PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang21/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   32

() 又舍利弗。極樂國土。眾生生者。皆是阿鞞跋致。其中多有一生補處。其數甚多。非是算數所能知之。但可以無量無邊阿僧祇說。
(Giải: Này Xá Lợi Phất! Chúng sanh sanh về cõi nước Cực Lạc đều là A Bệ Bạt Trí, trong ấy có nhiều vị là Nhất Sanh Bổ Xứ, chẳng thể tính toán để biết được số lượng, chỉ có thể nói là vô lượng, vô biên, A-tăng-kỳ).
Nhân dân từ mười phương thế giới hễ sanh về Tây Phương liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Trong các kinh luận đã nói: Tu đến bậc Thập Địa Pháp Vân Địa Bồ Tát thì mới có thể chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Trong số ấy lại có nhiều vị là Nhất Sanh Bổ Xứ, Nhất Sanh Bổ Xứ chính là Đẳng Giác Bồ Tát. Trong thế giới Sa Bà chỉ có mình Di Lặc Bồ Tát là Nhất Sanh Bổ Xứ, đang ở trong nội viện của trời Đâu Suất, đợi đến năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau sẽ giáng thế thành Phật. Tại Tây Phương thế giới, hậu bổ Phật (Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát) vô lượng vô biên, trong mười phương thế giới nếu có vị Phật nào nhập diệt, liền qua đó điền vào chỗ khuyết. Tây Phương thế giới giống như nơi huấn luyện Phật để chờ bổ nhiệm.
(Giải) A Bệ Bạt Trí, thử vân Bất Thoái, nhất Vị Bất Thoái, nhập thánh lưu, bất đọa phàm địa. Nhị Hạnh Bất Thoái, hằng độ sanh, bất đọa Nhị Thừa địa. Tam Niệm Bất Thoái, tâm tâm lưu nhập Tát Bà Nhã hải. Nhược ước thử độ, Tạng Sơ Quả, Thông Kiến Địa, Biệt Sơ Trụ, Viên Sơ Tín, danh Vị Bất Thoái. Thông Bồ Tát, Biệt Thập Hướng, Viên Thập Tín, danh Hạnh Bất Thoái. Biệt Sơ Địa, Viên Sơ Trụ, danh Niệm Bất Thoái. Kim Tịnh Độ, Ngũ Nghịch, Thập Ác, thập niệm thành tựu. Đới nghiệp vãng sanh, cư Hạ Hạ Phẩm giả, giai đắc tam Bất Thoái.
() 阿鞞跋致。此云不退。一位不退。入聖流 。不墮

凡地。二行不退。恆度生。不墮二乘地。三念不退。心心流入薩婆若海。若約此土。藏初果。通見地。別初住。圓初信。名位不退。通菩薩。別十向。圓十信。名行不退。別初地。圓初住。名念不退。今淨土。五逆十惡。十念成就。帶業往生。居下下品者。皆得三不退。
(Giải: A Bệ Bạt Trí, cõi này dịch là Bất Thoái:

1. Vị Bất Thoái: Nhập dòng thánh, chẳng đọa vào địa vị phàm phu.

2. Hạnh Bất Thoái: Luôn độ sanh, chẳng đọa vào địa vị Nhị Thừa.

3. Niệm Bất Thoái: Tâm tâm lưu nhập biển Nhất Thiết Trí.

Nếu dựa theo cõi này [để luận định] thì [các địa vị như] Sơ Quả trong Tạng Giáo, Kiến Địa trong Thông Giáo, Sơ Trụ trong Biệt Giáo và Sơ Tín trong Viên Giáo gọi là Vị Bất Thoái. Bậc Bồ Tát trong Thông Giáo, bậc Thập Hướng trong Biệt Giáo, bậc Thập Tín trong Viên Giáo thì gọi là Hạnh Bất Thoái. Bậc Sơ Địa trong Biệt Giáo, bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo thì gọi là Niệm Bất Thoái. Nay Tịnh Độ thì kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, mười niệm thành tựu vãng sanh trong Hạ Hạ Phẩm đều đắc ba thứ Bất Thoái).
A Bệ Bạt Trí (Avaivartika) là tiếng Phạn, có nghĩa là Bất Thoái (không lui sụt). Ba thứ Bất Thoái là Vị Bất Thoái, Hạnh Bất Thoái và Niệm Bất Thoái, đã được giải thích cặn kẽ trong đoạn Huyền Nghĩa ở phần trước. Nếu nói theo thế giới Sa Bà thì bậc Sơ Quả trong Tạng Giáo, bậc Kiến Địa trong Thông Giáo (bằng với quả Dự Lưu (Tu Đà Hoàn) trong Thanh Văn Thừa), bậc Sơ Trụ trong Biệt Giáo, bậc Sơ Tín trong Viên Giáo, bốn giáo tu hành đạt đến địa vị này thì gọi là Vị Bất Thoái, nhưng các địa vị này chỉ ngang nhau trên phương diện đoạn Hoặc, chứ trí huệ khác nhau. Sơ Quả của Tạng Giáo chẳng thể sánh bằng Kiến Địa trong Thông Giáo, Kiến Địa trong Thông Giáo chẳng bằng Sơ Trụ trong Biệt Giáo, Sơ Trụ trong Biệt Giáo chẳng bằng Sơ Tín trong Viên Giáo. Trí huệ, công đức khác nhau!

Bậc Bồ Tát trong Thông Giáo, bậc Thập Hồi Hướng Bồ Tát trong Biệt Giáo, bậc Thập Tín Bồ Tát trong Viên Giáo thì gọi là Hạnh Bất Thoái (trong Hạnh Bất Thoái không có Tạng Giáo). Sơ Địa của Biệt Giáo và Sơ Trụ của Viên Giáo, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, gọi là Niệm Bất Thoái (trong Niệm Bất Thoái không có Tạng Giáo và Thông Giáo). Đây cũng chỉ là dựa theo sự đoạn Hoặc để nói thì hai địa vị này bình đẳng, nhưng trí huệ, công đức hoàn toàn khác nhau. Bậc Sơ Trụ của Viên Giáo vượt trỗi Sơ Địa của Biệt Giáo rất nhiều.

Ngũ Nghịch, Thập Ác” tạo tội cực nặng. Trong hết thảy kinh, đức Phật nói kẻ ấy ắt đọa địa ngục ngay trong một đời. Ngũ Nghịch (Pañcānantarya) là:

1) Làm thân Phật chảy máu. Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) ôm lòng hại Phật. Từ trên đỉnh núi xô một tảng đá to xuống đè Phật, thần hộ pháp từ trên không trung đỡ lấy, nhưng mảnh đá văng trúng chân Phật chảy máu. Nếu hại Phật sẽ kết tội với hết thảy chúng sanh. Phật là bậc đạo sư của ba cõi, [hại Phật] khiến cho cơ duyên nghe pháp đắc độ hết thảy chúng sanh bị đứt đoạn, tội lỗi ngập trời.

2) Giết A La Hán: La Hán là bậc đắc đạo, giáo hóa một phương. Nếu hại La Hán chính là đoạn huệ mạng của rất nhiều người. Bậc thiện tri thức thật sự sẽ có ảnh hưởng đến ngàn năm vạn đời. Như Khổng lão phu tử lúc tại thế chẳng nổi danh, chẳng làm quan lớn, là một người tầm thường bất đắc chí, bất đắc dĩ phải quay về nhà dốc lòng dạy học, những người tuân theo giáo huấn của Ngài nhất định được phước. Cái học do Ngài truyền lại chính là phước báo trời người mà công đức còn chẳng thể nghĩ bàn, huống chi giáo hóa của Phật là công đức lợi ích khôn sánh trong thế gian lẫn xuất thế gian.

3) Giết cha.

4) Giết mẹ. Cha mẹ có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Giết hại cha mẹ thuộc về Tánh Tội, tự nhiên đọa trong địa ngục Vô Gián (Avīci Nairaka). Kinh Địa Tạng đã giảng [về địa ngục Vô Gián] rất tường tận.

5) Phá hòa hợp Tăng: Tăng đoàn là nơi bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp cho nhà Phật. Nếu phá hoại Tăng đoàn thì cũng là tội lỗi đọa địa ngục Vô Gián. Chư Phật xuất thế cũng chẳng cứu được. Thời gian trong địa ngục Vô Gián cũng là vô lượng kiếp.

Thập Ác (Daśākuśala) là thân: Giết, trộm, dâm; miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt; ý: Tham, sân, si. Người tạo Thập Ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách vào địa ngục! Nếu nay những người tội ác như vậy đều có thể mười niệm thành tựu thì Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sanh cũng chứng ba thứ Bất Thoái, điều này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!

(Giải) Nhiên cứ giáo đạo, nhược thị phàm phu, tắc phi Sơ Quả đẳng. Nhược thị Nhị Thừa, tắc phi Bồ Tát đẳng. Nhược thị Dị Sanh, tắc phi Đồng Sanh Tánh đẳng. Hựu, Niệm Bất Thoái, phi phục Dị Sanh. Hạnh Bất Thoái, phi cẩn kiến đạo. Vị Bất Thoái, phi thị nhân dân. Lạp đẳng tắc thành đại vọng, tấn bộ tắc xả cố xưng. Duy Cực Lạc Đồng Cư, nhất thiết câu phi, nhất thiết câu thị. Thập phương Phật độ, vô thử danh tướng, vô thử giai vị, vô thử pháp môn. Phi tâm tánh chi cực trí, trì danh chi kỳ huân, Di Đà chi đại nguyện, hà dĩ hữu thử? Nhất Sanh Bổ Xứ giả, chỉ nhất sanh bổ Phật vị, như Di Lặc, Quán Âm đẳng. Cực Lạc nhân dân, phổ giai nhất sanh thành Phật. Nhân nhân tất thật chứng Bổ Xứ. Cố kỳ trung đa hữu thử đẳng thượng thiện, bất khả sổ tri dã. Phục thứ, Thích Ca nhất đại thời giáo, duy Hoa Nghiêm minh nhất sanh viên mãn, nhi nhất sanh viên mãn chi nhân, tắc mạt hậu Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm trung, thập đại nguyện vương, đạo quy An Dưỡng. Thả dĩ thử khuyến tấn Hoa Tạng hải chúng. Ta hồ! Phàm phu lệ đăng Bổ Xứ, kỳ xướng cực đàm, bất khả trắc độ. Hoa Nghiêm sở bẩm, khước tại thử kinh, nhi thiên hạ cổ kim, tín miểu, nghi đa, từ phồn, nghĩa thực, dư duy hữu phẫu tâm lịch huyết nhi dĩ!
() 然據教道。若是凡夫。則非初果等。若是二乘。則非菩薩等。若是異生。則非同生性等。又。念不退。非復異生。行不退。非僅見道。位不退。非是人民。臘等則成大妄。進步則捨故稱。唯極樂同居。一切俱非。一切俱是。十方佛土。無此名相。無此階位。無此法門。非心性之極致。持名之奇勳。彌陀之大願。何以有此。一生補處者。只一生補佛位。如彌勒觀音等。極樂人民。普皆一生成佛。人人必實證補處。故其中多有此等上善。不可數知也。復次。釋迦一代時教。唯華嚴明一生圓滿。而一生圓滿之因。則末後普賢行願品中。十大願王。導歸安養。且以此勸進華藏海眾。嗟乎。凡夫例登補處。奇倡極談。不可測度。華嚴所稟。卻在此經。而天下古今。信渺疑多。辭繁義蝕。余唯有剖心瀝血而已

(Giải: Nhưng căn cứ theo đạo lý [thông thường] trong hết thảy kinh điển thì nếu là phàm phu, sẽ chẳng giống với bậc Sơ Quả. Nếu là Nhị Thừa, sẽ chẳng phải là bậc Bồ Tát. Nếu là Dị Sanh Tánh (địa vị Tam Hiền trong Biệt Giáo) sẽ chẳng giống với bậc Đồng Sanh Tánh (Sơ Trụ trong Viên Giáo). Lại nữa, Niệm Bất Thoái chẳng còn là Dị Sanh, Hạnh Bất Thoái thì chẳng phải chỉ mới thấy đạo, Vị Bất Thoái thì chẳng phải là nhân dân. [Trong giáo pháp thông thường] nếu thuộc địa vị dưới mà nói lấn lên bậc trên sẽ trở thành đại vọng ngữ, phải vượt lên địa vị mới thì mới bỏ danh xưng cũ. Chỉ có trong cõi Đồng Cư của Cực Lạc, hết thảy đều chẳng phải, mà hết thảy cũng đều phải. Các cõi Phật trong mười phương đều chẳng có danh tướng này, không có địa vị này, không có pháp môn này. Nếu không phải là do tâm tánh đạt đến tột bậc, công hun đúc kỳ diệu của pháp trì danh, và Di Đà đại nguyện thì làm sao đạt được như thế này? Nhất Sanh Bổ Xứ là chỉ một đời sẽ được bổ đi làm Phật, giống như Di Lặc, Quán Âm v.v... Trọn khắp nhân dân trong cõi Cực Lạc đều là bậc thành Phật trong một đời, ai nấy đều thật sự chứng được địa vị Bổ Xứ. Vì thế trong ấy có nhiều bậc thượng thiện như thế, chẳng thể tính biết được!



Hơn nữa, trong những giáo pháp của cả đời Phật Thích Ca, chỉ mình kinh Hoa Nghiêm nói đến sự viên mãn trong một đời, nhưng cái nhân viên mãn trong một đời nằm trong phẩm cuối cùng là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, mười đại nguyện vương dẫn về An Dưỡng. Lại còn dùng điều này để khuyên lơn, sách tấn Hoa Tạng hải chúng.

Than ôi! Phàm phu mà được dự vào bậc Bổ Xứ là một sự khởi xướng bàn luận lạ lùng, cao tột, chẳng thể suy lường được. Điểm đặc thù của kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn nằm trong kinh này, nhưng thiên hạ xưa nay, người tin tưởng ít ỏi, kẻ nghi ngờ đông nhiều. Càng nói lắm, nghĩa càng hao, tôi chỉ có cách mổ tim vẩy máu mà [nêu bày cho rõ nghĩa này] mà thôi!)
Giáo” là kinh điển, hết thảy kinh điển do đức Phật đã nói. “Đạo” là đạo lý. [Nếu căn cứ theo đạo lý thông thường trong hết thảy kinh điển do đức Phật đã nói thì] nếu là phàm phu, sẽ trọn chẳng phải là thánh nhân. Nếu là Thanh Văn, Duyên Giác, quyết định chẳng phải là Bồ Tát. [Trong các giáo pháp thông thường], tầng cấp phân định rất rõ rệt.

Nhược thị Dị Sanh, tắc phi Đồng Sanh Tánh đẳng” (Nếu là Dị Sanh Tánh thì chẳng phải giống với bậc Đồng Sanh Tánh): Dị Sanh chính là địa vị Tam Hiền trong Biệt Giáo, còn Đồng Sanh chính là địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo. Đồng và Biệt (Dị) là nói về chân tâm bổn tánh. Người minh tâm kiến tánh dùng cùng một cái tâm với Phật, tức là dùng chân tâm, thì gọi là “Đồng Sanh Tánh”. Chưa thấy tánh thì dùng thức tâm, khác với Phật, nên gọi là “Dị Sanh Tánh”. Đây chính là chỗ khác biệt giữa Đồng Sanh Tánh và Dị Sanh Tánh. Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền trong Biệt Giáo dùng thức tâm, còn Sơ Địa trong Biệt Giáo dùng chân tâm. Người tạo tác Ngũ Nghịch, Thập Ác sanh về Tây Phương liền chứng ba thứ Bất Thoái, mà ba thứ Bất Thoái chính là Đồng Sanh Tánh, so với Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát vượt trội quá nhiều. Nếu nói theo đạo lý [thông thường] thì chẳng thông, vì Niệm Bất Thoái chẳng còn là Dị Sanh Tánh; Niệm Bất Thoái là Sơ Trụ trong Viên Giáo, là Sơ Địa trong Biệt Giáo, là Đồng Sanh Tánh, trọn chẳng phải là Dị Sanh Tánh.

Hạnh Bất Thoái, phi cẩn kiến đạo, Vị Bất Thoái, phi thị nhân dân” (Hạnh Bất Thoái chẳng phải chỉ thấy đạo, Vị Bất Thoái chẳng phải là nhân dân): Mấy câu này mọi người đều hiểu được.

Lạp đẳng tắc thành đại vọng” (Hễ ở địa vị dưới mà nói lấn lên địa bên trên sẽ trở thành đại vọng ngữ): Nói lố hơn địa vị [thật sự chứng đắc] thì trong nhà Phật gọi là “đại vọng ngữ”. “Tấn bộ tắc xả cố xưng” (Hễ đạt lên địa vị cao hơn thì mới bỏ danh xưng cũ): Nếu đoạn được một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân thì là Sơ Trụ Bồ Tát, chẳng còn là Bồ Tát thuộc địa vị Thập Tín nữa. Lại giống như học sinh trung học thi đậu đại học, liền gọi là sinh viên đại học; chứng được Sơ Quả tức là thánh nhân, chẳng phải là phàm phu. Chứng được Hạnh Bất Thoái thì chính là Bồ Tát, chẳng phải Nhị Thừa.

Duy Cực Lạc Đồng Cư, nhất thiết câu phi, nhất thiết câu thị” (Chỉ có cõi Đồng Cư của Cực Lạc là hết thảy đều chẳng phải, hết thảy đều là): Những điều vừa nói trong đoạn trước là những chuyện bình thường, nhưng áp dụng vào thế giới Cực Lạc sẽ chẳng thể nói cho xuông được. Phiền não chưa đoạn, vốn là phàm phu, hễ sanh về Tây Phương liền là bậc Pháp Thân đại sĩ đầy đủ ba thứ Bất Thoái, như vậy rốt cuộc là phàm phu hay là Pháp Thân đại sĩ? Nói người ấy là Pháp Thân đại sĩ thì người ấy chưa đoạn phiền não! Nói người ấy là phàm phu thì người ấy đã chứng ba thứ Bất Thoái. Do vậy nói “câu phi” (đều chẳng phải) mà cũng “câu thị” (đều là). Trong mười phương cõi nước không có hiện tượng này, mà cũng không địa vị giống như vậy. Nếu chẳng phải là do tâm tánh đến mức cùng cực, do vận dụng chân tâm bổn tánh đã đạt đến cực điểm, tức là thấu đạt tâm tánh của cái tâm năng niệm đến mức cực điểm, chẳng phải là chuyện tầm thường! Do sự un đúc kỳ diệu của trì danh, lại thêm oai thần và bổn nguyện của Phật Di Đà gia trì, cho nên mới có hiện tượng đặc biệt thù thắng này: Một phẩm tội nghiệp chưa tiêu mà sau khi sanh về Tây Phương sẽ có địa vị bình đẳng với hàng Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo và hàng Sơ Địa Bồ Tát trong Biệt Giáo.

Mấy câu nói trên đây đã giảng thấu triệt như vậy, chẳng lạ gì Ấn Quang đại sư khen ngợi bộ Yếu Giải này như sau: “Nếu cổ Phật tái lai để soạn chú giải cho kinh Di Đà thì cũng chẳng thể nào viết hay hơn được”. Người ta coi rẻ pháp môn Niệm Phật là vì những điều được dạy [trong pháp môn này] quá huyền, quá diệu, khiến cho người ta khó lòng tin tưởng được! Nhưng khi đức Phật giảng kinh này, đã đặc biệt hướng về vị đại diện cho những người đương cơ là ngài Xá Lợi Phất để giảng giải toàn bộ kinh. Trong mười vị đại đệ tử, ngài Xá Lợi Phất trí huệ bậc nhất. Đủ thấy cần phải có trí huệ rất cao thì mới có thể tiếp nhận pháp môn này. Trong hội Hoa Nghiêm, Văn Thù, Phổ Hiền phát nguyện vãng sanh. Trong các đại Bồ Tát, Văn Thù là trí huệ bậc nhất, Phổ Hiền là đức hạnh bậc nhất. Trong hội Vô Lượng Thọ, các vị đại Bồ Tát đều cùng tuân tu đức hạnh của Phổ Hiền đại sĩ, cho thấy pháp môn này cần phải là người trí huệ lẫn đức năng đều khá thì mới có tư cách tiếp nhận, đủ chứng tỏ bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể sánh bằng pháp môn này được!

Ở đây, [Ngẫu Ích đại sư] cũng giải đáp cho chúng ta một câu hỏi trọng yếu. Trong bản dịch kinh Di Đà của La Thập đại sư có một câu kinh văn là “nhất tâm bất loạn”. Bản dịch của ngài Huyền Trang là trực dịch (dịch sát theo nguyên văn, không dịch ý), theo nguyên văn trong bản tiếng Phạn chẳng phải là “nhất tâm bất loạn”. Đối với nhất tâm bất loạn, người đời sau nêu ra rất nhiều ý kiến. Sự nhất tâm là đoạn Kiến Tư phiền não, là cảnh giới của A La Hán. Lý nhất tâm là cảnh giới của Sơ Trụ trong Viên Giáo hoặc Sơ Địa trong Biệt Giáo, là cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ. Đọc đến đoạn chú giải này, đối với câu dịch “nhất tâm bất loạn” của La Thập đại sư chẳng còn nghi hoặc nữa. Kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác hễ sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới liền chứng ba thứ Bất Thoái, ba thứ Bất Thoái là Lý nhất tâm bất loạn. Vì sao vậy? Chẳng biết! Ngẫu Ích đại sư bảo chúng ta: Đấy là vì “do tâm tánh thấu đạt đến mức cùng cực, công huân kỳ diệu của sự trì danh, và đại nguyện của Di Đà” gia trì nên mới thành ra như vậy.

Nhất Sanh Bổ Xứ” tức là về sau sẽ được bổ nhiệm làm Phật, thành tựu của vị ấy hoàn toàn giống như Phật, chỉ là chưa ở địa vị Phật. Ngài Di Lặc là Bổ Xứ Bồ Tát trong thế giới này. Quán Thế Âm Bồ Tát là Bổ Xứ Bồ Tát trong thế giới Tây Phương. Nhân dân cõi Cực Lạc đều là một đời thành Phật, ai nấy đều thật sự chứng địa vị Bổ Xứ. Sanh về Tây Phương thế giới phải mất thời gian bao lâu mới chứng được địa vị Bổ Xứ Bồ Tát? A Di Đà Phật thành Phật đến nay chỉ mới mười kiếp, trong kinh ghi “kỳ trung đa hữu Nhất Sanh Bổ Xứ” (trong ấy có nhiều vị Nhất Sanh Bổ Xứ). Do có chữ “nhiều” chứng tỏ con số Bổ Xứ Bồ Tát trong mười kiếp đã hơn một nửa. Dựa theo điều này để suy luận, người vãng sanh từ một đến sáu kiếp đều đã tiến đến địa vị Bổ Xứ Bồ Tát. Tính ra thời hạn họ tu hành chẳng hơn năm sáu kiếp mà thôi! Nếu so sánh với thời gian ba đại A-tăng-kỳ kiếp trong thế giới Sa Bà, dường như không có cách nào so sánh được.

Thích Ca nhất đại thời giáo” (Giáo pháp trong suốt một đời Phật Thích Ca), ở đây nói tới Phật Thích Ca nhằm tượng trưng cho các cõi Phật ngoài thế giới Tây Phương, tình trạng trong các cõi ấy đại khái giống như thế giới Sa Bà. Ngoài ba kinh Tịnh Độ ra, trong hết thảy các kinh thì chỉ có mình kinh Hoa Nghiêm nói tới chuyện một người trong một đời tu hành viên mãn thành Phật. Thiện Tài tham học năm mươi ba lần, địa vị của Ngài là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Mỗi lần tham phỏng một vị, địa vị của Thiện Tài lại nâng cao hơn một tầng. Trong năm mươi ba địa vị thì có mười một vị là Đẳng Giác Bồ Tát. Khi tham phỏng Phổ Hiền Bồ Tát thì Thiện Tài đã viên mãn thành Phật. Trong hội Hoa Nghiêm, khi Thiện Tài tham phỏng phu nhân Ma Da thì Ngài đã là Đẳng Giác Bồ Tát, từ phu nhân Ma Da đến ngài Di Lặc là mười vị thiện tri thức, Ngài đã dự vào địa vị Đẳng Giác từ lâu. Di Lặc Bồ Tát giới thiệu Thiện Tài đến tham học với Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát dạy Thiện Tài niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đến thế giới Cực Lạc để viên thành Phật đạo. Đối với chuyện này, chúng ta phải chú tâm suy nghĩ, đức Phổ Hiền không chỉ khuyên mình Thiện Tài mà còn khuyên khắp đại chúng trong hải hội Hoa Tạng gồm bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ, toàn thể đều cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Đạo sư của thế giới Hoa Tạng là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Văn Thù và Phổ Hiền là trợ thủ chánh yếu của Tỳ Lô Giá Na Phật. Nay ngài Văn Thù phát nguyện cầu vãng sanh, ngài Phổ Hiền khuyên khắp đại chúng trong hải hội; hai vị đại đệ tử hoàn toàn chẳng phản bội thầy, mà thầy cũng chẳng quở trách bọn họ. Chúng ta hãy suy nghĩ chuyện này nhiều lượt thì mới thật sự tin tưởng pháp môn Tịnh Độ, và cũng mới có thể thật sự phát tâm đạt đến chỗ cùng cực của tâm tánh. Đối với những thành quả của người [vãng sanh] ấy, các vị Bồ Tát trong mười phương thế giới chẳng thể thấu hiểu, vì sao kẻ chưa đoạn phiền não, tội nghiệp cực nặng, niệm mấy câu Phật hiệu lại có thể sanh về Tây Phương, trí huệ, đức năng liền giống hệt bậc Đẳng Giác Bồ Tát? Họ thật sự chẳng biết đức năng của người ấy đã được bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, làm tăng thượng duyên.

Tôi vừa mới nói tới chuyện so sánh giữa kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác vãng sanh và bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Ở chỗ này, đại sư nói kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác sau khi sanh về Tây Phương, hết thảy sự thụ dụng giống như hàng Đẳng Giác Bồ Tát. Đại sư nói chúng sanh trong chín pháp giới chẳng thể dùng trí huệ của chính mình để hiểu rõ điều này. “Phàm phu lệ đăng Bổ Xứ, kỳ xướng cực đàm, bất khả trắc độ” (Phàm phu mà được xếp vào hàng Bổ Xứ, sự khởi xướng, đàm luận lạ lùng, tột bậc ấy chẳng thể nào suy lường được). Tông chỉ “một đời thành Phật” được nói trong kinh Hoa Nghiêm đã hoàn toàn nằm trong kinh này. Do vậy, kinh này chính là quy túc và tổng kết của kinh Hoa Nghiêm. Thiên hạ xưa nay kẻ tin tưởng ít ỏi, người hoài nghi đông đảo, dùng ngôn ngữ, văn từ thảo luận Tịnh Tông rất nhiều, càng nhiều càng chẳng hiểu rõ! Trong những trước thuật của bậc đại đức hữu tu hữu chứng càng có nhiều lời hoài nghi Tịnh Tông. Chẳng hạn như bộ Hoa Nghiêm Hợp Luận của Lý Trưởng Giả là một thí dụ. Kinh Hoa Nghiêm từ cổ đến nay chỉ có hai bản chú giải, một là bản của Thanh Lương đại sư, hai là bản của Lý Trưởng Giả. Lý Trưởng Giả sống trước thời Thanh Lương đại sư139. Ngài muốn soạn chú giải cho kinh Hoa Nghiêm bèn tính kiếm một nơi thanh tịnh. Khi lên núi, Ngài gặp một con cọp, Ngài cầm gậy gõ vào

đầu cọp, bảo nó: “Ta muốn tìm một nơi thanh tịnh để viết chú giải cho kinh Hoa Nghiêm, ngươi có biết chỗ nào hay không?” Cọp vẫy đuôi dẫn Ngài đi theo, đi đến một hang núi, vốn là hang cọp. Cọp dọn nhà, nhường chỗ ấy cho Ngài chú giải kinh. Một hôm, chợt có hai cô gái từ bờ ao bước tới hầu hạ cơm nước cho Ngài. Hai năm sau, chú giải sắp xong, Ngài nghĩ hai cô gái này hầu hạ rất lâu mà cũng chẳng biết tên họ, vừa dấy lên ý nghĩ ấy thì hai cô gái đã không biết đi đâu mất. Đấy chính là chư thiên cúng dường. Trong bộ Hợp Luận, Lý Trưởng Giả nói cõi Tây Phương là quyền biến, còn Hoa Tạng mới là thật, Hoa Tạng lớn, Tây Phương nhỏ. Lý Trưởng Giả đạo đức tu trì như vậy mà còn có thiên kiến như thế đối với Tây Phương Tịnh Độ, huống gì những người khác! Ngẫu Ích đại sư nói: “Lời nhiều, nghĩa hao” chính là nói về Lý Trưởng Giả vậy!
(Kinh) Xá Lợi Phất! Chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.
() 舍利弗。眾生聞者。應當發願。願生彼國。所以者何。得與如是諸上善人。俱會一處。
(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe vậy, hãy nên phát nguyện, nguyện sanh vào cõi ấy. Vì cớ sao thế? Được cùng các vị thượng thiện nhân như thế cùng tụ hội một chỗ).

Đức Thế Tôn kêu ngài Xá Lợi Phất, mà cũng là gọi chúng ta, khuyên dạy chúng ta “hãy nên phát nguyện, nguyện sanh vào cõi ấy”. Hoa Nghiêm là pháp môn căn bản của các giáo pháp trong suốt một đời đức Phật. Hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của Hoa Nghiêm, chỗ quy túc của pháp môn căn bản là Tây Phương Cực Lạc thế giới nhưng mọi người chẳng thể tin tưởng, nói chung là vì thiện căn còn chưa chín muồi. Ngẫu Ích đại sư rát miệng buốt lòng chỉ bày cho chúng ta, giải đáp từng tầng nghi nan một. Sau khi đã hiểu rõ, hãy nên phát nguyện vãng sanh thì mới chẳng cô phụ nỗi khổ tâm của đại sư. Ở đây, đức Phật lại khuyên lơn chúng ta cầu sanh Tịnh Độ. Tịnh Độ thù thắng ở chỗ “các vị thượng thiện nhân tụ hội một chỗ”. Trong thế gian, bạn lành ít ỏi, bạn ác đông đúc; những ai cổ vũ, khích lệ chúng ta buông xuống vạn duyên, chuyên tu pháp môn này thì là bạn lành. Nếu khuyên chúng ta: “Kinh Hoa Nghiêm rất hay, phải đọc cho nhiều. Kinh Pháp Hoa cũng chẳng thể không đọc”, đấy chẳng phải là thiện hữu. Nói như vậy khiến cho ta phân tâm và xen tạp. Dẫu nỗ lực thì cũng là tạp tấn, chẳng phải là tinh tấn. Một đời người đọc một bộ kinh là đủ rồi. Không chỉ buông xuống thế duyên (duyên trong cõi đời) mà Phật pháp cũng phải buông xuống. Người có thể làm được như vậy thì không một ai chẳng vãng sanh.



(Giải) Tiền La Hán, Bồ Tát, đản khả vân “thiện nhân”, duy Bổ Xứ cư nhân vị chi cực, cố vân “thượng”. Kỳ số thậm đa, cố vân “chư”. “Câu hội nhất xứ”, do ngôn Phàm Thánh Đồng Cư, tầm thường do thật thánh quá khứ hữu lậu nghiệp, quyền thánh đại từ bi nguyện, cố phàm phu đắc dữ thánh nhân đồng cư. Chí thật thánh hôi thân, quyền thánh cơ tận, tiện thăng trầm thạc dị, khổ lạc huyền thù. Nãi tạm đồng, phi cứu cánh đồng dã. Hựu, thiên nhưỡng chi gian, kiến văn giả thiểu, hạnh hoạch kiến văn, thân cận bộ xu giả thiểu. Hựu, Phật thế thánh nhân túng đa, như trân, như thụy, bất năng biến mãn quốc độ, như chúng tinh, vi trần. Hựu, cư tuy đồng, nhi sở tác, sở biện, tắc huýnh bất đồng. Kim đồng dĩ vô lậu bất tư nghị nghiệp, cảm sanh câu hội nhất xứ, vi sư hữu, như huân, như trì, đồng tận vô minh, đồng đăng Diệu Giác. Thị tắc hạ phàm chúng sanh ư Niệm Bất Thoái trung, siêu tận tứ thập nhất nhân vị. Nhược vị thị phàm phu, khước bất lịch Dị Sanh, tất bổ Phật chức, dữ Quán Âm, Thế Chí vô biệt. Nhược vị thị Nhất Sanh Bổ Xứ, khước khả danh phàm phu, bất khả danh Đẳng Giác Bồ Tát. Thử giai giáo võng sở bất năng thâu, sát võng sở bất năng lệ.

() 前羅漢菩薩。但可云善人。唯補處居因位之極。故云上。其數甚多。故云諸。俱會一處。猶言凡聖同居。尋常由實聖過去有漏業。權聖大慈悲願。故凡夫得與聖人同居。至實聖灰身。權聖機盡。便升沉碩異。苦樂懸殊。乃暫同。非究竟同也。又。天壤之間。見聞者少。幸獲見聞。親近步趨者少。又。佛世聖人縱多。如珍如瑞。不能遍滿國土。如眾星微塵。又。居雖同。而所作所辦。則迥不同。今同以無漏不思議業。感生俱會一處。為師友。如壎如篪。同盡無明。同登妙覺。是則下凡眾生。於念不退中。超盡四十一因位。若謂是凡夫。卻不歷異生。必補佛職。與觀音勢至無別。若謂是一生補處。卻可名凡夫。不可名等覺菩薩。此皆教網所不能收。剎網所不能例。
(Giải: La Hán, Bồ Tát được nói trong đoạn trước chỉ có thể gọi là “thiện nhân”, riêng hàng Bổ Xứ là tột bậc trong địa vị tu nhân, nên gọi là “thượng”. Số lượng thật nhiều, nên gọi là “chư”. “Cùng tụ hội một chỗ”: Nếu nói về Phàm Thánh Đồng Cư thì thông thường, bậc thật thánh do có nghiệp hữu lậu trong quá khứ, bậc quyền thánh (thánh nhân thị hiện) do đại nguyện từ bi, nên phàm phu được ở chung một cõi với thánh nhân. Đến khi bậc thật thánh diệt thân và cơ duyên thị hiện của bậc quyền thánh đã hết, [thì phàm phu và thánh nhân] liền thăng trầm thật khác biệt, khổ sướng rất khác, nên chỉ là “tạm đồng” (ở chung với nhau tạm thời), chứ không phải là rốt ráo “đồng”. Hơn nữa, trong khoảng trời đất, ít ai thấy nghe [thánh nhân], những người may mắn được thấy, nghe, thân cận, theo học hỏi chỉ là số ít. Hơn nữa, khi Phật tại thế, thánh nhân dẫu đông, nhưng [vẫn là hiếm hoi] như đồ quý báu, như vật tốt lành, chẳng thể trọn khắp cõi nước giống như các ngôi sao hay vi trần. Hơn nữa, tuy cùng sống [trong một quốc độ], nhưng việc làm, hành động hết sức khác biệt. Nay [trong cõi Cực Lạc] thì cùng do nghiệp vô lậu chẳng thể nghĩ bàn cảm vời mà cùng tụ hội một chỗ, làm thầy bạn cho nhau, giống như ống tiêu với ống sáo, cùng hết sạch vô minh, cùng đạt lên Diệu Giác. Do vậy, chúng sanh kém cỏi, phàm phu, ở trong Niệm Bất Thoái, vượt trọn hết bốn mươi mốt địa vị tu nhân. Nếu bảo họ là phàm phu thì họ chẳng trải qua các địa vị Dị Sanh, mà dự ngay vào địa vị Bổ Xứ, chẳng khác gì Quán Âm, Thế Chí. Nếu bảo họ là Nhất Sanh Bổ Xứ thì chỉ có thể gọi họ là phàm phu, chẳng thể gọi họ là Đẳng Giác Bồ Tát. Điều này chẳng thể gồm thâu trong giáo pháp nào, mà cũng chẳng thể có trong bất cứ cõi nước nào).
La Hán và Bồ Tát đều có thể gọi là “thiện nhân”, nhưng chỉ có Bổ Xứ Bồ Tát có thể gọi là “thượng thiện”. Số lượng Bổ Xứ Bồ Tát rất đông. Thế giới Sa Bà của chúng ta cũng là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. “Thật thánh” là thánh nhân thật sự, nhưng vẫn còn nghiệp hữu lậu trong quá khứ chưa đoạn sạch, chẳng hạn như các vị La Hán, Bích Chi Phật, sau khi chứng Sơ Quả còn phải bảy lần sanh lên cõi trời hay trong nhân gian vì còn nghiệp hữu lậu chưa đoạn hết. Họ đã đoạn hết Kiến Hoặc, nhưng chưa hết Tư Hoặc, do vậy, cần phải tái sanh. “Quyền thánh” chính là các bậc quyền xảo phương tiện, đại quyền thị hiện, như các vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Địa Tạng, đã thành Phật từ trong nhiều kiếp lâu xa về trước, thị hiện trong thế gian, sống chung với chúng ta. Như ngài Pháp Chiếu thấy đức Văn Thù, đức Văn Thù là đại quyền thị hiện. Tôn giả Ca Nặc Ca được nhắc tới trong Thủy Sám cũng là một vị A La Hán, đạo tràng của Ngài ở Tứ Xuyên. Ngộ Đạt quốc sư có duyên với Ngài nên gặp gỡ, nhưng duyên chỉ có một lần, không có lần thứ hai. Thánh nhân tuy nhiều, nhưng giống như của báu, như điềm lành140, chẳng thể trọn khắp cõi nước. Tây Phương khác hẳn, hằng ngày có thể gặp mặt các vị Bồ Tát. Lúc Phật tại thế, Thường Tùy Chúng có đến một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị, các vị Bồ Tát chẳng thể đếm nổi. Lấy đại thành Xá Vệ làm thí dụ, có mười vạn người, đức Phật giảng kinh trong thành ấy nhiều năm, nhưng người đích thân nghe đức Phật giảng kinh cũng được một phần ba, những người biết có Phật, nhưng chưa từng thấy Phật cũng chiếm một phần ba, một phần ba còn lại chẳng biết Phật là ai! Tuy cùng sống một chỗ, nhưng việc làm, hành vi khác nhau. Việc làm của thánh nhân là cầu sanh thế giới Cực Lạc, khuyên dạy hết thảy chúng sanh vãng sanh. Phàm phu lo toan những chuyện thuộc về tiếng tăm, lợi dưỡng, tham, sân, si, mạn, luân chuyển trong lục đạo.

Cõi Phàm Thánh Đồng Cư của thế giới Tây Phương rất khác cõi Phàm Thánh Đồng Cư trong mười phương thế giới. Đại sư nói: “Kim đồng dĩ vô lậu bất tư nghị nghiệp, cảm sanh câu hội nhất xứ, vi sư hữu” (Nay do nghiệp vô lậu chẳng thể nghĩ bàn mà cảm vời cùng tụ hội một chỗ, làm thầy bạn cho nhau). Mấy chữ “vô lậu bất tư nghị nghiệp” rất quan trọng. Nếu nói về thánh nhân thì không có vấn đề gì, nếu nói về kẻ phàm phu kém hèn vãng sanh thì sợ rằng họ chẳng thể gánh vác được, dường như đáng nghi, nhưng trong kinh lại dạy: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên” (Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên)! Đủ thấy phàm là người vãng sanh đều là người trọn đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên. Trong [phần chú giải] chương Thượng Phẩm Thượng Sanh của Quán Kinh, Thiện Đạo đại sư đã khai thị rất minh bạch: Nếu kẻ nào chẳng phải là lắm thiện căn, nhiều phước đức thì có giảng cho hắn [nghe pháp môn Tịnh Độ], hắn cũng chẳng thể tin tưởng! Ai có thể tin tưởng là do thiện căn trong nhiều đời nhiều kiếp đã chín muồi; lại còn có thể phát nguyện cầu vãng sanh bèn là lắm phước đức. Trong lời chú giải ở đây, Ngẫu Ích đại sư đã nói: “Tâm tánh chi cực trí, trì danh chi kỳ huân” (do tâm tánh thấu đạt đến cùng cực và công huân kỳ diệu của pháp trì danh), hai câu này hết sức có trọng lượng. Tâm tánh vô lượng vô biên, niệm một tiếng Phật hiệu liền có vô lượng vô biên phước đức. Tin thật sự, nguyện thiết tha, nhất tâm trì danh, chính là “tâm tánh chi cực trí” (thấu đạt tâm tánh đến mức cùng cực). Danh hiệu Di Đà cũng là đức hiệu của tự tánh, Tự và Tha chẳng hai. Chúng ta vận dụng tâm tánh đến mức cùng cực thì công đức của danh hiệu cũng biến thành cùng cực, nghiệp vô lậu chẳng thể nghĩ bàn, lại còn được bổn nguyện, công đức của A Di Đà Phật làm tăng thượng duyên, nên mới có thể cùng các vị thượng thiện nhân cùng tụ hội một chỗ, làm thầy, làm bạn, cho nên công đức thành tựu nhanh chóng.

Như huân, như trì ”: Đây là chữ trong Kinh Thi, [Huân và Trì] là hai thứ nhạc khí thời cổ. Huân (壎) đọc giống như Huyên (喧)141, Trì (篪) đọc giống như chữ Trì (池). Hai thứ âm thanh hòa hợp, hình dung anh em hòa thuận. Ý nói: Sanh về Tây Phương sẽ cùng với Đẳng Giác Bồ Tát giống như anh em một niềm thân ái, mọi người ở cùng một chỗ. Họ còn có một phần sanh tướng vô minh chưa đoạn, nhưng chúng ta cùng với họ sẽ đều hết vô minh, Kiến Tư, Trần Sa khỏi cần phải nói đến nữa! Không chỉ là chứng ba thứ Bất Thoái mà còn là chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái, ngang bằng bậc Đẳng Giác Bồ Tát. “Đồng đăng Diệu Giác” (cùng lên địa vị Diệu Giác): Diệu Giác là quả vị Phật trong Viên Giáo.

Ngũ Nghịch, Thập Ác là hạng phàm phu kém cỏi nhất, sanh về Tây Phương ở chung một chỗ với các vị thượng thiện nhân, vượt thoát Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, bốn mươi mốt phẩm vị, đủ thấy sau khi sanh về Tây Phương, chẳng cần phải trải qua ba hay bốn kiếp, rất nhanh chóng chứng ngay địa vị Bổ Xứ làm Phật, ta lại có thể suy ra rằng: Trong thế giới Tây Phương, Bổ Xứ Bồ Tát chiếm đại đa số. Phàm phu đới nghiệp vãng sanh trong một đời liền có đạt đến địa vị Bổ Xứ, chẳng khác gì các vị Quán Âm, Thế Chí. Kẻ mới vừa vãng sanh cõi Đồng Cư, Kiến Hoặc, Tư Hoặc chưa đoạn, Vô Minh chưa phá, vẫn còn mang thân phận phàm phu, chẳng phải là Đẳng Giác. Do vậy, Tây Phương thế giới đúng là như trong phần trước đã nói: Hết thảy đều chẳng phải, hết thảy đều phải.



Thử giai giáo võng sở bất năng thâu, sát võng sở bất năng lệ” (Điều này chẳng thể gồm thâu trong giáo pháp nào, mà cũng chẳng thể có trong bất cứ cõi nước nào): “Giáo võng” chính là kinh giáo do Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng trong bốn mươi chín năm, chưa hề nói đến chuyện này. Trong hết thảy các cõi Phật cũng chẳng có tình huống này. Đây chính là do tâm tánh đạt đến cùng cực, công đức của danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, do bổn nguyện, oai thần của Phật Di Đà gia trì. Cõi Cực Lạc Đồng Cư trong pháp môn Tịnh Độ vượt trội hết thảy các cõi nước Phật, ngày nay may mắn gặp gỡ, chỉ cần chiếu theo phương pháp và lý luận trong kinh điển để tu học thì chẳng bao lâu sẽ là bậc đại thánh nhân trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư của Tây Phương Cực Lạc thế giới.
(Giải) Đương tri ngô nhân đại sự nhân duyên, Đồng Cư nhất quan, tối nan thấu thoát. Duy Cực Lạc Đồng Cư, siêu xuất thập phương Đồng Cư chi ngoại. Liễu thử phương năng thâm tín Di Đà nguyện lực. Tín Phật lực, phương năng thâm tín danh hiệu công đức. Tín trì danh, phương năng thâm tín ngô nhân tâm tánh, bổn bất khả tư nghị dã. Cụ thử thâm tín, phương năng phát ư đại nguyện. Văn trung “ưng đương” nhị tự, tức chỉ thâm tín. Thâm tín phát nguyện, tức Vô Thượng Bồ Đề. Hợp thử tín nguyện, đích vi Tịnh Độ chỉ nam. Do thử nhi chấp trì danh hiệu, nãi vi Chánh Hạnh. Nhược tín nguyện kiên cố, lâm chung thập niệm, nhất niệm, diệc quyết đắc sanh. Nhược vô tín nguyện, túng tương danh hiệu trì chí phong xuy bất nhập, vũ đả bất thấp, như ngân tường, thiết bích tương tự, diệc vô đắc sanh chi lý. Tu tịnh nghiệp giả, bất khả bất tri dã. Đại Bổn A Di Đà Kinh, diệc dĩ “phát Bồ Đề nguyện” vi yếu, chánh dữ thử đồng.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương