vĩnh Minh đại sư nhất định là hóa thân của Phật Di Đà, [hóa thân của] Định Quang Phật tuy viên tịch, nhưng [hóa thân của Phật] Di Đà vẫn còn, phái người thỉnh ngài Vĩnh Minh nhập cung. Nào ngờ lúc ấy có người đến báo: “Vĩnh Minh đại sư đã viên tịch”. Chư Phật, Bồ Tát hóa độ chúng sanh trong thế gian này, chẳng thể bộc lộ thân phận. Hễ thân phận bị lộ bèn ra đi. Nếu bị lộ thân phận mà vẫn chẳng nhập diệt thì chính là mạo nhận. Ngài Vĩnh Minh do Thiền Tông mà đại triệt đại ngộ, đến tuổi già chuyên tu Tịnh Độ. Ngài có nói ra bốn bài Liệu Giản rất nổi tiếng. Bài thứ hai là: “Hữu Thiền, vô Tịnh Độ. Thập nhân cửu tha lộ, ấm cảnh nhược hiện tiền, miết nhĩ tùy tha khứ” (Có Thiền, không Tịnh Độ. Mười người chín chần chừ, nếu ấm cảnh hiện tiền, chớp mắt đi theo nó). Đấy là vì thuở ấy Thiền Tông rất thịnh hành, mọi người coi rẻ Tịnh Độ; nhằm độ những người học Thiền, nên Ngài mới nói: “Có Thiền không Tịnh Độ, mười người chín chần chừ” nhằm dẫn dắt bọn họ trở về Tịnh Độ. [Ngài nói] Thiền Tịnh Song Tu chính là một cách nói phương tiện quyền xảo bất đắc dĩ dành cho những người tham Thiền. Có những người tu Thiền rất khá, nhằm khỏi tổn thương lòng tự tôn của họ, nên Ngài mới nói Thiền cũng rất hay, nếu thêm vào một chút Tịnh Độ thì càng hay hơn. Nói thật ra, tu Tịnh Độ có thể vãng sanh, chứ tu Thiền rất khó thành tựu.

Trong câu “hữu Thiền, hữu Tịnh Độ” hãy chú ý chữ Hữu. “Hữu Thiền” là đại triệt đại ngộ, “hữu Tịnh Độ” là trong một niệm trọn đủ tin sâu, nguyện thiết, chấp trì danh hiệu. Có Thiền, không Tịnh Độ, mười người chín chần chừ150. Thiền sư Viên Trạch như đã nói trong phần trước chính là hạng người “có Thiền”, có thể biết quá khứ, vị lai, nhưng vẫn phải đầu thai luân hồi, từ xưa đến nay, những người giống như Viên Trạch chẳng ít.



Ấm cảnh nhược hiện tiền”: Chữ “Ấm cảnh” có hai nghĩa, một là trong Định có ma xuất hiện, tức Ngũ Ấm Ma xuất hiện. Kinh Lăng Nghiêm nói có năm mươi loại Ấm Ma. Hiện thời có kẻ bảo tôi: “Có người khi tịnh tọa, tay rung động không cách nào khống chế được”. Bọn họ cho đó là cảnh giới tốt đẹp, đấy chính là vời ma đến. Định là tịnh, chẳng phải tay múa, chân nhảy. Nghĩa thứ hai [của chữ Ấm Cảnh] là thân Trung Ấm. Con người chết đi, thần thức rời khỏi thân thể, còn chưa đầu thai, trong thời gian ấy gọi là Trung Ấm Thân. Trung Ấm Thân đại đa số tồn tại trong vòng bốn mươi chín ngày. Trong thời gian ấy, gia đình, quyến thuộc tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng thì người ấy sẽ được lợi ích; nhưng người ấy sẽ sanh vào chỗ nào vẫn là lưu chuyển theo nghiệp, chính mình chẳng thể làm chủ được. “Có Thiền, không Tịnh Độ”, không có Phật lực gia trì, hoàn toàn dựa vào Định lực của chính mình thì lỡ một mai Định lực mất đi, sẽ bị nghiệp lực khống chế. Nghiệp nào mạnh sẽ lôi đi trước, suốt đời tu hành nếu tốt đẹp thì sẽ đổi lấy phú quý trong đời sau; còn nếu tu hành không ra gì, sẽ phải lưu chuyển trong tam đồ. Quán sát cặn kẽ [sẽ thấy] không vãng sanh Tây Phương phiền phức rất lớn!
(Giải) Sơ Quả muội ư xuất thai, Bồ Tát hôn ư cách ấm. Giả lý khởi dung cưỡng tác chủ tể, kiểu hãnh, man han? Duy hữu tín nguyện trì danh, trượng tha lực cố, Phật từ bi nguyện, định bất đường quyên. Di Đà thánh chúng, hiện tiền ủy đạo, cố đắc vô đảo, tự tại vãng sanh. Phật kiến chúng sanh lâm chung đảo loạn chi khổ, đặc vị bảo nhậm thử sự, sở dĩ, ân cần tái khuyến phát nguyện, dĩ nguyện năng đạo hạnh cố dã.
() 初果昧於出胎。菩薩昏於隔陰。者裏豈容強作主宰。僥倖顢頇。唯有信願持名。仗他力故。佛慈悲願。定不唐捐。彌陀聖眾。現前慰導。故得無倒。自在往生。佛見眾生。臨終倒亂之苦。特為保任此事。所以殷勤再勸發願。以願能導行故也。
(Giải: Sơ Quả mê muội khi ra khỏi thai, Bồ Tát hôn trược lúc chuyển từ thân Ngũ Ấm này sang thân Ngũ Ấm khác, trong khi ấy, há nó có dung cho mình gắng gượng làm chủ tể mà còn lơ mơ mong được may mắn hay sao? Chỉ có tín nguyện trì danh là do cậy vào tha lực và thệ nguyện từ bi của Phật, nhất định chẳng luống uổng. Phật Di Đà và thánh chúng hiện đến trước mặt an ủi, hướng dẫn, nên tâm không điên đảo, tự tại vãng sanh. Phật thấy chúng sanh chịu khổ vì điên đảo tán loạn khi lâm chung, nhằm đặc biệt đảm bảo cho chúng sanh chuyện [vãng sanh] này, nên mới một lần nữa ân cần khuyên nhủ hãy phát nguyện, bởi lẽ, nguyện có thể dẫn đường cho hạnh vậy).
Sơ Quả” là Tu Đà Hoàn trong Tiểu Thừa, đã đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, dự vào dòng thánh. Tuy còn có tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc chưa đoạn, vẫn tu hành trong tam giới, nhưng quyết định chẳng đọa vào tam ác đạo. Sống chết bảy lần trong cõi trời, cõi người liền thoát khỏi tam giới. Nếu lần thứ bảy sanh vào nhân gian, gặp Phật, nhất định chứng quả A La Hán. Nếu không có Phật xuất hiện trong cõi đời, vị ấy cũng vượt thoát tam giới, gọi là Độc Giác, tức Bích Chi Phật. Sơ Quả đầu thai trong nhân gian, khi nhập thai thì hiểu biết rõ ràng, nhưng lúc đẻ ra sẽ quên hết. Trí huệ lẫn công phu đoạn phiền não của Bồ Tát đều vượt trỗi Tiểu Thừa, chỉ có điều là vẫn mê khi cách ấm (từ thân Ngũ Ấm này chuyển sang thân Ngũ Ấm khác). Trong quá trình luân hồi trong sanh tử, Bồ Tát và thánh nhân Sơ Quả còn chẳng thể làm chủ được, huống gì là phàm phu? Lẽ đâu lại ôm lòng cầu may, mà phải dựa vào bổn nguyện, oai thần của Phật gia trì.

Phật từ bi nguyện” chính là bốn mươi tám nguyện, nguyện nguyện đều được thực hiện rành rành. Người niệm Phật khi lâm chung, trọn chẳng giống với những kẻ phàm phu tay chân cuống quít. Phật Di Đà và thánh chúng hiện ra trước mặt an ủi, hướng dẫn, nên người ấy không điên đảo, tự tại vãng sanh. Chúng sanh khi lâm chung thường bị khổ vì điên đảo, lầm loạn, nên phải thuận theo nghiệp lực, đọa trong đường ác, khổ chẳng thể nói được. Nếu khi lâm chung, đầu óc tỉnh táo, người ấy tuy không học Phật, chưa cầu vãng sanh thì cũng chẳng đọa tam đồ. Đức Phật thấy tình huống ấy đặc biệt rõ rệt, vì chúng ta nói ra pháp môn tín nguyện trì danh vãng sanh Tịnh Độ. Trong kinh này đã khuyên lần thứ nhất, rồi lại khuyên lần thứ hai, rồi khuyên lần thứ ba, đặc biệt nhắc nhở, chỉ dạy, một lần nữa ân cần khuyên chúng sanh hãy nên phát nguyện, nhằm đảm bảo chúng ta vãng sanh, bởi lẽ, Nguyện có thể hướng dẫn Hạnh. Có nguyện vọng mạnh mẽ thì mới có thể cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật.


(Giải) Vấn: Phật ký “tâm tác, tâm thị”, hà bất cánh ngôn tự Phật, nhi tất dĩ tha Phật vi thắng? Hà dã?

Đáp: Thử chi pháp môn, toàn tại liễu tha tức tự. Nhược húy ngôn tha Phật, tắc thị Tha Kiến vị vong. Nhược thiên trọng tự Phật, khước thành Ngã Kiến điên đảo.
() 問。佛既心作心是。何不竟言自佛。而必以他佛為勝。何也。答。此之法門。全在了他即自。若諱言他佛。則是他見未忘。若偏重自佛。卻成我見顛倒。
(Giải: Hỏi: Phật đã là “tâm này làm Phật, tâm này là Phật”, thì sao chẳng hoàn toàn nói về tự Phật (vị Phật của chính mình) mà cứ đề cao tha Phật (vị Phật khác) là thù thắng? Vì cớ sao thế?

Đáp: Pháp môn này hoàn toàn ở chỗ hiểu rõ Tha chính là Tự. Nếu kiêng không nói tới vị Phật nào khác tức là chưa quên Tha Kiến (cái thấy có người khác ngoài ta ra). Nếu thiên trọng tự Phật, sẽ trở thành Ngã Kiến điên đảo).
Trong kinh Phật thường nói: “Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật” (Tâm này làm Phật, tâm này là Phật). Vậy thì tâm của chính mình đã là Phật, cớ sao chẳng nói tới tự tánh Phật (vị Phật ở trong tự tánh) mà lại nói A Di Đà Phật ở Tây Phương Cực Lạc thế giới? Đại sư trả lời: Pháp môn này hoàn toàn nhằm hiểu rõ Tha chính là Tự. Tha và Tự là một, không hai. Nói là một, tức là nói theo Thể. Nói theo Tánh thì là một. Nói theo Tướng thì là hai. “Nếu kiêng không nói đức Phật khác thì là chưa quên Tha Kiến. Nếu thiên trọng Tự Phật sẽ trở thành Ngã Kiến điên đảo”. Chưa hiểu rõ chân tướng sự thật, ắt phải phá trừ nghi vấn. Nếu không, sẽ có chướng ngại. Dẫu tu trì siêng năng cũng chỉ có thể sanh về biên địa nghi thành. Hãy nên biết: Pháp môn này giống như Hoa Nghiêm, lại còn vượt trỗi Hoa Nghiêm, vì [trong kinh Hoa Nghiêm đến phẩm] cuối cùng, mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Hoa Nghiêm là đại pháp viên đốn, kinh này là kinh viên nhất trong các pháp viên, đốn nhất trong các pháp đốn. Chỉ có nhất tâm thì mới có thể khế nhập. Nếu có hai tâm, sẽ sanh chướng ngại. Nếu có nghi vấn, sẽ biến thành hai tâm, có Tự, có Tha, Tự và Tha là hai, [không còn là một nữa].

Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư đã nói rất khéo. Ngài mới gặp sư Ấn Tông, Ấn Tông hỏi Ngài: “Nghe nói ông đắc pháp ở núi Hoàng Mai, bình thường Ngũ Tổ thuyết pháp có nói phương pháp tham Thiền hay không?” Lục Tổ đáp: “Phật pháp chân chánh là một”. Phật pháp là pháp môn Bất Nhị; do vậy, hai bên Tự và Tha đều quên sạch, dùng một câu A Di Đà Phật để gom vọng niệm về một mối. Những tri kiến, phân biệt, chấp trước khác đều chẳng có, chỉ có một câu A Di Đà Phật. Có như thế mới hòng vào được Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó cũng là Nhất Chân pháp giới, hoàn toàn hiểu rõ “Tha chính là Tự”. Nếu nói là Tha Phật (đức Phật khác, chẳng phải là đức Phật trong tự tâm) thì là chưa quên Tha Kiến. Nếu thiên chấp coi trọng Tự Phật thì là Ngã Kiến điên đảo. Kinh Kim Cang dạy: “Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước Ngã Kiến, Nhân Kiến, Chúng Sanh Kiến, Thọ Giả Kiến, tắc ư thử kinh, bất năng thính, thọ, độc, tụng, vị nhân giải thuyết” (Nếu là kẻ thích pháp nhỏ, chấp trước vào Ngã Kiến, Nhân Kiến, Chúng Sanh Kiến, Thọ Giả Kiến sẽ chẳng thể nghe, nhận, đọc, tụng, vì người khác giải nói kinh này). Nửa phần đầu kinh Kim Cang nói về Tứ Tướng, nửa phần sau giảng về Tứ Kiến. So với phần giảng về Tướng thì phần giảng về Kiến càng sâu đậm hơn. Nếu chẳng thể hiểu rõ “Tha chính là Tự”, chắc là sẽ khó khế nhập Nhất Chân pháp giới.


(Giải) Hựu Tất Đàn tứ ích, hậu tam ích, sự bất cô khởi. Thảng bất tùng thế giới thâm phát khánh tín, tắc Hân Yếm nhị ích thượng bất năng sanh. Hà huống ngộ nhập lý Phật! Duy tức Sự Trì đạt Lý Trì. Sở dĩ Di Đà thánh chúng hiện tiền, tức thị bổn tánh minh hiển. Vãng sanh bỉ độ, kiến Phật, văn pháp, tức thị thành tựu huệ thân, bất do tha ngộ. Pháp môn thâm diệu, phá tận nhất thiết hý luận, trảm tận nhất thiết ý kiến. Duy Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh chi lưu, triệt để đảm hà đắc khứ. Kỳ dư thế trí biện thông, thông Nho, Thiền khách, tận tư độ lượng, dũ thôi dũ viễn. Hựu bất nhược ngu phu phụ lão thật niệm Phật giả, vi năng tiềm thông Phật trí, ám hợp đạo diệu dã. Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, phân minh dĩ Phật nhãn, Phật âm, ấn định thử sự, khởi cảm vi kháng, bất thiện thuận nhập dã

tai? Nhị Chánh Tông Phần cánh.
() 又悉檀四益。後三益。事不孤起。儻不從世界深發慶信。則欣厭二益尚不能生。何況悟入理佛。唯即事持達理持。所以彌陀聖眾現前。即是本性明顯。往生彼土。見佛聞法。即是成就慧身。不由他悟。法門深妙。破盡一切戲論。斬盡一切意見。唯馬鳴。龍樹。智者。永明之流。徹底擔荷得去。其餘世智辯聰。通儒禪客。盡思度量。愈推愈遠。又不若愚夫婦老實念佛者。為能潛通佛智。暗合道妙也。我見是利。故說此言。分明以佛眼佛音。印定此事。豈敢違抗。不善順入也哉。二正宗分竟。
(Giải: Lại nữa, trong bốn món lợi ích Tất Đàn, ba thứ lợi ích sau chẳng thể tự nó khởi lên được. Nếu chẳng từ [môn Tất Đàn thứ nhất là] Thế Giới [Tất Đàn] phát khởi sâu xa lòng vui mừng, tin tưởng thì hai thứ lợi ích là ưa thích cõi Cực Lạc và chán nhàm cõi Sa Bà sẽ chẳng thể sanh được, huống gì là ngộ nhập lý Phật? Chỉ do Sự Trì mà đạt đến Lý Trì, cho nên Phật Di Đà và thánh chúng hiện tiền chính là do bổn tánh đã hiện rõ ra. Sanh về cõi kia, thấy Phật, nghe pháp chính là thành tựu huệ thân (cái thân kết tinh bằng trí huệ), chứ chẳng phải do cái gì khác mà ngộ [được huệ thân ấy]. Pháp môn sâu mầu, phá sạch hết thảy hý luận, chặt sạch hết thảy ý kiến. Chỉ có những vị như Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh mới triệt để gánh vác pháp này được. Còn những kẻ Thế Trí Biện Thông khác, những kẻ thông hiểu cả Nho lẫn Thiền, tận hết sức suy lường, càng suy nghĩ càng xa cách hơn, hóa ra chẳng bằng những ông những bà ngu muội, thật thà niệm Phật, mà có thể ngầm thông Phật trí, thầm hợp đạo mầu. “Ta thấy điều lợi ấy nên nói lời này”, dùng Phật nhãn, Phật âm để nói ấn định rành rành chuyện này, há dám trái nghịch, chống đối, chẳng khéo thuận vâng theo hòng chứng nhập ư? Phần thứ hai là Chánh Tông Phần [đến đây là] hết)
Thích Ca Mâu Ni Phật dùng bốn món Tất Đàn làm chỗ căn cứ hòng định đặt việc giáo hóa. “Tất Đàn” có nghĩa là “thí trọn khắp”. Trong phần trước tôi đã giải thích cặn kẽ. Bốn món lợi ích Tất Đàn này nếu dùng để bàn luận sự niệm Phật vãng sanh trong Tịnh Tông thì chúng chính là tổng cương lãnh tiếp dẫn chúng sanh, Phật pháp Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều chẳng thể lìa khỏi nguyên tắc này. Chúng ta là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, đi theo con đường này sẽ ổn thỏa, thích đáng nhất. Nhất tâm dùng Sự Trì, chẳng hiểu Lý cũng không sao. Có nhiều ông cụ, bà cụ ăn chay, niệm Phật vãng sanh, biết trước lúc mất. Hỏi họ kinh điển Tịnh Độ, họ không hiểu, sanh về Tây Phương họ sẽ hiểu hết. Sự Trì khẩn thiết, tâm định, tín nguyện kiên cố, khi Phật đến tiếp dẫn, trước hết sẽ dùng Phật quang chiếu đến, nghiệp chướng của người ấy tiêu trừ, khai trí huệ. Từ Sự Trì mà đạt đến Lý Trì. Do vậy, Phật Di Đà và thánh chúng hiện tiền, thấy Phật tức là bổn tánh sáng ngời, trí huệ hiện tiền, một là vì công đức niệm Phật, hai là do được Phật quang gia trì, những pháp môn khác chẳng có điều này. Sanh về Tây Phương, hằng ngày ở cùng một chỗ với A Di Đà Phật, sáu trần trong Tây Phương đều thuyết pháp không ngừng. Thấy Phật, nghe pháp, thành tựu thân trí huệ, thân trí huệ chính là Báo Thân. Cảnh giới này giống như cảnh giới của bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Trong thế gian tu những pháp môn thông thường để đạt đến cảnh giới này thì phải mất một A-tăng-kỳ kiếp. Trong A-tăng-kỳ kiếp thứ hai mới bắt đầu chứng được quả vị Sơ Trụ Bồ Tát của Viên Giáo. Chúng sanh trong chín pháp giới rất khó dùng trí huệ và năng lực của chính mình để thấu hiểu tột cùng sự lý của Tây Phương thế giới, chỉ có Phật với Phật mới có thể thấu hiểu rốt ráo. Chỗ mầu nhiệm là đới nghiệp vãng sanh, chưa đoạn một phẩm phiền não nào, mà sanh về Tây Phương liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái, mầu nhiệm ở chỗ này.

Phá sạch hết thảy hý luận, chặt đứt hết thảy mọi ý kiến”. Hai câu này nói về những kẻ tu hành theo đường lối thông thường. Chữ “hý luận” chỉ Giáo Hạ, chữ “ý kiến” chỉ Tông Môn. Pháp môn này là nhất tâm chấp trì danh hiệu, chẳng cần phải phân biệt, suy lường, cho nên phá sạch hết thảy mọi hý luận. “Hý luận” là các thứ phê bình của Giáo Hạ đối với Tịnh Tông, bất luận họ nói như thế nào cũng chẳng liên quan gì! “Chặt đứt hết thảy mọi ý kiến”: “Ý kiến” là phân biệt. Pháp môn mầu nhiệm viên đốn rất sâu vô thượng này chỉ có những vị như Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh mới hòng triệt để gánh vác được. Các vị Mã Minh và Long Thọ đều là người Ấn Độ, đều cầu sanh Tịnh Độ. Tại Trung Quốc, ngài Long Thọ được xưng là Tổ của tám tông phái Đại Thừa. Trí Giả và Vĩnh Minh là người Trung Quốc. Trí Giả là tổ sư tông Thiên Thai, còn ngài Vĩnh Minh từ Thiền trở về Tịnh, là tổ sư đời thứ sáu của Tịnh Tông. Các Ngài chẳng có ý kiến phân biệt, ngay lập tức gánh vác. Những kẻ học thức thông minh tài trí khác và những Thiền khách thông thạo Nho học tận hết sức suy lường, càng suy tưởng càng sai lệch. Hàng Đẳng Giác Bồ Tát nếu chẳng được gia trì bởi oai thần của Phật cũng chẳng hiểu rõ. Kẻ thông minh tài trí đâm ra chẳng bằng ngu phu ngu phụ! Kẻ hạ ngu chẳng phân biệt, chấp trước, thật thà niệm Phật, bỏ sạch ý niệm vọng tưởng, chấp trước của chính mình, đắc Niệm Phật tam-muội. Công phu sâu thì sẽ đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, khai trí huệ, tương ứng với trí huệ nơi quả địa Như Lai, thầm hợp chỗ nhiệm mầu trong đạo. Do vậy, những người thuộc căn tánh bậc trung đâm ra thua kẻ hạ ngu. Đức Phật trông thấy lợi ích thù thắng như vậy, nên đem sự thật muôn vàn chân thật, xác thực này buốt lòng rát miệng khuyên dạy chúng ta vãng sanh, chúng ta há dám trái nghịch, chống đối? Nếu khéo thuận theo ý nguyện giáo huấn của Phật thì sẽ giống hệt như các đại sư Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh hoàn toàn tiếp nhận, y giáo phụng hành, là học trò tốt của đức Phật. Lợi ích Tứ Tất Đàn thù thắng viên mãn rốt ráo nhất chúng ta đều đạt được trong hiện tiền. Phần Chánh Tông của kinh này đến đây là hết.


4.3. Phần Lưu Thông
(Giải) Tín nguyện trì danh nhất pháp, viên thâu, viên siêu nhất thiết pháp môn. Thụ dữ nhất thiết pháp môn hồn đồng. Hoành dữ nhất thiết pháp môn huýnh dị, ký vô vấn tự thuyết, thùy kham xướng mộ lưu thông. Duy Phật dữ Phật, nãi năng cứu tận chư pháp Thật Tướng. Thử kinh duy Phật cảnh giới, duy Phật Phật khả dữ lưu thông nhĩ.
() 信願持名一法。圓收圓超一切法門。豎與一切法門渾同。橫與一切法門迥異。既無問自說。誰堪倡募流通。唯佛與佛。乃能究盡諸法實相。此經唯佛境界。唯佛佛可與流通耳。
(Giải: Một pháp tín nguyện trì danh gồm thâu trọn vẹn và vượt trỗi trọn vẹn hết thảy pháp môn. Theo chiều dọc, nó giống như những pháp môn khác. Theo chiều ngang, pháp này hoàn toàn khác với hết thảy các pháp môn, đã do đức Phật không ai hỏi mà tự nói thì ai mới có thể đề xướng, lưu thông? Chỉ có Phật và Phật mới có thể thấu hiểu cùng tận Thật Tướng của các pháp. Kinh này chỉ là cảnh giới Phật, chỉ có Phật và Phật mới có thể lưu thông mà thôi).
Đại sư phân chia khoa mục của kinh này khác với cách phân chia của cổ đức. Ngài xếp đoạn “sáu phương Phật” vào phần Lưu Thông, những vị khác đều xếp đoạn này vào phần Chánh Tông. Vì sao Ngài chia như thế, đại sư đã giảng rõ, chúng ta hãy đọc đoạn chú giải này. “Tín nguyện trì danh nhất pháp, viên thâu viên siêu nhất thiết pháp môn” (Một pháp tín nguyện trì danh gồm thâu trọn vẹn và vượt trỗi trọn vẹn hết thảy pháp môn). “Viên thâu” (gồm thâu trọn vẹn) tức là luận định kinh này theo chiều dọc, từ cạn đến sâu thì kinh này giống với hết thảy các kinh khác. Hết thảy các pháp môn khác đều có thứ tự từ sâu đến cạn, như ba bậc chín phẩm trong bốn cõi, lại còn có Sự Trì và Lý Trì. “Viên siêu” là luận định theo chiều ngang, liễu sanh tử, xuất tam giới, chứng đại Bồ Đề, hoàn toàn khác với hết thảy pháp môn. Trong những pháp môn khác phải tiến từ từ theo thứ tự: Đoạn Kiến Tư phiền não, nhập dòng thánh; đoạn Trần Sa phiền não, đạt đến cảnh giới Bồ Tát; đoạn hết thảy Vô Minh, chứng Pháp Thân đại sĩ. Những kinh luận thông thường đều nói như thế; còn kinh này thì không cần đoạn phiền não, chỉ dựa vào tín nguyện trì danh, đới nghiệp vãng sanh, vượt khỏi tam giới theo chiều ngang, khác hẳn hết thảy các pháp môn khác. Huống chi sanh về Tây Phương Tịnh Độ, tuy có bốn cõi sai biệt, nhưng hễ sanh về một cõi thì hết thảy cõi đều sanh; các pháp môn khác chẳng có chuyện này! Kinh này đã là kinh không ai hỏi mà Phật tự nói thì ai có thể gánh vác sứ mạng đề xướng, truyền thừa, lưu thông? Kinh Di Đà là cảnh giới thuộc quả địa Như Lai, là chân tướng của nhân sinh, vũ trụ, chỉ có chư Phật mới có thể hiểu rõ ràng. Hàng Đẳng Giác Bồ Tát đều không có năng lực lưu thông. Đối với trách nhiệm lưu thông, chỉ có Phật và Phật mới có thể gánh vác. “Lưu” () là lưu truyền muôn đời, “thông” () là thông đạt vô ngại.
4.3.1. Phổ khuyến

4.3.1.1. Khuyến tín lưu thông
(Kinh) Xá Lợi Phất! Như ngã kim giả, tán thán A Di Đà Phật, bất khả tư nghị công đức chi lợi.

(Giải) Bất khả tư nghị, lược hữu ngũ ý: Nhất, hoành siêu tam giới, bất sĩ đoạn Hoặc. Nhị, tức Tây Phương hoành cụ tứ độ, phi do tiệm chứng. Tam, đản trì danh hiệu, bất giả Thiền Quán chư phương tiện. Tứ, nhất thất vi kỳ, bất tạ đa kiếp, đa sanh, đa niên nguyệt. Ngũ, trì nhất Phật danh, tức vị chư Phật hộ niệm, bất dị trì nhất thiết Phật danh. Thử giai đạo sư đại nguyện hạnh chi sở thành tựu. Cố viết “A Di Đà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi”.
() 舍利弗。如我今者。讚歎阿彌陀佛。不可思議功德之利。

  () 不可思議。略有五意。一橫超三界。不俟斷惑。二即西方橫具四土。非由漸證。三但持名號。不假禪觀諸方便。四一七為期。不藉多劫多生多年月。五持一佛名。即為諸佛護念。不異持一切佛名。此皆導師大願行之所成就。故曰阿彌陀佛。不可思議功德之利。


(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Như ta nay khen ngợi A Di Đà Phật công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật.

Giải: “Chẳng thể nghĩ bàn”, nói đại lược gồm năm ý:

- Một là vượt thoát tam giới theo chiều ngang, chẳng đợi phải đoạn Hoặc.

- Hai là sanh về Tây Phương liền trọn đủ bốn cõi, chẳng phải do chứng từ từ.

- Ba, chỉ trì danh hiệu, chẳng cần phải dùng tới các phương tiện Thiền, Quán.

- Bốn là lấy bảy ngày làm hạn, chẳng cần đến nhiều kiếp, nhiều đời, nhiều năm tháng.

- Năm là trì danh hiệu một vị Phật liền được chư Phật hộ niệm, chẳng khác gì trì danh hiệu của hết thảy chư Phật.

Những điều này đều do đại nguyện hạnh của đấng Đạo Sư mà thành tựu. Vì thế nói “A Di Đà Phật lợi ích công đức chẳng thể nghĩ bàn”).
Đức Phật gọi ngài Xá Lợi Phất, nhắc nhở Ngài hãy đặc biệt chú ý: “Tiếp theo đây, ta sẽ nói những lời quan trọng. Như ngày nay, ta khen ngợi công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật”.

Công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn” là gì vậy? Trong đoạn Yếu Giải này, đại sư đã nêu ra tường tận. Nói đại lược thì có năm ý:

1) Siêu thoát tam giới theo chiều ngang, chẳng đợi đoạn Hoặc: Hãy nên biết: Tam giới chính là lục đạo. Tam giới chia thành Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới. Dục Giới có Ngũ Dục là “tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ” (tài, sắc, danh, thực, thùy). Nếu chỉ đoạn trên mặt Sự thì vô ích. Nếu vẫn còn có ý niệm thì vẫn ở trong Dục Giới, chẳng sanh lên Sắc Giới được. [Sanh lên Sắc Giới phải] nhờ vào Thiền Định. Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, tổng cộng mười tám tầng trời. Lại tính lên Vô Sắc Giới thì có Tứ Không Định Thiên, rồi lại lên tới Cửu Thứ Đệ Định (tên gọi đầy đủ là Diệt Thọ Tưởng Thứ Đệ Định) thì sẽ vượt thoát tam giới, thành A La Hán. Đấy là vượt tam giới theo chiều dọc. Pháp môn này của chúng ta chẳng cần phải đoạn Hoặc, vượt ngang ra khỏi tam giới151 nên gọi là “hoành siêu tam giới”.

2) Tây Phương có đủ cả bốn cõi, chẳng do chứng đắc dần dần: Mười phương hết thảy các cõi Phật đều có bốn cõi, nhưng bốn cõi tách biệt, chẳng liên tiếp nhau. Còn bốn cõi Tịnh Độ của Tây Phương ở cùng một chỗ, hễ sanh về một thì sẽ sanh về hết thảy, chẳng cần phải tiến từ từ. Như trong thế giới Sa Bà, đoạn hết Kiến Tư phiền não liền vượt thoát tam giới. Trong tam giới là Phàm Thánh Đồng Cư độ, vượt thoát tam giới là Phương Tiện Hữu Dư độ. Lại tu hành phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân liền sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ. Đấy là “tiệm tấn” (tiến từ từ, tiến dần dần). Tuy vãng sanh Tây Phương thế giới thuộc Hạ Hạ Phẩm, nhưng cũng viên tịnh tứ độ.

3) Chỉ trì danh hiệu, chẳng cần tới các phương tiện Thiền, Quán: Phương pháp tu hành chỉ dựa vào một câu Nam Mô A Di Đà Phật từ Sơ Phát Tâm cho đến khi thành Phật, chẳng cần bất cứ một pháp môn nào khác để phụ trợ. Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương chính là chứng minh cực hay.

4) Lấy bảy ngày làm kỳ hạn, chẳng cần đến nhiều đời, nhiều kiếp, nhiều năm tháng: Tịnh Độ Tông đả Phật thất, chính là căn cứ trên kinh Di Đà. Tín nguyện trì danh, bảy ngày liền đắc Niệm Phật tam-muội, quyết định được vãng sanh. Công phu có sâu hay cạn khác nhau. Trung Quốc có thói quen chia thành ba hạng: Bậc thượng là Lý nhất tâm bất loạn, bậc trung là Sự nhất tâm bất loạn, bậc hạ là công phu thành phiến. Công phu thành phiến cũng chia thành ba bậc. Thành phiến bậc thượng thì sanh tử tự tại. Từ xưa đến nay, những người đã đạt cảnh giới này rất nhiều, người ta làm được, vì sao chúng ta không làm được? Phải tìm cho ra sự chướng ngại khiến cho ta không làm được, trừ diệt nó đi thì công phu sẽ đắc lực.

5) Trì một danh hiệu Phật liền được chư Phật hộ niệm, chẳng khác trì danh hiệu của hết thảy chư Phật: Tại Đài Loan có nhiều tự viện trong dịp Tết bèn có pháp hội lạy một ngàn Phật hay một vạn vị Phật. Nếu niệm danh hiệu A Di Đà Phật tức là giống như đã niệm danh hiệu của mười phương tất cả hết thảy chư Phật. Đức Phật nói: “Không một vị Phật nào chẳng niệm A Di Đà Phật, không một vị Phật nào chẳng giảng kinh A Di Đà”. Tựa đề của bộ kinh này là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh (kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm), trong phần sau, kinh văn có nói tới. Chúng ta niệm bộ kinh này thì hết thảy chư Phật đều hộ niệm.

Năm điều này đều là do đại nguyện đại hạnh của A Di Đà Phật thành tựu, kinh Vô Lượng Thọ giảng rất cặn kẽ, ai đã đọc rồi thì hãy nên thấu hiểu công đức của danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn. Cổ đại đức nói: “Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. “Tương ứng” ở đây không phải chỉ là tương ứng với A Di Đà Phật, đấng Đạo Sư của thế giới Cực Lạc, mà trên thực tế là tương ứng với mười phương ba đời hết thảy chư Phật. Công đức lợi ích này quả thật không gì sánh bằng, hiểu rõ đạo lý thì sẽ niệm Phật chẳng đến nỗi bỏ dở giữa chừng.


(Giải) Hựu, hành nhân tín nguyện trì danh, toàn nhiếp Phật công đức thành tự công đức. Cố diệc viết “A Di Đà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi”. Hạ hựu viết: “Chư Phật bất khả tư nghị công đức, ngã bất khả tư nghị công đức”, thị chư Phật, Thích Ca giai dĩ A Di vi tự dã.
() 又。行人信願持名。全攝佛功德。成自功德。故亦曰阿彌陀佛。不可思議功德之利。下又曰。諸佛不可思議功德。我不可思議功德。是諸佛釋迦。皆以阿彌為自也。
(Giải: Lại nữa, hành nhân tín nguyện trì danh hoàn toàn thâu nhiếp

công đức của Phật thành công đức của chính mình. Vì thế, cũng nói: “Công đức lợi ích của A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn”. Trong đoạn dưới, [kinh văn] lại nói: “Công đức chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật”, “công đức chẳng thể nghĩ bàn của ta”, tức là chư Phật và Phật Thích Ca đều lấy A Di Đà Phật làm Tự).
Cách nói này quả thật rất ít nghe tới. Chúng ta suy nghĩ kỹ càng sẽ thấy rất có lý. “Tín nguyện trì danh” là mấu chốt trong sự tu học của Tịnh Tông, nguyên tắc tu học là nhất tâm chấp trì danh hiệu thì có thể hoàn toàn biến công đức từ vô lượng kiếp của A Di Đà Phật thành công đức của chính mình. Nếu quả thật là sự thật thì [người tu pháp môn Niệm Phật] sẽ chiếm tiện nghi to lớn. Các vị Bồ Tát trong mười phương thế giới tu hành trong vô lượng kiếp, tu hết sức nhọc nhằn, vẫn chẳng thể thành tựu được vài phần công đức của A Di Đà Phật. Người tu Tịnh Độ do tín nguyện trì danh, trong một thời gian rất ngắn mà công đức, lợi ích thù thắng vượt trỗi các vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát tu hành khổ nhọc trong nhiều năm. Đây là sự thật. Trong nội dung của Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh và kinh này đều có những đoạn kinh văn giảng rõ: Người niệm Phật sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, ngay cả Hạ Hạ Phẩm vãng sanh cũng sẽ vô lượng thọ. Kinh Vô Lượng Thọ lại nói thân thể, tướng mạo, các thứ thụ dụng và thần thông đạo lực của họ đều tương tự A Di Đà Phật thì há chẳng phải là đã thâu nhiếp công đức của Phật để thành công đức của chính mình hay sao? Đủ thấy lời đại sư nói quả đúng là sự thật. Kinh văn lại nói: “Công đức chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật, công đức chẳng thể nghĩ bàn của ta”, ở đây có hai thuyết:

1) Chư Phật là A Di Đà Phật.

2) Chư Phật là mười phương hết thảy chư Phật Như Lai.

Hai thuyết này đều hợp lý. Do đây có thể suy ra: Mười phương hết thảy chư Phật và Phật Thích Ca đều coi A Di Đà Phật là chính mình, Tự và Tha chẳng hai. Nói theo tâm tánh thì tâm tánh của năng niệm (cái tâm của chư Phật và cái tâm của chúng sanh) là một chứ không phải hai, tâm tánh và công đức của danh hiệu đều chẳng thể nghĩ bàn. Đã có lý luận này thì ắt có sự thật.

Từ đoạn kinh nói về sáu phương Phật trở đi, đại sư phán định thuộc vào phần Lưu Thông, Ngài nói “chỉ có Phật và Phật mới có thể gánh vác sứ mạng lưu thông”. Trước hết, chúng tôi giới thiệu đại cương, đơn giản một lượt. Bản dịch của La Thập đại sư chỉ ghi sáu phương, còn Huyền Trang đại sư phiên dịch trực tiếp theo bản tiếng Phạn, ghi là mười phương. Ngài La Thập dịch ý, người Trung Quốc thích đơn giản, sáu phương là nói rút gọn, nhưng ý nghĩa vẫn viên mãn. Sáu phương là Đông, Tây, Nam, Bắc, trên và dưới. Mười phương là sáu phương thêm vào Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Mỗi phương có vô lượng vô biên thế giới, mỗi một thế giới đều có một vị Phật giáo hóa.

Mỗi một phương đều nói “như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật” (các vị Phật nhiều như số cát sông Hằng như thế đó). Thuở đức Phật tại thế, phần lớn thời gian Ngài giảng kinh ở quanh lưu vực sông Hằng. Cát sông Hằng rất mịn, giống như bột mì. Sông Hằng dài mấy ngàn dặm, cát sông Hằng chẳng thể đếm nổi số. Khi Phật nói đến số lượng nhiều, thường dùng cát sông Hằng để làm tỷ dụ. Cát sông Hằng tuy nhiều, nhưng số lượng còn có giới hạn, chứ các thế giới ở mỗi phương trong mười phương là vô lượng vô biên; vì thế, chư Phật cũng vô lượng vô biên.

Các ư kỳ quốc xuất quảng trường thiệt tướng” (Mỗi vị đều ở trong nước mình hiện tướng lưỡi rộng dài) chính là khen ngợi, tuyên truyền trọn khắp, giới thiệu Tây Phương A Di Đà Phật với hết thảy chúng sanh, từ trước đến nay chưa hề ngừng, phạm vi giáo hóa trọn khắp tam thiên đại thiên thế giới.

Thuyết thành thật ngôn”: Ý nói những điều được nói trong kinh này đều là những pháp thực tại. Những kinh điển khác cũng đều là những lời thành thật, như kinh Kim Cang dạy: “Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả” (Như Lai là bậc nói lời chân thật, nói đúng sự thật, nói đúng lý đúng pháp, chẳng nói lời dối gạt, chẳng nói sai khác). “Chân” là không giả, “thật” là thực tại, chẳng hư vọng, “như” là không tăng, không giảm, đúng mức, “bất cuống” là chẳng lừa dối. Sao lại chỉ nói kinh này là lời thành thật? Là vì kinh này dạy trực tiếp cách tu thành Phật cho phàm phu; do kinh này quá huyền diệu, rất nhiều người chẳng tin tưởng. Vì thế, phải đặc biệt nhấn mạnh “thuyết thành thật ngôn” (nói lời thành thật). Có người bảo tôi: “Đối với pháp môn Tịnh Độ, có những vị pháp sư đại đức thốt ra nhiều lời lẽ phê bình và chẳng thể tin tưởng pháp này”. Tôi bảo người ấy: “Bạn chưa đọc kỹ kinh Vô Lượng Thọ. Trong kinh đã nói rành rành: ‘Nhược phi vãng tích tu phước huệ, ư thử chánh pháp bất năng văn’ (Nếu chẳng tu phước huệ trong đời quá khứ, sẽ chẳng thể nghe chánh pháp này). Bọn họ chẳng thể tin tưởng thì có gì lạ đâu!” Như trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, trong phần Thượng Phẩm Thượng Sanh Chương, Thiện Đạo đại sư đã nói: Hàng Thập Địa Bồ Tát cùng nhau nói với quý vị, bậc Đẳng Giác Bồ Tát cùng nhau nói với quý vị, quý vị chẳng cần phải tin tưởng. Chỉ tin tưởng lời Phật. Hễ tin tưởng pháp môn này, vâng theo lời dạy mà hành, là do trong quá khứ đã từng cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, có thiện căn vượt trỗi hết thảy chúng sanh, chứ chẳng phải chỉ một sớm một chiều mà hòng thành tựu được. Chính mình gặp được pháp môn này mà có thể tin tưởng, phát nguyện thì mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai đều chúc mừng quý vị, khen ngợi quý vị: “Ngày nay thiện căn, phước đức của quý vị đã chín muồi rồi, cơ duyên thành Phật đã đến rồi!”

Cuối cùng, đức Phật nói: Chúng sanh các ngươi hãy nên tin tưởng bộ kinh này, kinh có tên là “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”. Khi phiên dịch, La Thập đại sư đổi tên kinh thành “Phật Thuyết A Di Đà Kinh”. La Thập đại sư dùng tên kinh này nhằm làm cho chúng ta vừa nhìn vào tựa đề kinh liền niệm một câu A Di Đà Phật, đấy chính là phương tiện thiện xảo của người dịch kinh. “Xưng tán” là hết thảy chư Phật khen ngợi A Di Đà Phật có công đức chẳng thể nghĩ bàn, Phật dùng bốn mươi tám nguyện tiếp dẫn hết thảy chúng sanh căn cơ đã chín muồi trong mười phương pháp giới. Người căn cơ chín muồi bèn tin tưởng, phát nguyện, hành trì, nhất định vãng sanh trong một đời này. Nếu chẳng tin, chẳng nguyện, chẳng chịu niệm thì là [căn cơ, nhân duyên] còn chưa chín muồi, chẳng thể vãng sanh trong đời này, vẫn luân hồi trong lục đạo. Tên kinh này cũng có thể nói là Nhất Thiết Chư Phật Bất Khả Tư Nghị Công Đức. Nếu không có Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu, đề xướng, làm sao chúng ta biết được? Đức Thế Tôn giới thiệu cõi nước Cực Lạc giống như một trường học lớn. Đức Thế Tôn và mười phương chư Phật thay mặt A Di Đà Phật đến các nơi chiêu sinh, lại được hết thảy chư Phật tuyên dương, khen ngợi. Theo khảo chứng, Thiện Đạo đại sư là hóa thân của A Di Đà Phật; lời Thiện Đạo đại sư nói là lời A Di Đà Phật nói. Ngài nói: “Như Lai sở dĩ xuất hiện trong cõi đời, chỉ nhằm nói ra biển bổn nguyện của A Di Đà Phật”. Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời, tức là giới thiệu Tây Phương Tịnh Độ cho thế gian. Đã là như vậy thì cả đời đức Thế Tôn giảng ba kinh Tịnh Độ là đủ rồi, cần gì phải giảng nhiều pháp môn khác? Là vì cơ duyên thành Phật của chúng sanh đã đến nên mới nói pháp môn này. Kinh này chẳng phải vì hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát mà nói. Cơ duyên thành Phật của họ còn chưa đến thì có nói cũng vô dụng, họ chẳng tiếp nhận. Nếu họ thuộc căn tánh Bồ Tát thì giảng cho họ Đại Thừa Phật pháp. Nếu họ là căn tánh Duyên Giác hay Thanh Văn thì giảng pháp Tiểu Thừa cho họ. Họ không có ý nghĩ thoát khỏi tam giới, nên nói với họ những kinh điển giảng về trời người, để đời sau được thân người và hạnh phúc mỹ mãn. Do vậy, nói vô lượng vô biên pháp môn nhằm thích ứng những căn tánh khác nhau. Kinh này chuyên để nói với những chúng sanh căn cơ chín muồi, vượt trỗi những vị Bồ Tát. Chỉ cần tin tưởng pháp môn này thì tất cả hết thảy chư Phật, không một vị nào chẳng hộ niệm. Chúng ta niệm bộ kinh này liền được hết thảy chư Phật hộ niệm.

Mật Tông có chuyện quán đảnh. Ở nước Mỹ và Đài Loan, nếu có Kim Cang thượng sư Rinpoche152 của Mật Tông đến, là mọi người xúm nhau đông nghẹt xin quán đảnh. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là Kim Cang thượng sư của Mật Tông, tuổi già chuyên tu Tịnh Độ. Trong cuốn Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ, cụ có giảng rõ ý nghĩa quán đảnh. “Quán” () có nghĩa là từ bi che chở, gia hộ, “đảnh” () có nghĩa là pháp môn chí cao vô thượng. Như vậy, “quán đảnh” là đem pháp môn cao tột vô thượng của đức Phật truyền dạy cho quý vị, mà pháp môn cao tột vô thượng bậc nhất của chư Phật Như Lai lại chính là kinh A Di Đà. Nếu niệm một biến thì cũng giống như được hết thảy chư Phật quán đảnh cho quý vị một lượt. Người niệm Phật suốt ngày từ sáng đến tối sẽ được thấm đẫm Phật quang, nhưng chính mình mê hoặc điên đảo, đối với lợi ích công đức thù thắng này hoàn toàn chẳng biết, thật là đáng thương!


(Kinh) Đông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.

(Giải) A Súc Bệ, thử vân Vô Động. Phật hữu vô lượng đức, ưng hữu vô lượng danh. Tùy cơ nhi lập, hoặc thủ nhân, hoặc thủ quả, hoặc Tánh, hoặc Tướng, hoặc hạnh nguyện đẳng. Tuy cử nhất ngung, nhưng cụ Tứ Tất. Tùy nhất nhất danh, hiển sở thuyên đức. Kiếp thọ thuyết chi, bất năng tất dã.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương