PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang13/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   32

() 五根者。信正道及助道法。名信根。行正道及諸助道善法。勤求不息。名精進根。念正道及諸助道善法。更無他念。名念根。攝心在正道及諸助道善法中。相應不散。名定根。為正道及諸助道善法。觀於苦等四諦。名慧根。
(Giải: Ngũ Căn: Tin vào chánh đạo và pháp trợ đạo, gọi là Tín Căn. Hành chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo, siêng cầu chẳng nghỉ, gọi là Tinh Tấn Căn. Niệm chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo, trọn không có niệm nào khác, gọi là Niệm Căn. Nhiếp tâm nơi chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo, tương ứng, chẳng tán loạn, gọi là Định Căn. Vì chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo mà quán Tứ Đế như Khổ v.v... thì gọi là Huệ Căn)
Đây là khoa thứ tư trong ba mươi bảy đạo phẩm. “Căn” (根) là nói tỷ dụ, như thảo mộc có rễ, có thể sanh trưởng, mang ý nghĩa gìn giữ, nên gọi là Căn. Tổng cộng gồm năm điều, tức là “Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ”. Khoa mục tiếp theo là Ngũ Lực, danh xưng hoàn toàn tương đồng. Trong kinh Di Đà, đức Phật nói: Người trong thế giới Tây Phương, bất luận từ xứ nào sanh về, phẩm vị cao hay thấp, đều phải tu học năm điều này.

1) Tín Căn: Tín là tin vào chánh đạo. Đức Phật nói rất nhiều pháp môn đều là chánh đạo, nhưng hoàn toàn chẳng thể thích hợp với căn cơ của hết thảy mọi người. Như vào tiệm thuốc, trăm ngàn thứ thuốc tễ đều là thuốc hay, tùy theo căn bệnh mà cắt thuốc, uống vào sẽ hết bệnh. Do vậy, cổ đức thường răn dạy chúng ta phải chọn lựa pháp môn để thâm nhập một môn, còn chuyện quảng học đa văn là vì [lợi lạc] người khác. Nếu muốn làm thầy thuốc thì thứ gì cũng phải hiểu. Quý vị biên toa thuốc là cho người khác uống, chứ không phải để chính mình uống. Người tu Tịnh Độ lấy “tín, nguyện, trì danh” làm chánh đạo. Trong ba kinh một luận Tịnh Độ có rất nhiều phương pháp đoạn ác tu thiện, như ba phước trong Quán Kinh đều thuộc về pháp trợ đạo, giúp chúng ta thành tựu nhất tâm bất loạn và Niệm Phật tam-muội. Nếu tin sâu chẳng nghi những điều này thì là “có Căn”. Nếu nghe pháp môn này cũng sanh lòng hoan hỷ, nhưng chưa hạ quyết tâm, tức là có Tín nhưng không có Căn. Hoặc là Thiền Tịnh Song Tu, Mật Tịnh Song Tu cho đến Mật Tịnh Thiền Tam Tu đều là “không có Căn”. Nếu Tín có Căn thì sẽ khởi lên tinh tấn.

2) Tấn Căn: Tinh tấn là chân tu, Tinh (精) là tinh thuần, Tấn (進) là chẳng lùi. Nếu có Tấn mà chẳng tinh ròng thì là Tạp Tấn, sức mạnh bị phân tán, tinh thần chẳng thể tập trung. Tín và Tấn nếu không có Căn, xét đến nguyên nhân vẫn là do thiếu sót cơ sở tốt đẹp là mười hai điều trong ba khoa trước. Phân tích tỉ mỉ, ngày nay niệm Phật chẳng đắc lực, tinh thần tán loạn, muốn cho thân tâm thanh tịnh, công phu đắc lực thì chẳng thể không càng thêm nghiêm túc tu tập ba khoa trước, chẳng mệt mỏi, chẳng biếng nhác. Trong học tập, phát sanh pháp hỷ và phát sanh trí huệ.

3) Niệm Căn: Niệm chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo, không nghĩ gì khác. Trong mười hai thời, thường niệm danh hiệu Phật, đấy chính là pháp chánh đạo; thường nghĩ tới lời Phật giáo huấn, đấy là trợ đạo thiện pháp. Hoàn toàn không xen tạp vọng niệm; niệm như vậy thì mới có thể sanh ra sức mạnh, tự có cảm ứng. Phiền não, vọng niệm ít đi thì tâm thanh tịnh, trí huệ tăng trưởng. Đấy chính là hiệu quả tương ứng. Đọc kinh hiểu rõ hơn trước, càng niệm càng cảm thấy có ý nghĩa mới mẻ, pháp vị mới mẻ, công phu càng sâu, thấu hiểu càng rộng.

4) Định Căn: Nhiếp tâm nơi chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo, tương ứng không tán loạn. Các địa vị Bồ Tát đều chẳng tách rời phương pháp tu học này.

5) Huệ Căn: Chánh đạo và trợ đạo trọng yếu như nhau. Liên Trì đại sư coi “tín, nguyện, trì danh” là chánh đạo mà cũng coi đó là trợ đạo. Chánh Trợ Song Tu đều là tín nguyện trì danh. Những vị tổ sư đại đức khác cho rằng phép quán tưởng và quán tượng trong Quán Kinh là trợ đạo. Những khai thị ấy đối với người có thiện căn sâu dầy thì có ích không chi lớn bằng, nhưng đối với chúng ta thì chẳng đúng bệnh cho lắm. Là vì chúng ta trước hết phải hiểu rõ trạng huống thân tâm của chính mình, rồi lại còn phải coi trọng cả hiểu lẫn hành ba phước trong Quán Kinh và ba khoa trước [của ba mươi bảy đạo phẩm] trong sách Yếu Giải thì mới có hiệu quả thật sự.

Có những kẻ cho rằng chuyên niệm một bộ kinh dường như vẫn chưa đủ, cần phải học nhiều hơn. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ dạy người học Phật phải học nhiều kinh luận, cụ từng chỉ định từ mười đến hai mươi thứ, nhưng tôi dạy người học Phật phải chuyên, là vì tôi thấy có nhiều người khi lâm chung biết trước lúc mất, tự tại vãng sanh, lúc sống họ chưa từng đọc một bộ kinh nào. Đủ thấy một bộ kinh đủ lắm rồi, nhiều quá sẽ tạp. Chúng ta thấy Phật pháp mênh mông như sương khói tỏa trên mặt biển, làm sao không ngưỡng mộ, khâm phục? Hễ ngưỡng mộ, khâm phục sẽ mê! Do vậy, tôi thường nói “Phật pháp là mê cung”111, người học Phật chẳng thể không cẩn thận. Phật Thích Ca không hề có ý gạt người, Ngài muốn phổ độ chúng sanh, chứ không chuyên độ một mình quý vị! Huống chi kinh Đại Thừa nói: “Một kinh thông, hết thảy kinh thông!” Như Huệ Năng đại sư của Thiền Tông, Sư chưa hề đọc một bộ kinh nào. Thiên thứ nhất trong Đàn Kinh thuật tiểu sử của Sư. Sư là người bán củi, đưa củi đến giao cho người ta, ngẫu nhiên nghe có người đọc kinh Kim Cang, Sư vừa nghe liền khai ngộ. Về sau, tới núi Hoàng Mai yết kiến Ngũ Tổ, Ngũ Tổ sai Sư làm việc nặng trong nhà bếp. Lão hòa thượng muốn truyền pháp, đệ tử Thần Tú giữ chức Thủ Tọa viết một bài kệ. Đại sư nghe xong bèn sửa lại [bài kệ ấy]. Do nhân duyên đó, Ngũ Tổ bèn đem y bát truyền cho Sư. Lúc ấy, Sư mới hai mươi bốn tuổi. Ngũ Tổ bảo Sư hãy bỏ trốn để lánh nạn. Giữa đường, Sư gặp tỳ-kheo-ni Vô Tận Tạng đem kinh Niết Bàn thỉnh giáo Sư. Kinh Niết Bàn có tới ba mươi sáu quyển. Sư nói Sư không biết chữ, bảo bà Vô Tận Tạng đọc cho Sư nghe. Sư nghe xong liền giảng giải cho Vô Tận Tạng, giảng hết một bộ. Ở Tào Khê, những chuyện giống như vậy thật nhiều. Như thiền sư Pháp Đạt niệm kinh Pháp Hoa ba ngàn biến mà vẫn chưa khai ngộ. Kinh Pháp Hoa gồm bảy quyển, niệm ba ngàn biến phải mất mười năm công phu. Tới thỉnh giáo ngài Huệ Năng, ngài Huệ Năng nói: “Ông đọc cho ta nghe!” Sư nghe xong hai phẩm, phẩm thứ hai là phẩm Phương Tiện, Lục Tổ liền giảng những ý nghĩa trong kinh giảng cho Pháp Đạt, Pháp Đạt nghe xong cũng khai ngộ.

Một kinh thông, hết thảy kinh thông. Chúng ta cần gì phải kiếm thêm phiền toái? Cứ nhờ vào một câu Phật hiệu, niệm đến nhất tâm bất loạn thì chính là Niệm Phật tam-muội, Định, Huệ hiện tiền. Định hiện tiền thì chẳng bị ngoại giới lay động, Huệ hiện tiền sẽ thông đạt hết thảy pháp thế gian lẫn xuất thế gian. Người thông minh chẳng làm chuyện ngốc nghếch. Tôi giảng kinh gần bốn mươi năm, ở Đài Trung, tôi theo học [kinh luận] với thầy Lý hơn ba mươi thứ, nhưng tôi thật sự dụng công chỉ có năm bộ kinh. Như kinh Hoa Nghiêm tôi chỉ nghe giảng một quyển, mà một bộ Hoa Nghiêm tôi cũng giảng được. Kinh Pháp Hoa và kinh Địa Tạng tôi đều chưa học, nhưng cũng đã giảng Pháp Hoa Đại Ý và kinh Địa Tạng. Kinh điển Thiền Tông là kinh Kim Cang tôi chưa từng học, Chứng Đạo Ca của ngài Vĩnh Gia, Tín Tâm Minh, Đại Châu Hòa Thượng Ngữ Lục112 tôi cũng giảng rất nhiều lần, nhưng những thứ ấy tôi đều chưa học qua. Nếu thâm nhập một môn sẽ hiểu được tinh tủy của môn ấy, nhất là kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ đều là những bộ kinh Đại Thừa chẳng thể nghĩ bàn, phân lượng không nhiều, nhưng nội dung gần như không gì chẳng bao gồm, hết thảy pháp môn đều chẳng thể vượt ra ngoài phạm vi của hai kinh này. Nếu thâm nhập một môn, sẽ có thể dùng thời gian ít nhất mà thật sự đạt được Định - Huệ. Thông đạt Sự, Lý, nhất định phải chuyên, phải tinh thì mới có thể tương ứng, không tán loạn.



Vị chánh đạo cập chư trợ đạo thiện pháp, quán ư Khổ đẳng Tứ Đế, danh Huệ Căn” (Vì chánh đạo và các thiện pháp trợ đạo mà quán Tứ Đế như Khổ v.v..., gọi là Huệ Căn). Phàm phu tuy thông minh, nhưng thiếu trí huệ, thông minh là do tâm ý thức sanh ra, còn trí huệ thì phải lìa tâm ý thức. Huệ là do Định sanh, tâm địa thanh tịnh có thể sanh ra trí huệ. Trí huệ hiện tiền, có thể nhận thức chánh đạo và trợ đạo rõ ràng, Tứ Niệm Xứ Quán chính là nhân sinh quan chánh xác đối với chân tướng của vũ trụ.
(Giải) Ngũ Lực giả, Tín Căn tăng trưởng, năng phá nghi hoặc, phá chư tà tín, cập phá phiền não, danh Tín Lực.
() 五力者。信根增長。能破疑惑。破諸邪信。及破煩惱。名信力。
(Giải: Ngũ Lực: Tín Căn tăng trưởng có thể phá nghi hoặc, phá các tà tín và phá phiền não, gọi là Tín Lực)
Lực () là tu hành có công phu. Cây cối đến giai đoạn trưởng thành liền có sức mạnh. Trong Tín có trí huệ chân thật. Quán Kinh nói ra chân lý sau đây: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật” (Tâm này là Phật, tâm này làm Phật). Đây là lý luận căn bản nhất. Tin tưởng chắc chắn điều này chẳng nghi thì trong đời này sẽ nắm chắc vãng sanh. Trong Di Đà Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói Tín gồm có sáu thứ. Điều thứ nhất là phải Tín Tự, tức là [tin tưởng vào] cái được gọi là “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”. Thế giới Cực Lạc và A Di Đà Phật là do tâm tánh của chính mình biến hiện, thế giới Sa Bà cũng là do tự tánh của chính mình biến hiện. Y báo và chánh báo chẳng tách rời tâm tánh, tâm tánh mới chính là “tạo vật chủ” (tạo hóa) thật sự. Thiền Tông nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Thiền dùng phương pháp tham cứu; chúng ta dùng phương pháp niệm Phật. Niệm đến mức Sự nhất tâm bất loạn liền đoạn phiền não. Niệm đến mức Lý nhất tâm bất loạn liền kiến tánh. Hiểu rõ đạo lý này thì nghi hoặc “có thể vãng sanh để một đời thành Phật hay không? Có thể thông đạt hết thảy pháp môn hay không” sẽ tiêu trừ. Do vậy nói “Tín Căn tăng trưởng, năng phá nghi hoặc” (Tín Căn tăng trưởng, phá được nghi hoặc).

“Phá chư tà tín, cập phá phiền não” (Phá các tà tín và phá phiền não): Ở đây, “tà tín” bao gồm hết thảy tín ngưỡng, thậm chí [những điều tin tưởng] của Tiểu Thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Quyền Giáo Bồ Tát trong Phật giáo, [những thứ ấy] so với Đại Thừa đều là chẳng chánh. Nếu nâng lên mức cao hơn, nâng lên tới tiêu chuẩn tuyệt đối, chỉ có pháp môn Niệm Phật tín nguyện trì danh là chân chánh nhất trong các pháp chân chánh, những pháp môn Đại Thừa khác đều là những pháp thiên lệch trong các pháp môn được coi là chân chánh. Thiện Đạo đại sư nói: “Sở dĩ Như Lai xuất hiện trong cõi đời, chỉ nhằm nói ra Di Đà nguyện hải”. Tín tâm kiên cố sẽ có sức mạnh, tự nhiên phá được các phiền não. Phá sạch phiền não sẽ sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.
(Giải) Tinh Tấn Căn tăng trưởng, phá chủng chủng thân tâm giải đãi, thành biện xuất thế đại sự, danh Tinh Tấn Lực.
() 精進根增長。破種種身心懈怠。成辦出世大事。名精進力。

(Giải: Tinh Tấn Căn tăng trưởng, phá các thứ biếng nhác nơi thân

tâm, hoàn thành đại sự xuất thế, gọi là Tinh Tấn Lực).
Trong Đại Thừa Phật pháp, thiện căn duy nhất của Đại Thừa Bồ Tát là Tinh Tấn. Thiện căn thế gian gồm ba loại là “không tham, không sân, không si”. Tất cả hết thảy thiện pháp trong lục đạo của thế gian đều do ba thiện căn này sanh ra. Người ta làm bất luận chuyện gì cũng dễ dàng biếng nhác, lui sụt. Người tu pháp xuất thế gian đông đảo, nhưng người thành tựu ít ỏi, nguyên nhân là do biếng nhác, lui sụt. Đối với đại sự xuất thế gian mà luôn có thể tinh tấn, không lui sụt thì những chuyện nhỏ nhặt trong thế gian chẳng cần phải nói nữa. Chính mình thường trách móc tại sao công phu của bản thân không đắc lực, lấy niệm Phật để nói thì có người niệm ba năm, năm năm, chẳng có một tí hiệu nghiệm nào hết! Ấn Quang đại sư dạy: “Khi niệm Phật, vọng niệm xen tạp vào đấy đó là hiện tượng bình thường, chẳng cần phải bận lòng lo lắng. Hễ nó khởi lên, cứ mặc kệ nó, chỉ chú ý vào Phật hiệu”. Dẫu có vọng niệm cũng có thể nhờ nó để trắc nghiệm công phu của chính mình. Nói chung, ai trong khoảng thời gian tàn một cây hương (một tiếng rưỡi) mà có dăm ba vọng niệm thì công phu đã khá lắm rồi. Công phu như vậy cần phải mất ba năm. Nếu chẳng tích cực thì niệm ba mươi năm cũng chẳng đạt được! Nếu thật sự hiểu rõ sự thật, sẽ nhất định coi cầu sanh Tịnh Độ là đại sự bậc nhất trong một đời, ắt phải tinh tấn, không ăn cơm cũng chẳng sao, không có áo mặc cũng chẳng trở ngại gì, không có việc làm cũng không quan trọng, chứ không niệm Phật là không được. Dùng tinh thần ấy để niệm Phật, một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật. Xã hội này khổ nạn quá nhiều, lo buồn chẳng thể giải quyết được, hết thảy vọng tưởng, chấp trước, so đo đều chẳng thể giải quyết vấn đề. Nhất là sống trong thời đại này, khiến cho chúng ta cảm thấy đời người khó khăn, khổ sở. Nếu chẳng cầu thoát lìa thì chỉ có liên tục chịu tội mà thôi!
(Giải) Niệm Căn tăng trưởng, phá chư tà niệm, thành tựu nhất thiết xuất thế chánh niệm công đức, danh Niệm Lực.
() 念根增長。破諸邪念。成就一切出世正念功德。名念力。
(Giải: Niệm Căn tăng trưởng, phá các tà niệm, thành tựu hết thảy

công đức chánh niệm xuất thế, gọi là Niệm Lực)
Những cách nhìn và cách nghĩ sai lầm vừa nói trong phần trên đều là tà niệm. Thậm chí, đối với Phật pháp cũng có những cách nhìn và cách nghĩ sai lầm giống như vậy thì sẽ gây trở ngại rất lớn trong sự tu học. Niệm Căn đắc lực thì hết thảy sai lầm không còn nữa. So sánh trên phương diện tu trì, pháp môn Tịnh Tông đơn giản hơn. Càng đơn giản, càng dễ thành tựu. Nhất tâm chuyên trì danh hiệu Di Đà, nhất tâm chuyên cầu vãng sanh Tịnh Độ thì niệm ấy có sức mạnh, những vọng niệm khác tự nhiên chẳng sanh. Nhất tâm có sức mạnh, nhị tâm sẽ phân tán. Khi trí huệ chưa hiện tiền, Định Huệ chưa thành tựu thì chánh hay tà đều chẳng liên quan gì đến ta, tạm thời bỏ chúng qua một bên. “Hết thảy công đức chánh niệm xuất thế” chính là tín nguyện trì danh, mà cũng là như Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Có như vậy thì Niệm Căn mới có thể thành tựu.
(Giải) Định Căn tăng trưởng, năng phá loạn tưởng, phát chư Sự Lý Thiền Định, danh Định Lực.
() 定根增長。能破亂想。發諸事理禪定。名定力。
(Giải: Định Căn tăng trưởng, phá được loạn tưởng, phát khởi các Sự Lý Thiền Định, gọi là Định Lực).
Định phá được phiền não. Chữ “loạn tưởng” chỉ tham, sân, si, mạn, nghi. Định có thể phá được năm loại sai lầm lớn về mặt tư tưởng ấy. Sự và Lý bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Hiểu rõ Lý rồi thì lý đắc, tâm an. Sự và Lý đều rất phức tạp: Hễ có một Lý ắt có một Sự, có một Sự ắt có một Lý. Chẳng thể nào có Sự ở ngoài Lý hoặc Lý ở ngoài Sự được! Thiền Định là ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng dấy lên phân biệt. Hết thảy sự đều thông đạt là Chiếu Kiến, chẳng phải là nghiên cứu. Nghiên cứu là dùng ý thức. Phật pháp dùng tham cứu, lìa tâm ý thức để tham cứu. “Thức” là thức thứ sáu có công năng phân biệt, Ý là thức thứ bảy (Mạt Na Thức) có đặc tánh chấp trước, Tâm là thức thứ tám (A Lại Da Thức), chứa đựng chủng tử. “Lìa tâm ý thức” là chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, chẳng giữ lại ấn tượng.
(Giải) Huệ Căn tăng trưởng, năng giá thông biệt chư Hoặc, phát chân vô lậu, danh Huệ Lực.
() 慧根增長。能遮通別諸惑。發眞無漏,名慧力。

(Giải: Huệ Căn tăng trưởng, có thể ngăn chặn các Hoặc chung và riêng, phát khởi vô lậu chân thật, gọi là Huệ Lực)


“Giá” (遮) có nghĩa là ngăn dứt. “Hoặc” () là mê hoặc. Nói đơn giản, tất cả hết thảy mê hoặc đều chẳng ngoài ba loại lớn là Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh. Ba loại lớn này biến hiện thành vô lượng tư tưởng, kiến giải, hành vi sai lầm cho đến quả báo sướng khổ khác nhau. Chỉ có trí huệ chân thật mới có thể ngăn dứt ba loại phiền não lớn này. Từ Tiểu Thừa Sơ Quả cho đến Đại Thừa Đẳng Giác Bồ Tát đều chẳng thể lìa khỏi nguyên tắc, nguyên lý tu học của Ngũ Căn và Ngũ Lực.
(Giải) Thất Bồ Đề Phần, diệc danh Thất Giác Phần. Trí huệ quán chư pháp thời, thiện năng giản biệt chân ngụy, bất mậu thủ chư hư ngụy pháp, danh Trạch Pháp Giác Phần.
() 七菩提分。亦名七覺分。智慧觀諸法時。善能簡別眞偽。不謬取諸虛偽法。名擇法覺分。
(Giải: Thất Bồ Đề Phần còn gọi là Thất Giác Phần. Khi dùng trí huệ quán các pháp, có thể khéo phân biệt chân và ngụy, chẳng lầm lẫn giữ

lấy pháp hư ngụy thì gọi là Trạch Pháp Giác Phần).
Bồ Đề (Boddhi) là tiếng Phạn, nghĩa là Giác. Nó có tác dụng ngăn ngừa chướng ngại phát sanh trong quá trình tu học của hành giả. Trí huệ do Căn và Lực sanh ra. Môn cuối cùng trong Ngũ Căn và Ngũ Lực trong phần trên đều là trí huệ. Nếu không có Căn và Lực thì sẽ không có cách nào phân định hết thảy pháp là chân hay vọng. Nói tới “chân - vọng” thì từ ngữ này bao quát rất nhiều thứ, đúng - sai, tà - chánh, thiện - ác, thiên - viên, đều bao gồm trong ấy. Ắt phải có trí huệ chân thật thì mới có thể phân biệt pháp môn nào cần phải học. Đối với căn tánh của chính mình cũng phải dùng trí huệ để quán sát, chẳng thể xử sự theo tình cảm; bởi lẽ, một pháp [dù vi diệu đến mấy] cũng chưa chắc đã khế hợp căn tánh của chính mình. “Chư pháp” bao gồm pháp thế gian và xuất thế gian. Ba khoa trước trong ba mươi bảy đạo phẩm, tức Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, dễ hiểu, dễ học. Còn khoa này khó hiểu, khó học vì chúng ta không có trí huệ chân thật, chẳng dễ gì phân biệt hết thảy các pháp chân - vọng, tà - chánh. Thường chọn lầm pháp môn, lãng phí tinh lực lẫn thời gian. Nếu có thể sớm quay đầu lại thì còn được; nếu chấp mê chẳng ngộ, khó thể thành tựu ngay trong một đời. Nếu là người không có trí huệ, nhưng thật sự có thiện căn, phước đức thì cũng có thể thành tựu. Người có thiện căn sẽ có thể tin, người có phước đức sẽ chịu tu, người thật thà, trung hậu dễ thành tựu. Từ xưa đến nay, những người niệm Phật vãng sanh trong Tịnh Tông quá nửa là nhờ vào thiện căn, phước đức mà được thành tựu. Tâm địa chân thành, cung kính, nghe đến pháp môn này sẽ tin vào Thánh Ngôn Lượng113, Phật, Bồ Tát, tổ sư, đại đức chẳng gạt ai. “Thật thà” chính là bí quyết thành công. Nói đến thành phần tri thức thì phiền lắm. Họ nhất định phải hiểu rõ sự tình; nếu không, sẽ chẳng thể hoàn toàn tin tưởng, sốt sắng tu học. Thuở đức Phật tại thế, thuyết pháp bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, chuyên nhằm xây dựng tín tâm, phá mê khai ngộ cho những kẻ ấy.

Dùng trí huệ quán sát thế gian, hiểu rõ chân tướng của pháp thế gian, chẳng lãng phí thời gian làm những chuyện chẳng liên can. Bất luận tạo thiện nghiệp tạo ác nghiệp đều là tạo nghiệp luân hồi lục đạo. Phật dạy chúng ta đoạn ác tu thiện; “thiện” ấy không phải là thiện trong “thiện, ác”. Thiện và ác là tương đối, hai bên đều lìa bỏ thì mới là chân thiện. Trong cuộc sống thường ngày có chuyện tốt lẫn chuyện xấu, khởi lên ý niệm tạo tác ắt sẽ rớt vào một bên. Dẫu làm hết thảy thiện sự, trong tâm chẳng giữ lại ấn tượng, tận hết sức thực hiện những chuyện tạo lợi ích cho chúng sanh trong thế gian. Trong tâm gìn giữ sự thanh tịnh, đạt đến mức tam luân thể không. Học Phật thì hết thảy pháp môn đều tốt lành, hết thảy kinh điển Đại Tiểu Thừa do đức Phật nói đều có thể khiến cho con người viên thành Phật đạo. Nói theo mặt Lý là như thế, nhưng trên mặt Sự, căn tánh mỗi người khác nhau. Trong thuở ấy, đức Phật giáo hóa chúng sanh, người đến chẳng cự tuyệt, kẻ đi chẳng giữ lại, không có sách giáo khoa, cũng không có kinh bổn. Trong đại hội, hễ ai hỏi, Phật liền đáp. Người đương cơ nghe giảng sẽ đạt được lợi ích. Lợi ích đạt được sâu hay cạn tỷ lệ thuận với căn cơ dầy hay mỏng, như có người may mắn gặp Phật, đích thân nghe pháp âm, có thể là nghe xong liền khai ngộ, chứng quả. Chúng sanh đời sau có duyên với Phật kém hơn một bậc. Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử kết tập lời Phật thuyết pháp thành Tam Tạng Kinh - Luật - Luận, người đời sau đọc đến, lắng lòng suy nghĩ xem căn tánh của chính mình có khế hợp pháp môn do đức Phật đã dạy hay không? Nếu chính mình không có năng lực chọn lựa pháp môn thì Phật đặc biệt từ bi dạy chúng ta hãy tu pháp môn Niệm Phật. Trong kinh Đại Tập, đức Phật dạy: “Thời kỳ Chánh Pháp, Giới Luật thành tựu. Thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu. Thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu”, giống như đức Phật đã thọ ký cho chúng ta. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật nói: “Thời Mạt Pháp, đến cuối cùng, hết thảy kinh điển đều bị diệt sạch, vẫn giữ lại kinh Vô Lượng Thọ tồn tại một trăm năm trong cõi đời”. Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bộ kinh. Kinh Vô Lượng Thọ được gọi là Đại Bổn, kinh A Di Đà được gọi là Tiểu Bổn, hết sức thích hợp cho thời pháp diệt tận, chỉ cần chịu tu, sẽ có thể thành tựu ngay trong một đời. Vì thế, được gọi là Phật pháp “đương sanh thành tựu” (thành tựu ngay trong một đời). Từ xưa, tổ sư, đại đức đã căn cứ trên kinh văn, chia thời gian sau khi đức Phật diệt độ thành năm thời kỳ, mỗi thời kỳ dài năm trăm năm:

- Năm trăm năm thứ nhất là Giới Luật kiên cố.

- Thứ hai là Thiền Định kiên cố.

- Thứ ba là Đa Văn kiên cố, nhằm đúng vào thời đại hoàng kim của Phật pháp trong triều đại Tùy - Đường. Mọi người đều nghiên cứu lý luận, trước thuật rất nhiều.

- Thứ tư là tháp miếu kiên cố, ít người thật sự tu hành, chỉ lo dựng chùa.

- Thứ năm là đấu tranh kiên cố, trong thời kỳ này có lắm sự tranh đấu. Vì vậy, Ngẫu Ích đại sư bảo chúng ta hãy “tùy thuận giáo huấn chân thật” của chư Phật, “chư Phật” chính là A Di Đà Phật, “giáo huấn” là tín nguyện trì danh. Không riêng gì A Di Đà Phật, thậm chí Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và mười phương ba đời hết thảy chư Phật cũng dị khẩu đồng âm hộ trì, tán thán, khuyên khắp các chúng sanh trong đời sau hãy cầu sanh Tịnh Độ.

Chúng ta phải biết: Pháp thế gian dù chân hay vọng đều chớ nên giữ lấy. Nếu chẳng tu thiện sẽ trái nghịch bổn nguyện độ sanh của chư Phật. Chúng ta đoạn ác tu thiện, sốt sắng nỗ lực thực hành, nhưng chẳng mong cầu gì! Trong Phật pháp, chuyên tu pháp môn Niệm Phật thì có thể gọi là “khéo chọn lựa pháp”.


(Giải) Tinh tấn tu chư đạo pháp thời, thiện năng giác liễu, bất mậu hành ư vô ích khổ hạnh, thường cần tâm tại chân pháp trung hành, danh Tinh Tấn Giác Phần.
() 精進修諸道法時。善能覺了。不謬行於無益苦行。常勤心在眞法中行。名精進覺分
(Giải: Khi tinh tấn tu các pháp đạo, có thể khéo hiểu rõ, chẳng lầm lạc hành các khổ hạnh vô ích, thường dốc lòng siêng năng hành pháp chân thật thì gọi là Tinh Tấn Giác Phần).
“Tinh” là tinh thuần không tạp, “tấn” là chẳng lùi. Tinh tấn nhất định phải là cầu giác ngộ trong Phật pháp bằng tịnh niệm. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” mới là chân tinh tấn. Trong sáu căn, sự giao tiếp giữa trong và ngoài được cai quản chủ yếu bởi ý thức. Tác dụng của năm căn là nhận biết sự vật, chứ không phân biệt. Thức thứ sáu là Ý Thức khởi tác dụng, phân biệt thiện, ác, tốt, xấu. Mắt chỉ thấy, chứ không phân biệt, thì tâm định. Hiểu khá rõ ràng tướng của sáu trần bên ngoài, đó là Huệ. Chẳng khởi tâm động niệm là Định. Vĩnh viễn trụ trong Định Huệ là chân tinh tấn. Định và Huệ là một, chứ không phải hai. Định - Huệ bình đẳng, Định là Thể của Huệ, Huệ là Dụng của Định; mà cũng có thể nói Huệ là Thể của Định, Định là Dụng của Huệ. Hiểu rõ sự thật này nhưng rất khó thực hiện được. Nếu chúng ta phân biệt, chấp trước thì dùng phương pháp Niệm Phật để phân biệt, chấp trước nơi A Di Đà Phật. Công phu đã vận dụng thuần thục rồi thì lại bỏ A Di Đà Phật đi. Dùng một câu danh hiệu A Di Đà Phật này để làm phương tiện hòng đạt đến Lý nhất tâm bất loạn. Đạt đến cảnh giới này, tuy vẫn niệm, nhưng niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Niệm Phật chỉ nhằm làm gương cho người khác, còn chính mình thì vô niệm. Niệm: Chẳng rớt vào Không; vô niệm: Chẳng rớt vào Có thì gọi là Trung Đạo. Câu Phật hiệu này quả thật chẳng thể nghĩ bàn! Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, tới cuối cùng là niệm Phật. Đức Phật nói kinh Pháp Hoa đến cuối cùng cũng là niệm Phật. Thậm chí các tông phái Tánh, Tướng đến cuối cùng vẫn là niệm Phật. Tại Trung Quốc, Thiền Tông thịnh hành nhất. Trong Thiền Môn Nhật Tụng, đến tối bèn niệm A Di Đà Kinh, niệm A Di Đà Phật. Đấy là sự giác ngộ triệt để của các vị tổ sư. Tổ sư nói: “Phàm ai học Phật mà chẳng muốn cầu sanh Tịnh Độ thì kẻ ấy chẳng thông hiểu Phật pháp”.

Thiện năng giác liễu” (có thể khéo giác ngộ) là do công phu tu học mà thấu hiểu, chứng nghiệm. Mỗi lần đọc kinh một lượt là một lượt giác ngộ, nhưng càng ngộ càng sâu. Đấy là “thiện năng giác liễu”. Chớ nên tu những khổ hạnh, chẳng hạn như “không ăn quá Ngọ”, người Tiểu Thừa hết sức coi trọng điều này. Sau giờ Ngọ có thể dùng những thực phẩm nhẹ như uống nước đường, sữa v.v... Những phần lắng xuống trong các loại nước ấy đều chẳng được ăn. Pháp Đại Thừa tán thán ăn chay với mục đích bồi dưỡng lòng từ bi, gián tiếp không sát sanh. Huống chi hiện thời do ăn thịt mà chúng ta bị bệnh nhiều lắm. Tại Mỹ, rau xanh còn ăn được, ít dùng thuốc trừ sâu, chứ ở Đài Loan, rau xanh nhìn rất đẹp mắt, nhưng chẳng ngon lành gì. Có lẽ là do phun thuốc trừ sâu nhiều quá, có mùi vị khác hẳn rau xanh trồng tại Đại Lục.



(Giải) Nhược tâm đắc pháp hỷ, thiện năng giác liễu thử hỷ, bất y điên đảo chi pháp nhi hỷ, trụ chân pháp hỷ, danh Hỷ Giác Phần.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương