PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang10/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32

() 七重表七科道品。四寶表常樂我淨四德。周匝繞者。佛菩薩等無量住處也。皆四寶。則自功德深。周匝圍繞。則他賢聖遍。此極樂真因緣也。

(Giải: “Thất trùng” biểu thị bảy khoa đạo phẩm, “tứ bảo” biểu thị bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. “Châu táp nhiễu”: Vô lượng trụ xứ của Phật, Bồ Tát v.v... đều bằng bốn báu, ấy là công đức của chính mình sâu xa, “châu táp vi nhiễu” nghĩa là những vị hiền thánh khác đều trọn khắp, đấy chính là nhân duyên thật sự của cõi Cực Lạc vậy).


Đây là nói tổng quát về sự thù thắng của Tây Phương thế giới, sự thù thắng ấy do đâu mà có? Một là do công đức của chính mình sâu nặng, hai là do các vị hiền thánh khác [hiện diện] trọn khắp. Chúng ta phát nguyện vãng sanh Tây Phương, vì trong thế giới [Sa Bà] này đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức hết sức khó khăn, vì hoàn cảnh tu học có rất nhiều chướng ngại, đâu đâu cũng bị ngăn trở, quấy nhiễu. Người sanh về Tây Phương được bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phật gia trì, lại được ở cùng một chỗ với các vị thượng thiện nhân cõi Tây Phương. Tây Phương thế giới không có ai mang ác niệm, được tôn là bậc nhất trong hết thảy cõi Phật. Trong đoạn văn này, trong bảy thứ biểu thị pháp, đại sư chỉ nêu đại lược một thứ, tức là Thất Khoa Đạo Phẩm (Thất Khoa Đạo Phẩm chính là ba mươi bảy đạo phẩm, [chia thành bảy khoa] gồm Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo).

Tứ bảo” là tánh đức, tức “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”. Nói thông thường thì ba thứ Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát, mỗi thứ đều có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, có thể nói là [bốn đức ấy bao gồm] trọn khắp hết thảy pháp, nhưng chỉ người kiến tánh mới có. Phàm phu đang mê, đối với bốn chữ này chỉ là “hữu danh vô thực”. Chúng ta cảm thấy thế giới này vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Nếu chính mình không có công đức chân thật, sẽ chẳng thể nào cảm nhận Thường, Lạc, Ngã, Tịnh! Mọi sự, mọi vật trong thế giới ấy đều có bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, nhưng chúng ta nhìn không ra mà nghĩ cũng không nổi! Từ mười phương thế giới, những người vãng sanh Tây Phương vô lượng vô biên, một mình A Di Đà Phật làm sao có thể chỉ dạy chúng sanh đông đảo như thế? Đúng là chẳng biết hóa thân của A Di Đà Phật là vô lượng vô biên, hóa thân và chân thân chẳng hai, chẳng khác! Do vậy, mỗi một người vãng sanh đều có thể thấy A Di Đà Phật bất cứ lúc nào. Kinh nói trong cõi Tây Phương các cây báu rất nhiều, dưới mỗi cội cây báu đều có Tây Phương Tam Thánh thuyết pháp. “Châu táp vi nhiễu” là vô lượng hóa Phật, Bồ Tát, đại sư gọi là “tha hiền thánh biến” (các vị hiền thánh khác trọn khắp). Thông thường, “hiền” chỉ Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng), “thánh” chỉ bậc Bồ Tát đăng địa (từ Sơ Địa trở lên). Ở đây, “hiền” chỉ các Bồ Tát, “thánh” chỉ A Di Đà Phật.



(Giải) Thử đẳng trang nghiêm, Đồng Cư độ thị tăng thượng thiện nghiệp sở cảm, diệc Viên Ngũ Phẩm Quán sở cảm. Dĩ duyên sanh thắng diệu Ngũ Trần vi Thể.
() 此等莊嚴。同居土是增上善業所感。亦圓五品觀所感。以緣生勝妙五塵為體。

(Giải: Có những sự trang nghiêm như thế là vì cõi Đồng Cư do thiện nghiệp tăng thượng cảm thành, mà cũng do Ngũ Phẩm Quán trong Viên Giáo cảm thành, [cõi Đồng Cư] lấy Ngũ Trần92 thù thắng nhiệm mầu do duyên sanh làm Thể).


Đại sư lại giải thích nhân duyên của sự trang nghiêm trong bốn cõi. [Nhân duyên thứ nhất]: Cõi Đồng Cư là do thiện nghiệp tăng thượng cảm thành. “Tăng thượng thiện” chính là “chỉ ư chí thiện” (đạt đến chí thiện), thứ thiện nghiệp này cảm thành cõi Đồng Cư. Phàm phu chẳng thể tu [“tăng thượng thiện”]. Ở đây, “lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, thật thà niệm Phật” chính là “tăng thượng thiện nghiệp”. Điều thiện thế gian hay xuất thế gian nào cũng chẳng thể sánh với điều thiện này. Điều thiện này có thể làm cho con người thoát khỏi tam giới theo chiều ngang, vãng sanh Tịnh Độ, bất thoái thành Phật. Huống chi, trong kinh này, đức Phật dạy “tín nguyện trì danh, thật thà niệm Phật” chính là nhiều thiện căn, nhiều phước đức, lắm nhân duyên. Phàm phu thấy người niệm Phật chẳng có gì đáng nể, nhưng chư Phật, Bồ Tát thấy người niệm Phật đương nhiên sẽ kính trọng. Bởi lẽ, niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Người ấy có thể lập tức thành Phật, long thiên, quỷ thần cùng ủng hộ.

Nhân duyên thứ hai là [cõi Đồng Cư Tịnh Độ] do Ngũ Phẩm Quán trong Viên Giáo cảm thành. Thiên Thai Trí Giả đại sư nương theo Quán Vô Lượng Thọ Kinh để tu hành, tức là tu các pháp quán tưởng, quán tượng. Lúc lâm chung, đồ chúng hỏi Ngài sanh về Tây Phương sẽ đạt quả vị nào. Ngài nói địa vị của Ngài chỉ là Ngũ Phẩm trong Viên Giáo. Ngũ Phẩm trong Viên Giáo chính là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Ngài nói cả đời Ngài hoằng pháp lợi sanh, hoàn toàn chẳng chuyên tu. Ý nằm ngoài lời: Nếu Ngài chuyên tu, phẩm vị ắt cao! Tông Thiên Thai nói đến Ngũ Phẩm thì: Thứ nhất là tùy hỷ, thứ hai là đọc tụng, thứ ba là giải nói (giảng kinh, thuyết pháp), thứ tư là kiêm tu Lục Độ, thứ năm là chánh tu Lục Độ. Đây chính là nghiệp nhân của cõi Phàm Thánh Đồng Cư, bao gồm hết thảy pháp môn tu học trong Đại Thừa, như kinh Vô Lượng Thọ có nói ba bậc vãng sanh. “Nhất tâm tam bối” như pháp sư Từ Châu đã giảng là do Ngũ Phẩm Quán trong Viên Giáo thành tựu93. Dùng sự thành tựu ấy để hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì cũng được vãng sanh.

Cõi Đồng Cư “dùng Ngũ Trần thù thắng nhiệm mầu do duyên sanh để làm Thể”. “Duyên” chính là nhân duyên sanh pháp (các pháp sanh bởi nhân duyên). Thế giới này của chúng ta cũng là duyên sanh, nhưng chỗ sai biệt là: Trong cõi Tây Phương, Ngũ Trần thù thắng nhiệm mầu, còn Ngũ Trần của chúng ta chẳng thù thắng mà cũng chẳng nhiệm mầu. Vì đâu mà có sai biệt? Hai câu trên đây đã nói rất rõ ràng. Điều kiện tối thiểu để một người sanh về Tây Phương thế giới là thiện nghiệp tăng thượng. Chúng ta tạo nghiệp thiện, nghiệp ác, là nhiễm nghiệp, chứ không phải là tịnh nghiệp. Do vậy, [Sa Bà] được gọi là uế độ, ô nhiễm nghiêm trọng. Trước hết là tâm địa ô nhiễm, nên biến hiện ra thế giới toàn là lục trần ô nhiễm.
(Giải) Phương Tiện Tịnh Độ, thị tức Không Quán Trí sở cảm, diệc Tương Tự Tam Quán sở cảm. Dĩ diệu Chân Đế, vô lậu Ngũ Trần vi Thể.
() 方便淨土。是即空觀智所感。亦相似三觀所感。以妙真諦。無漏五塵為體。

(Giải: Phương Tiện Tịnh Độ chính là do Không Quán Trí cảm thành, mà cũng do Tương Tự Tam Quán cảm thành. Dùng vô lậu Ngũ Trần



trong Chân Đế mầu nhiệm để làm Thể).
[Người sanh về] cõi Phương Tiện Hữu Dư đã đoạn Kiến Tư phiền não, nhưng chưa đoạn Trần Sa và Vô Minh. Nghiệp nhân của cõi ấy là Không Quán Trí và Tương Tự Tam Quán. Chúng đều là giáo nghĩa trong Viên Giáo. Tam Quán là Không, Giả, Trung. Tương Tự Tam Quán chính là địa vị Tương Tự trong Viên Giáo, trên thực tế, phương pháp dụng công là Nhất Tâm Tam Quán, tức là trong một niệm viên mãn trọn đủ Không, Giả, Trung. Đấy là nghiệp nhân [của cõi Phương Tiện Hữu Dư]. Tịnh Độ được cảm bởi cái nhân ấy là Chân Đế mầu nhiệm, mà cũng là Chân Đế chẳng thể nghĩ bàn được nói trong Viên Giáo.

Vô lậu Ngũ Trần vi Thể” (Ngũ Trần vô lậu làm Thể): Thế giới này của chúng ta là hữu lậu, còn Tịnh Độ là vô lậu. “Lậu” (漏) là tên gọi khác của phiền não. Có phiền não và vọng tưởng thì là Hữu Lậu, giống như chén trà có vết nứt, rót nước vào sẽ rịn ra, tỷ dụ trong Chân Như bổn tánh xuất hiện vấn đề, công đức nơi chân tánh bị rò rỉ mất. Căn bệnh là do có phiền não, nên Bát Nhã, trí huệ, vô lượng công đức bị rỉ mất, bị phiền não gây chướng ngại, chẳng thể khởi tác dụng. Dẫu có khởi tác dụng thì cũng như không. Người trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư chưa đoạn phiền não, nhưng sự hưởng thụ là do công đức của A Di Đà Phật biến hiện, [nên Ngũ Trần trong cõi Đồng Cư] được gọi là “thắng diệu Ngũ Trần”. Bản thân cõi Phương Tiện Hữu Dư đã có một phần công đức, đồng thời lại được A Di Đà Phật gia bị nên [Ngũ Trần trong cõi Phương Tiện Hữu Dư] gọi là “vô lậu Ngũ Trần”.


(Giải) Thật Báo Tịnh Độ, thị diệu Giả Quán Trí sở cảm, diệc Phần Chứng Tam Quán sở cảm. Dĩ diệu Tục Đế, vô tận Ngũ Trần vi Thể.
() 實報淨土。是妙假觀智所感。亦分證三觀所感。以妙俗諦。無盡五塵為體。

(Giải: Thật Báo Tịnh Độ do Giả Quán Trí mầu nhiệm cảm thành, mà cũng do Phần Chứng Tam Quán cảm thành, lấy vô tận Ngũ Trần trong Tục Đế mầu nhiệm làm Thể).
Cõi Phương Tiện thiên trọng tu hành cho chính mình, do trí huệ, đức năng của chính mình còn chưa đủ, tuy có lợi tha, nhưng trên thực tế là tự lợi. Cõi Thật Báo không giống như vậy, năng lực của chính mình kiện toàn, trí huệ hiển lộ, nên thiên trọng lợi tha. Để lợi tha thì phải nhập Giả (nhập Tục Đế), đến mười phương thế giới giúp Phật giáo hóa. Chúng sanh có cảm, Bồ Tát liền có ứng. Biết nguyên lý này sẽ chẳng cảm thấy lạ lùng nữa! Pháp Thân trọn khắp hết thảy chỗ. Giống như làn sóng vô tuyến điện94 trọn khắp hết thảy chỗ, chỉ cần bắt đúng băng tần là nghe được. Bồ Tát hóa thân cũng giống như vậy. Chúng sanh có tâm cảm, còn Phật, Bồ Tát vô tâm mà ứng. Phương thức ứng hiện là tùy loại hóa thân. Trước kia, lý này rất khó hiểu, hiện thời có thể nhờ vào khoa học, kỹ thuật để chứng minh nhiều chuyện chẳng thể nghĩ bàn trong Phật học.

Tam Quán gồm Chân, Giả, Trung: Chân là còn gọi là Không Quán, tức là quán bản thể của hết thảy các pháp; Giả là quán tướng của hết thảy các pháp. “Diệu Giả Quán Trí” tức là biết “Có chính là Không, Không chính là Có” như Tâm Kinh đã dạy: “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”. Đó gọi là Diệu, mà cũng có thể gọi là Phần Chứng Tam Quán. Tam Quán của Viên Giáo chẳng thể nghĩ bàn. Ở đây, [từ ngữ “Diệu Giả Quán Trí”] chỉ [quán trí của] những vị Phần Chứng Bồ Tát trong Viên Giáo, tức bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Trong Tịnh Tông, [Diệu Giả Quán Trí] được gọi là Lý nhất tâm bất loạn. [Do Diệu Giả Quán Trí] cảm được cõi Tịnh Độ là “diệu Tục Đế”, nó cũng là “Tục Đế chẳng thể nghĩ bàn” trong Viên Giáo, vừa là Chân, vừa là Giả, vừa là Trung. Quán Trí trong một niệm có thể giác quán Không, Giả, Trung. Sắc tướng bên ngoài đích thực là Không, Giả, Trung, đó là Tam Đế (Chân Đế, Tục Đế, Trung Đế) chẳng thể nghĩ bàn, không một pháp nào chẳng phải là Tam Đế mầu nhiệm.

Vô tận Ngũ Trần vi Thể” (vô tận Ngũ Trần làm Thể [của cõi Thật Báo]) giống như kinh Hoa Nghiêm đã nói: Thế giới vô lượng vô biên. Nơi hết thảy phàm phu sanh tử luân hồi cũng chính là nơi chư Phật, Bồ Tát tiếp dẫn, độ thoát chúng sanh. Chúng sanh vô lượng, thế giới vô biên, chư Phật, Bồ Tát cũng vô lượng vô biên. “Vô tận Ngũ Trần làm Thể” hiển thị Phật pháp rộng lớn vô biên.

(Giải) Thường Tịch Quang độ, thị tức Trung Quán Trí sở cảm, diệc Cứu Cánh Tam Quán sở cảm, dĩ diệu Trung Đế, xứng tánh Ngũ Trần vi Thể.

() 常寂光土。是即中觀智所感。亦究竟三觀所感。以妙中諦。稱性五塵為體。

(Giải: Cõi Thường Tịch Quang do Trung Quán Trí cảm nên, mà cũng do Cứu Cánh Tam Quán cảm nên, dùng Ngũ Trần xứng tánh trong Trung Đế mầu nhiệm làm Thể).


Đến chỗ này, quả vị Phật siêu việt bốn mươi mốt địa vị Bồ Tát. Khi ấy, vô minh phiền não hoàn toàn đoạn sạch, công đức nơi tự tánh viên mãn, chẳng có mảy may thiếu khuyết nào, chân tướng của nhân sinh và vũ trụ mới hiện tiền. Trung Quán Trí được nói ở đây chính là Cứu Cánh Tam Quán, tức là đã đạt đến cảnh giới viên mãn rốt ráo trong sự tu học của Đại Thừa. Thiên Thai đại sư nói Tam Chỉ, Tam Quán, nội dung của pháp ấy xuyên suốt Tông Môn, Giáo Hạ. Tuy Tịnh Tông chuyên niệm một câu Phật hiệu, công phu niệm Phật hiệu có sâu hay cạn khác nhau, nhưng xét trên cảnh giới thì cũng chẳng trái nghịch nguyên tắc Tam Quán. Chẳng hạn như Tịnh Tông thường nói tới Sự nhất tâm bất loạn và Lý nhất tâm bất loạn; còn như công phu thành phiến cũng được gộp trong Sự nhất tâm bất loạn là vì “thành phiến” chính là công phu ở mức độ cạn nhất của Sự nhất tâm bất loạn. Có thể khống chế Kiến Tư phiền não chẳng cho chúng nó hiện hành thì gọi là “thành phiến”. Nếu đoạn được Kiến Tư, thì là viên mãn chứng được “Sự nhất tâm”, đoạn được bốn mươi mốt phẩm vô minh chính là viên mãn chứng được “Lý nhất tâm”. Nếu một câu Phật hiệu cũng trải qua những cảnh giới này, tương ứng với nội hàm95 của phép Chỉ Quán như Thiên Thai đại sư đã giảng, cõi Tịnh Độ cảm được sẽ là Diệu Trung Đế. “Xứng tánh Ngũ Trần làm Thể”, đến lúc ấy, Ngũ Trần Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp hoàn toàn là tự tánh, do tánh đức hiện ra, là lý thể của cõi Thường Tịch Quang.

Đoạn văn giải thích này chứa đựng ý nghĩa rất sâu, cảnh giới rất cao, người tu hành đã lâu ít nhiều gì cũng thấu hiểu được mấy phần, đến đây mới là đạt đến rốt ráo viên mãn. Tuy Tây Phương có bốn cõi, nhưng khác với bốn cõi của mười phương thế giới. Trong mười phương, bốn cõi Tịnh Độ khác biệt, trong cõi Đồng Cư chẳng thể thấy được Bồ Tát, La Hán trong cõi Thật Báo hoặc cõi Phương Tiện. Bốn cõi Tịnh Độ của Tây Phương là hiền thánh ở cùng một chỗ; hễ ai sanh về đó đều có thể thấy được. Các kinh điển Đại Thừa khác chưa hề nói tới chỗ thù thắng này.



(Giải) Dục linh dị giải, tác thử phân biệt. Thật tứ độ trang nghiêm, vô phi nhân duyên sở sanh pháp, vô bất tức Không, Giả, Trung. Sở dĩ Cực Lạc Đồng Cư tịnh cảnh, Chân, Tục viên dung, bất khả hạn lượng, hạ giai phỏng thử.
() 欲令易解。作此分別。實四土莊嚴。無非因緣所生法。無不即空假中。所以極樂同居淨境。真俗圓融。不可限量。下皆倣此。

(Giải: Muốn cho [người đọc] dễ hiểu, nên phân biệt như vậy. Thật ra, sự trang nghiêm trong bốn cõi không gì chẳng phải là pháp do nhân duyên sanh, không gì chẳng chính là Không, Giả, Trung. Do vậy, tịnh cảnh trong cõi Đồng Cư của Cực Lạc là Chân và Tục viên dung chẳng thể hạn lượng. Những [lời giải thích trong những] phần dưới đều phỏng theo [cách luận định] ở đây).


Trạng huống chân thật trong Tây Phương thế giới là bốn cõi viên dung, nhưng Phật hoàn toàn sử dụng những kiến thức thông thường, so đo của phàm phu để giới thiệu cõi Tây Phương cho chúng ta. Nói “cõi Tây Phương có các đẳng cấp Thanh Văn, Bồ Tát” thì chính là đức Phật đã nói một cách phương tiện cho chúng ta dễ hiểu. Chứ thật ra, trạng huống của A Di Đà Phật và Tây Phương Cực Lạc thế giới là: Trên thực tế, tuy có bốn cõi, nhưng viên dung, không hề cách biệt. Nói “người, trời” nhằm biểu thị pháp sanh bởi nhân duyên, nói “La Hán” nhằm biểu thị [các pháp do nhân duyên sanh ấy] chính là Không, nói “Bồ Tát” nhằm biểu chúng chính là Giả, nói “Phật” nhằm biểu thị chúng chính là Trung. Bốn cõi đều là Trung. Ở đây là nói phương tiện, chứ trên thực tế, tịnh cảnh trong cõi Đồng Cư của Cực Lạc là “Chân và Tục viên dung, vừa là Không, vừa là Giả, vừa là Trung” chẳng thể hạn lượng!

(Giải) Vấn: Tịch Quang duy lý tánh, hà đắc hữu thử trang nghiêm?



Đáp: Nhất nhất trang nghiêm, toàn thể lý tánh. Nhất nhất lý tánh, cụ túc trang nghiêm, phương thị chư Phật cứu cánh y quả. Nhược Tịch Quang bất cụ thắng diệu ngũ trần, hà dị Thiên Chân Pháp Tánh?
() 問。寂光唯理性。何得有此莊嚴。答。一一莊嚴。全體理性。一一理性。具足莊嚴。方是諸佛究竟依果。若寂光不具勝妙五塵。何異偏真法性。
(Giải: Hỏi: - Tịch Quang chỉ là lý tánh, sao lại có những thứ trang nghiêm ấy?

Đáp: - Trong mỗi một thứ trang nghiêm, toàn bộ cái Thể của nó là lý tánh. Mỗi một lý tánh có đầy đủ sự trang nghiêm thì mới là y báo rốt ráo nơi quả vị của chư Phật. Nếu cõi Tịch Quang chẳng trọn đủ Ngũ Trần thù thắng nhiệm mầu thì có khác gì Thiên Chân Pháp Tánh?)
Hành giả do nghiên cứu kinh luận tràn lan quá mức liền nêu ra nghi vấn, cho rằng “ba cõi trước trong bốn cõi Tịnh Độ là Sự, còn cõi Tịch Quang là Lý”. Sự thì có tướng, chứ Lý làm sao có tướng được? Sao lại nói đến sự trang nghiêm [trong cõi Tịch Quang]? Người ấy thật chẳng biết Sự và Lý là một, chẳng phải hai. Xét theo Sự thì có thể nói tới sự trang nghiêm, nhưng xét theo Lý, đương nhiên cũng có thể nói tới sự trang nghiêm. Nói theo mặt Sự, cõi Phương Tiện, cõi Thật Báo, toàn thể đều do Lý thể biến hiện ra. Do vậy, nói: “Mỗi một trang nghiêm, toàn bộ cái Thể của nó là lý tánh”. Chẳng riêng gì A Di Đà Phật là như thế, mà y báo của hết thảy chư Phật đều chẳng ra ngoài lệ ấy. Chỉ là do Bồ Tát và phàm phu nhìn thấy, cảm nhận khác nhau! Phật là giác chứ không mê,

phàm phu là mê chứ chẳng giác, sai biệt ở chỗ này.

Nếu luận về Lý và Sự thì phàm và thánh giống hệt như nhau. Nếu cõi Tịch Quang chẳng trọn đủ Ngũ Trần thù thắng nhiệm mầu thì có khác gì La Hán trong Tiểu Thừa? Tiểu Thừa La Hán khôi thân diệt trí 96, nhập Thiên Chân Niết Bàn, thứ gì cũng chẳng có, vạn pháp đều là Không, giống như Tứ Không Thiên, nhưng Phật thì có Ngũ Trần thù thắng mầu nhiệm để lợi lạc khắp các chúng sanh.

Đoạn văn chú giải này đã khải thị cho ta mấy điều sau:

1. Pháp giới vốn là Nhất Chân, kinh Hoa Nghiêm nói điều này rất thấu triệt, pháp giới vốn luôn là Nhất Chân. Chân thì chẳng biến đổi, Giả sẽ bị biến đổi. Đeo cặp kính màu sẽ nhìn thấy màu sắc của những thứ bên ngoài bị biến đổi hoàn toàn; thật ra, sự vật bên ngoài hoàn toàn chẳng biến đổi. Vốn là Nhất Chân mà biến thành mười pháp giới! Mười pháp giới là do cảm nhận sai lầm, chẳng phải là sự thật. Sự thật là Nhất Chân. Nhận biết sai lầm phát sanh từ vọng tưởng, chấp trước; do vọng tưởng, chấp trước mà thấy pháp giới khác nhau. Nếu trừ sạch vọng tưởng, chấp trước, sẽ thấy được Nhất Chân pháp giới, vì nó vốn ở ngay trước mắt. Đức Phật nói mười pháp giới chỉ do Thức biến, chúng là giả; Nhất Chân pháp giới chỉ do tâm hiện, nó là thật. Có thể thấy rằng: Chân và Giả giống hệt như nhau, Lý và Sự chẳng hai, hễ gỡ cặp kính xuống thì sẽ giống hệt.

2. Kinh còn dạy: “Hết thảy pháp sanh từ tâm tưởng”. Đây chính là “duy thức sở biến”. Chủ thể của sự biến hiện (năng biến) là tâm tưởng, cái được biến hiện (sở biến) chính là vạn vật và cảnh giới. Lý tuy sâu, nhưng là sự thật. Phàm phu chỉ có thể thấy được cõi Đồng Cư. Thanh Văn sống trong cõi Phương Tiện, có thể thấy cõi Đồng Cư. Bồ Tát có thể thấy cõi Phương Tiện lẫn cõi Đồng Cư. Chỉ có Phật là có thể thấy các cõi. Đây chính là cách nói thông thường; nếu sanh về Tây Phương thì do bốn cõi viên dung, cho nên [chúng sanh trong cõi Cực Lạc] đều có thể thấy trọn hết [bốn cõi Tịnh Độ]. Đức Phật khuyên con người niệm Phật là do đạo lý này. Trong những thế giới Phật phương khác, bốn cõi tách rời, nhưng người trong cõi Tây Phương cũng có thể thấy khắp bốn cõi Tịnh Độ của hết thảy thế giới chư Phật trong mười phương, thật chẳng thể nghĩ bàn!


(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung. Trì để thuần dĩ kim sa bố địa, tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hợp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, hoàng sắc hoàng quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.

(Giải) Thượng minh trụ xứ, kim minh sanh xứ. Bảo trì kim, ngân đẳng sở thành, bất đồng thử phương thổ, thạch dã. Bát công đức thủy giả: Nhất trừng thanh, dị thử phương hồn trược. Nhị thanh lãnh, dị hàn nhiệt. Tam cam mỹ, dị hàm đạm liệt vị. Tứ khinh nhuyễn, dị trầm trọng. Ngũ nhuận trạch, dị súc hủ thốn sắc. Lục an hòa, dị cấp bạo. Thất trừ cơ khát, dị sanh lãnh. Bát trưởng dưỡng chư căn, dị tổn hoại chư căn, cập lệ lệ tăng bệnh một nịch đẳng dã. Sung mãn kỳ trung, dị khô kiệt, phiếm lạm. Để thuần kim sa, dị ô nê.
() 又舍利弗。極樂國土。有七寶池。八功德水。充滿其中。池底純以金沙布地。四邊階道。金銀琉璃。玻璃合成。上有樓閣。亦以金銀琉璃。玻璃硨磲。赤珠瑪瑙。而嚴飾之。池中蓮華。大如車輪。青色青光。黃色黃光。赤色赤光。白色白光。微妙香潔。

  () 上明住處。今明生處。寶池金銀等所成。不同此方土石也。八功德水者。一澄清。異此方渾濁。二清冷。異寒。三甘美。異鹹淡劣味。四輕軟。異沉重。五潤澤。異縮腐褪色。六安和。異急暴。七除饑渴。異生冷。八長養諸根。異損壞諸根。及沴戾增病沒溺等也。充滿其中。異枯竭汎濫。底純金沙。異汙泥。


(Chánh kinh: Lại này Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bằng bảy báu, nước tám công đức chứa đầy trong ấy. Đáy ao thuần dùng cát vàng trải đất, bậc lên, lối đi ở bốn phía đều do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Phía trên có lầu, gác, cũng dùng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang hoàng. Hoa sen trong ao to như bánh xe, hoa màu xanh tỏa ánh sáng xanh, hoa màu vàng tỏa ánh sáng vàng, hoa màu đỏ tỏa ánh sáng đỏ, hoa màu trắng tỏa ánh sáng trắng, vi diệu, thơm, sạch.

Giải: Đoạn trên nói về chỗ ở, đoạn này nói về chỗ [hành nhân vãng sanh Tịnh Độ sẽ] sanh ra. Ao báu bằng vàng, bạc v.v... hợp thành, chẳng giống như phương này ao bằng đất, đá. Nước tám công đức là:

1. Trong lắng, khác với nước phương này vẩn đục, dơ bẩn.

2. Trong mát, khác với nước phương này nóng, lạnh.

3. Ngọt ngào, khác với nước phương này mặn, nhạt, hoặc có vị hèn tệ.

4. Mềm nhẹ, khác với nước phương này thô nặng.

5. Tươi nhuận, khác với nước phương này thối rữa, màu sắc bệch bạc.

6. An hòa, khác với nước phương này chảy xiết dữ dội.

7. Trừ đói khát, khác với nước phương này [khiến người uống vào hay đụng đến] phát rét.

8. Tăng trưởng các căn, khác với nước phương này tổn hoại các căn và tăng thêm những bệnh dịch dữ dội, chết chìm v.v...

Đầy ắp trong ấy”: Khác với nước phương này hoặc khô cạn, hoặc tràn ngập. “Đáy ao thuần là cát bằng vàng” khác với phương này đáy ao là bùn lầy).


Đoạn kinh này chỉ rõ sanh về Tây Phương là “liên hoa hóa sanh”, không có thai sanh (sanh trong bào thai) và các thứ khổ khác. Hoàn cảnh của chỗ sanh là ao báu do bảy chất báu hợp thành. A Di Đà Phật phước cực lớn, vô lượng kiếp tu trì, mỗi một kẻ vãng sanh tối thiểu đều tu thiện nhân tăng thượng, phước báo của chúng sanh quá lớn. Do vậy, hoàn cảnh y báo đều bằng các thứ báu hợp thành, hoàn toàn khác Sa Bà. Nước cũng như vậy, có rất nhiều ưu điểm, rõ ràng nhất là tám điều:

(1) Trong lắng: Chẳng có mảy may tạp chất nào.

(2) Trong mát: Vĩnh viễn giữ cùng một nhiệt độ.

(3) Ngon ngọt: Hết sức ngon miệng.

(4) Mềm nhẹ: Có thể chảy ngược lên trên.

(5) Tươi nhuận: Chẳng bị hư rữa.

(6) An hòa: Không có sóng to, sóng dữ.

(7) Trừ đói khát: Chẳng những hết khát mà còn khỏi đói.

(8) Trưởng dưỡng các căn: Khiến cho con người khỏe mạnh, sống lâu.

Quán Kinh nói nước [trong cõi Cực Lạc] có thể chảy quanh thân cây lên tận ngọn cây, cực kỳ mềm mại, nhẹ nhàng, đẹp mắt. Không chỉ có rất nhiều ưu điểm như thế mà còn có thể thuyết pháp. Nước chảy vang ra tiếng diễn nói Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, các Ba La Mật và các pháp Đại, Tiểu Thừa. Nước vốn là vật vô tình, A Di Đà Phật dùng trí huệ đức năng của chính mình biến nó trở thành công cụ để thuyết pháp, nhằm thỏa mãn nhu cầu nghe pháp của chúng sanh, thật chẳng thể nghĩ bàn!


(Giải) Giai đạo tứ bảo, dị chuyên thạch. Bệ cấp danh Giai, thản đồ viết Đạo. Trùng ốc vi lâu, sầm lâu danh các. Thất bảo lâu các, dị thử phương thổ, mộc, đan thanh dã. Lâu các thị trụ xứ cập pháp hội xứ. Đản đắc bảo trì, liên bào khai phu, tiện khả đăng tứ ngạn, nhập pháp hội, kiến Phật, văn pháp dã. Hoa luân giả, Luân Vương kim luân, đại tứ thập lý, thả cử tối tiểu giả ngôn. Nhược cứ Quán Kinh, cập Vô Lượng Thọ hội, đại tiểu thật bất khả lượng. Do Đồng Cư Tịnh Độ, thân tướng bất đẳng cố dã. Thanh sắc danh Ưu Bát La, hoàng sắc danh Câu Vật Đầu, xích sắc danh Bát Đầu Ma, bạch sắc danh Phân Đà Lợi. Do sanh thân hữu quang, cố liên bào diệc hữu quang. Nhiên Cực Lạc liên hoa, quang sắc vô lượng, thử diệc lược ngôn nhĩ. “Vi diệu hương khiết”: Lược thán liên hoa tứ đức. Chất nhi phi hình viết Vi. Vô ngại viết Diệu. Phi hình tắc phi trần, cố Khiết dã. Liên bào như thử, sanh thân khả tri.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương