PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang24/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32

() 進問。此在肯心者則可。未肯者何得相應。曰噫。正唯未肯。所以要你肯心相應。汝等正信未開。如生牛皮。不可屈折。當知有目者。固無日下燃燈之理。而無目者。亦何必於日中苦覓燈炬。大勢至法王子云。不假方便。自得心開。此一行三昧中。大火聚語也。敢有觸者。寧不被燒。
(Giải: Lại hỏi cao hơn nữa, điều này đối với người chịu dốc lòng niệm Phật thì được, chứ đối với người chưa chịu thì làm sao [tâm người ấy] tương ứng [với tâm Phật] cho được?

Đáp: Ôi chao! Chính là vì kẻ chưa chịu [dốc lòng niệm Phật, mà nói những lời ấy]. Do vậy, tôi [nói những lời ấy] nhằm làm cho các ông chịu bằng lòng [niệm Phật] hòng được tương ứng. Cái tâm chánh tín của các ông chưa sanh khởi, nó giống như miếng da trâu tươi, không thể xếp hay bẻ gập lại được. Hãy nên biết rằng: Người có mắt thì lẽ nào lại thắp đèn dưới ánh mặt trời? Còn kẻ không có mắt, cũng chẳng phải khổ sở tìm kiếm đèn đuốc giữa ban ngày! Đại Thế Chí Pháp Vương Tử nói: “Chẳng cần đến phương tiện nào khác mà tâm tự được khai ngộ”. Câu nói này là một đống lửa to trong Nhất Hạnh tam-muội, có ai dám chạm vào mà chẳng bị nó đốt ư?)
Khẳng giả” là người chịu “tử tâm niệm Phật” (“chết lòng niệm Phật”, ý nói: Đã dứt sạch mọi ý niệm mong ngóng, so lường, tâm nguội lạnh như đã chết, chuyên tâm niệm Phật). Nếu có kẻ chẳng chịu như vậy thì sao? Người đã chịu niệm Phật thì cần gì quở trách, chỉ vì những kẻ không chịu chết lòng niệm Phật nên tổ sư mới giáo huấn họ bằng những câu như thế.

Đương tri hữu mục giả, cố vô nhật hạ nhiên đăng chi lý, nhi vô mục giả, diệc hà tất ư nhật trung khổ mịch đăng cự” (Người có mắt thì lẽ nào lại thắp đèn dưới ánh mặt trời? Còn kẻ không có mắt, cũng chẳng phải khổ sở tìm kiếm đèn đuốc giữa ban ngày): Từ ngữ “hữu mục giả” (kẻ có mắt) nhằm sánh ví những người đã sanh lòng chánh tín, chân tâm, nguyện thiết tha, nhất tâm trì danh. “Vô mục giả” (kẻ không có mắt) là kẻ chưa sanh lòng chánh tín, điều khẩn yếu nhất là phải “chết lòng sát đất” niệm Phật. Trong Tịnh Tông, mười người vãng sanh hết tám chín vị là lòng chánh tín chưa phát sanh, giống những ông bà cụ ăn chay chẳng hiểu biết gì, đối với sự thực lẫn lý luận họ đều chẳng hiểu gì hết, nhưng họ có thể thành công. Hãy nên biết rằng: Pháp môn Niệm Phật là pháp môn đại trí huệ vô thượng, có vô lượng phước huệ và diệu nghĩa, cần gì phải tìm cầu lý luận và phương pháp khác. [Hễ tìm cầu] sẽ giống như giữa ban ngày lại đi kiếm đèn, đuốc! Đại sư lại trích dẫn một đoạn văn tự từ kinh Lăng Nghiêm nhằm chứng minh ý nghĩa “chẳng cần phải tham cứu”: “Nhược chúng sanh tâm, ức Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật, khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai” (Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì trong hiện tại hoặc trong tương lai, nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa, chẳng nhờ vào phương tiện nào khác mà tâm tự được khai ngộ). “Bất giả phương tiện” là chẳng cần nhờ vào những pháp môn khác như tham cứu, quán tưởng v.v..., chỉ một câu Phật hiệu là được rồi! Giống như đống lửa lớn, có kẻ nào dám chạm vào, làm sao chẳng bị thiêu đốt!


(Giải) Vấn: Lâm chung Phật hiện, ninh bảo phi ma?

Đáp: Tu tâm nhân bất tác Phật quán, nhi Phật hốt hiện, phi bổn sở kỳ, cố danh ma sự. Niệm Phật kiến Phật, dĩ thị tương ứng, huống lâm chung phi trí ma thời, hà tu nghi lự?
() 問。臨終佛現。寧保非魔。

答。修心人不作佛觀。而佛忽現。非本所期。故名魔事。念佛見佛。已是相應。況臨終非致魔時。何須疑慮。
  (Giải: Hỏi: Lâm chung Phật hiện, há bảo đảm chẳng phải là ma ư?

Đáp: Người tu tâm chẳng quán Phật mà Phật đột nhiên hiện, vốn không phải là điều người ấy mong mỏi, nên gọi là ma sự. Niệm Phật thấy Phật, tức là tương ứng, huống chi lâm chung chẳng phải là lúc ma đến, cần gì phải nghi ngờ, lo lắng nữa?).
Kinh Địa Tạng nói người đời khi lâm chung, thấy người nhà quyến thuộc đã mất của chính mình [hiện đến đón tiếp] thì đấy chẳng phải là thật, mà đều là oan gia trái chủ mạo nhận người nhà đến đón, hòng tiếp đón, dẫn dắt người ấy vào ác đạo để trả thù. Người niệm Phật khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn, có phải là do ma biến hiện hay không? Đại sư nói: “Người tu tâm chẳng quán Phật mà Phật đột nhiên hiện ra, vốn không phải là điều người ấy mong mỏi, nên gọi là ma sự”. Chữ “người tu tâm” phần nhiều chỉ người tham Thiền, người ấy bình thường chẳng niệm Phật, hễ niệm Phật một tiếng phải súc miệng hai ba ngày. Nếu [kẻ ấy] khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn thì hoàn toàn chẳng phải là điều người ấy mong mỏi, sợ là ma sự! Người niệm Phật không giống như vậy, niệm Phật thấy Phật là chuyện tương ứng. Lâm chung Phật đến tiếp dẫn là do bổn nguyện của Phật. Kinh Lăng Nghiêm nói có năm mươi thứ Ấm Ma, trong mỗi thứ lại có bao nhiêu đó loại, thời thời khắc khắc vây quanh bên thân người tu hành, nhưng đối với người niệm Phật thì ma cũng chẳng thể làm gì được!
(Giải) Vấn: Thất nhật bất loạn, bình thời da? Lâm chung da?

Đáp: Bình thời dã.

Vấn: Thất nhật bất loạn chi hậu, phục khởi Hoặc tạo nghiệp, diệc đắc sanh da?

Đáp: Quả đắc nhất tâm bất loạn chi nhân, vô cánh khởi Hoặc tạo nghiệp chi sự.

Vấn: Đại Bổn thập niệm, Bảo Vương nhất niệm, bình thời da? Lâm chung da?

Đáp: Thập niệm thông nhị thời. Thần triêu thập niệm, thuộc bình thời. Thập niệm đắc sanh dữ Quán Kinh thập niệm xưng danh đồng, thuộc lâm chung thời. Nhất niệm tắc đản ước lâm chung thời.

Vấn: Thập niệm, nhất niệm tịnh đắc sanh, hà tu thất nhật?

Đáp: Nhược vô bình thời thất nhật công phu, an hữu lâm chung thập niệm, nhất niệm. Túng Hạ Hạ Phẩm nghịch ác chi nhân, tịnh thị túc nhân thành thục, cố cảm lâm chung ngộ thiện hữu, văn tiện tín nguyện. Thử sự vạn trung vô nhất, khởi khả kiểu hãnh, Tịnh Độ Hoặc Vấn xích thử tối tường. Kim nhân bất khả bất độc.
() 問。七日不亂。平時耶。臨終耶。

答。平時也。

問。七日不亂之後。復起惑造業。亦得生耶。

答。果得一心不亂之人。無更起惑造業之事。

問。大本十念。寶王一念。平時耶。臨終耶。

答。十念通二時。晨朝十念。屬平時。十念得生。與觀經十念稱名同。屬臨終時。一念。則但約臨終時。

問。十念一念並得生。何須七日。

答。若無平時七日工夫。安有臨終十念一念。縱下下品逆惡之人。並是夙因成熟。故感臨終遇善友。聞便信願。此事萬中無一。豈可僥倖。淨土或問。斥此最詳。今人不可不讀。
(Giải: Hỏi: Bảy ngày chẳng loạn là lúc bình thường hay lúc lâm chung?

Đáp: Lúc bình thường.

Hỏi: Sau khi đã đắc bảy ngày chẳng loạn, lại dấy phiền não, tạo nghiệp thì cũng được vãng sanh ư?

Đáp: Nếu là người thật sự đạt được nhất tâm bất loạn thì không còn có chuyện dấy lên phiền não, tạo nghiệp nữa!

Hỏi: Mười niệm trong kinh Đại Bổn và một niệm trong luận Bảo Vương là nói về lúc bình thường hay lúc lâm chung?

Đáp: “Mười niệm” là nói chung cả hai thời điểm ấy. Mười niệm vào lúc sáng sớm thuộc lúc bình thường. Mười niệm được vãng sanh [trong lời nguyện của A Di Đà Phật trong kinh Vô Lượng Thọ] giống như “mười niệm xưng danh” [được nói trong chương Hạ Phẩm Hạ Sanh] của Quán Kinh, đều thuộc về lúc lâm chung. Còn một niệm [như trong luận Bảo Vương nói] thì thuộc về lúc lâm chung.

Hỏi: Mười niệm và một niệm đều được vãng sanh thì cần gì phải bảy ngày [nhất tâm bất loạn]?

Đáp: Nếu lúc bình thường không có công phu bảy ngày [nhất tâm bất loạn] thì làm sao có mười niệm hay một niệm lúc lâm chung được? Dẫu là kẻ nghịch ác thuộc Hạ Hạ Phẩm, đều là do cái nhân trong đời trước đã chín muồi nên cảm vời khi lâm chung gặp thiện hữu, vừa nghe nói [về pháp môn Tịnh Độ] liền tín nguyện. Chuyện này trong một vạn trường hợp chẳng có được một, há nên cầu may ư? Sách Tịnh Độ Hoặc Vấn bài xích quan điểm cầu may này tường tận nhất, người đời nay chẳng thể không đọc!).
Chúng ta lúc bình thường đả Phật thất, định thời hạn cầu chứng đắc, cầu nhất tâm bất loạn. Có kẻ hoài nghi, sau khi đắc nhất tâm bất loạn thì phiền não lại dấy lên, tạo nghiệp, thì phải nên làm sao? Đại sư cởi gỡ mối nghi, dạy: Nếu thật sự đạt được nhất tâm bất loạn thì sẽ vĩnh viễn đạt được, chẳng bị mất đi; chứ không phải là do sức trấn định yếu ớt, chẳng thể chống chọi những dụ dỗ, mê hoặc! Nếu tâm lại loạn thì là do trước đó hoàn toàn chưa đạt được nhất tâm bất loạn.

Lại có người hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ nói mười niệm, kinh Bảo Vương147 nói một niệm, rốt cuộc là nói về lúc bình thường hay lúc lâm chung? Đại sư trả lời: “Thập niệm thông nhị thời” (Mười niệm là nói chung cả hai thời điểm ấy). Người công việc bận rộn đối với thời khóa buổi sáng dùng cách Thập Niệm, mỗi ngày thực hiện khóa sáng không thiếu sót thì cũng phù hợp với lời dạy “nhất hướng chuyên niệm” trong kinh Vô Lượng Thọ. Lúc lâm chung, tâm niệm Phật khẩn thiết, tâm sám hối sâu nặng, có sức mạnh rất lớn, cho nên khi lâm chung từ một niệm cho đến mười niệm sẽ được vãng sanh, giống như trường hợp của ông Trương Thiện Hòa.

Nếu có kẻ nói mười niệm hay một niệm đều được vãng sanh thì lúc bình thường cần gì phải niệm Phật? Đại sư nói, nếu không có công phu bảy ngày lúc bình thường, làm sao có một niệm hay mười niệm lúc lâm chung cho được? Có những người đến lúc cuối cùng mười niệm quyết định vãng sanh, nhưng cơ duyên này chẳng nhiều! Có kẻ khi lâm chung nghiệp chướng hiện tiền, chẳng thể niệm Phật được! Chẳng thể chết tốt lành chính là phước mỏng, lúc bình thường phải tu phước. Lâm chung chợt gặp được Phật pháp, nghe xong liền phát tâm cầu nguyện vãng sanh, chính là do thiện căn, phước đức nhiều đời nhiều kiếp hiện tiền, hoàn toàn chẳng phải là ngẫu nhiên. Do vậy, chúng ta chẳng thể ôm lòng mong được may mắn như thế. Huống chi lúc lâm chung gặp được thiện duyên thì phải có đủ ba điều kiện:

- Thứ nhất, khi lâm chung thần trí sáng suốt.

- Thứ hai, gặp thiện tri thức, khuyên người ấy niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

- Thứ ba, người ấy vừa nghe liền có thể tiếp nhận, đồng thời đầy đủ ba món tư lương Tín - Nguyện - Hạnh.



Dẫu là kẻ ác nghịch Hạ Hạ Phẩm, do túc nhân chín muồi, nên cảm được [quả báo] lúc lâm chung gặp thiện hữu. Chuyện này trong một vạn trường hợp chưa có được một. Sách Tịnh Độ Hoặc Vấn trong bộ Tịnh Độ Thập Yếu đã giảng chuyện này rất tường tận, hy vọng mọi người hãy xem thì mới chẳng mang lòng cầu may nữa!
(Giải) Vấn: Tây Phương khứ thử thập vạn ức độ, hà đắc tức sanh?

Đáp: Thập vạn ức độ, bất xuất ngã hiện tiền nhất niệm tâm tánh chi ngoại. Dĩ tâm tánh bổn vô ngoại cố, hựu trượng tự tâm chi Phật lực tiếp dẫn, hà nan tức sanh? Như kính trung chiếu sổ thập tằng sơn thủy, lâu các, tằng số uyển nhiên, thật vô viễn cận, nhất chiếu câu liễu, kiến vô tiên hậu. “Tùng thị Tây Phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc”, diệc như thị. “Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp”, diệc như thị. “Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ”, diệc như thị. Đương tri, tự tự giai Hải Ấn tam-muội, Đại Viên Kính Trí chi linh văn dã.
() 問。西方去此十萬億土。何得即生。答。十萬億土。不出我現前一念心性之外。以心性本無外故。又仗自心之佛力接引。何難即生。如鏡中照數十層山水樓閣。層數宛然。實無遠近。一照俱了。見無先後。從是西方。過十萬億佛土。有世界名曰極樂。亦如是。其土有佛。號阿彌陀。今現在說法。亦如是。其人臨命終時。阿彌陀佛與諸聖眾。現在其前。是人終時。心不顛倒。即得往生阿彌陀佛極樂國土。亦如是。當知。字字皆海印三昧。大圓鏡智之靈文也。
(Giải: Hỏi: Tây Phương cách đây mười vạn ức cõi, làm sao sanh ngay sang ấy được?

Đáp: Mười vạn ức cõi chẳng ngoài một niệm tâm tánh hiện tiền của ta, bởi tâm tánh vốn chẳng ở bên ngoài. Hơn nữa, cậy vào Phật lực từ trong tâm tánh tiếp dẫn, khó gì mà chẳng sanh ngay [sang cõi Cực Lạc]? Giống như trong gương chiếu mấy chục tầng núi, sông, lầu gác, tầng nào tầng nấy rành rành, quả thật chẳng có gần hay xa, hễ vừa soi liền trọn đủ, chẳng thấy có trước hay sau. “Cách đây mười vạn ức cõi Phật có thế giới tên là Cực Lạc”, cũng giống như vậy. “Cõi ấy có Phật, hiệu A Di Đà nay hiện đang thuyết pháp” cũng giống như vậy. “Khi ấy người lâm chung, A Di Đà Phật và các thánh chúng hiện ra trước mắt. Người ấy khi lâm chung, tâm chẳng điên đảo, liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của A Di Đà Phật”, cũng giống như vậy. Hãy nên biết rằng từng chữ [trong kinh A Di Đà] đều là Hải Ấn tam-muội, là kinh văn thiêng liêng giảng về Đại Viên Kính Trí).
Ở đây là nghi vấn “khoảng cách giữa Tây Phương và cõi này xa xôi, làm sao đến ngay được?” Kinh Đại Thừa giảng mười pháp giới đều là vật được biến hiện trong tâm tánh. Tâm tánh là Năng Biến (chủ thể có công năng biến hiện), mười phương các cõi Phật là Sở Biến (vật được biến hiện). Tâm tánh có thể biến hiện vô lượng, cõi nước được biến hiện (Sở Biến) cũng vô lượng vô biên. Đức Phật nói Tây Phương Cực Lạc thế giới cách thế giới Sa Bà chỉ có mười vạn ức cõi Phật, nếu đem so với tâm tánh vô lượng thì khoảng cách ấy rất ngắn. Do vậy, kinh nói người niệm Phật vãng sanh Tây Phương chỉ trong khoảng khảy ngón tay liền đến nơi. A Di Đà Phật cũng là A Di Đà Phật trong tự tánh của chúng ta, trọn chẳng phải là ở ngoài tự tánh lại có một vị A Di Đà Phật. Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng do tự tánh biến hiện ra. Hơn nữa, do công đức của bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phật gia trì, tiếp dẫn, vãng sanh đâu có khó khăn gì? Nếu hiểu rõ ràng đạo lý căn bản này thì tất cả đạo lý trong kinh Đại Thừa hay Tiểu Thừa hễ vừa tiếp xúc đều liền hiểu ngay. Lại giống như đem một tấm gương soi sơn thủy bên ngoài, chẳng thể nào vì ở gần mà chiếu trước, ở xa bèn chiếu sau. Vật hiện bóng trong gương quả thật chẳng có xa gần. Chư Phật, Bồ Tát tột cùng hư không, trọn khắp pháp giới, hễ nghĩ đến nơi đâu liền lập tức đến được nơi đó. Kinh Hoa Nghiêm giảng chuyện này rất rõ ràng, do vì chúng ta có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên chẳng thể khế nhập tình huống này. Nếu không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì xa gần lớn nhỏ đều chẳng còn nữa!

Kinh chép: “Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ” (Người ấy khi mạng sắp hết, A Di Đà Phật và các thánh chúng hiện ra trước mắt, người ấy khi lâm chung tâm chẳng điên đảo, liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của A Di Đà Phật). Đó gọi là vãng sanh; Phật và thánh chúng chẳng đến mà đến, chẳng đi mà đi. Nói “đến, đi” là dựa theo mặt Sự, nói “chẳng đến, chẳng đi” là luận trên mặt Lý.



Đương tri, tự tự giai Hải Ấn tam-muội, Đại Viên Kính Trí chi linh văn dã”: Từng chữ, từng câu trong kinh này đều là Hải Ấn tam-muội. Chữ “hải” sánh ví sự rộng lớn, cảnh giới bên ngoài đều chiếu xuống mặt biển, tỷ dụ tâm tánh, tâm tánh trọn đủ hết thảy pháp giới, hình dung sâm la vạn tượng và các cảnh sắc đều soi bóng trong biển cả. Nói theo mặt Sự, ánh sáng tròn vẹn của tấm gương tròn lớn chiếu khắp, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, không pháp nào chẳng hiện. Hải Ấn tam-muội biểu thị Thể của tâm tánh, còn Đại Viên Kính Trí biểu thị Dụng của tâm tánh. Dụng là không gì chẳng biết, không pháp nào chẳng hiện, nói rõ từng chữ từng câu trong kinh này đều là lời văn thiêng liêng diễn tả Hải Ấn tam-muội và Đại Viên Kính Trí. Hai câu này nhằm tổng kết, nói rõ địa vị cao vòi vọi và tánh chất trọng yếu của bản kinh này trong toàn bộ Phật pháp. Kinh A Di Đà là tinh hoa của kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ là kinh A Di Đà được giảng chi tiết. Do vậy, tôi đề nghị mọi người chuyên niệm kinh Vô Lượng Thọ. Căn tánh con người hiện thời yếu hèn, nếu chỉ nhìn vào văn tự thì kinh A Di Đà giống như thần thoại, tiểu thuyết, chẳng nếm được ý vị.
(Giải) Vấn: Trì danh phán Hành Hạnh, tắc thị Trợ Hạnh, hà danh Chánh Hạnh?

Đáp: Y nhất tâm thuyết Tín Nguyện Hạnh, phi tiên hậu, phi định tam. Cái vô Nguyện Hạnh, bất danh Chân Tín. Vô Hạnh Tín, bất danh Chân Nguyện. Vô Tín Nguyện, bất danh Chân Hạnh. Kim toàn do tín nguyện trì danh, cố Tín Nguyện Hạnh tam, thanh thanh viên cụ. Sở dĩ, danh “đa thiện căn, phước đức, nhân duyên”. Quán Kinh “xưng Phật danh cố, niệm niệm trung trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”, thử chi vị dã. Nhược phước thiện bất đa, an năng trừ tội như thử chi đại.
() 問。持名判行行。則是助行。何名正行。答。依一心說信願行。非先後。非定三。蓋無願行。不名真信。無行信。不名真願。無信願。不名真行。今全由信願持名。故信願行三。聲聲圓具。所以名多善根福德因緣。觀經稱佛名故。念念中除八十億劫生死之罪。此之謂也。若福善不多。安能除罪如此之大。
(Giải: Hỏi: Trì danh được phán định thuộc về Hành Hạnh, thì nó là Trợ Hạnh, chứ sao lại bảo là Chánh Hạnh?

Đáp: Dựa theo nhất tâm để nói về Tín - Nguyện - Hạnh thì không có trước sau, không nhất định phải tách ra thành ba thứ. Bởi lẽ, không có Nguyện và Hạnh thì chẳng gọi là Chân Tín. Không có Hạnh và Tín thì chẳng gọi là Chân Nguyện. Không có Tín và Nguyện thì chẳng gọi là Chân Hạnh. Nay hoàn toàn do tín nguyện mà trì danh nên trong mỗi tiếng niệm Phật đều đầy đủ trọn vẹn ba món Tín - Nguyện - Hạnh. Do vậy, gọi là “nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên”. Quán Kinh bảo “do xưng niệm danh hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử” chính là nói về điều này. Nếu phước thiện chẳng nhiều thì làm sao trừ được tội to lớn như thế?)
Trì danh phán Hành Hạnh” (Trì danh được phán định thuộc về Hành Hạnh) chính là lời phán định của Ngẫu Ích đại sư. “Tín Nguyện” được phán định thuộc về Huệ Hạnh, còn “Hạnh” được phán định thuộc về Định Hạnh. Do vậy, trong niệm Phật có cả Định lẫn Huệ. Không ít người chẳng thèm đổ công sức nơi Tịnh Tông, chẳng hiểu biết mảy may gì, bảo Niệm Phật là Tiểu Thừa! Thật ra, Niệm Phật là phép Đại Thừa nhất trong các pháp Đại Thừa. Hễ hiểu lý thì niệm một câu Phật hiệu là Đại Thừa, nhưng chẳng hiểu lý mà niệm một câu Phật hiệu thì vẫn là Đại Thừa! Thành tựu của người ấy hết thảy Đại Thừa Bồ Tát đều chẳng thể sánh bằng, cực viên, cực đốn. Tín Nguyện là Huệ, trì danh là Hạnh, là học Định và Huệ cân bằng, từng câu Phật hiệu đều đầy ắp Định - Huệ, mà còn là viên Định, viên Huệ.

Y nhất tâm thuyết Tín - Nguyện - Hạnh, phi tiên hậu, phi định tam” (Nếu dựa trên nhất tâm để luận Tín - Nguyện - Hạnh thì chẳng phải là trước sau, không nhất định phải tách rời thành ba thứ): Nhằm nói phương tiện để người nghe sẽ do đó mà thấy được đường lối tu hành nên nói “tín, nguyện, hạnh”. Ba món tư lương này nếu xét trong một tâm thì trong một niệm, một câu Phật hiệu tương ứng với Tín, tương ứng với Nguyện, tương ứng với Hạnh, một tức là ba, ba tức là một. Đó gọi là “tương ứng”. Nếu trong khi niệm Phật hiệu mà không có tín nguyện, sẽ chẳng đầy đủ ba món tư lương, tức là chẳng tương ứng. Không có Nguyện và Hạnh thì chẳng gọi là Chân Tín, không có Tín và Hạnh chẳng phải là Chân Nguyện, không có Tín và Nguyện thì chẳng phải là Chân Hạnh. Nếu nhất tâm trì danh, nhất tâm chính là chân tâm, chân tâm chính là Tín - Nguyện - Hạnh trọn đủ viên mãn. Người nhất tâm niệm Phật thì ít mà người tam tâm, nhị ý niệm Phật lại nhiều. Do vậy, người niệm Phật đông đảo, người vãng sanh ít ỏi. A Lại Da Thức, Mạt Na Thức, Ý Thức là “tam tâm”. Mạt Na là Ý Căn, thức thứ sáu là Ý Thức, đấy là “nhị ý”. Nếu phàm phu dùng cái tâm “tam tâm nhị ý” để niệm Phật, trì chú, nghiên cứu giáo lý thì đều chẳng tương ứng.



Lục Tổ đại sư nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn đầy đủ, nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn pháp”. Trong kinh này, tự tánh được gọi là “nhất tâm”. Mỗi một câu Phật hiệu đầy đủ trọn vẹn ba món tư lương, Tam Học, Tam Huệ. Do vậy, gọi là nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên. Quán Kinh dạy: “Do xưng danh hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Nếu thiện căn, phước đức không nhiều, làm sao có thể trừ tội nhiều như thế được? Đọc kinh này xong, nếu cảm thấy lời này dường như quá lố, thì hãy quan sát xem khi niệm Phật, ta dùng tâm tư thái độ nào. Nếu dùng tam tâm nhị ý để niệm thì sẽ chẳng có hiệu quả rõ ràng.
(Giải) Vấn: Lâm chung mãnh thiết, năng trừ đa tội, bình nhật chí tâm xưng danh, diệc trừ tội phủ?

Đáp: Như nhật xuất, quần ám tiêu. Xưng hồng danh, vạn tội diệt.

Vấn: Tán tâm xưng danh diệc trừ tội phủ?

Đáp: Danh hiệu công đức bất khả tư nghị, ninh bất trừ tội? Đản bất định vãng sanh, dĩ du du tán thiện, nan địch vô thỉ tích tội cố! Đương tri tích tội, giả sử hữu thể tướng giả, tận hư không giới bất năng dung thọ. Tuy bách niên trú dạ, Di Đà thập vạn, nhất nhất thanh diệt bát thập ức kiếp sanh tử, nhiên sở diệt tội, như trảo thượng thổ. Vị diệt tội, như đại địa thổ. Duy niệm chí nhất tâm bất loạn, tắc như kiện nhân đột vi nhi xuất, phi phục tam quân năng chế nhĩ. Nhiên xưng danh tiện vi thành Phật chủng tử, như kim cang chung bất khả hoại. Phật thế, nhất lão nhân cầu xuất gia, ngũ bách thánh chúng giai vị “vô thiện căn”. Phật ngôn: “Thử nhân vô lượng kiếp tiền, vị hổ bức, thất thanh xưng nam-mô Phật. Kim thử thiện căn thành thục, trị ngã đắc đạo, phi Nhị Thừa đạo nhãn sở tri dã”. Do thử quán chi, Pháp Hoa minh “quá khứ Phật sở, tán loạn xưng danh, giai dĩ thành Phật”, khởi bất tín tai?
() 問。臨終猛切。能除多罪。平日至心稱名。亦除罪否。答。如日出。群闇消。稱洪名。萬罪滅。問。散心稱名亦除罪否。答。名號功德。不可思議。寧不除罪。但不定往生。以悠悠散善。難敵無始積罪故。當知積罪。假使有體相者。盡虛空界。不能容受。雖百年晝夜。彌陀十萬。一一聲。滅八十億劫生死。然所滅罪。如爪上土。未滅罪。如大地土。唯念至一心不亂。則如健人突圍而出。非復三軍能制耳。然稱名便為成佛種子。如金剛終不可壞。佛世一老人求出家。五百聖眾皆謂無善根。佛言。此人無量劫前為虎偪。失聲稱南無佛。今此善根成熟。值我得道。非二乘道眼所知也。由此觀之。法華明過去佛所。散亂稱名。皆已成佛。豈不信哉。
(Giải: Hỏi: Khi lâm chung mạnh mẽ, thiết tha, có thể trừ được nhiều tội, chứ lúc bình thường chí tâm xưng danh thì cũng trừ được tội ư?

Đáp: Như mặt trời mọc, mọi tối tăm đều tiêu. Xưng hồng danh, vạn tội diệt.

Hỏi: Tâm tán loạn xưng danh cũng trừ được tội ư?

Đáp: Công đức xưng danh chẳng thể nghĩ bàn, lẽ nào chẳng trừ được tội? Nhưng không nhất định được vãng sanh, bởi lẽ điều lành hờ hững tán loạn sẽ khó thể chống lại tội lỗi tích tập từ vô thỉ. Hãy nên biết rằng tội lỗi đã tích tập nếu có thể tướng thì cùng tận cõi hư không chẳng thể chứa đựng được. Dẫu suốt cả trăm năm, mỗi ngày đêm niệm Di Đà mười vạn tiếng, mỗi một tiếng diệt tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử, nhưng tội đã diệt giống như đất đọng trên móng tay, còn tội chưa diệt giống như đất trong đại địa. Chỉ trừ niệm Phật đến nhất tâm bất loạn sẽ giống như người mạnh mẽ đột phá vòng vây xông ra, ba quân chẳng còn có thể khống chế người ấy; nhưng xưng danh sẽ là hạt giống thành Phật, như kim cang trọn chẳng thể hủy hoại. Trong thời đức Phật, một cụ già xin xuất gia, năm trăm vị thánh nhân đều nói cụ không có thiện căn. Đức Phật dạy: “Trong vô lượng kiếp trước, người này bị hổ đuổi, lạc giọng xưng nam-mô Phật, đến nay thiện căn ấy chín muồi, gặp ta, đắc đạo, đạo nhãn của Nhị Thừa chẳng thể biết được!” Do đây có thể thấy rằng kinh Pháp Hoa nói người trong quá khứ, ở chỗ Phật, tán loạn xưng danh đều đã thành Phật, há chẳng tin ư?)
Có người hỏi: Khi lâm chung, ý niệm dũng mãnh, tâm nguyện khẩn thiết, trì danh dễ đạt đến nhất tâm, chứ lúc bình thường trong tâm tản mạn, chẳng thể tập trung sức mạnh tinh thần, chẳng sốt sắng như lúc trong lúc khẩn yếu gặp nguy nan, tâm hời hợt hờ hững mà cũng có thể trừ được tội hay chăng? Đại sư dùng tỷ dụ để trả lời, như mặt trời mọc lên, hết thảy tối tăm đều chẳng còn. Niệm hồng danh Phật thì hết thảy tội chướng đều tiêu diệt. Nhưng cần phải chú ý câu hỏi của người này: Lúc bình thường chí tâm xưng danh cũng có thể trừ tội hay chăng? Chí tâm chính là nhất tâm, đương nhiên trừ được tội.

Lại hỏi: Tâm tán loạn xưng danh cũng trừ được tội hay chăng? Tâm tán loạn ở đây chẳng phải là nhất tâm. Đại sư đáp: Dùng tâm tán loạn, tam tâm nhị ý để niệm Phật thì cũng trừ được tội, nhưng chẳng chắc chắn sẽ vãng sanh, tùy theo lúc lâm chung có thể chí tâm hay không? Do vậy, bình thường dùng chí tâm để niệm Phật thì lâm chung nhất định sẽ được vãng sanh, có nắm chắc vãng sanh hay không chẳng cần phải người nào khác, chính mình phải tự biết. Nếu thật sự chí tâm xưng niệm thì cần phải mất bao lâu mới đạt được hiệu nghiệm? Trong Vãng Sanh Truyện, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, ước chừng ba năm, người ngồi mất, đứng qua đời rất đông. Trong thời gần đây, người ba năm thành tựu cũng chẳng ít. Lão pháp sư Đàm Hư nói: Cụ Đế Nhàn có một vị đồ đệ làm thợ đóng đai thùng, niệm Phật ba năm, biết trước lúc mất, đứng vãng sanh. Chúng ta niệm mấy chục năm, một chút tin tức cũng không có, đại khái đều là do dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật.

Nếu có người nói: “Niệm Phật ba năm sẽ chết thì pháp môn này

chẳng thể học được!” Đủ thấy người ấy vẫn còn có rất nhiều tham ái đối với thế giới Sa Bà. Tín nguyện đã không thật, hạnh cũng chẳng khẩn thiết, chỉ đành mặc kệ họ. Nếu thật sự muốn được vãng sanh thì phải buông xuống vạn duyên, suốt ngày từ sáng đến tối nắm chắc một câu Phật hiệu, những chuyện khác hãy tùy duyên tùy phận là xong. Từ đời đời kiếp kiếp trong vô lượng kiếp đến nay chúng ta đều niệm Phật, nhưng từ đầu đến cuối chẳng thể thành tựu, chính mình chẳng tìm ra nguyên nhân. Đại sư nói: “Dĩ du du tán thiện, nan địch vô thỉ tích tội cố” (Bởi lẽ, điều lành hờ hững tán loạn sẽ khó thể chống lại tội lỗi tích tập từ vô thỉ). “Tội lỗi tích tập từ vô thỉ” chính là tham, sân, si, mạn, tập khí, vọng tưởng, chấp trước. Nếu nhất tâm niệm Phật thì tập khí ấy chẳng thể hiện hành, tâm vô nhị dụng, khuất phục phiền não, công phu thành phiến. Từ khuất phục phiền não cho đến đoạn phiền não thì gọi là Sự nhất tâm, có chín phẩm, khuất phục là Hạ Hạ Phẩm, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đoạn được phiền não thì là Thượng Thượng Phẩm, sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Nếu chẳng thể khuất phục phiền não, ý niệm tham, sân, si vẫn thường khởi lên thì phải đau đáu sám hối, tự thẹn trách sâu xa. Được vãng sanh hay không là do chính mình quyết định.

Tội nghiệp đã tích tụ từ vô lượng kiếp đến nay nếu có thể tướng thì tận hư không khắp pháp giới đều chẳng thể chứa đựng được. Nếu có người niệm Phật, mỗi ngày niệm mười vạn tiếng, ngày đêm không ngừng, niệm liên tiếp cả trăm năm chẳng gián đoạn, mỗi một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử thì tội đã diệt giống như đất bám trên móng tay, tội chưa diệt như đất trên đại địa. Lời này là thật, trọn chẳng phải khoa trương! Nếu sanh về Tây Phương thì vấn đề này liền được giải quyết, chẳng thể sanh về Tây Phương sẽ phiền phức rất lớn, tùy theo nghiệp mà lưu chuyển trong sáu nẻo luân hồi. Nghiệp nào mạnh sẽ lôi đi trước, thác sanh vào đường nào là do chính mình nghĩ tưởng đến đường đó. Người có ý niệm Ngũ Giới mạnh mẽ, tuân thủ nhân luân đạo đức, sẽ bảo đảm giữ được thân người. Ý niệm Thập Thiện, từ, bi, hỷ, xả mạnh mẽ thì đời sau sanh vào cõi trời, nhưng loại người như vậy đã ít lại càng ít hơn, còn kẻ tạo tham, sân, si, mạn thì nhiều, tương lai đọa lạc trong tam đồ. Thời gian trong tam đồ quá dài, thật đáng sợ! Kinh Lăng Nghiêm và kinh Địa Tạng giảng tình hình trong địa ngục rất tường tận. Địa ngục như bẫy ngầm, trong thế gian có rất nhiều, hễ chẳng cẩn thận sẽ rớt xuống đó.

Trong nhiều đời nhiều kiếp đã tạo vô lượng vô biên ác nghiệp, như

bị ba quân tầng tầng lớp lớp bao vây, chỉ có một phương pháp là đột phá vòng vây, nhờ vào công phu niệm Phật, đới nghiệp vãng sanh là có thể xông ra khỏi vòng vây. Quan trọng nhất là nhất tâm, “bất loạn” là chẳng bị hết thảy hoàn cảnh nhiễu loạn, tám gió chẳng thể thổi động được. Đã bất loạn đối với pháp thế gian mà đối với Phật pháp vẫn chưa buông xuống được, vừa tham Thiền vừa học Mật thì tương lai vẫn luân hồi trong sáu nẻo, lại còn chẳng đạt được ba đường lành.

Xưng danh” là hạt giống kim cang thành Phật. Khi Phật tại thế, có một cụ già xin xuất gia, các vị A La Hán đệ tử Phật đều có thần thông, có thể thấy được năm trăm đời, quán thấy cụ già ấy trong cả năm trăm đời chẳng có thiện căn nên chẳng chấp thuận lời cụ cầu thỉnh, cụ già khóc lóc không chịu ra đi. Cuối cùng, đức Phật gọi cụ già ấy lại, bảo các đệ tử: “Cụ già này trong vô lượng kiếp trước, từng làm tiều phu, ở trên non bị hổ đuổi, cọp dồn đến nỗi phải trèo lên cây, trong lúc kinh hãi, gào to một tiếng “nam-mô Phật”. Do nhân duyên ấy, đời này gặp Phật đắc độ. Huệ nhãn của hàng Thanh Văn Nhị Thừa chẳng thấy được [điều này]. Trong kinh Pháp Hoa đã nêu lên một câu chuyện, há chẳng đáng tin ư? Từ xưa đến nay, thời đại lâu xa, người thuở ấy tuy vô tâm niệm một tiếng Phật hiệu, đến nay gặp duyên thành tựu. Chúng ta tùy duyên tùy phận, dùng câu Phật hiệu này để kết duyên niệm Phật cùng chúng sanh.


(Giải) Phục nguyện truy tố trí ngu, ư thử giản dị trực tiệp, vô thượng viên đốn pháp môn, vật thị vi nan, nhi triếp sanh thoái ủy, vật thị vi dị, nhi mạn bất sách cần, vật thị vi thiển, nhi vọng trí miểu khinh, vật thị vi thâm, nhi phất cảm thừa nhậm. Cái sở trì chi danh hiệu, chân thật bất khả tư nghị; năng trì chi tâm tánh, diệc chân thật bất khả tư nghị, trì nhất thanh, tắc nhất thanh bất khả tư nghị. Trì thập, bách, thiên, vạn, vô lượng, vô số thanh, thanh thanh giai bất khả tư nghị dã.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương