PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記


(經) 東方亦有阿閦鞞佛。須彌相佛。大須彌佛。須彌光佛。妙音佛。如是等。恆河沙數諸佛。各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是。稱讚不可思議功德。一切諸佛所護念經。



tải về 3.07 Mb.
trang26/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32

() 東方亦有阿鞞佛。須彌相佛。大須彌佛。須彌光佛。妙音佛。如是等。恆河沙數諸佛。各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是。稱讚不可思議功德。一切諸佛所護念經。 

() 鞞。此云無動。佛有無量德。應有無量名。隨機而立。或取因。或取果。或性或相。或行願等。雖舉一隅。仍具四悉。隨一一名。顯所詮德。劫壽說之。不能悉也。

(Chánh kinh: Phương Đông cũng có A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, các đức Phật nhiều như cát sông Hằng như thế đó, mỗi vị ở trong nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”.



Giải: A Súc Bệ, cõi này dịch là Vô Động, Phật có vô lượng đức, đương nhiên có vô lượng danh hiệu. Tùy theo căn cơ [của chúng sanh hóa độ] mà lập một danh hiệu, hoặc dùng nhân, hoặc dùng quả, hoặc Tánh, hoặc Tướng, hoặc hạnh nguyện v.v... [để đặt tên]. Tuy nêu lên một khía cạnh, nhưng mỗi danh hiệu đều đầy đủ bốn món Tất Đàn. Đối với mỗi danh hiệu, muốn giảng rõ tánh đức được phô diễn bởi danh hiệu ấy thì dù có sống lâu cả kiếp để diễn nói cũng chẳng thể nào nói trọn hết được).
Phật và Bồ Tát đều không có danh hiệu. Danh hiệu là giả danh, thuận theo phía chúng sanh mà lập ra, [tức là] dựa theo nhu cầu của chúng sanh trong hiện thời, thuận theo căn cơ mà lập ra. Hoặc dựa theo nhân, dựa theo quả, hoặc dựa theo Tánh, dựa theo tướng để chọn lấy một đức năng trong vô lượng đức năng [mà lập danh hiệu] nhằm biểu thị pháp hòng tạo lợi ích thực dụng cho chúng sanh. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phương Đông là đứng đầu [trong các phương], mặt trời mọc từ phương Đông. Trong Tứ Quý (bốn mùa), phương Đông biểu thị mùa Xuân. Trong Ngũ Hành, phương Đông thuộc Mộc, phương Nam thuộc Hỏa, phương Tây thuộc Kim, phương Bắc thuộc Thủy, chính giữa thuộc Thổ, rất gần với cách nhìn của người Ấn Độ. Danh hiệu của năm vị Phật này, A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, tượng trưng cho căn bản tu học trong pháp môn.

Vị thứ nhất là A Súc Bệ Phật, A Súc Bệ (Akshobhya) nghĩa là Bất Động, biểu thị học Phật, đối với bất cứ pháp môn nào, Đại Thừa hay Tiểu Thừa, Tông Môn hay Giáo Hạ, Hiển Giáo hay Mật Giáo đều phải bất động. Đấy là điều kiện cơ bản nhất. Nếu thứ gì cũng học, ắt sẽ chẳng thành một việc nào! Cần phải “tám gió thổi chẳng động” thì mới có tư cách nhập môn nhà Phật. Đối với tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần tâm chẳng động, lại còn phải tiến hơn một bước nữa là chẳng bị lay động bởi các pháp môn khác. Pháp môn, tông phái rất nhiều, ắt phải thâm nhập một môn. Thiện Đạo đại sư nói: “Nếu muốn cầu Giải thì học nhiều tới mấy pháp môn cũng chẳng trở ngại gì; nhưng nếu muốn tu hành, nhất định phải giữ lấy một môn”. Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, năm mươi ba vị thiện tri thức đều là biểu thị pháp, tượng trưng cho nam nữ già trẻ đủ các ngành nghề trong xã hội, phương diện tiếp xúc hết sức rộng, Thiện Tài đều hiểu rõ hết, nhưng đối với sự tu hành của chính mình thì là “một môn thâm nhập”. Do chẳng hề dao động, Thiện Tài tu pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Vị thầy thứ nhất của Thiện Tài là tỳ-kheo Đức Vân (Meghaśri Bhiksu, còn dịch là tỳ-kheo Cát Tường Vân), là một vị xuất gia. Trong năm mươi ba vị thiện tri thức, chỉ có năm vị là người xuất gia. Tỳ-kheo Đức Vân dạy Thiện Tài niệm Phật, môn nào học trước tiên sẽ là chánh yếu; về sau, Thiện Tài gặp những vị thiện tri thức khác, phương pháp tu trì của mỗi vị mỗi khác. Thiện Tài nghe xong đều biểu lộ cung kính cảm tạ, rồi liền cáo từ, biểu thị “chẳng muốn học pháp môn ấy”. Mãi cho đến vị thiện tri thức thứ năm mươi ba là Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương đưa về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Thiện Tài là chúng sanh căn cơ đã chín muồi, thành Phật trong một đời. Các tông, các phái đều hiểu rõ, hoàn toàn chẳng chướng ngại pháp môn của chính mình tu học. Thiện Tài nêu gương đáng cho chúng ta noi theo. Nếu không có tinh thần độc lập ấy, đừng nên lãng phí thời gian, có học cũng vô ích! Từ xưa, các vị tổ sư đại đức nếu nhận thấy người nào có thể đào tạo thành nhân tài bèn dùng đủ mọi phương pháp để rèn giũa kẻ ấy, tới khi kẻ ấy chịu không nổi sẽ bỏ đi, tức là chẳng thể thành tựu. Rèn giũa trăm cách mà người ấy vẫn chẳng động tâm thì mới là pháp khí. Cương lãnh tu học của Bồ Tát, thứ nhất là bố thí, thứ hai là nhẫn nhục. Bảo quý vị buông xuống, thế gian lẫn xuất thế gian đều buông xuống hết, chuyên tu pháp môn này. Do vậy, A Súc Bệ là vị Phật thứ nhất tại phương Đông, dịch nghĩa là Vô Động, bao hàm những nghĩa đã nói trên đây.

Ba vị Phật kia là Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, đều dùng chữ Tu Di (Sumeru, Meru) làm danh hiệu để sánh ví. Cao nhất trong thế giới này là núi Tu Di, nhưng nó chẳng nằm trên địa cầu. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói một hệ Ngân Hà là một đơn vị thế giới; trung tâm của hệ Ngân Hà được giới thiên văn gọi là “hắc đỗng” (black hole). Hắc đỗng chính là núi Tu Di. Tất cả tinh cầu đều xoay chuyển quanh nó, nó là trung tâm của thế giới. Trong Phật pháp, gọi nó là núi Diệu Cao. Kinh thường dùng Pháp Thân để tỷ dụ bản thể. Ba vị Phật được nêu trên đây nhằm biểu thị Tam Thân, tức Pháp Thân, Báo Thân, và Ứng Hóa Thân. Ba thân nhưng cùng một Thể.

Vị thứ nhất là Tu Di Tướng Phật (Merudhvaja Buddha), Tướng là tướng hảo, quang minh. Chúng sanh trong chín pháp giới đều ngưỡng mộ tướng hảo của Phật, [như vậy Tu Di Tướng] biểu thị Báo Thân. Vị thứ hai là Đại Tu Di Phật (Mahameru), Đại là từ ngữ khen ngợi, khen ngợi Lý thể của Pháp Thân trong tâm tánh chẳng thể nghĩ bàn, những nhà triết học gọi nó là “bản thể của vạn hữu trong vũ trụ”, còn Phật pháp gọi là Pháp Thân. Hết thảy vạn pháp đều do nó biến hiện ra.

Vị thứ ba là Tu Di Quang Phật (Meruprabhasa Buddha); Quang là quang minh chiếu trọn khắp, lợi ích trọn khắp hết thảy chúng sanh. Đây chính là nói về Ứng Thân. Nên dùng thân nào để đắc độ bèn hiện thân ấy để độ, tùy loại hóa thân, tức là ý nghĩa “quang minh biến chiếu” (quang minh chiếu trọn khắp). Mục tiêu học Phật chính là phải thành tựu Tam Thân.

Cuối cùng là Diệu Âm Phật (Manjughosha Buddha), đem phương pháp tu học nói ra. Tịnh Độ Tông niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, tín nguyện trì danh là pháp môn trực tiếp để thành Phật. “Diệu Âm” chính là “nam-mô A Di Đà Phật”, chúng sanh trong chín pháp giới khắp mười phương ba đời đều dùng phương pháp này để vãng sanh Tịnh Độ, bất thoái thành Phật.


(Giải) Đông phương hư không bất khả tận, thế giới diệc bất khả tận. Thế giới bất khả tận, trụ thế chư Phật diệc bất khả tận. Lược cử “hằng hà sa” nhĩ. Thử đẳng chư Phật, các xuất quảng trường thiệt, khuyến tín thử kinh, nhi chúng sanh do bất sanh tín, ngoan minh cực hỹ. Thường nhân tam thế bất vọng ngữ, thiệt năng chí tỵ. Tạng Quả Đầu Phật, tam đại tăng-kỳ kiếp bất vọng ngữ, thiệt bạc, quảng trường khả phú diện. Kim chứng Đại Thừa Tịnh Độ diệu môn, sở dĩ biến phú tam thiên, biểu Lý thành xứng Chân, Sự thật phi mậu dã. Tiêu xuất kinh đề, lưu thông chi bổn. Thập sư thuận thử phương hiếu lược, dịch kim đề, xảo hợp trì danh diệu hạnh. Trang sư dịch vân Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh. Văn hữu tường lược, nghĩa vô tăng giảm.
() 東方虛空不可盡。世界亦不可盡。世界不可盡。住世諸佛亦不可盡。略舉恆河沙耳。此等諸佛。各出廣長舌。勸信此經。而眾生猶不生信。頑冥極矣。常人三世不妄語。舌能至鼻。藏果頭佛。三大僧祇劫不妄語。舌薄廣長可覆面。今證大乘淨土妙門。所以遍覆三千。表理誠稱真。事實非謬也。標出經題。流通之本。什師順此方好略。譯今題。巧合持名妙行。奘師譯云。稱讚淨土。佛攝受經。文有詳略。義無增減。
(Giải: Phương Đông hư không chẳng thể cùng tận, nên thế giới cũng chẳng thể cùng tận. Do thế giới chẳng thể cùng tận nên chư Phật trụ thế cũng chẳng thể cùng tận, chỉ nêu đại lược là “nhiều như số cát sông Hằng” mà thôi. Các vị Phật vị nào cũng hiện tướng lưỡi rộng dài, khuyên nên tin kinh này, mà chúng sanh vẫn chẳng sanh lòng tin, ương bướng, tối tăm đến tột bậc vậy! Người thường mà ba đời không nói dối thì lưỡi có thể chạm được mũi. Quả vị Phật trong Tạng Giáo ba đại A-tăng-kỳ kiếp không nói dối, lưỡi mỏng, rộng dài có thể che mặt. Nay nhằm chứng thực pháp môn Tịnh Độ mầu nhiệm, cho nên [chư Phật thè lưỡi] che khắp tam thiên, nhằm biểu thị “Lý quả thật xứng hợp chân thật, Sự là đúng với sự thật, chẳng sai lầm”. Nêu ra tựa đề kinh nhằm làm cái gốc cho việc lưu thông. Ngài La Thập thuận theo thói thích đơn giản của phương này, mà dịch tựa đề kinh như [đề kinh đang được sử dụng] trong hiện tại, phù hợp khéo léo với diệu hạnh trì danh. Ngài Huyền Trang dịch [tựa đề kinh này] là Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh. Lời văn tuy có cặn kẽ hay đại lược khác nhau, nhưng ý nghĩa chẳng bị tăng hay giảm).
Phương Đông hư không chẳng thể cùng tận, thế giới và chư Phật trụ thế đều chẳng thể cùng tận nên dùng cát sông Hằng để so sánh. Cát sông Hằng có cùng tận, nhưng thế giới vô tận. Mười phương hết thảy chư Phật đều khuyên con người hãy nên tin tưởng kinh này mà chúng sanh vẫn chẳng tin tưởng, đúng là ương bướng, u tối đến tột cùng. Đọc kinh Vô Lượng Thọ rồi mới hoảng nhiên đại ngộ, [có tình trạng ngoan cố, tối tăm ấy] vốn là do thiện căn và phước đức chẳng đủ. Trong kinh ấy, vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả nghe Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ, nghe xong hết sức hoan hỷ, dùng hoa bằng vàng để cúng Phật nhằm biểu thị ý cảm tạ, trong tâm khởi lên ý niệm mong mỏi trong tương lai khi thành Phật cũng sẽ giống hệt như A Di Đà Phật. Họ vừa dấy khởi ý niệm ấy, đức Phật đã biết rõ. Phật nói bọn họ trong đời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật, nhưng thiện căn và phước đức vẫn chưa đủ, bọn họ chỉ khởi lên ý niệm ấy, sanh lòng hoan hỷ, nhưng hoàn toàn chẳng phát tâm cầu nguyện vãng sanh. Nếu có ai thật sự phát nguyện cầu sanh về Tịnh Độ, đấy chính là trong đời quá khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, chứ không phải chỉ có bốn trăm ức Phật.

Tướng lưỡi rộng dài” là một trong ba mươi hai tướng. Nếu có thể le lưỡi liếm tới đầu mũi thì đấy là điều cho thấy người ấy trong ba đời không nói dối. Kinh nói đức Thế Tôn đời đời kiếp kiếp chẳng nói dối, nên đầu lưỡi khi le ra có thể che cả mặt. Vị Phật trong Tạng Giáo do không nói dối trong ba đại A-tăng-kỳ kiếp nên lưỡi mỏng, dài rộng, có thể che được mặt. Phật Thích Ca như vậy đó. Hết thảy chư Phật Như Lai chứng minh cho chúng ta biết Tịnh Độ là pháp môn Đại Thừa mầu nhiệm nhất. Mầu nhiệm ở chỗ có thể khế hợp hết thảy chúng sanh khiến cho họ có thể trong một đời viên mãn thành Phật, viên mãn rốt ráo Phật quả.



Kinh này có tựa đề là Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh. Kinh này do La Thập đại sư dịch, Ngài biết người Hoa ưa nói đơn giản, bất luận ngôn ngữ, văn tự nào cũng đều mong sao nói được những điểm trọng yếu nhưng tường tận, rõ ràng. Do vậy, Ngài đặt tựa đề kinh là Phật Thuyết A Di Đà Kinh, lấy ngay danh hiệu làm tựa đề kinh. Huyền Trang đại sư cũng dịch kinh này, nhưng không được trôi chảy cho lắm, ai nấy đều thích bản dịch của ngài La Thập; [bởi lẽ, bản của ngài La Thập] văn từ lưu loát, thông đạt, ngay cả đệ tử của ngài Huyền Trang cũng chẳng phải là ngoại lệ. Tuy Huyền Trang đại sư đem Duy Thức Học truyền vào Trung Quốc, nhưng chưa tạo lập tông phái, phải đợi đến khi đồ đệ của Ngài là pháp sư Khuy Cơ mới sáng lập Pháp Tướng Tông. Vì thế, ngài Khuy Cơ là tổ sư đời thứ nhất của Pháp Tướng Tông. Ngài Khuy Cơ cũng viết một bản chú giải kinh Di Đà mang tựa đề [A Di Đà Kinh] Thông Tán Sớ, dùng bản dịch của ngài La Thập để viết chú giải, vì bản này được lưu hành trong cõi đời đã lâu, cho nên không dùng bản dịch của thầy mình. Đủ thấy thầy trò ngài Huyền Trang đều hết sức tôn trọng bản dịch của ngài La Thập.
(Kinh) Xá Lợi Phất! Nam phương thế giới hữu Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.
() 舍利弗。南方世界。有日月燈佛。名聞光佛。大燄肩佛。須彌燈佛。無量精進佛。如是等恆河沙數諸佛。各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是。稱讚不可思議功德。一切諸佛所護念經。

(Chánh kinh: Trong các thế giới ở phương Nam có Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng như thế đó, mỗi vị ở trong nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).
Trong đoạn trước đã giới thiệu phương Đông. Phương Đông nhằm tượng trưng cho căn bản tu học Phật pháp. Tại phương Đông [nêu đại lược] năm vị Phật, vị Phật thứ nhất tượng trưng cho thái độ cơ bản trong sự tu học Phật pháp. Bất luận tu học một pháp môn hay tông phái nào, mấu chốt thành bại chính là “chuyên nhất, bất động”. Có nhiều vị đồng tu chẳng thể nói là không dụng công, nhưng xét theo thực tại thì chẳng có thành tựu, chính là vì cái tâm chúng ta phập phều, chao động, hoàn toàn chẳng trấn định, đúng như cổ đức đã nói: “Tâm bị cảnh chuyển”. Như thế sẽ trọn chẳng thể tu đạo được! Do vậy, vị Phật thứ nhất là Bất Động Phật dạy chúng ta bất luận trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, điều trước tiên phải học là tâm bất động. [Danh hiệu của] ba vị Phật tiếp đó nhằm nêu ra mục tiêu tu hành, chứng đắc viên mãn Pháp, Báo, Ứng ba thân. [Danh hiệu của] vị Phật thứ năm nhằm nêu ra phương pháp tu hành cơ bản trong tông này là Trì Danh Niệm Phật. Phương Nam thuộc Hỏa, tượng trưng cho hiện tượng quang minh. Rất nhiều người hiểu lầm Tịnh Độ Tông, cho rằng Tịnh Độ Tông cầu nhất tâm bất loạn tức là có Định nhưng thiếu Huệ, quả thật chẳng biết một câu A Di Đà Phật chẳng những bao gồm Giới - Định - Huệ mà còn là trí huệ vô thượng.

Vị Phật thứ nhất ở phương Nam là Nhật Nguyệt Đăng Phật (Candrasuryapradipa Buddha), mang ý nghĩa “quang minh chiếu trọn khắp”, biểu thị tự tánh vốn trọn đủ trí huệ viên mãn, vũ trụ, nhân sinh, quá khứ, hiện tại, vị lai, không gì chẳng hiểu.

Vị Phật thứ hai là Danh Văn Quang Phật (Yaśahprabha Buddha), “danh văn” nói theo cách bây giờ là “mức độ nổi tiếng”. Người tu hành thật sự dụng công, tu đến mức độ khá, quả thật sẽ nổi tiếng. Danh lẫn lợi đều có thể hại người. Nếu thiếu trí huệ, sẽ thường bị mê, hễ mê ắt đọa lạc. “Quang” là trí huệ, đối với họa hại của tiếng tăm, lợi dưỡng đều thấu hiểu rõ ràng, tự mình ắt phải xa lìa danh lợi thì mới chẳng bị hại.

Vị Phật thứ ba là Đại Diệm Kiên Phật (Maharciskandha Buddha), “Diệm” (燄) là ngọn lửa, trí huệ quang minh, biểu thị đột phá cửa ải danh lợi thì công phu sở học ắt sẽ tăng cao. Khi ấy sẽ có đủ hai thứ trí là Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí trên mức độ nông cạn. Hai thứ trí này được biểu thị bằng [hình tượng] hai vai trái và phải, hai trí hiện tiền giúp Phật giáo hóa. Căn Bản Trí là Thật Trí, là Thể của trí huệ. Hậu Đắc Trí là Quyền Trí, là Dụng của trí huệ. Kinh Bát Nhã đã nói: Căn Bản Trí là “Bát Nhã vô tri”, Hậu Đắc Trí là “không gì chẳng biết”. Chúng ta chỉ có vọng tưởng, phân biệt, về căn bản là chẳng có trí huệ, trí huệ là do Định mà có. Nếu cầu trí huệ thì trong bất luận tông phái nào, bậc thiện tri thức chân chánh sẽ dạy người ta trước hết phải cầu vô tri. Như Lục Tổ đại sư đã nói “vốn không có một vật”, có tri kiến nhất định là tà tri tà kiến. Chánh tri là trí huệ Bát Nhã trong tự tánh. Vì thế, nó được gọi là Tự Nhiên Trí hay Vô Sư Trí. Người học Phật hiện thời hoàn toàn làm trái cách dạy bảo của cổ đức. Trước hết, cầu học rộng nghe nhiều, thứ gì cũng muốn học, kết quả là hiểu biết hữu hạn. Trí huệ trong tự tánh chẳng do khảo cứu, đọc rộng rãi các sách mà có, mà phải do Định. Nhà Phật nói: “Nhân Giới sanh Định, nhân Định khai Huệ”. Pháp môn Niệm Phật là phải niệm đến mức nhất tâm bất loạn. Nếu đắc nhất tâm, sẽ đắc Căn Bản Trí. Hậu Đắc Trí là tác dụng của Căn Bản Trí. Lục căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài, hiểu rõ hết thảy chính là Hậu Đắc Trí. Thật Trí là Tự Thụ Dụng, vô tri. Quyền Trí là Tha Thụ Dụng, không gì chẳng biết. Hai trí đều đắc nên gọi là Đại Diệm Kiên Phật. Chính mình thụ dụng thì vô tri, cũng là “vô thuyết” (không nói), không nói mà nói. Không gì chẳng biết là Tha Thụ Dụng, nhằm giáo hóa chúng sanh nên có biết, có nói, nói mà chẳng nói. Chính mình vĩnh viễn ở trong cảnh giới thanh tịnh, vắng lặng, giúp đỡ chúng sanh, hòa quang đồng trần, sống động, hoạt bát, thì mới có thể giáo hóa hết thảy chúng sanh. Nhà Phật thường nói “tục Phật huệ mạng, hoằng pháp lợi sanh” (tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh). Không có hai thứ trí huệ này sẽ chẳng làm được, chỉ có tâm từ bi xuông thì cũng chẳng sử dụng được.

Vị Phật thứ tư là Tu Di Đăng Phật (Merupradipa Buddha). Tu Di Đăng là tỷ dụ, biểu thị tu Huệ, chuyển Thức thành Trí. Núi Tu Di do bốn thứ báu hợp thành, biểu thị chuyển tám Thức thành Tứ Trí. Năm Thức trước, tức Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, là “lãnh thọ” (tiếp nhận). Thức thứ sáu (Ý Thức) là phân biệt. Thức thứ bảy (Mạt Na Thức) là chấp trước. Thức thứ tám ghi ấn tượng, tồn trữ thành chủng tử (hạt giống) trong cái kho A Lại Da Thức. Cổ đức nói: May là những chủng tử ấy chẳng có thể tích; nếu không, tột cùng hư không đều chẳng thể chứa đựng hết. Mỗi ngày chứa thêm chủng tử; sau khi chết, chủng tử nào có tánh chất mạnh mẽ sẽ lôi thần thức đi thọ báo trước. Khởi tâm động niệm lúc bình thường có quan hệ lớn nhất, tạo ảnh hưởng sẽ đầu thai vào đường nào. Trong lục đạo, xả thân này, thọ thân khác đều tuân theo quy luật này. Đức Phật nói mười pháp giới đều là hoàn cảnh sống của chúng ta. Nhân tố trọng yếu nhất của Phật Pháp Giới là “tánh bình đẳng”; hễ trong tâm khởi lên một niệm sẽ là chẳng bình đẳng. Điều kiện làm Bồ Tát là hành Lục Độ, [điều kiện làm] Duyên Giác là mười hai nhân duyên, [điều kiện làm] Thanh Văn là Tứ Đế. Đấy là Tứ Thánh Pháp Giới (Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn) ở ngoài tam giới. [Điều kiện của] Thiên Giới là Thập Thiện. Chỉ tu Thập Thiện thì chỉ có thể sanh vào các tầng trời thuộc Dục Giới. Từ Sắc Giới Thiên trở lên còn phải tu thêm Tứ Vô Lượng Tâm, tức từ, bi, hỷ, xả. [Điều kiện của] Nhân Đạo (loài người) là Ngũ Giới. Nho Gia Trung Quốc nói Ngũ Thường, tức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, gần giống với Ngũ Giới. Thực hiện [những điều ấy] viên mãn thì đời sau chẳng mất thân người. Sốt sắng tu nhiều điều lành, nhưng lại có tập khí rất lớn, ngạo nghễ, ngã mạn, sẽ sanh vào A Tu La đạo. Keo kiệt, tham lam là ngạ quỷ đạo. Ngu si là súc sanh đạo. Nóng giận là địa ngục đạo. Trong tương lai chúng ta sẽ phải sanh vào đường nào, chính mình khi trở về nhà, hãy lắng lòng suy nghĩ thì sẽ nhận biết, chẳng cần phải hỏi ai khác! Nói theo pháp môn Niệm Phật thì là chuyển Thức thành Trí. Thân lễ kính A Di Đà Phật, miệng xưng niệm A Di Đà Phật, tâm tưởng A Di Đà Phật, chuyển Thức thứ sáu thành Diệu Quán Sát Trí. Từ đấy trở đi, chẳng còn suy nghĩ lung tung nữa, biết hết thảy pháp đều là Không, như mộng, huyễn, bọt, bóng, chuyển Mạt Na Thức thành Bình Đẳng Tánh Trí, chẳng chấp trước hết thảy pháp, tâm địa bình đẳng. Chuyển A Lại Da Thức thành Đại Viên Kính Trí, không gì chẳng biết153.

Vị Phật thứ năm tức vị Phật cuối cùng [ở phương Nam] là Vô Lượng Tinh Tấn Phật (Anantavirya Buddha), dạy chúng ta phương pháp tu hành. Thiện căn của Bồ Tát chỉ có một thứ là tinh tấn, thành tựu đại trí huệ. Chướng ngại lớn nhất đối với tu hành là giải đãi. Xem Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, không một người biếng nhác, bê trễ nào có thể thành tựu! Chúng ta rất muốn dụng công, nhưng tinh thần uể oải, nguyên nhân là do nghiệp chướng, ắt phải lập cách khắc phục. Tại Đài Bắc có một vị đồng tu lái taxi, tức cư sĩ Hứa Thu Hùng, bị bệnh, tinh thần uể oải, nhất định muốn khắc phục. Do cuộc sống ràng buộc, mỗi tháng ông tu tinh tấn niệm Phật hai lần; mỗi lần niệm Phật suốt hai ngày hai đêm không ngừng, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Càng niệm tinh thần càng tốt đẹp. Mỗi lần chỉ cần nghỉ ngơi hai tiếng đồng hồ liền có thể làm việc tiếp. Đừng thấy ông ta làm công việc tầm thường, nhỏ nhoi, tương lai ông ta nhất định vãng sanh. Một vị khác nữa là cư sĩ Khưu Hiển Đạt, làm việc tại Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội, hiện đang sống tại một ngôi chùa ở Phước Châu, phụ trách gởi tặng kinh sách. Ông ta là người ngoài đời, mỗi ngày ngủ đến bảy tám giờ mới dậy. Người xuất gia trong chùa ba giờ sáng đã dậy, bốn giờ tụng khóa sáng. Ông ta ở trong chùa cảm thấy hết sức hổ thẹn, chân tâm phát lộ sám hối; hiện thời đã theo mọi người làm việc, chẳng nề hà khó khăn, ai cũng phải khen ngợi. Không có chướng ngại nào chẳng thể khắc phục, chính mình phải có chí nguyện kiên cường thì mới dũng mãnh thực hiện được, xin đừng cam phận đọa lạc. Thế gian có ba thứ thiện căn là không tham, không sân, không si; hết thảy thiện pháp sanh từ những điều này. Thiện căn của Bồ Tát chỉ có một thứ là tinh tấn.



(Kinh) Xá Lợi Phất! Tây Phương thế giới hữu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.

(Giải) Vô Lượng Thọ Phật dữ Di Đà đồng danh, thập phương các

phương diện, đồng danh chư Phật vô lượng dã. Nhiên tức thị đạo sư diệc khả. Vị độ chúng sanh, bất phương chuyển tán Thích Ca Như Lai sở thuyết.
() 舍利弗。西方世界。有無量壽佛。無量相佛。無量幢佛。大光佛。大明佛。寶相佛。淨光佛。如是等。恆河沙數諸佛。各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是。稱讚不可思議功德。一切諸佛所護念經。

() 無量壽佛。與彌陀同名。十方各方面。同名諸佛無量也。然即是導師亦可。為度眾生。不妨轉讚釋迦如來所說。
(Chánh kinh: Trong các thế giới ở phương Tây có Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng như thế đó, mỗi vị ở trong nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”.

Giải: Vô Lượng Thọ Phật cùng tên với A Di Đà Phật. Trong mười phương, tại mỗi phương có vô lượng chư Phật mang cùng tên. Nhưng dù cho Vô Lượng Thọ Phật chính là đạo sư A Di Đà Phật thì cũng vẫn được. Vì độ chúng sanh nên khen ngợi lời Thích Ca Như Lai đã nói cũng đâu có trở ngại gì).
Những vị Phật có cùng danh hiệu với A Di Đà Phật trong Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng biết là bao nhiêu! Vì rộng độ chúng sanh, các vị Phật khen ngợi lẫn nhau. A Di Đà Phật cũng khen ngợi Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng tán thán mười phương thế giới chư Phật. Phương Nam biểu thị tu huệ, phương Tây biểu thị tu phước. Trì danh niệm Phật là phước huệ song tu.

Vị Phật thứ nhất là Vô Lượng Thọ Phật (Amitayus Buddha), Vô Lượng Thọ tượng trưng cho phước thọ. Trong các thứ phước đức, Thọ là bậc nhất. A Di Đà dịch là Vô Lượng, chẳng những thọ mạng vô lượng, mà quang minh, trí huệ, đức năng, thần thông của Ngài đều vô lượng. Trong các thứ vô lượng, thọ mạng là cao tột nhất. Nếu không có tuổi thọ thì hết thảy những thứ khác cũng như không.

Vị thứ hai là Vô Lượng Tướng Phật (Amitalakśana Buddha). “Tướng” biểu thị phú quý. Những thầy bói trong và ngoài nước, hễ xem tướng đều phân biệt phú quý hay bần tiện. Tướng chuyển theo tâm. Tướng tốt đẹp nhất trong thế gian là Phật tướng. Phật có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp phụ. Hãy nên biết: Tướng là quả báo, có quả ắt phải có nhân. Chẳng hạn như ba đời không nói dối, đầu lưỡi có thể liếm đụng chót mũi. Kinh dạy: Bồ Tát sau khi thành Phật còn phải tu phước trong một trăm kiếp, tu tướng hảo trang nghiêm. Nhiếp thọ chúng sanh không chỉ cần phải có Huệ mà còn phải có Phước. Có người học vấn rất giỏi, nhưng giảng kinh chẳng ai thích nghe, là vì vô phước. A Nan trông thấy tướng hảo của Phật liền phát nguyện xuất gia. Phật có vô lượng tướng, tướng có vô lượng hảo, ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo chính là tướng được thị hiện nơi thân Liệt Ứng của Phật Thích Ca.

Vị Phật thứ ba là Vô Lượng Tràng Phật (Amitadhvaja Buddha). Thời cổ có tràng, phan. Tràng (, dhvaja) hình tròn, còn Phan (, patākā hoặc ketu) thì dẹp. [Tràng] giống như ống thông gió ở phi trường. Tại Đại Lục và Nhật Bản vẫn còn thấy có Tràng. Tác dụng của nó là tuyên cáo hoặc thông cáo. Phật giáo là giáo dục, tôn trọng thầy, chỉ nghe “tới học”, chứ chưa nghe “đến dạy”. Nhà Phật từ xưa đến nay chưa từng nghe nói có chuyện chiêu sinh, cũng chẳng dám mang ý tưởng làm thầy người khác. Do vậy trách nhiệm tiếp dẫn đại chúng đều do học sinh. Sau này, các vị tổ sư đại đức hễ hoằng hóa ở một nơi nào, nếu trong chùa có giảng kinh, sẽ treo tràng trên cột cờ ngoài miếu, biểu thị hôm nay trong chùa có giảng kinh, ai muốn đến nghe cứ tự do tham gia. Nếu tổ chức pháp hội thì treo phan.

Vị Phật thứ tư là Đại Quang Phật (Mahaprabha Buddha) biểu thị Căn Bản Trí, vị Phật thứ năm là Đại Minh Phật (Mahanirbhasa Buddha) biểu thị Hậu Đắc Trí. Hai thứ trí huệ, “đại quang” là Tự Thụ Dụng, “đại minh” là Tha Thụ Dụng. Đối với hết thảy pháp, pháp nào Phật cũng hiểu rõ, nhưng chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, tợ hồ hoàn toàn không biết, chưa khởi tâm, chưa động niệm, vạn pháp bình đẳng, vạn pháp giống hệt như một, đấy chính là hiện tượng của Căn Bản Trí. Nếu có người hướng về Phật thưa hỏi, Phật liền giải đáp tận cội nguồn của chuyện được hỏi ấy. Đó là Hậu Đắc Trí, không gì chẳng biết.

Vị Phật thứ sáu là Bảo Tướng Phật (Ratnalakśana Buddha). Bảo () có nghĩa là tôn quý thù thắng. Từ Vô Lượng Thọ Phật đến Bảo Tướng Phật là phước đức vô lượng vô biên. Thuyết minh đại khái đức hiệu của sáu vị Phật là “nếu không có phước sẽ chẳng thể độ chúng sanh”. Phật còn như thế, huống là từ Bồ Tát trở xuống! Thầy Lý một đời giảng kinh, thuyết pháp, mở lớp học kinh ở Đài Trung, thường bảo chúng tôi phải tu phước, kết pháp duyên với chúng sanh. Phương thức rất nhiều, như khi thầy Lý giảng kinh thì chăm sóc thính chúng nhằm kết duyên với họ. Pháp duyên của tôi rất tốt, dùng in kinh để kết duyên, càng kết càng rộng.

Vị Phật thứ bảy, tức vị Phật cuối cùng [trong phương Tây], là Tịnh Quang Phật (Suddharaśmiprabha Budda), dạy chúng ta phương pháp tu phước: Phải tịnh, phải quang minh. Tịnh là tam nghiệp thanh tịnh, tâm địa phải chánh đại quang minh. Thanh tịnh nhất định phải đoạn sạch mười ác nghiệp. Tuy tu Thập Thiện nghiệp, nhưng chẳng chấp vào tướng tu thiện, tam luân thể không, thì gọi là “tịnh nghiệp”. Trong hết thảy các bức vẽ hình Phật, phía trên có viết ba chữ bằng tiếng Phạn là “Ông, A, Hồng” (Aum, Ah, Hum), nghĩa là “tam nghiệp thanh tịnh”. Ông (Aum) là thân, A (Ah) là khẩu, Hồng (Hum) là ý. Ba nghiệp thanh tịnh, tâm địa đương nhiên chánh đại quang minh, không có tơ hào ác niệm và ngã chấp. Có Ngã sẽ có riêng tư, tâm địa chẳng quang minh. Ngã đã không có, nào còn có Ngã Sở? Phá được Ngã Chấp thì mới thật sự chánh đại quang minh. Trong Tứ Thánh Pháp Giới có tình hình như vậy. A La Hán, Bích Chi Phật phá được Ngã Chấp, lục đạo phàm phu đều có Ngã Chấp. Có tâm riêng tư sẽ chẳng bình đẳng. Có sai biệt sẽ sanh phiền não, nghiệp chướng. Muốn tu đại phước đức, phải dụng công nơi tam nghiệp thanh tịnh và tâm địa quang minh thì mới có thể thành tựu viên mãn phước đức xứng tánh. Vị Phật cuối cùng nhằm giáo hóa phương pháp tu hành.

Chư Phật trong các thế giới ở phương Tây cũng đều ở trong cõi nước của mỗi vị, giống như Phật Thích Ca, vì hết thảy chúng sanh mà tuyên giảng kinh A Di Đà, tán thán y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương thế giới, khuyến khích mọi người hãy tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ. Do vậy, hết thảy chư Phật đều nói kinh này, khế cơ, khế lý. Phật Thích Ca thuyết pháp trong thế giới này bốn mươi chín năm, thời gian không dài, kinh điển được Ngài giảng có hạn. Những kinh chưa giảng rất nhiều, là vì những kinh khác đều chẳng khế cơ, có giảng cũng vô ích. Chỉ có pháp môn này đối với hết thảy căn cơ đều có ích, thích hợp trọn khắp hữu tình trong pháp giới, nên không có vị Phật nào chẳng giảng kinh A Di Đà.


(Kinh) Xá Lợi Phất! Bắc phương thế giới hữu Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương