PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang14/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32

() 若心得法喜。善能覺了此喜。不依顛倒之法而喜。住眞法喜。名喜覺分。
(Giải: Nếu tâm đắc pháp hỷ, khéo có thể hiểu rõ niềm vui này, chẳng vui theo những pháp điên đảo, trụ trong chân pháp hỷ, thì gọi là Hỷ Giác Phần)
Trong pháp thế gian cũng có “pháp hỷ”, như câu thứ nhất trong Luận Ngữ là: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (Học rồi tập luyện, chẳng vui lắm sao). Chữ Duyệt này chính là pháp hỷ. Pháp hỷ từ nội tâm phát ra. Dùng tâm chân thành, cung kính đọc kinh, cảm thấy có chỗ ngộ, ý vị vô cùng, đấy là pháp hỷ. Trước kia, học trò nhỏ đi học trường tư, bảy tám tuổi học Tứ Thư. Tới năm bảy tám mươi tuổi, đọc những sách ấy vẫn thấy ý vị tràn trề, là do quả thật có lãnh ngộ, tức là cảm thấy vui sướng. Niềm vui do đọc sách là sự hưởng thụ tối cao trong đời người.

Đại sư nói: “Bất y điên đảo chi pháp nhi hỷ” (Chẳng vui theo pháp điên đảo). So với sách vở thế tục thì kinh điển Nho gia là chánh, nhưng nếu đem so với Phật pháp thì Phật pháp là chánh. Mục tiêu tu học của Nho gia không ngoài “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, chẳng thể thoát khỏi tam giới! Đem pháp Tiểu Thừa so với pháp Đại Thừa, pháp Đại Thừa là chánh. Đem Đại Thừa Phật pháp so với trì danh niệm Phật thì trì danh niệm Phật là thuần chánh, vượt trỗi hết thảy pháp môn Đại Thừa. Nếu lại tu học những pháp môn khác, chính là đã lãng phí hết sạch tinh lực và thời gian rồi. Cơ hội hy hữu khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay, hôm nay đã được gặp, hãy sốt sắng tu học! Càng học thì sự lãnh ngộ càng sâu, càng học thì tín tâm đối với sự vãng sanh Tây Phương thế giới càng chân thật, thiết tha.


(Giải) Nhược đoạn trừ chư kiến phiền não chi thời, thiện năng giác liễu, trừ chư hư ngụy, bất tổn chân chánh thiện căn, danh Trừ Giác Phần.
() 若斷除諸見煩惱之時。善能覺了。除諸虛偽。不損眞正善根。名除覺分。
(Giải: Nếu khi đoạn trừ các kiến phiền não, khéo có thể giác ngộ, trừ các hư ngụy, chẳng tổn hoại thiện căn chân chánh thì gọi là Trừ Giác Phần)
Đây chính là chi thứ tư trong Thất Giác Chi, tức Trừ Giác Phần, rất gần gũi với chi thứ năm là Xả Giác Phần. Trừ là đối nội, Xả là đối ngoại. Phân chia như vậy cho dễ hiểu. “Chư kiến phiền não” chính là Kiến Tư phiền não như các kinh luận đã nói, hoặc còn gọi là Kiến Tư Hoặc. Đây chính là tên gọi chung của phiền não, và cũng là cội nguồn của tam giới lục đạo. Nếu đoạn trừ Kiến Tư phiền não thì luân hồi lục đạo sẽ không còn nữa. Trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư có câu: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (Trong mộng rành rành trọn sáu nẻo, tỉnh rồi tam giới rỗng toang hoang). Kiến Tư Hoặc chia thành hai thứ là Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Kiến Hoặc là Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến, Tà Kiến. Tư Hoặc là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Trong phần sau sẽ giải thích cặn kẽ,

ở đây không cần phải nói rườm rà.



Sự tu học trong Tịnh Tông dựa trên kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ. Kinh văn của kinh A Di Đà chẳng dễ hiểu cho lắm, may là có hai tác phẩm bất hủ là Sớ Sao của Liên Trì đại sư và Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư, giúp ích cho sự tu học của chúng ta không chi lớn bằng. Chỉ cần công phu niệm Phật thuần thục, chúng ta cũng sẽ đạt được cảnh giới và hiệu quả như trong Thiền Tông. Họ dùng phương pháp tham cứu, không phải ai cũng có thể làm được. Chúng ta dùng phương pháp nhất tâm chuyên niệm thì ai cũng có thể thực hiện được. Trong khi đoạn trừ các kiến phiền não, bèn hết sức khéo léo trừ các hư ngụy, trọn chẳng tổn hại thiện căn chân chánh. Ba thứ thiện căn trong pháp thế gian là vô tham, vô sân, vô si. Giả sử trừ được phiền não thì đương nhiên sẽ chẳng làm những chuyện xấu, nhưng chuyện tốt cũng không làm thì thiện căn chân chánh đã bị tổn hại, lại đi chệch đường rồi. Đoạn ác tu thiện dù trong pháp thế gian hay xuất thế gian đều là chuyện phải làm hằng ngày. Không có ác, cố ý làm một chút ác; không có thiện, cố ý làm một chút thiện, nhằm khơi gợi sự giác ngộ của chính mình. Trong cuộc sống vẫn là biểu diễn. Đấy là phương tiện thiện xảo, không làm là tự lợi, còn làm thì là lợi tha. Thiện căn trong pháp xuất thế chỉ có một điều, tức là tinh tấn. Dũng mãnh tinh tấn, không mỏi mệt, chán ngán, chẳng tổn hại thiện căn chân chánh. “Trừ các hư ngụy”: Tiếng tăm, lợi dưỡng và sự hưởng thụ cá nhân đều là hư ngụy. Người thế gian đoạn ác tu thiện là vì có mục đích, chứ hoàn toàn chẳng phải vô điều kiện. Điều gì không có lợi ích họ sẽ chẳng làm. Chư Phật, Bồ Tát vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, Bi có thể dẹp khổ, Từ có thể ban vui. Từ bi lại thêm vào một chữ “đại” tức là vô điều kiện, hết thảy những thứ gì có điều kiện đều là hư ngụy.
(Giải) Nhược xả sở kiến niệm trước cảnh thời, thiện năng giác liễu sở xả chi cảnh, hư ngụy bất thật, vĩnh bất truy ức, danh Xả Giác Phần.
() 若捨所見念著境時。善能覺了所捨之境。虛偽不實。永不追憶。名捨覺分。
(Giải: Nếu buông bỏ sự chấp trước vào cảnh trong khi thấy nghĩ, khéo có thể hiểu rõ cảnh bị bỏ là hư ngụy, chẳng thật, vĩnh viễn chẳng theo đuổi, nhớ tưởng chúng thì gọi là Xả Giác Phần)
Xả là đối với cảnh bên ngoài mà nói, mà cũng chính là những thứ ta thường gọi là “vật ngoài thân”. Bên trong buông Kiến Tư phiền não xuống, bên ngoài buông ngũ dục lục trần, tiếng tăm, lợi dưỡng xuống. “Cảnh” là cảnh giới; những gì do mắt thấy đều gọi là Sắc, do tai nghe thì gọi là Thanh, do mũi ngửi gọi là Hương, cho đến Ý, Ý chính là ý niệm. Cái để ý duyên vào thì gọi là Pháp. Lục Căn là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, tương ứng với sáu loại cảnh giới lớn bên ngoài là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Sáu loại cảnh giới lớn này hư huyễn, không thật. Hễ nói tới “chân thật” thì phải tồn tại vĩnh viễn, không bị biến đổi. Nếu bị biến đổi sẽ là hư ngụy. Thân thể con người có sanh, lão, bệnh, tử, thời thời khắc khắc biến hóa, chẳng phải là chân thật. Thực vật có sanh, trụ, dị, diệt. Khoáng vật có thành, trụ, hoại, không. Thiên Thân Bồ Tát quy nạp hết thảy các pháp thành một trăm loại lớn, gọi là Bách Pháp. Trong Tướng Tông có cuốn Bách Pháp Minh Môn Luận là sách nhập môn của Đại Thừa. Trong một trăm pháp ấy, lại chia ra pháp hữu vi và pháp vô vi. Pháp hữu vi có sanh, có diệt. Pháp vô vi vô sanh vô diệt. Pháp vô vi có sáu thứ, pháp hữu vi bao gồm tâm, tâm sở, sắc, bất tương ứng hành, gồm chín mươi bốn thứ. Trong các pháp vô vi có hư không vô vi. Dường như từ cổ đến nay, hư không chẳng biến hóa. Hễ biến hóa thì chẳng phải là chân thật, chớ nên chấp trước. Hễ chấp trước, phiền não liền sanh, đấy là do chính mình chuốc lấy. Đã biết chúng chẳng phải là thật, cũng phải biết nguồn cội của chúng rồi mới có thể thật sự buông xuống được. Đức Phật nói: Trong mười pháp giới, y báo và chánh báo trang nghiêm là Tướng Phần trong chân tâm bổn tánh của chúng ta. Bổn tánh là chủ thể có công năng biến hiện (Năng Biến), Tướng Phần là cái được biến hiện (Sở Biến) bởi bổn tánh. Có thể thấy rằng Năng Biến là chân, Sở Biến là giả hữu. Bổn tánh là Chân Không, Lục Tổ nói: “Bổn lai vô nhất vật” (Vốn chẳng có một vật), nhưng có thể biến hiện hết thảy pháp. Do vậy, bổn tánh là Thể, Tướng là hình tượng được hiện ra. Kinh Hoa Nghiêm dạy “hết thảy pháp chỉ do Tâm hiện, chỉ do Thức biến”. Tướng có biến hóa, do Thức khởi tác dụng. Thức là phân biệt, chấp trước. Nếu như bổn tánh hiện tướng thì tướng ấy được gọi là Nhất Chân Pháp Giới. Trong tâm có Kiến, Tư, phân biệt, chấp trước, liền biến hiện ra lục đạo, luân hồi.

Mười phương vô lượng vô biên các thế giới Phật, hết thảy các vị Phật, Bồ Tát cũng là vật được biến hiện từ tâm tánh của chính mình, thường nói “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”. Hiện tại, chúng ta có bao giờ chẳng phải là “duy tâm uế độ, tự tánh Thích Ca” chăng? Lìa khỏi tâm tánh sẽ không có một pháp nào để được. Đấy chính là “thiện năng giác liễu” (khéo có thể hiểu rõ). Huống chi, trong kinh Phật đã khai thị: “Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”. Tâm tưởng điều gì liền biến ra điều ấy. Đại đa số mọi người chết đi sẽ đọa vào tam ác đạo, [là do] họ nghĩ đến tham bèn đọa ngạ quỷ, nghĩ đến sân bèn đọa địa ngục, nghĩ đến si, chẳng phân biệt tà - chánh, thiện - ác, lợi - hại rõ ràng, hồ đồ mờ mịt, bèn đọa vào súc sanh. Niệm Phật tưởng Phật, nhất định sẽ thành Phật, niệm trời tưởng trời, nhất định sẽ sanh lên trời. Chuyện sanh lên trời trong Cơ Đốc Giáo hay Thiên Chúa Giáo là thật, chẳng phải là giả. Nếu niệm Phật, tưởng Phật, trong tâm lại tưởng tham, sân, si thì tam ác đạo vẫn có phần, không về Tây Phương được! Phải hiểu rõ ràng đạo lý ấy, phải buông xuống hết thảy, chết lòng sát đất niệm một câu A Di Đà Phật, trong một đời này có thể thật sự vượt thoát tam giới, đồng thời tùy duyên tùy phận giúp đỡ người khác khai ngộ, lìa khổ, được vui. Đấy là tâm đại từ bi của chính mình, không có bất cứ điều kiện nào. [Coi những điều đó như] những chuyện thuộc về bổn phận phải làm; bởi lẽ, hết thảy chúng sanh và ta đồng thể, “đồng thể đại bi”, từ đó sanh ra “vô duyên đại từ”, như cha mẹ yêu thương con cái vô điều kiện. Ngũ dục, lục trần, tiếng tăm, lợi dưỡng đã là hư vọng thì phải bỏ. Bỏ xong, vĩnh viễn chẳng còn tưởng nhớ, đó gọi là Xả Giác Phần.


(Giải) Nhược phát chư Thiền Định chi thời, thiện năng giác liễu chư Thiền hư giả, bất sanh ái kiến vọng tưởng, danh Định Giác Phần.
() 若發諸禪定之時。善能覺了諸禪虛假。 不生愛見

妄想。名定覺分。
(Giải: Nếu lúc phát khởi các Thiền Định mà khéo có thể hiểu rõ các môn Thiền là hư giả, chẳng sanh ái kiến, vọng tưởng, thì gọi là Định Giác Phần)
Đối với hai loại trên, nếu thực hiện đến mức có hiệu quả chân thật thì sẽ đắc Thiền Định. Trừ Giác Phần khiến cho nội tâm thanh tịnh, tách lìa hết thảy phân biệt, chấp trước; Xả Giác Phần [khiến cho hành giả] quyết định chẳng bị cảnh giới bên ngoài lay động, Thiền Định tự nhiên hiện tiền. Công phu Trừ và Xả sâu đậm thì công phu định lực cũng sâu. Định là trạm dừng giữa đường, chẳng phải là mục tiêu rốt ráo. Hơn nữa, Thiền Định sâu hay cạn vô lượng vô biên, tuyệt đối chớ nên “được chút ít đã cho là đủ”, khoe khoang với người khác. Tứ Thiền Bát Định là Thiền Định thế gian. Vì sao chẳng thể đạt đến Cửu Thứ Đệ Định, chứng quả La Hán, vượt thoát tam giới? Gốc bệnh là ở chỗ “ái kiến, vọng tưởng”. Hành giả hết sức ưa thích những cảnh giới trong Định, lại còn hiểu lầm là đã nhập Niết Bàn! Nếu chẳng sanh ái kiến vọng tưởng thì Thiền Định sẽ sanh ra trí huệ. Người niệm Phật niệm đến mức “công phu thành phiến” sẽ rất gần với Thiền Định. Niệm đến mức Sự nhất tâm bất loạn chính là Thiền Định. Khi ấy, trọn chớ nên sanh khởi ái kiến vọng tưởng. Câu niệm Phật này cứ một mực niệm mãi, hãy thường so sánh với Phật, Bồ Tát, đừng so sánh với phàm phu, để khỏi sanh tâm ngạo nghễ, ngã mạn, vĩnh viễn giữ được lòng khiêm hư, cung kính hết thảy. Đấy là Định Giác Phần.
(Giải) Nhược tu xuất thế đạo thời, thiện năng giác liễu, thường sử Định Huệ quân bình, hoặc tâm trầm một, đương niệm dụng Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỷ tam giác phần, dĩ sát khởi chi. Hoặc tâm phù động, đương niệm dụng Trừ, Xả, Định tam giác phần, dĩ nhiếp trì chi, điều hòa thích trung, danh Niệm Giác Phần.
() 若修出世道時。善能覺了。常使定慧均平。或心沉沒。當念用擇法精進喜三覺分。以察起之。或心浮動。當念用除捨定三覺分。以攝持之。調和適中。名念覺分。
(Giải: Nếu khi tu đạo xuất thế, khéo có thể hiểu rõ, thường khiến cho

Định và Huệ cân bằng. Nếu tâm chìm đắm, hãy nên nghĩ dùng ba thứ Giác Phần là Trạch Pháp, Tinh Tấn và Hỷ để dấy lên sự quán sát. Nếu tâm phập phều, chao động, hãy nên nghĩ dùng ba môn Giác Phần là Trừ, Xả và Định để nhiếp trì cái tâm, điều hòa cho thích hợp, thì gọi là Niệm Giác Phần)
Hãy nên dùng Thất Bồ Đề Phần trong công phu tu hành bình thường, dùng sao cho ổn thỏa thì sẽ giúp ích rất lớn cho sự tu học. Bất cứ tông phái, pháp môn nào cũng đều có hai loại bệnh:

- Một là hôn trầm, thường cảm thấy mệt mỏi, tinh thần trì trệ. Niệm Phật chưa được bao lâu, hễ vừa Chỉ Tịnh liền ngủ gục. Công phu nhất định phải giữ cho Định và Huệ cân bằng. Định nhiều sẽ hôn trầm, Huệ nhiều sẽ cảm thấy trong tâm lao xao, vọng niệm lên xuống nhộn nhịp. Nếu gặp tình trạng như vậy, liền sử dụng ba môn Giác Phần trong phần trước là Trạch Pháp, Tinh Tấn và Hỷ để điều chỉnh. Khi đả tọa gặp hiện tượng ấy, liền đứng lên nhiễu Phật hoặc lễ Phật, hoặc tưởng A Di Đà Phật lúc đang tu nhân nỗ lực tinh tấn tu hành, thấy người hiền liền mong được bằng. Trong Niệm Phật Đường thời cổ phải nương tựa vào đại chúng, có hoàn cảnh tu học tốt đẹp. Hiện thời, những đạo tràng lớn đều biến thành địa điểm du lịch, xe du khách ra vào không ngớt, khó thể thanh tịnh. Hiện thời, thật sự dụng công vẫn chẳng bằng tại nhà. Ngày nay có băng thâu âm, băng thâu hình, máy niệm Phật, thuận tiện hơn trước kia. Mời mấy người chí đồng đạo hợp tu chung với nhau. Đạo tràng Dallas của chúng ta chia thành ba khu nhiễu Phật, lễ Phật, tịnh tọa niệm Phật, mỗi khu chẳng làm rộn lẫn nhau. Không có pháp sư hướng dẫn thì mở máy niệm Phật, tiếng niệm Phật không ngừng. Bước vào Phật đường một câu cũng không nói, thấy người khác không chào hỏi, hoàn toàn dựa theo Phật hiệu để niệm Phật, không có bất cứ áp lực nào.

- Nếu trong tâm rất nhiều vọng niệm, phập phều vọng động lao xao, đấy chính là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, tu luyện trong cuộc sống thường ngày hãy dùng ba môn Giác Phần là Trừ, Xả và Định để nhiếp trì, luôn điều hòa sao cho thích đáng, làm cho tâm chẳng bị xen tạp. Tuy trong một lúc chẳng thể trừ sạch, chớ nên gấp rút mong trừ được, chớ nên miễn cưỡng, nhất định phải sao cho thân tâm thoải mái, hoan hỷ, càng học tâm càng thanh tịnh, phiền não ngày càng giảm, trí huệ tăng trưởng là được.
(Giải) Bát Thánh Đạo Phần, diệc danh Bát Chánh Đạo Phần. Tu vô lậu hạnh quán, kiến Tứ Đế phân minh, danh Chánh Kiến.
() 八聖道分。亦名八正道分。修無漏行觀。見四諦分明。名正見。
(Giải: Bát Thánh Đạo Phần còn gọi là Bát Chánh Đạo Phần. Tu vô lậu hạnh quán, thấy Tứ Đế rành mạch, thì gọi là Chánh Kiến)

Khoa cuối cùng trong ba mươi bảy đạo phẩm là Bát Chánh Đạo, còn gọi là Bát Thánh Đạo. Bát Chánh Đạo là khoa mục trọng yếu nhất trong Phật môn, tiêu chuẩn rất nhiều. Tiểu Thừa cũng có Bát Chánh Đạo, mỗi một tông phái trong Đại Thừa cũng có Bát Chánh Đạo, tiêu chuẩn [trong mỗi một tông phái] khác nhau. Ở đây, đại sư giảng Bát Chánh Đạo theo tánh chất nguyên tắc.



Tu vô lậu hạnh quán, kiến Tứ Đế phân minh”: Tứ Đế chính là danh xưng chung của pháp thế gian và xuất thế gian, tức Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ là quả báo thế gian. Tập là nhân duyên thế gian, nói rõ chân tướng của pháp thế gian. Diệt và Đạo là pháp xuất thế gian. Diệt là diệt phiền não, diệt sanh tử. Diệt là quả xuất thế gian, Đạo là nhân xuất thế gian. Khổ, Tập, Diệt, Đạo là hai tầng nhân quả, mà cũng là chân tướng của nhân sinh và vũ trụ. Nếu muốn thấy đạo thì phải tu vô lậu hạnh quán; câu này bao gồm hết thảy phương pháp tu học Đại Tiểu Thừa. “Lậu” (漏) là tên gọi khác của phiền não, là danh từ phản nghĩa của Chân Như bổn tánh. Đấy chính là tỷ dụ Chân Như bổn tánh có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khiến cho Bát Nhã, trí huệ, vô lượng công đức vốn sẵn có trong bổn tánh bị rò rỉ. Nếu tương ứng với bổn tánh thì gọi là “vô lậu”. Do vậy, phải tu pháp vô lậu thì mới có thể thấy được chân tướng của nhân sinh và vũ trụ. Thánh nhân Tiểu Thừa đoạn được Kiến Tư phiền não, nên gọi là “vô lậu”, nhưng so với Đại Thừa thì tuy đoạn được Kiến Tư, vẫn còn có Trần Sa và Vô Minh chưa đoạn, chẳng thể gọi là “chân vô lậu”. Ắt phải đoạn sạch Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh thì sẽ là phẩm vị Thập Địa Bồ Tát trong Đại Thừa Viên Giáo. Hàng Địa Thượng Bồ Tát (tức Bồ Tát đắc Sơ Địa Bồ Tát trong Viên Giáo trở lên) còn được gọi là Đại A La Hán, cũng gọi là Vô Học, [ngụ ý] đã tốt nghiệp rồi [không cần phải học nữa]. Thông thường, bậc Bồ Tát phá một phần vô minh, thấy một phần chân tánh thì vị ấy cũng được xếp vào hàng “chân thật vô lậu hạnh quán”, tức là từ bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo trở lên, hoặc Đăng Địa Bồ Tát trong Biệt Giáo. Do vậy, tiêu chuẩn của Bát Chánh Đạo rất cao; trong các tông phái khác, đạt đến cảnh giới này chẳng dễ dàng. Tịnh Tông là pháp môn bình đẳng thành Phật. Hết thảy chúng sanh tu pháp bình đẳng: Đẳng Giác Bồ Tát lẫn phàm phu cùng tu học và chứng đắc một pháp “tín, nguyện, trì danh, cầu nguyện vãng sanh”. Nếu tin tưởng chẳng hoài nghi sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo của Tây Phương thì đấy chính là Chánh Kiến trong Tịnh Tông, có cùng kiến giải với chư Phật Như Lai.
(Giải) Dĩ vô lậu tâm tương ứng tư duy, động phát giác tri trù lượng, vị linh tăng trưởng, nhập đại Niết Bàn, danh Chánh Tư Duy.
() 以無漏心相應思惟。動發覺知籌量。為令增長。入大涅槃。名正思惟。
(Giải: Dùng tâm vô lậu để tư duy tương ứng, dấy khởi sự hay biết, tính toán, so sánh, nhằm tăng trưởng, nhập đại Niết Bàn, thì gọi là Chánh Tư Duy).
“Vô lậu tâm” là chân tâm, vọng tâm là hữu lậu, chẳng thanh tịnh. Quán Kinh nói “chí thành tâm”, Đại Thừa Khởi Tín Luận nói “trực tâm”, Nho gia nói “thành ý chánh tâm”, [những tâm ấy] cũng tương tự với vô lậu tâm ở đây. Thanh tịnh tâm khởi tác dụng là trí huệ. Vô lậu tâm chính là Thật Trí, khởi ra tác dụng là Quyền Trí. Câu “động phát giác tri trù lượng” là nói về sự khởi tác dụng, chính là “chiếu kiến” như trong Tâm Kinh đã nói. “Tư duy” được nói ở đây hoàn toàn chẳng phải là sự nghiên cứu, suy xét thuộc phạm vi ý thức như chúng ta thường nói. Ở đây, “tư duy” biểu thị sự thông đạt, hiểu rõ hết thảy các pháp, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài liền thông đạt, hiểu rõ, có thể tăng trưởng, tiến nhập Đại Niết Bàn là cảnh giới chứng đắc trong quả địa Như Lai. Đấy chính là Chánh Tư Duy. Trong Tịnh Độ Tông, [hành nhân] dùng thức thứ sáu là Ý Thức để suốt ngày từ sáng đến tối nghĩ tới sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo của Tây Phương Cực Lạc thế giới, nghĩ tới A Di Đà Phật. Đấy là Chánh Tư Duy. Quả báo là vãng sanh Tịnh Độ, đã vãng sanh rồi thì trong một đời sẽ nhất định chứng đắc Đại Niết Bàn.
(Giải) Dĩ vô lậu huệ, trừ tứ tà mạng, nhiếp chư khẩu nghiệp, trụ

nhất thiết chánh ngữ trung, danh Chánh Ngữ.
() 以無漏慧。除四邪命。攝諸口業。住一切正語中。名正語。
(Giải: Dùng vô lậu huệ trừ bốn thứ tà mạng, giữ gìn các khẩu nghiệp, luôn nói hết thảy lời lẽ chân chánh thì gọi là Chánh Ngữ).
“Tứ tà mạng” ở đây là “tri kiến, tư tưởng, và phương pháp mưu sinh bất chánh”.

Thứ nhất là Phương Khẩu Thực (方口食). Chữ Phương (方) chỉ bốn phương. Giao tế bốn phương, đến các nơi du ngoạn, ve vãn, nịnh hót, bợ đỡ những kẻ hào môn, quyền quý để tham cầu cúng dường.

Thứ hai là Duy Khẩu Thực (維口食), tức là dùng chú thuật trị bệnh, bói toán cát hung, đoán mạng, xem tướng, xem Phong Thủy.

Thứ ba là Ngưỡng Khẩu Thực (仰口食) tức ngửa mặt lên trời coi tinh tú, để tiên đoán hên xui, đều [là những mánh khóe] thuộc loại mê hoặc chúng sanh.

Thứ tư là Hạ Khẩu Thực (下口食), tự mình cày cấy để duy trì cuộc sống.

Sau khi Phật Giáo truyền đến Trung Quốc, bốn thứ này vẫn tồn tại. Trung Quốc khác với Ấn Độ, Ấn Độ hết sức cung kính người xuất gia. Người xuất gia ôm bát khất thực, dân chúng cúng dường, nhưng ở Trung Quốc, rất dễ mang lòng khinh miệt, chê cười kẻ xuất gia khất thực. Sợ chúng sanh tạo tội nghiệp nên không thể hành [hạnh khất thực]. Trong phần trước, tôi có nói ngài Kiều Phạm Ba Đề là một vị đắc đạo, Ngài có tật miệng thường nhai nhóp nhép, sợ người ta chê cười tạo tội nghiệp, nên Phật không cho phép Ngài khất thực, bảo hãy nhận sự cúng dường của chư thiên. [Quy định chư Tăng ban đêm] ngủ dưới gốc cây ở Trung Quốc cũng không thực hiện được. Cao tăng Ấn Độ đến Trung Hoa là do quốc vương, triều đình lễ thỉnh mà tới. Người Trung Quốc tôn sư trọng đạo, đâu thể nào bảo thầy qua đêm dưới gốc cây! Do vậy, Trung Quốc lo toan chuyện ăn ở cho các vị cao tăng đến mức tốt đẹp nhất, há lại bảo thầy ngủ dưới gốc cây? Vì thế, nhất loạt phế bỏ cách thức sống theo lối Ấn Độ. Đạo tràng Trung Quốc hễ được tạo dựng đều có núi, có ruộng cho nông dân cấy rẽ, định thời hạn nộp tô. Cuộc sống trong chùa miếu khá an định, tâm an thì đạo sẽ hưng vượng. Ngày nay, phải dựa vào tín đồ cúng dường, nên chẳng dám làm mất lòng tín đồ. Do vậy, bốn thứ tà mạng này khó thể trừ hết được.

Chúng ta tách lìa bốn thứ tà mạng này, sống hết sức đơn giản thì cũng xong. Nếu chẳng thể chịu khổ, khó thể thành tựu đạo nghiệp. Lời dặn dò tha thiết tối hậu của đức Phật là “hãy lấy Giới làm thầy”. Hơn nữa, kinh điển còn chép “lấy khổ làm thầy”. Sống thanh bần khiến cho con người có ý tưởng xuất ly, mà cũng có thể nêu gương tốt đẹp nhất cho người tu hành. Buông xuống hết thảy, một lòng với đạo, nhất là đối với pháp môn này, sẽ thành tựu nhanh chóng không chi sánh được. Nếu thật sự chịu tu, kinh dạy “hoặc một ngày, hoặc bảy ngày, sẽ có thể thành tựu”. Kinh này là kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm. Đã được chư Phật hộ niệm thì hết thảy thiên long bát bộ, hộ pháp, quỷ thần tự nhiên nhất loạt hộ trì. Chúng ta cứ việc yên tâm, cuộc sống giao trọn cho Phật, Bồ Tát, chẳng cần phải băn khoăn. Nghe nói kiểu này, chắc những đồng tu sơ cơ không thể tiếp nhận mà cũng chẳng dám làm.

Thứ nhất là do chưa hiểu biết rõ ràng pháp môn này. Thứ hai là vì thiện căn, phước đức chẳng đủ. Lúc tôi mới học Phật, Chương Gia đại sư bảo tôi: “Cả một đời ông chuyên tâm tu học, hoằng dương Phật pháp thì đối với thân thể và cuộc sống của chính mình chẳng cần phải lo nghĩ nữa, nhất loạt đều do Phật, Bồ Tát an bài. Dẫu sống thanh bần cũng không sao hết, dẫu thế nào cũng chẳng cần phải bận tâm”. Tôi hết sức tôn kính Chương Gia đại sư, nghiêm túc y giáo phụng hành, tôi đạt được một chút tốt đẹp, được tự tại một chút đều nhờ ân huệ của Chương Gia đại sư.

Nhiếp chư khẩu nghiệp”: Đừng nói người khác đúng, sai, hay, dở, đừng nói lời thô lỗ, đừng hoa ngôn xảo ngữ. “Trụ nhất thiết chánh ngữ trung”, cũng chính là ăn nói đúng với bổn phận. Không riêng gì trong đạo tràng Tịnh Độ, mà trong các chùa miếu thông thường, người xuất gia hễ đôi bên hỏi han nhau đều dùng A Di Đà Phật để đáp lời. Đấy chính là chánh ngữ thông dụng trong hết thảy tông phái.
(Giải) Dĩ vô lậu huệ, trừ thân nhất thiết tà nghiệp, trụ thanh tịnh chánh thân nghiệp trung, danh Chánh Nghiệp.
() 以無漏慧。除身一切邪業。住清淨正身業中。名正業。

(Giải: Dùng vô lậu huệ để trừ hết thảy tà nghiệp nơi thân, trụ trong thân nghiệp thanh tịnh chân chánh thì gọi là Chánh Nghiệp).


Khi chúng ta tạo tác thì gọi là Sự, cũng gọi là “hành vi”, kết quả của nó được gọi là Nghiệp. Xét theo phương diện nhân quả thì Hành (thực hiện, hành vi) và Sự là nhân, Nghiệp là quả. Nghiệp có thiện và ác. Khởi tâm, động niệm, tư duy, tưởng tượng, thuộc về Ý Nghiệp; ý tạo nghiệp. Nói năng là miệng tạo nghiệp. Do thân thể tạo tác thì gọi là Thân Nghiệp. Người Hoa nói tới lễ tiết; Lễ là chế độ114, nhất cử nhất động đều hợp với lễ tiết, duy trì trật tự xã hội, nhưng chẳng thể quá mức, mà phải thích đáng phù hợp. Trong thời đại hiện tại, lễ tiết theo Nho gia không còn nữa, oai nghi của nhà Phật cũng không còn nữa. Chúng ta không có sức cứu vãn, nhưng phải cảnh giác, giữ gìn tiết tháo115 của chính mình. Lễ phép, khiêm nhượng đối với người khác, tự khiêm, đề cao người khác, chẳng tạo hết thảy ác nghiệp, lợi dụng thân thể này để miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, thân lễ Phật, dựa theo những nghi thức tu niệm để chuyên tu lễ bái. Trong khi lễ bái bèn quán tưởng. Trong nghi thức Tịnh Tu Tiệp Yếu của lão cư sĩ Hạ Liên Cư biên soạn, có cách lễ Phật chỉ gồm ba mươi hai lạy, dùng làm công khóa tụng niệm sáng tối cũng rất hay.

(Giải) Dĩ vô lậu huệ, thông trừ tam nghiệp trung ngũ chủng tà mạng, trụ thanh tịnh chánh mạng trung, danh Chánh Mạng.

Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương