PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang17/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32

() 灼見慈威。不可思議。故念佛。法喜入心。法味充足。故念法。同聞共稟。一心修證。故念僧。能念即三觀。所念三寶。有別相一體。及四教意義。三諦權實之不同。如上料簡道品應知。
(Giải: Thấy rõ rành rành oai đức từ bi chẳng thể nghĩ bàn, vì thế niệm Phật. Tâm sanh pháp hỷ, pháp vị tràn ngập, vì thế niệm Pháp. Cùng nghe, cùng tiếp nhận, nhất tâm tu chứng, vì thế niệm Tăng. Năng niệm là Tam Quán. Sở niệm là Tam Bảo, tuy có tướng sai khác, nhưng là cùng một Thể, và mang ý nghĩa bốn phương pháp giáo hóa. Tam Đế có quyền biến hay thật pháp khác nhau, hãy nên dựa theo sự phân định về đạo phẩm trong phần trước để hiểu điều này).
Phần này giải thích nhân duyên niệm Tam Bảo. Trong phần trên, kinh văn đã giới thiệu những điểm trọng yếu trong tình trạng cuộc sống và tình hình thuyết pháp nơi Tây Phương Tịnh Độ, đến cuối cùng, nói thành tích giáo học chính là niệm Tam Bảo. Trước tiên, phải biết vì sao quy kết về Tam Bảo? Tam Bảo đại diện toàn thể Phật pháp. Trong tựa đề kinh Vô Lượng Thọ có ghi “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, tâm thanh tịnh là Tăng Bảo, tâm bình đẳng là Pháp Bảo, tâm giác ngộ là Phật Bảo. Lại còn là Tam Học: “Thanh tịnh” là Giới Học, “bình đẳng” là Định Học, “giác” là Huệ Học. Do vậy, Tam Bảo và Tam Học bao quát toàn thể Phật pháp. Toàn thể Phật pháp chính là tánh đức của chính mình. Chúng ta hết sức ngưỡng mộ đức Phật, tới một ngày nào đó có thể thấy rõ ràng A Di Đà Phật, chúng ta sẽ nhất định hết sức hoan hỷ. Trong thế gian này cũng có thể thấy, kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật”. Có cảm ắt có ứng, cảm chẳng phải là dùng vọng niệm, tâm thanh tịnh thì mới có cảm ứng. Đã có thể thấy Phật, ắt sẽ có thể thấy hết thảy những nhân vật khác nhau trong pháp giới, mà [đối với những sự vật] trong những chiều không gian khác nhau cũng đều có thể thấy được. Tại Ấn Độ, có không ít nhà tôn giáo từ trong Định thật sự thấy được tình huống trên trời và lục đạo. Định có thể sanh thần thông, mức độ sâu hay cạn khác nhau. Lão hòa thượng Hư Vân hễ tịnh tọa là từ mười ngày cho đến nửa tháng, cảnh giới trong Định được ghi chép tường tận trong Hư Vân Niên Phổ. Có một lần, trong Định, Sư tới được Nội Viện trời Đâu Suất, nghe Di Lặc Bồ Tát thuyết pháp, đấy tuyệt đối chẳng phải là hư cấu. Điểm đặc thù nhất trong Phật pháp là dạy hành giả chiếu theo lý luận, phương pháp trong kinh để thực hành, chính mình sẽ có thể đích thân chứng được. Niệm Phật công phu thành phiến chính là Định sơ cấp. Có người khi công phu thành phiến, thấy Phật và Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tu đến mức Sự nhất tâm bất loạn, cảnh giới giống như A La Hán, Bích Chi Phật. Tu đến Lý nhất tâm bất loạn, công phu Định lực sâu xa, không có nhập Định hay xuất Định.

Thầy dạy học trò, đã có lòng từ ái, lại còn có sự oai nghiêm, chẳng thể phế bỏ một bên nào. Do vậy, học sinh đối với thầy vừa cung kính lại vừa kiêng dè. A Di Đà Phật là một vị thầy tốt nhất, do mười phương hết thảy chư Phật và Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đều tán thán A Di Đà Phật. Đức Thế Tôn tán thán A Di Đà Phật là “Phật trung cực tôn, Phật trung chi vương” (tôn quý nhất trong các vị Phật, vua của các vị Phật).

Thờ tượng Phật có hai ý nghĩa:

1) Thứ nhất là chẳng quên gốc. Người Trung Quốc nói: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu120. Nho gia Trung Quốc và Đại Thừa Phật pháp đều kiến lập trên hiếu đạo, sanh mạng do cha mẹ mà có; vì thế ân đức phụ mẫu rất lớn. Kế đến là huệ mạng, huệ mạng là giáo dục, giáo dục do thầy mà có. Theo cổ lễ, cha mẹ qua đời, để tang ba năm. Thầy qua đời, để tang trong lòng ba năm, chẳng mặc hiếu phục (áo tang) mà thôi. Con cái của thầy giống như anh em trai, chị em gái của chính mình, phải luôn luôn chăm sóc họ. Do vậy, thờ tượng Phật và thờ bài vị tổ tiên mang ý nghĩa kỷ niệm giống nhau. Thờ Phật là thờ vị thầy bậc nhất nhằm biểu thị ý nghĩa “chẳng quên ân sư”.

2) Thứ hai là “kiến hiền tư tề” (thấy người hiền, mong được bằng). Trông thấy tượng Phật bèn nhớ trong kinh điển nhà Phật có rất nhiều giáo huấn, thường ngày chúng ta làm người sống trong cõi đời có tuân thủ, làm theo lời chỉ dạy của Phật hay không.

Pháp hỷ nhập tâm, pháp vị sung túc” (Tâm sanh pháp hỷ, pháp vị

tràn ngập). Hiện thời, Phật đã không còn trên cõi đời, nhưng giáo huấn của Ngài vẫn còn lưu lại nhân gian. Mong tiếp nhận giáo huấn của Phật để đạt được lợi ích chân thật, ắt phải đọc tụng kinh điển, nhớ mãi chẳng quên. Đối với thầy ắt phải có tín tâm, thành tựu của quý vị lớn hay nhỏ tỷ lệ thuận với tín tâm đối với thầy. Nếu không có lòng cung kính thầy, chẳng bằng không học, học cũng vô ích. Người thật sự có trí huệ, chẳng coi trọng tiếng tăm, lợi dưỡng, mà quý trọng thời gian, “một tấc quang âm, một tấc vàng, tấc vàng khó chuộc tấc quang âm”. Cầu học ắt phải theo học với vị thầy mà ta ngưỡng mộ nhất thì mới được lợi ích; vì đối với lời thầy nói, ta ắt sẽ làm theo một trăm phần trăm. Cổ nhân tham học, tìm thầy, hỏi đạo, từ Cao Tăng Truyện, ta có thể thấy có người học đến tham phỏng thầy, thầy nói chuyện với người ấy xong liền bảo: “Nhân duyên của ông là theo học với vị thầy nọ ở chỗ kia thì sẽ được lợi ích”. Người ấy tuân lời dạy đi qua đó, chẳng đầy mấy năm liền khai ngộ.

Từ nhỏ, tôi mang tư tưởng khá độc lập, chẳng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài cho lắm. Lúc cầu học ở Nam Kinh, từng học hai năm trong giáo hội Cơ Đốc Giáo, đã hai lượt đọc Tân Ước Cựu Ước Toàn Thư121, lại học theo Y Tư Lan giáo (Islam, đạo Hồi) một năm. Giáo hội Cơ Đốc Giáo bảo tôi chịu phép rửa tội (baptism), tôi không nghe, vì tôi có nhiều nghi vấn nhưng không có cách nào giải đáp. Sau khi đến Đài Loan, thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, trong lòng tôi, Ngài là một vị đáng ngưỡng mộ nhất trong tâm ý của tôi. Ngài nói: “Triết học trong kinh Phật là triết học cao sâu nhất trên thế giới, học Phật cũng là sự hưởng thụ tối cao trong đời người”. Tôi đến chùa xem kinh, có rất nhiều câu văn chẳng dễ hiểu, ắt phải có người chỉ dạy, huống chi những kinh luận trọng yếu phần nhiều là ý nằm ngoài lời. Về sau, gặp được Chương Gia đại sư hết sức từ bi, được Ngài chỉ dạy ba năm, định vững cơ sở học Phật cho tôi. Về sau, lão cư sĩ Châu Kính Trụ giới thiệu cho tôi quen biết với thầy Lý Bỉnh Nam. Tôi lại theo học với cụ mười năm. Bái sư ắt phải chí thành, cung kính, y giáo phụng hành thì tu học mới có tâm đắc, thoát thai hoán cốt122, biến đổi khí chất, pháp hỷ ngập tràn, phiền não nhẹ đi, trí huệ tăng thêm, tự nhiên hoan hỷ.

Theo Cao Tăng Truyện, Huệ Viễn đại sư kiến lập một đạo tràng tại Lô Sơn, gọi là Đông Lâm Niệm Phật Đường, suốt ba mươi năm chưa từng rời khỏi nơi đó, tuy không bế quan, nhưng thật sự giống như cấm túc. Một đời Ngài ba lần thấy thế giới Cực Lạc, chẳng hai, chẳng khác với những gì kinh đã nói. Đến khi lâm chung, Ngài mới nói rõ với các đệ tử. Do vậy, “hành” thì mới có thể trừ khử được vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục tâm thanh tịnh. Nếu chỉ cầu hiểu biết xuông, sẽ chẳng thể trừ chướng ngại được!

Đồng văn cộng bẩm, nhất tâm tu chứng, cố niệm Tăng” (Cùng nghe, cùng lãnh thụ, nhất tâm tu chứng, vì thế niệm Tăng). Dưới tòa của A Di Đà Phật, những người cùng tu đều là thượng thiện nhân, tức là niệm Tăng. “Năng niệm tức là Tam Quán”, ở chỗ này giảng Năng Niệm và Sở Niệm khác nhau. “Năng niệm” là nói đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta không làm được. Thành quả tu học của họ chúng ta có thể lãnh ngộ sơ lược đôi chút. Tông Thiên Thai nói đến Tam Quán Tam Đế thì ở trong Tây Phương thế giới, [các vị thượng thiện nhân] hoàn toàn chứng đắc [những điều ấy]. Đối với tư tưởng, lý luận, cảnh giới của tông Thiên Thai, có thể nói là chúng ta hiểu biết có hạn; chẳng qua, tổ sư, đại đức nêu ra mấy danh từ, thuật ngữ mà thôi. Pháp môn Niệm Phật đặc biệt ở chỗ chỉ cần nhất tâm xưng niệm thì lý luận, phương pháp, cảnh giới đều nằm trong ấy, không riêng gì tông Thiên Thai mà Thiền Tông, Mật Tông cũng nằm trong một câu Phật hiệu.

Có người hỏi tôi: “Hiện thời chúng tôi học Phật, nhưng người già trong nhà chẳng chịu học Phật thì phải làm sao?” Tôi nói: “Vậy là chỉ trách ông học Phật chưa nghiêm túc, không có thành tựu!” Hà Đông tước sĩ123 phu nhân ở Hương Cảng niệm Phật, người trong nhà hoàn toàn tin theo Cơ Đốc Giáo, nhưng rất hiếu thuận với mẹ. Bà cụ khi lâm chung bảo con cái: “Nhà ta tự do tôn giáo, đối xử với nhau hết sức hòa hợp. Hôm nay mẹ sắp về Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta có dịp làm mẹ con với nhau, vậy các con hãy niệm Phật mấy câu tiễn mẹ đi”. Nói xong, chưa đầy một khắc, cụ đã ngồi vãng sanh. Từ lúc ấy, cả nhà tướng quân Hà Thế Lễ, ông này là con trai bà cụ, đều tin Phật. Chuyện này từng gây xôn xao đất Hương Cảng một thời.

Phật pháp từ đầu đến cuối là cầu khai trí huệ, Năng Niệm là Tam Quán. Tam Quán là trí huệ chân thật, Tam Quán là quán sát chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, quán sát từ ba phương diện: Một là Không, hai là Giả, ba là Trung.

- Không chẳng phải là cái gì cũng chẳng có, Không là bản thể của vạn pháp trong vũ trụ. Bản thể tồn tại, nhưng không thấy được, mò chẳng được, nghe chẳng được, nói chẳng được, sáu căn không có cách nào tiếp xúc nó, nhưng nó tồn tại, nó có thể sanh ra Hữu. Hữu là sâm la vạn tượng, hết thảy vạn pháp, đều do bản thể biến hiện ra. Không là Tánh, Tánh là không. Tướng là có. Trong ứng xử nên dùng Trung, Nho gia gọi Trung là Trung Dung, còn Phật pháp gọi là Trung Đạo. Đã không thiên chấp Hữu mà cũng đừng thiên chấp Không. Phàm phu phạm lỗi chấp Hữu, chấp tướng, chẳng biết bản thể, rớt vào lục đạo luân hồi. Hữu là giả có, chớ nên chấp trước! Thể là bất sanh bất diệt, còn Tướng sanh diệt trong từng sát-na, vạn pháp vô thường. Do vậy, nói “Năng Niệm tức Tam Quán”. Trong các hiện tượng, hãy nên dùng Trung124. Đối tượng được niệm (Sở Niệm) là Tam Bảo. Tam Bảo là biệt tướng125. Từ hiện tượng mà nói thì phiền não, vọng tưởng đã đoạn hết, trí huệ viên mãn hiện tiền bèn gọi là “thành Phật”. Phật có đại trí, thành tựu sự giác ngộ trí huệ viên mãn, thì gọi là Phật Bảo. Hết thảy các pháp do đức Phật đã nói, lưu truyền thành kinh điển thì gọi là Pháp Bảo. Đệ tử xuất gia nương theo kinh luận để tu hành thì gọi là Tăng Bảo. “Nhất Thể” là nói theo Tánh, tức là “giác, chánh, tịnh”. Chánh giác là Phật Bảo, chánh tri chánh kiến là Pháp Bảo, thanh tịnh vô nhiễm là Tăng Bảo. Giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ chẳng nhiễm, thì gọi là Tự Tánh Tam Bảo, còn gọi là Nhất Thể Tam Bảo. “Tứ giáo ý nghĩa” chính là “Tạng, Thông, Biệt, Viên” như trong tông Thiên Thai đã nói.
(Kinh) Xá Lợi Phất! Nhữ vật vị thử điểu thật thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo. Xá Lợi Phất! Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật? Thị chư chúng điểu giai thị A Di Đà Phật dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác.
() 舍利弗。汝勿謂此鳥。實是罪報所生。所以者何。彼佛國土。無三惡道。舍利弗。其佛國土。尚無惡道之名。何況有實。是諸眾鳥。皆是阿彌陀佛。欲令法音宣流。變化所作。
(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Ông đừng nói những con chim ấy là do tội báo mà sanh ra. Vì cớ sao vậy? Cõi nước Phật ấy không có ba đường ác. Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy còn không có danh từ ba đường ác, huống là có thật! Các loài chim ấy là do A Di Đà Phật muốn cho pháp âm được lan truyền rộng khắp mà biến hóa ra).

Trong đoạn kinh văn này, đức Phật sợ có người nghe nói trong Tây Phương vẫn còn có bạch hạc, chim công v.v... thuộc về súc sanh đạo, vậy thì Tây Phương khác với thế giới này ở chỗ nào? Tại Tây Phương, những loài chim như vậy hoàn toàn chẳng có sanh mạng, đều do A Di Đà Phật biến hóa ra. Toàn thể cấu tạo của Tây Phương là do tỳ-kheo Pháp Tạng đối trước tòa của đức Thế Tự Tại Vương Phật, nương vào oai thần của Phật, tham khảo tình hình trong các thế giới Phật ở khắp mười phương, tập hợp những điểm tốt đẹp nhất để tạo thành. Không riêng gì các loài chim thuyết pháp, thậm chí cây báu, nước chảy đều có thể thuyết pháp, đều do A Di Đà Phật hóa ra. Thuở còn trẻ, tôi thích đọc những sách như Liêu Trai Chí Dị, chưa từng thấy quỷ, nhưng đã thấy hồ ly. Trong thời kỳ Kháng Chiến, tôi sống trong nhà một người giàu có tại Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam. Nhà ấy đã suy vi, trên lầu không có ai ở, nghe nói có hồ ly, rất nhiều người đã thấy. Tôi chỉ thấy một người đàn ông mặc áo dài bằng vải xanh, nhưng mặt mũi lờ mờ không rõ ràng. Ngoài ra, quê tôi sản xuất gạo, có một người họ hàng đong đầy một thuyền gạo, tính chở sang Nam Kinh bán. Trong lúc thuyền sắp nhổ neo, có người thấy một con vật giống con chồn lông vàng chạy lên thuyền, nhưng tìm khắp nơi không thấy, bèn vẫn theo đúng giờ khởi hành. Đến Nam Kinh, cả một thuyền đầy gạo không còn gì, chỉ toàn là bao rỗng, chưng hửng quay về. Đến nhà rồi mới thấy gạo chở đi còn nguyên trong kho. Chắc là người buôn gạo ấy đắc tội với nó nên nó mới giở trò như vậy. Đây là điều chính tôi mắt thấy tai nghe. Trên thế giới chuyện kỳ lạ gì cũng có. Rất nhiều nhà tôn giáo ở Ấn Độ có công phu định lực có thể thấy được những chuyện giống như thế, họ nhìn thấy lục đạo rất rõ ràng, chỉ biết lẽ đương nhiên, chứ không biết nguyên do sự tình phát sanh như thế nào? Kết quả về sau ra sao họ cũng không biết! Chỉ riêng kinh Phật là giảng lý sự nhân quả tường tận nhất.



A Di Đà Phật do đại nguyện từ bi, giúp đỡ con người đới nghiệp vãng sanh, sanh về Cực Lạc thế giới là nơi có hoàn cảnh tu học tốt đẹp và thiện duyên thù thắng, chẳng đến nỗi nẩy sanh một vọng niệm nào. Do vậy, Cực Lạc thế giới giống như một lớp học vĩ đại, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và mười phương hết thảy chư Phật cổ vũ, khích lệ chúng ta vãng sanh Cực Lạc thế giới là vì nguyên nhân này. Nói thật ra, vãng sanh Tây Phương dễ hơn sanh lên trời. Tôi sống tại Câu Tử Khẩu, Đài Bắc, cách vách có một nhà thờ Thiên Chúa, linh mục là tiên sinh Phương Hào, ông ta chỉ tốt nghiệp Sơ Trung (học hết cấp hai), tự tu thành tựu. Ông ta là chuyên gia về Sử đời Tống, là viện sĩ viện nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, và là viện trưởng viện văn học của Quốc Lập Chánh Trị Đại Học, thường mượn tôi Đại Tạng Kinh để đọc. Ông ta nói: “Kinh Phật giảng Thiên Đường tỉ mỉ hơn Thánh Kinh, chắc là Phật đã thật sự đến được Thiên Đường!” Cõi trời có rất nhiều tầng, điều kiện sanh lên trời chẳng dễ dàng. Trời có đức hạnh cao hơn người. Đức Phật nói điều kiện để sanh lên trời là Thập Thiện Nghiệp đạo. Đấy là tiêu chuẩn của Dục Giới Thiên. Nếu muốn sanh lên Sắc Giới Thiên ắt phải tu Tứ Vô Lượng Tâm, tức Từ, Bi, Hỷ, Xả và Tứ Thiền Bát Định, khó hơn sanh về Tây Phương nhiều lắm.
(Giải) Trưng thích khả tri.

Vấn: Bạch hạc đẳng, phi ác đạo danh da?

Đáp: Ký phi tội báo, tắc nhất nhất danh tự, giai thuyên Như Lai cứu cánh công đức. Sở vị cứu cánh, bạch hạc đẳng, vô phi tánh đức mỹ xưng, khởi ác danh tai!

Vấn: Hóa tác chúng điểu hà nghĩa?

Đáp: Hữu Tứ Tất Đàn nhân duyên. Phàm tình hỷ thử chư điểu, thuận tình nhi hóa, linh hoan hỷ cố. Điểu thượng thuyết pháp, linh văn sanh thiện cố, bất ư điểu khởi hạ liệt tưởng, đối trị phân biệt tâm cố. Điểu tức Di Đà, linh ngộ Pháp Thân bình đẳng, vô bất cụ, vô bất tạo cố. Thử trung hiển vi phong, thụ, võng đẳng âm, cập nhất thiết y chánh giả thật, đương thể tức thị A Di Đà Phật. Tam thân tứ đức, hào vô sai biệt dã.
() 徵釋可知。問。白鶴等。非惡道名耶。答。既非罪報。則一一名字。皆詮如來究竟功德。所謂究竟。白鶴等。無非性德美稱。豈惡名哉。問。化作眾鳥何義。答。有四悉檀因緣。凡情喜此諸鳥。順情而化。令歡喜故。鳥尚說法。令聞生善故。不於鳥起下劣想。對治分別心故。鳥即彌陀。令悟法身平等。無不具。無不造故。此中顯微風樹網等音。及一切依正假實。當體即是阿彌陀佛。三身四德。毫無差別也
(Giải: Lời Phật gạn hỏi và lời Ngài tự giải thích dễ hiểu.

Hỏi: Những danh từ như bạch hạc v.v... chẳng phải là danh xưng trong ác đạo ư?

Đáp: Đã không có tội báo thì mỗi một danh tự đều nói lên công đức rốt ráo của Như Lai. Đã nói là rốt ráo thì những danh tự như bạch hạc v.v... không gì chẳng phải mỹ hiệu của tánh đức, há có phải là ác danh vậy thay!

Hỏi: [A Di Đà Phật] hóa ra các loài chim có ý nghĩa như thế nào?

Đáp: Có nhân duyên của Tứ Tất Đàn. Phàm tình126 ưa thích những loài chim ấy nên thuận theo lòng chúng sanh ưa thích mà hóa ra, khiến cho [chúng sanh trong cõi Cực Lạc] hoan hỷ. Chim còn có thể thuyết pháp, khiến cho người nghe sanh điều thiện, sẽ chẳng khởi ý niệm coi những con chim ấy là kém hèn, nhằm đối trị cái tâm phân biệt. Chim chính là Di Đà, khiến cho [chúng sanh trong cõi Cực Lạc] ngộ Pháp Thân bình đẳng, không gì chẳng đầy đủ, không gì chẳng tạo. Trong đoạn này chỉ rõ: Âm thanh của gió nhẹ, cây cối, lưới báu v.v... và hết thảy y báo, chánh báo là “giả thật”, bản thể của chúng là A Di Đà Phật. Ba thân, bốn đức, chẳng sai biệt mảy may).
Nếu có người nêu câu hỏi: Bạch hạc, chim công v.v... chẳng phải là tên gọi trong ác đạo ư? Sao kinh nói “thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật” (còn không có danh từ ác đạo, huống là thật sự có?) Pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có tiêu chuẩn tuyệt đối dành cho chân, vọng, tà, chánh, đúng, sai, thiện, ác. Chẳng hạn như đối với thiện, ác, tà, chánh, tiêu chuẩn của cổ nhân khác với hiện thời, xưa nay không giống nhau. Trong và ngoài nước cũng khác nhau. Đó gọi là “người nhân thấy là nhân, người trí thấy là trí”. Theo cách nhìn của phàm phu, bạch hạc, chim công thuộc súc sanh đạo, nhưng trong cách nhìn của Phật, Bồ Tát, như kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác đã nói, “hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”. Không riêng gì súc sanh đạo mà ngạ quỷ, địa ngục cũng là danh hiệu xứng tánh rốt ráo; nhất là sống trong xã hội hiện thời, giao thông, thông tin phát triển, toàn thể địa cầu gần giống như một quốc gia, nhưng lịch sử, văn hóa, quan niệm đạo đức, tập quán sinh hoạt của mỗi nước đều khác nhau. Nếu chẳng hiểu cặn kẽ, hợp tác với nhau, sẽ khó tránh khỏi nẩy sanh chướng ngại xung đột. Trong quá khứ, tại Trung Quốc, hoằng dương Phật pháp chỉ hạn chế trong phạm vi Phật học, tối đa là dính dáng đến tư tưởng của Nho, Đạo, bá gia chư tử. Còn hoằng pháp trong hiện tại, đối với nội dung của sáu tôn giáo lớn127 trên thế giới và lịch sử dân tộc các nước, nếu chẳng hiểu rõ, ắt sẽ gặp trở ngại, mâu thuẫn. Tôi đến nước Mỹ, trước hết, đọc lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa nước Mỹ; vì để lợi ích hết thảy chúng sanh, hoằng dương Phật pháp thì cần phải hiện đại hóa, địa phương hóa. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào năm sáu mươi bảy Công Nguyên, đã hợp thành một thể với văn hóa Trung Quốc, hoàn toàn chẳng thể tách rời. Phật giáo truyền vào Trung Quốc liền bị Trung Quốc hóa, địa phương hóa, hòa lẫn thành một khối với tư tưởng, tập quán sinh sống, đạo đức, luân lý của người Trung Quốc. Do vậy, Phật giáo được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận, biến thành văn hóa của chính Trung Quốc.

Có một mục sư người Mỹ rất cảm khái, bảo tôi: “Cơ Đốc Giáo truyền vào Trung Quốc chừng một trăm ba mươi hay một trăm bốn mươi năm trước, đã phái rất nhiều người sang công tác tại Trung Quốc, đến nay mới chỉ có hơn một trăm vạn tín đồ, thật đáng than thở!” Ông ta chẳng biết vì sao thất bại đến như thế! Là vì họ chẳng hiểu rõ lịch sử văn hóa Trung Quốc, họ muốn theo đuổi đường lối trái ngược văn hóa Trung Quốc. Người Trung Quốc lấy hiếu đạo làm gốc, họ chẳng thờ tổ tiên tức là đã mất gốc, chẳng thể nào dung nạp giáo nghĩa của bọn họ được, khiến cho những người Trung Quốc học theo người ngoại quốc, hễ có hiểu biết đôi chút liền hoàn toàn chẳng chịu “sổ điển vong tổ” (tính đếm sách vở, quên mất tổ tiên, ý nói: mất gốc)128. Thuở đầu, Phật giáo xây dựng đạo tràng, chọn cách kiến trúc theo lối cung điện Trung Quốc. Nếu dùng kiến trúc theo kiểu Ấn Độ, sợ rằng sẽ khó thể phát triển được! Tổng cương lãnh của Phật pháp là “giác, chánh, tịnh”. Giác ngộ viên mãn, chánh tri chánh kiến viên mãn, tâm thanh tịnh viên mãn thì gọi là thành Phật. Vì sao hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật? Phật nói “giác, chánh, tịnh” trong tự tánh của hết thảy chúng sanh vốn đã viên mãn. Các nhà tôn giáo tán thán Thượng Đế là toàn tri toàn năng; nhưng kinh Đại Thừa nói “toàn tri, toàn năng là tự tánh của mỗi cá nhân, tánh đức chính là toàn tri, toàn năng”. Hiện thời chúng ta có vọng tưởng, chấp trước, khiến cho toàn tri toàn năng bị chướng ngại. Tuy có trí năng, nhưng không thể hiển lộ được. Đức Phật chẳng ban cho con người cái gì cả, Đại Thừa Khởi Tín Luận chép: “Bổn giác vốn có, bất giác vốn không”. Đã vốn có thì đương nhiên sẽ có thể khôi phục; vốn không thì tự nhiên sẽ trừ được. Hiểu rõ đạo lý này, ắt sẽ có tín tâm trong phương diện tu học, nhất định có thể thành tựu trí huệ đức năng của chính mình. Trí huệ đức năng hiện tiền [mới là điều đáng kể], còn những phước báo mà người thế gian mong cầu chính là lông gà, vỏ tỏi. Đáng sợ nhất là mê, tà, nhiễm! Giác, chánh, tịnh là tánh đức, nhưng mê, tà, nhiễm có bao giờ tách khỏi tánh đức? Do vậy, mới nói “mê và ngộ không hai, nhiễm tịnh hệt như một”. Hiểu rõ đạo lý này thì đoạn kinh văn này sẽ dễ hiểu. Bất cứ một danh tự nào đều nhằm trình bày, giải thích công đức rốt ráo của Như Lai. Hết thảy những sự đặt bày trong thế giới Cực Lạc đều là do A Di Đà Phật biến hóa ra.

Lại có kẻ hỏi: “Hóa ra các loài chim là do ý nghĩa nào?” Đáp: “Có bốn nhân duyên Tất Đàn”. “Tất” là phổ biến bình đẳng, “đàn” là bố thí. Phật giáo hóa chúng sanh, điều kiện thứ nhất là làm cho người tiếp nhận sự giáo hóa ấy sẽ sanh tâm hoan hỷ. Tiếp đó, chim có thể thuyết pháp, người chẳng bằng chim, nên có thể tự cảnh tỉnh, răn nhắc chính mình. Vốn coi thường loài chim chóc, chúng có thể thuyết pháp khiến cho con người sanh lòng kính nể, bèn đoạn trừ cái tâm ngạo nghễ, ngã mạn. Chim là vật được biến hóa từ tự tánh của A Di Đà Phật, khiến cho con người hoảng nhiên đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đấy chính là lợi ích thù thắng nhất. Đức Phật thuyết pháp, trước hết quán sát căn cơ, phương pháp dạy học rất cao minh. Trước hết, quán sát trình độ căn cơ, sự yêu thích, thói quen sống, bối cảnh tư tưởng của chúng sanh, điều gì cũng hiểu rõ, rồi mới thuyết pháp khế cơ, tất nhiên sẽ phù hợp rất tốt đẹp. Chúng tôi dạy học hoặc giảng kinh trên bục giảng, từ những nguyên tắc dạy học của Phật mà đạt được khải thị rất lớn. Tóm lại, có mấy điều như sau:

1) Vì sao phải giảng kinh? Ví dụ như chúng sanh đều đang mê, đức Phật giảng kinh để làm cho chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Chúng sanh tri kiến bất chánh, tư tưởng sai lầm, [đức Phật] giảng kinh nhằm uốn nắn tâm họ. Tâm địa họ ô nhiễm, giảng kinh để tâm họ được thanh tịnh.

2) Giảng cho ai? Con người có lợi căn, độn căn; căn tánh mỗi người mỗi khác, ắt phải hiểu rõ đối tượng. Trong xã hội, người đi học muốn hiểu rõ lý, người làm ăn muốn kiếm tiền, công tác, sự nghiệp của mỗi chúng sanh đều khác biệt! Cùng một bộ kinh điển, có đủ mọi cách giảng khác nhau, đều là vận dụng sống động. Bất luận áp dụng vào nghề nghiệp nào đều được hoan nghênh. Đời Tống, Triệu Phổ dùng nửa bộ Luận Ngữ để trị thiên hạ, [Luận Ngữ] là một bộ sách rất nổi tiếng. Tống Thái Tổ dùng Triệu Phổ làm Tể Tướng để xây dựng chánh quyền. Về sau, Tống Thái Tông tức vị (lên ngôi), vẫn dùng Triệu Phổ làm Tể Tướng. Ông ta tâu với Tống Thái Tông: “Thần có một bộ Luận Ngữ, dùng nửa bộ phù tá Thái Tổ định thiên hạ, dùng nửa bộ để phù tá bệ hạ đạt đến thái bình”. Dùng một bộ Luận Ngữ vận dụng vào quân sự, chính trị cho đến công thương nghiệp. Do những điều đã nói trong kinh điển đều là nguyên lý, nguyên tắc, nhưng trên phương diện ứng dụng, mỗi nơi mỗi khác. Vận dụng khéo léo là nhờ nhất tâm.

3) Giảng vào lúc nào? Xã hội bình trị hay loạn lạc khác nhau, quốc gia hưng thịnh hay suy vong cũng khác nhau, nhỏ thì như một năm có bốn mùa, tình cảm con người cũng biến hóa, ắt phải khế cơ, phải chú ý thấu hiểu, phải hiểu rõ thời tiết, nhân duyên hòng ứng hợp căn cơ.

4) Dùng phương pháp nào để giảng khiến cho chúng sanh vui vẻ tiếp nhận, lại còn có thể lãnh ngộ, đạt được lợi ích chân thật.

Đức Phật giáo hóa giống như vậy đó. Trong kinh nhắc đến những loài chim như bạch hạc, công v.v... là do A Di Đà Phật thuận theo sự ưa thích của chúng sanh mà biến hóa ra, để làm họ vui thích. Do vậy, Phật giáo hoằng pháp tại các nơi, chẳng phá hoại tín ngưỡng, tập quán sinh hoạt và bối cảnh văn hóa của dân địa phương, vẫn gìn giữ những khuôn khổ cũ. Dùng phương pháp này để dạy dỗ thì gọi là Thế Giới Tất Đàn.

Thứ hai là Vị Nhân Tất Đàn, là nội dung và thành quả của sự dạy dỗ nhằm giúp cho người ta đoạn ác, tu thiện. Phong tục, tập quán của Trung Quốc và cổ Ấn Độ có nhiều chỗ khá giống nhau, chẳng hạn như giềng mối đạo đức của Trung Quốc được kiến lập trên nền tảng hiếu đạo, hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy thì Phật pháp cũng giống như vậy. Kinh Địa Tạng là Hiếu Kinh trong nhà Phật, đại địa chứa đựng vô lượng kho báu, chúng ta phải dựa vào nó để sanh tồn. “Địa” biểu thị tâm địa, tâm địa có vô lượng trí huệ, đức năng, tài nghệ, chẳng cày cấy nơi đất sẽ chẳng thể thâu hoạch ngũ cốc, các loại lương thực, chẳng đào bới kho tàng dưới đất thì chẳng thể sử dụng được. Kho báu trong tâm địa phải dùng hiếu kính để đào bới, có hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy thì tánh đức của chính mình mới tỏ lộ rộng lớn.

Bất ư điểu khởi hạ liệt tưởng” (Chẳng khởi ý tưởng nghĩ những loài chim ấy là hèn kém) chính là Đối Trị Tất Đàn, chẳng khinh thị chúng sanh. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã nói: Hữu tình và vô tình đều cùng viên thành Chủng Trí. Không chỉ động vật là bình đẳng, mà thực vật, khoáng vật cũng phải bình đẳng. Chúng đều do duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Thiền gia nói: “Khi chưa ngộ, đâu đâu cũng là chướng ngại, lúc đã ngộ, tùy ý lấy một vật nào cũng đều là Chân Như bổn tánh, thứ gì cũng là đạo, nơi nào cũng là nguồn, vạn pháp bình đẳng”. A Di Đà Phật do tự tánh của chúng ta biến hiện, đó gọi là “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”. Tận cùng hư không, trọn khắp pháp giới, có vật nào chẳng phải do tự tánh biến hiện? Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm. Tâm và pháp là một, chẳng phải hai. Tâm là Năng Biến, pháp là Sở Biến. Ví như tâm là vàng, pháp là đồ vật, đồ vật và vàng có tách rời nhau hay không? Thông đạt nghĩa này, sẽ biết chúng sanh và Phật bình đẳng, hữu tình và vô tình bình đẳng, hết thảy muôn pháp bình đẳng, liền ngộ Pháp Thân bình đẳng. “Vô bất cụ” (không gì chẳng đủ) là như Lục Tổ khi khai ngộ đã nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn đầy đủ”. “Vô bất tạo” (không gì chẳng tạo) là như Lục Tổ đã nói: “Nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn pháp”. Nếu hiểu rõ đoạn kinh văn này thì sẽ ngộ nhập cảnh giới ấy, liền giống hệt như Lục Tổ đại sư.

Thử trung hiển vi phong, thụ, võng đẳng âm, cập nhất thiết y chánh giả thật, đương thể tức thị A Di Đà Phật, tam thân tứ đức, hào vô sai biệt dã” (Trong đoạn này chỉ rõ: Âm thanh của gió nhẹ, cây cối, lưới báu v.v... và hết thảy y báo, chánh báo là “giả thật”, bản thể của chúng là A Di Đà Phật. Ba thân, bốn đức, chẳng sai biệt mảy may): Lãnh hội thấu triệt những nghĩa trên đây thì đoạn chú giải nhỏ này chẳng cần phải giải thích nữa. Đoạn văn trước đó nói về chim là hữu tình chúng sanh, còn đoạn này nói đến vô tình chúng sanh, mà cũng là sự thật của “vô bất cụ” và “vô bất tạo” như trong đoạn trước đã nói. “Vi phong” (gió nhẹ) là không khí chuyển động mà cũng là tướng được hiện bởi tự tánh của chúng ta. Đức Phật thường nói “y báo chuyển theo chánh báo”. Y báo là hiện tượng vật chất, chánh báo là tâm. Tâm là chủ tể, vận mạng cả đời của mỗi người đều đã định sẵn, [số mạng định sẵn ấy không do Thượng Đế hay do một vị chúa tể nào quyết định mà là] do tâm thiện hay ác mà có. Tâm thiện thì hành vi ắt thiện, ắt được thiện báo, cả đời hạnh phúc. Thân là chánh báo, những vật ngoài thân và hoàn cảnh, hư không đều thuộc y báo. Đời thái bình, nhân dân cơm no áo ấm, lòng người thuần hậu. Thuở loạn động, lòng người gian dối, tà ngụy, cảm vời thiên tai, nhân họa. Trong ấy có cộng nghiệp và biệt nghiệp. Trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, đại chúng tuy cùng sống trong đời ác, nhưng mỗi cá nhân cảm nhận họa phước khác nhau. Tây Phương Cực Lạc thế giới thuần thiện không ác, đều tu Tịnh nghiệp, tâm tịnh ắt cõi nước tịnh. Huống hồ còn có một vị tu giác chánh tịnh đến viên mãn rốt ráo là A Di Đà Phật chủ trì sự giáo hóa tại Tây Phương. Tâm chúng ta thanh tịnh cảm ứng đạo giao với “giác, chánh, tịnh” của Phật; cho nên hết thảy hoàn cảnh vật chất, hết thảy y báo và chánh báo là “giả thật”, bản thể của nó chính là tam thân và tứ đức của A Di Đà Phật, không có mảy may sai biệt nào! Chữ Giả chỉ vạn pháp được biến hiện, Thật chỉ tâm tánh Năng Biến.

Tam thân” của A Di Đà Phật là Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân. Nói theo Lý, Pháp Thân chính là chân tâm bổn tánh. Nói theo mặt Sự thì là hết thảy vạn pháp; hết thảy vạn pháp đều là chính mình. Ý nghĩa này hết sức khó hiểu! Ví như nằm mộng, trong mộng có bản thân ta và núi, sông, đại địa, người, vật, hoàn toàn do cái tâm ý thức của ta biến hiện ra. Ngoài tâm không có pháp, hết thảy mọi thứ tồn tại trong vũ trụ chỉ là chính mình. Nếu quý vị nhận biết điều này rõ ràng thì quý vị chứng được Pháp Thân. Sau khi chứng được Pháp Thân, sẽ thương yêu hết thảy mọi người, hết thảy chúng sanh là chính mình; cho nên yêu thương chúng sanh vô điều kiện. Đấy gọi là “vô duyên đại từ”, “vô duyên” là vô điều kiện, từ bi là yêu thương. Yêu thương hết thảy chúng sanh tức là yêu thương chính mình. Báo Thân là trí huệ. Ứng Hóa Thân là Dụng, [tức là] dùng Ứng Hóa Thân để thực hành đại từ đại bi. Tam Thân là một Thể, Phật có đủ ba thân, chúng ta cũng có đủ ba thân, nhưng do mê nên không có trí huệ, Pháp Thân tuy ở trước mắt mà chẳng biết gì. Thân thể hiện thời của chúng ta là thân nghiệp báo.



Tứ đức” là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. “Thường” là bất sanh, bất diệt. Chúng ta đang mê, những gì ta cảm nhận đều là pháp sanh diệt. Chúng ta dùng cái tâm sanh diệt để quán sát vũ trụ nhân sinh nên hết thảy pháp đều là sanh diệt. Tâm Phật là chân tâm, chân tâm vô niệm, bất sanh bất diệt. Dùng chân tâm quán sát nhân sinh và vũ trụ thì đều là bất sanh bất diệt, thấy được chân tướng sự thật. Chúng ta định tâm lại, trừ bỏ vọng tưởng, chấp trước, sẽ thấy cảnh giới giống như chư Phật, Bồ Tát đã nói. Hết thảy những cảnh giới mà đức Phật đã nói, chúng ta đều có thể đích thân chứng đắc. Kinh Phật định nghĩa Ngã là “chủ tể”. Nếu chính mình có thể làm chủ tể thì lẽ ra năm nào cũng là năm mười tám tuổi, tự tại chẳng cần phải nói nữa, trong cuộc sống vạn sự xứng tâm vừa ý. Hễ có một sự kiện nào chẳng vừa lòng tức là chẳng tự tại. Đến khi minh tâm kiến tánh thì mới thật sự được tự tại. “Lạc” là chân lạc, vĩnh viễn chẳng khổ, không có phiền não, vĩnh viễn thanh tịnh, quyết định chẳng bị ô nhiễm mảy may nào. Trong Tây Phương, ai nấy đều viên mãn trọn đủ “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”. Nhìn lại chúng ta trong lục đạo, chẳng những con người không được tự tại mà trời cũng chẳng hề tự tại! Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên thọ mạng tám vạn đại kiếp, khi hết tuổi thọ, lại phải đọa lạc. Do vậy, trong lục đạo không có Tứ Đức (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh). Trong ấy, trọng yếu nhất là tinh nghĩa (nghĩa lý tinh vi) “chúng sanh và Phật chẳng hai”, bình đẳng với Phật. Bình đẳng về mặt Lý, mà về mặt Sự cũng bình đẳng. Hiện thời có một giả tướng bất bình đẳng là do mê hay ngộ khác nhau. Phật là giác, chúng ta là mê, trừ điều ấy ra, không có gì khác nhau. Do vậy, Phật tôn kính chúng sanh, vì Ngài biết chúng sanh và Phật trọn chẳng sai biệt, nhưng chúng sanh chẳng hoàn toàn cung kính Phật. Chúng sanh có kẻ ngạo nghễ, ngã mạn là vì họ chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật, còn chúng ta phải tôn kính người khác. Người khác chẳng cung kính chúng ta là chuyện đương nhiên, vì họ chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật. Chẳng tôn kính người khác chính là chẳng tôn kính chính mình, mà cũng là chẳng tôn kính cha mẹ, sư trưởng, Phật, Bồ Tát, đặc biệt là đối với những tôn giáo khác! Ở Mỹ, tôi đã từng viếng thăm giáo đường của Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo. Vào giáo đường phải hành lễ. Tôn trọng họ, họ cũng hoan hỷ tiếp đón tôi. Thượng Đế của họ là thượng đế của tôi, Thượng Đế là quốc vương trong thiên giới. Đối với nguyên thủ của quốc gia khác, chúng ta cũng phải tôn kính, đấy chính là lễ tiết. Nho Gia nói: “Kính quỷ thần nhi viễn chi” (Kính trọng quỷ thần, nhưng không thân cận họ). Do trước kia không hoàn toàn hiểu rõ ràng tình hình quỷ thần nên phải giữ khoảng cách đối với họ. Phật pháp không có khoảng cách, quỷ thần cũng là chúng sanh, cũng là vật được biến hiện trong tâm. Do vậy, họ là chính mình. Ở đây nói: “Tức thị A Di Đà Phật, tam thân tứ đức, hào vô sai biệt dã” (Chính là A Di Đà Phật, ba thân, bốn đức, không sai biệt mảy may nào), cũng có nghĩa là tam thân, tứ đức của chính mình cũng chẳng có sai biệt mảy may nào! Nếu nói đến Thượng Đế thì tam thân, tứ đức của Thượng Đế cũng chẳng có mảy mai sai biệt nào. Trong tâm không có chút giới hạn nào, tâm lượng mở rộng đến tận cùng hư không, trọn khắp pháp giới. Tâm lượng rộng lớn sẽ vui sướng, khí lượng hẹp hòi thì đối với ý kiến trái ngược sẽ khởi lên xung đột, khổ chẳng thể nói nổi, đều do tự mình chuốc lấy, Phật chẳng hoạch định giới hạn đối với hết thảy chúng sanh, vạn vật; vì thế, “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” (tâm bao trùm trọn khắp thái hư, lượng trọn khắp các cõi với số lượng nhiều như cát).

(Kinh) Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thụ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bách thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác. Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm.

(Giải) Tình dữ vô tình, đồng tuyên diệu pháp, tứ giáo đạo phẩm, vô lượng pháp môn, đồng thời diễn thuyết, tùy loại các giải, năng linh văn giả, niệm Tam Bảo dã. Niệm Tam Bảo, thị tùng Tất Đàn hoạch ích. Phàm phu sáng văn, đại dũng biến thân, thị hoan hỷ ích. Dữ Tam Bảo khí phận giao tiếp, tất năng phát Bồ Đề tâm, thị sanh thiện ích. Do thử phục diệt phiền não, thị phá ác ích. Ngộ chứng Nhất Thể Tam Bảo, thị nhập lý ích dã. Sơ biệt minh cánh.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương