PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang31/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32
(盧溝橋事變). Chiến tranh kéo dài cho đến khi phe Trục đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.

84 Càn Thát Bà Thành (Gandharva-nagara), còn gọi là Kiện Đạt Bà Thành hoặc Kiện Đạt Phược Thành, Càn Thành, hoặc Hương Thành. Đây là từ ngữ được dùng để chỉ những huyễn cảnh trông giống như cung điện, lầu quán, thành quách xuất hiện trên không trung tại các vùng rừng núi, sa mạc hoặc biển khơi. Thần thoại Ấn Độ cho rằng những huyễn cảnh đó là do các vị Càn Thát Bà (Hương thần) biến hiện. Do vậy, kinh điển nhà Phật thường mượn từ ngữ này để tỷ dụ những gì không thật, huyễn hóa.

85 Đây là lời giảng rất đặc sắc của Ngẫu Ích đại sư: Từ trong một đoạn ngắn, đại sư chỉ rõ Tự Phần của kinh này giới thiệu trọn đủ ba môn Tín, Nguyện, Hạnh, Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), có đủ Thể, Tông, Tướng, Dụng, dẫn khởi ba phần Lưu Thông (khuyến tín, khuyến nguyện, khuyến hạnh). Trong các bản chú giải khác, chưa ai chỉ rõ chi tiết như vậy.

86 Theo Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, nơi phương trên của thế giới Sa Bà, lên đến tột cùng có một cõi Phật tên là Chúng Hương. Trong cõi này, mùi hương vi diệu nhất. Mọi thứ đều do hương tạo thành, đức Phật trong cõi ấy có tên là Hương Tích Như Lai. Ngài Duy Ma Cật xin cơm thơm từ nước ấy về ban cho đại chúng, mọi người ăn vào thân thể có mùi thơm bất tuyệt, ngài Duy Ma Cật bảo: “Mùi thơm ấy còn mãi cho đến khi cơm hoàn toàn tiêu hết”. Nhân đó, đức Phật cho biết trong cõi Chúng Hương, Hương Tích Như Lai dùng hương thơm để làm Phật sự, giáo hóa chúng sanh.

87 Quốc Học: Một ngành học chuyên nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc trên mọi phương diện như văn chương, triết học, trào lưu tư tưởng, thư pháp v.v...

88 Đông Nhạc Đại Đế là thần cai quản Hoa Sơn (Thái Sơn), còn được gọi là Đông Nhạc Đế Quan, Thái Sơn phủ Quân, hoặc Nhạc Đế. Dân gian Trung Quốc tin vị thần này cai quản những người vừa mới chết, chưa tới chỗ Diêm Vương phán án, hoặc đã phán án, nhưng chưa đi đầu thai. Có phái Đạo Giáo còn cho rằng Đông Nhạc Đại Đế chưởng quản sự sanh tử của con người. Đạo Giáo đã đưa ra nhiều thuyết nhằm giải thích nguồn gốc vị thần này:

1. Cát Hồng cho rằng Đông Nhạc Đại Đế chính là Thái Hạo (thuộc họ Phục Hy, lãnh tụ của tộc Đông Di thời cổ). Các nước chư hầu như Nhậm, Túc v.v... ở lưu vực sông Tế Thủy là hậu duệ của Thái Hạo.

2. Đông Nhạc là hậu duệ của Bàn Cổ, tức Kim Hồng Thị, tu luyện đắc đạo tại Thái Sơn, nên được phong làm Đông Nhạc Đại Đế.

3. Đông Nhạc Đại Đế là đại tướng Hoàng Phi Hổ, một đại thần của vua Trụ.



89 Cơ Long là một thành phố ở cực Bắc của Đài Loan.

90 Hòa quang đồng trần” là một thành ngữ dựa theo câu nói “hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” của Lão Tử. Nhà Phật mượn thuật ngữ này để nói lên hạnh Đồng Sự trong Tứ Nhiếp Pháp của hàng Đại Thừa Bồ Tát: Hiện đủ mọi thân thích ứng tùy loại căn cơ, thị hiện có cùng việc làm, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp, cùng môi trường sống như họ để thân cận, hướng dẫn họ bỏ ác tu thiện. Nếu cần, Bồ Tát có thể hiện nghịch hạnh (những hạnh trái nghịch thanh quy, như ngài Tế Điên uống rượu, ăn thịt chó) để nhiếp độ họ, nhưng tâm các Ngài vẫn thanh tịnh, như như bất động.

91 Do ở đây Hòa Thượng không giải thích câu này, mạt nhân xin ghi thêm như sau: “Lưu chú” cũng có nghĩa giống như “sấm lậu”, đều có nghĩa là rò rỉ, tuôn chảy. Nói cách khác, chúng chính là những tên gọi khác của Lậu (phiền não), do chưa hoàn toàn viên chứng Pháp Thân, chưa viên ngộ chân thường, chỉ là phần chứng, phần ngộ, vẫn còn xen tạp vi tế vô minh trong ấy nên Chân Thường chưa trọn vẹn, còn bị thiếu khuyết, giống như cái bình bị rò rỉ, không hoàn bị, nên mới nói là “chân thường lưu chú”.

92 Ngũ Trần (còn gọi là Ngũ Cảnh) là năm trần đầu trong Lục Trần, tức Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc.

93 Khi pháp sư Từ Châu soạn khoa phán cho kinh Vô Lượng Thọ (bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư), Ngài đã phán định đoạn kinh nằm ngay sau phần giảng về Tam Bối Vãng Sanh là giảng về Nhất Tâm Tam Bối, tức là ngoài Tam Bối Vãng Sanh còn có một loại vãng sanh nữa, gọi là Nhất Tâm Tam Bối. Đoạn kinh ấy như sau: “Nhược hữu chúng sanh trụ Đại Thừa giả, dĩ thanh tịnh tâm, hướng Vô Lượng Thọ, nãi chí thập niệm, nguyện sanh kỳ quốc, văn thậm thâm pháp, tức sanh tín giải, nãi chí hoạch đắc nhất niệm tịnh tâm, phát nhất niệm tâm niệm ư bỉ Phật. Thử nhân lâm mạng chung thời, như tại mộng trung, kiến A Di Đà Phật, định sanh bỉ quốc, đắc Bất Thoái Chuyển Vô Thượng Bồ Đề” (Nếu có chúng sanh trụ trong Ðại Thừa, dùng tâm thanh tịnh hướng về Vô Lượng Thọ Phật, dẫu chỉ mười niệm nguyện sanh cõi kia, nghe pháp thậm thâm liền sanh tin hiểu; thậm chí đạt được một niệm tịnh tâm, phát nhất niệm tâm để niệm đức Phật kia thì lúc mạng người ấy sắp dứt, giống như ở trong mộng, thấy A Di Ðà Phật, quyết định sanh trong cõi ấy, được chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Ðề).

94 Nguyên văn “điện ba” (電波). Đây là từ ngữ người Hoa dùng để dịch chữ “radio wave”.

95 Nội hàm (connotation): Những ý nghĩa được chứa đựng trong một từ ngữ, khái niệm hoặc một thuật ngữ triết học.

96 Khôi thân diệt trí: Còn gọi là Vô Dư Khôi Đoạn, Phần Thân Diệt Trí, gọi tắt là Diệt Trí, hoặc Khôi Đoạn. Hiểu theo nghĩa đen là “thiêu xác thân thành tro, diệt trừ tâm trí”. Từ ngữ này chỉ cảnh giới của hàng La Hán trong Tiểu Thừa, đem hết thân tâm dốc vào nơi sự không tịch của Vô Vi Niết Bàn. Do không còn thấy có xác thân nên gọi là “khôi thân”, trí vắng lặng, không duyên theo trần cảnh nữa, chỉ có Tịch mà thiếu tác dụng Chiếu nên gọi là “Diệt Trí”.

97 Lỗ đen (black hole) là một khu vực trong không gian có sức hút rất mạnh, không có gì thoát khỏi nó được, kể cả ánh sáng. Tuy gọi là “lỗ”, nhưng tại khu vực này có mật độ vật chất rất cao. Thiên Văn Học vẫn chưa đưa ra lời giải đáp thỏa đáng về cấu trúc và sự hình thành lỗ đen trong không gian.

98 Thân Nhân Duyên (Hetu-pratyaya): Nhân duyên trực tiếp tạo nên sự sanh khởi của một pháp, tức là nguyên nhân chánh yếu sanh ra cái quả. Chẳng hạn như Thân Nhân Duyên của Nhãn Thức là Căn và Trần. Nhãn Thức lấy Nhãn Căn làm Nhân, lấy Sắc Trần làm Duyên.

Đẳng Vô Gián Duyên (Samanantara-pratyaya): Còn gọi là Vô Gián Duyên hay Thứ Đệ Duyên. Có nghĩa là tâm và tâm sở liên tục tiếp nối, tâm (ở đây là vọng tâm) và tâm sở diệt trong sát-na trước bèn sanh ngay trong sát-na sau. Do có thứ tự tiếp nối, không gián đoạn nên gọi là Thứ Đệ Duyên hoặc Vô Gián Duyên.

Sở Duyên Duyên (Ālambana-pratyaya): Đối tượng của tâm và tâm sở tạo thành nguyên nhân. Khi tâm và tâm sở sanh ra kết quả thì đối tượng của tâm và tâm sở được gọi là Sở Duyên Duyên. Nói cách khác, Sở Duyên Duyên là những đối tượng tạo ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến Thân Nhân Duyên. Chẳng hạn như hết thảy Sắc là Sở Duyên Duyên của Nhãn Thức.

Tăng Thượng Duyên (Adhipati-pratyaya): Những duyên khác phụ trợ cho ba duyên trên đây thành tựu.

Trên đây, Hòa Thượng chỉ giảng về Tứ Duyên của thế giới Cực Lạc như sau:

1. Thân Nhân Duyên là trong Chân Như bản tánh có sẵn các thứ trang nghiêm.

2. Vô Gián Duyên là chánh niệm của Phật và chúng sanh trong cõi Tịnh Độ vĩnh viễn chẳng đoạn.

3. Sở Duyên Duyên là Phật và chúng sanh trong cõi Tịnh Độ luôn duyên theo cảnh giới Thường Tịch Quang.



4. Tăng Thượng Duyên là chúng sanh trong cõi Cực Lạc luôn tưởng đến Phật, nên Phật trở thành Tăng Thượng Duyên giúp hành nhân vãng sanh Tịnh Độ. Đồng thời y báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc cũng là Tăng Thượng Duyên.

99 Pháp sư Viên Anh giảng câu này như sau: “Kinh Pháp Hoa chép ‘trời mưa xuống Mạn Đà La Hoa, Ma Ha Mạn Đà La Hoa, Mạn Thù Sa Hoa (Nhu Nhuyễn Hoa), Ma Ha Mạn Thù Sa Hoa’. Dùng bốn loại hoa này để cúng dường các vị Phật nơi phương khác, nhằm biểu thị do cái nhân chân thật có thể tiến đến Phật quả, quả đức không gì chẳng trọn khắp. Các địa vị Bồ Tát Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa phá vô minh, thấy Pháp Thân, đấy chính là chân nhân. Niệm niệm tiến hướng Phật quả Diệu Giác, quả đức trọn khắp mười phương nên nói cúng dường tha phương thập vạn ức Phật”. Theo lời giải thích này thì “bốn địa vị tu nhân” như ngài Ngẫu Ích đã nói trong đoạn văn này chính là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng và Thập Địa.

100 Kích (裓) có nghĩa gốc là vạt áo, hoặc cái tấm địu (tấm vải có dây buộc bốn góc để buộc đứa con vào lưng mẹ). Do vậy, có một số vị cổ đức còn cho rằng “y kích” là vạt áo.

101 Trong các bản kinh Nhật Tụng lưu hành hiện thời, đôi khi chữ “diễn sướng” này bị sửa thành “diễn xướng” khiến cho ý nghĩa vi diệu của từ ngữ này bị mất hẳn, tức là lầm lẫn giữa chữ Sướng () và Xướng (唱), chúng tôi xin mạn phép ghi lại lời giảng của pháp sư Bân Tông trong cuốn Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Thích (bản in của Cao Hùng Nhân Sinh Thư Cục, trang 137) về hai chữ này như sau: “Có thể diễn nói pháp âm vi diệu khiến cho tâm hành giả sanh khoan khoái, vui vẻ thì gọi là Diễn Sướng. Lại nữa, giải nói phân minh cặn kẽ là Diễn, những pháp được nói ra đều thông đạt, không trệ ngại thì gọi là Sướng. Tuy âm thanh [của các loài chim ấy] khiến cho con người sảng khoái, vui thích, nhưng không mê đắm, khác với âm thanh trong cõi tục, khiến cho người nghe sanh huệ, tư, tu, tăng trưởng đạo tâm”.

102 Đây chính là lời phản bác những cách diễn giải sai lạc lời tán thán cõi Cực Lạc của pháp sư Khuy Cơ trong bộ Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ. Trong bộ sách ấy, pháp sư Khuy Cơ đã viết như sau: “Hoa khai kim phố, hóa sanh vi thiên thự chi tình. Điểu thê quỳnh lâm, Bồ Tát tác thời hôn chi tướng” (Hoa nở đất vàng, kẻ hóa sanh còn mang ý niệm trời vừa rạng sáng. Chim đậu rừng quỳnh, Bồ Tát ngỡ là trời đã tối). Ở đây, pháp sư Khuy Cơ không hề giải thích khi hoa khép, chim đậu là trời tối, mà chỉ nhằm nói lên một sự kiện: Những người vãng sanh trong cõi Đồng Cư Tịnh Độ, do đới nghiệp vãng sanh, còn mang nhiều tình kiến nên có những ý niệm sáng tối, chứ thật ra cõi Cực Lạc không hề có sáng hay tối, ngày hay đêm v.v...

103 Đây là lời giải thích ý nghĩa chữ Xá-lợi trong bộ Tây Trai Thi của ngài Sở Thạch Phạm Kỳ.

104 Tam Tụ Tịnh Giới gồm:

1. Nhiếp Luật Nghi Giới: Còn gọi là Luật Nghi Giới, hoặc Tự Tịnh Giới. Nhiếp có nghĩa là thâu tóm trọn vẹn. Nhiếp Luật Nghi Giới gồm tất cả những giới cấm nhằm mục đích tích thiện, ngừa ác như Cụ Túc Giới, Ngũ Giới, Thập Giới v.v...

2. Nhiếp Thiện Pháp Giới: Còn gọi là Thiện Pháp Giới, bao gồm những giới nhằm thệ nguyện thực hiện tất cả hết thảy thiện pháp.

3. Nhiếp Chúng Sanh Giới: Còn gọi là Chúng Sanh Giới, Tiếp Sanh Giới, hoặc Lợi Chúng Sanh Giới, bao gồm những giới nhằm lợi lạc chúng sanh. Chẳng hạn như Bồ Tát Địa Trì Kinh nói mười một giới như: Hễ chúng sanh làm những chuyện lợi ích bèn cùng góp sức, đối với chúng sanh bị bệnh hoặc chưa bệnh, hoặc chăm sóc bệnh nhân đều góp sức v.v...



105 Tăng Tàn (Sanghāvasesa): Còn phiên âm là Tăng Gia Bà Thi Sa, gồm những trọng tội ở mức độ thấp hơn Tứ Ba La Di (giết, trộm, dâm, dối), là một trong bảy tụ giới (Cụ Túc Giới gồm bảy loại lớn, bảy loại lớn ấy được gọi là Thất Tụ). Nếu ai phạm phải những giới này giống như người bị chém, nhưng còn chút mạng tàn, phải gấp bổ cứu, nương theo Tăng Đoàn sám hối, trừ khử tội khiên. Đối với Tăng, Tăng Tàn Giới gồm 13 điều, Ni gồm 17 điều. Ở đây, Hòa Thượng chỉ nói theo Cụ Túc Giới của Tăng nên nói “trong 250 giới, chỉ có 17 điều thật sự là giới luật”.

106 Nguyên văn là “nhập cảnh tùy tục” (vào nước nào theo phong tục nước đó), chúng tôi tạm dùng thành ngữ tương đương là “nhập gia tùy tục” cho dễ hiểu và gợi cảm giác thân thiết.

107 Thoạt đầu, Ngũ Tứ Vận Động là một phong trào của thanh niên học sinh Trung Hoa, về sau lôi cuốn nhiều tầng lớp dân chúng, ngay cả thị dân, công nhân cũng tham gia. Lúc ban đầu, phong trào này chỉ hạn chế trong khuôn viên các trường đại học. Ngày Bốn tháng Năm năm 1919, hơn 3.000 sinh viên học sinh thuộc ba trường đại học lớn tại Bắc Kinh tập trung tại quảng trường Thiên An Môn, đả đảo những điều kiện bất bình đẳng trong hiệp ước Versailles, khiến cho công chúng chú ý và hưởng ứng rầm rộ. Liên tiếp các hình thức đấu tranh như ký tên thỉnh nguyện, biểu tình, bãi khóa, bãi công, thậm chí bạo động được tiến hành, nhằm đả đảo nền tảng học vấn, đạo đức truyền thống của Trung Quốc, đòi hỏi chính quyền ra sắc lệnh hoàn toàn phế bỏ nền tảng học vấn đạo đức cũ. Nguyên nhân gần của cuộc vận động này là sự bất mãn của dân chúng sau khi nhà Thanh bị lật đổ, Trung Hoa bị xâu xé thành nhiều mảnh bởi các thế lực quân phiệt thời ấy, hoàn toàn bị các đế quốc Tây Phương và Nhật Bản khống chế. Sự bất mãn lên đến cao độ khi Thế Chiến thứ nhất chấm dứt. Trước đó, Trung Hoa tham gia phe Đồng Minh chống lại Đức, nhưng sau khi phe Đồng Minh thắng trận, trong hội nghị Versailles nhằm ký kết những hiệp định giữa phe Đồng Minh và kẻ chiến bại, các nước Âu Tây tự tiện chuyển giao tô giới Sơn Đông của Đức cho Nhật, mặc kệ những phản kháng yếu ớt từ phía đại diện chánh quyền Quốc Dân Đảng. Giai cấp trí thức đổ lỗi sự suy yếu của chánh quyền và hiện tình rối rắm của đất nước là do những truyền thống đạo đức cũ cũng như những định chế cũ gây nên, tấn công Nho Học kịch liệt. Những trí thức nổi tiếng thời ấy như Hồ Thích, Trần Độc Tú v.v... là những người hô hào lớn tiếng nhất. Phong trào này đi đến những biện pháp quá khích như cấm sử dụng Văn Ngôn trong học đường, cấm đọc sách Nho, thậm chí cấm đọc các loại sách viết bằng thể loại Văn Ngôn trong nhà trường v.v... Họ chủ trương để nâng cao dân trí, phải hoàn toàn học theo cách giáo dục và văn hóa Tây Phương, đoạn tuyệt hoàn toàn với nền văn hóa cũ. Không những Nho Giáo bị đả kích mà Phật Giáo và Đạo Giáo cũng bị coi là những chướng ngại cho sự canh tân Trung Hoa.

108 Đây là một trong những khẩu hiệu do Hồ Thích đề xướng thời trong giai đoạn Ngũ Tứ Vận Động (từ tháng Chín năm 1915 đến tháng Bảy năm 1921). “Khổng gia điếm” có nghĩa là “tiệm bán hàng của nhà họ Khổng”, một từ ngữ mang tính cách miệt thị Nho học.

109 Tứ Khố Toàn Thư là tổng tập bao gồm những tác phẩm trọng yếu của Trung Hoa, cũng như những tác phẩm nổi tiếng của Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam được biên soạn và ấn hành dưới thời Càn Long từ năm Càn Long 38 (1773) đến năm Càn Long 43 (1778) hoàn thành bản cảo. Hoàn tất giảo duyệt, san định và chỉnh lỗi vào năm Càn Long 52 (1781). Tứ Khố Toàn Thư gồm hơn 3.503 thể loại khác nhau, được chia thành bốn loại chính là Kinh, Sử, Tử, Tập, dày đến 230 vạn trang, ước chừng 800 ngàn chữ do hoàng tử Vĩnh Dung chịu trách nhiệm chính, Nội Các Đại Học Sĩ Vu Mẫn Trung làm Tổng Tài (chủ biên), Kỷ Quân (Kỷ Hiểu Lam) làm Tổng Toản Tu (tổng biên tập). Nhân viên biên tập huy động đến hơn 3.600 đại học sĩ, danh nho, học giả thời ấy và 3.800 thư ký.

Tứ Khố Hội Yếu (tên đầy đủ là Tứ Khố Toàn Thư Hội Yếu) được biên tập theo lệnh vua Càn Long nhằm tóm gọn những điểm trọng yếu của mỗi tác phẩm trong Tứ Khố Toàn Thư, cũng do nhóm Vu Mẫn Trung, Vương Tế Hoa v.v... biên soạn.



110 Như Ý là một vật trang trí, thoạt đầu là dụng cụ để gãi lưng, về sau dùng để tượng trưng cho những điều tốt lành, chúc tụng. Như Ý làm bằng xương, sừng, trúc, gỗ quý, ngọc, đá, đồng, sắt v.v... có cán dài chừng ba tấc, hơi uốn cong trông như như chữ S bị kéo dài ra. Đầu to uốn cong lên hơi hướng về phía cán, chạm hình nấm Linh Chi hoặc áng mây, ở giữa thường gắn ngọc hay đá quý, hoặc chạm tổ nhiều vờn mây uốn lượn, bao quanh một chữ Thọ, Phước, Lộc v.v... khắc theo kiểu chữ triện. Chỗ tay cầm cũng làm hơi to ra, thường khắc chữ Tâm, chữ Phước, hoặc chữ Thọ, hoặc không khắc chữ. Trong nhà Phật cũng thường dùng Như Ý làm pháp khí để vị pháp sư chủ pháp cầm trong các pháp hội như Du Già Diệm Khẩu hoặc Thủy Lục. Đối với những cây Như Ý dùng trong các nhà phú quý, cán thường gắn thêm một đôi tua kết bằng chỉ màu đỏ hoặc vàng. Đây cũng là vật dụng mà vua thường ban tặng cho các quan trong những dịp khánh hạ, nhất là ban cho mẹ hay phu nhân của các quan lại cao cấp.

111 Mê cung (labyrinth, maze) là một thứ kiến trúc phức tạp, nhiều đường vòng, nhiều lối rẽ, nhiều ngõ cụt, khiến ai lạc vào đó sẽ khó thể biết lối ra. Theo thần thoại Hy Lạp, Daedalus đã xây dựng mê cung cho vua Minos ở đảo Crete để nhốt con quái vật Minotaur (thân người, đầu trâu mộng). Theseus nhờ Aridne giúp đỡ (trao cho chàng cuộn chỉ để đánh dấu lối ra) đã vào tận trung tâm mê cung, giết được Minotaur.

112 Đại Châu Hòa Thượng chính là ngài Huệ Hải, sống vào thời Đường. Sư xin xuất gia với pháp sư Đạo Trí tại chùa Đại Vân (Việt Châu). Về sau đến Giang Tây, tham học với Mã Tổ Đạo Nhất. Chỉ trong sáu năm đã đại ngộ, trở về Việt Châu, soạn cuốn Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận được Mã Tổ khen ngợi: “Đại châu viên minh” (viên châu lớn tỏa sáng trọn vẹn). Do vậy, Ngài được người đời gọi là Đại Châu Hòa Thượng.

113 Lượng (量) là so lường, là tiêu chuẩn. Có nghĩa là những tiêu chuẩn để phân định sự hiểu biết là chân hay ngụy, gồm ba tiêu chuẩn như sau:

1. Hiện Lượng (Pratyakśa-pramāna): Còn gọi là Chân Hiện Lượng. Dùng sự nhận biết sự vật trực tiếp của Ngũ Căn để biện định. Hiện Lượng chỉ có thể áp dụng cho bậc Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên. Từ Địa Tiền Bồ Tát (những địa vị Bồ Tát chưa chứng Sơ Địa) trở xuống, sự nhận biết sự vật của Ngũ Căn đều là hư giả, lệc lạc, không thể gọi là Hiện Lượng được.

2. Tỷ Lượng (Anumāna-pramāna): Dùng so sánh để suy luận. Tức là đem những điều đã biết chắc chắn để so sánh với những điều chưa biết.

3. Thánh Giáo Lượng (còn gọi là Thánh Ngôn Lượng, Chánh Giáo Lượng): Dùng những lời dạy của bậc Nhất Thiết Trí để biện định.



114 Chữ “chế độ” ở đây không có nghĩa là một chánh thể như dân chủ, độc tài, phong kiến, tư bản, cộng hòa v.v... mà có nghĩa là những phép tắc, khuôn khổ quy định cung cách ứng xử đúng mức trong sinh hoạt thường nhật.

115 Hiểu theo nghĩa hẹp, “tiết tháo” có nghĩa là giữ vững những nguyên tắc, nguyên lý đạo đức, phẩm tánh của chính mình, không bị khuất phục, thay đổi trước bạo lực, cường quyền. Theo nghĩa rộng, “tiết tháo” là giữ vững phẩm tánh, khí tiết, đạo đức, nguyên tắc sống, không vì hoàn cảnh dụ dỗ mê hoặc, hoặc vì bị sức ép của xã hội hay đồng bạn mà thay đổi, biến chất.

116 [Ghi chú của cư sĩ Lưu Thừa Phù]: Ngũ Suy là một thuật ngữ trong nhà Phật. Khi một vị trời sắp chết sẽ hiện ra năm thứ tướng suy. Kinh Đại Niết Bàn chép: “Thích Đề Hoàn Nhân (chúa cõi trời Đao Lợi, gọi tắt là Đế Thích), khi sắp mạng chung, có năm tướng hiện. Một là xiêm áo nhơ bẩn, hai là hoa trên đầu héo, ba là thân thể hôi dơ, bốn là dưới nách toát mồ hôi, năm là chẳng thích tòa của mình”. Có năm tướng này thì chư thiên liền biết là sắp chết, lại phải theo nghiệp vào luân hồi.

117 Kệ: Kệ là đơn vị đo phân lượng của một văn bản theo truyền thống Cổ Ấn Độ. Cứ bốn câu, không cần biết dài ngắn như thế nào thì gọi là một Kệ. Chữ Kệ ở đây không có nghĩa là kệ tụng như ta thường hiểu.

118 Mạt Chược, hoặc còn gọi là Mà Chược (đây là chữ Ma Tước (麻雀) trong tiếng Hán đọc theo giọng Quảng Đông, người Hoa hiện thời lại thường gọi môn cờ này là Ma Tướng麻將 nên Âu Mỹ thường gọi nó là Ma-jong) là một loại cờ với lối chơi phức tạp, khá tốn thời gian và khá tốn kém để sắm một bộ bài và bàn chơi. Mạt Chược của người Hoa thường từ 144 đến 152 quân, người Việt sử dụng đến 160 quân. Mỗi quân cờ có hình khối vuông thường làm bằng ngà hoặc nhựa đúc cứng, khắc hoa lá và tên quân bài, thường phải chơi từ bốn đến sáu người. Tuy vay mượn từ Trung Hoa, lối chơi bài Mạt Chược của người Việt phức tạp và trang trọng hơn rất nhiều, phải có một cái bàn to phủ nỉ xanh đóng riêng cho bài Mạt Chược để chơi nên hầu như Mạt Chược chỉ thông dụng trong một số ít những người có của ăn của để. Theo lối chơi của người Việt, một bộ bài Mạt Chược được chia thành “bài nạc” (gồm quân Sách (có vẽ hình chim sẻ), Vạn (từ nhất vạn tới cửu vạn), Văn (vẽ những vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho đồng xu), Tài Phao (Đông, Nam, Tây, Bắc và Trung Phát Bạch) và bài Khung (là những con bài đại diện cho những con bài khác, gồm Khung Xanh (Tổng, Thùng, Soọc, Màn), và Khung Đỏ (Hoa, Hỷ, Nguyên, Hợp), Tứ Hoa, Tứ Quý, Tứ Hoàng và Tứ Hậu. Trong bài Mạt Chược của người Hoa, quân bài được chia thành Vạn (cũng gồm chín con Vạn), Bính (hoặc Đồng Tử, tương ứng ứng con Văn của người Việt), Điều (hoặc Sách Tử, tương ứng con Sách), Phong Bài (Đông, Tây, Nam, Bắc, tương ứng ứng với quân Tài Phao), Tứ Hoa, Tứ Quý và Tiễn Bài (Trung Phát Bạch), không hề có bộ Khung. Cách chơi cũng đơn giản hơn lối xoa Mạt Chược của người Việt rất nhiều.

119 Căn Bản Phiền Não (Mūla-klesā) gồm tham, sân, si, mạn, kiến, nghi. Nếu nói chi tiết thì Kiến lại tách ra thành năm thứ (Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến) và gọi chung là Ngũ Lợi Sử, năm loại phiền não còn lại được gọi chung là Ngũ Độn Sử. Ngũ Độn Sử và Ngũ Lợi Sử lại được gọi chung là Thập Tùy Miên.

Tùy Phiền Não (Upaklesā), còn gọi là Tùy Hoặc hay Chi Mạt Phiền Não gồm ba tiểu loại: Đại Phiền Não Pháp Địa (phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, trạo cử, thất niệm, tán loạn), Đại Bất Thiện Địa Pháp (Vô Tàm, Vô Quý) và Tiểu Phiền Não Địa Pháp (Phẫn, Phú (giấu diếm tội lỗi), Xan (keo kiệt), Tật (ganh ghét), Não, Hại, Hận, Siểm, Cuống (dối trá), Kiêu và Ác Tác). Ba tiểu loại này còn gọi là Đại Tùy, Trung Tùy và Tiểu Tùy Phiền Não. Duy Thức Tông còn thêm vào Tiểu Tùy một loại nữa là Thùy Miên (ngủ nghê) trở thành 21 thứ Tùy Phiền Não.



120 Đây là một câu nói của Tăng Tử trích từ thiên Học Nhi của sách Luận Ngữ. Câu này thường được giải thích như sau: “Cha mẹ đã mất thì tang ma cẩn thận. Tưởng nhớ, truy niệm tổ tiên thì phẩm đức của dân chúng sẽ ngày càng sâu dầy, tốt đẹp hơn”. Ý nói để khơi gợi những đức tánh tốt đẹp của dân chúng phải khởi sự từ hiếu đạo.

121 Đây là hai phần của Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo:

1. Cựu Ước (Old Testatment) tức những giao ước giữa Jehovah (Yahweh, Thượng Đế của người Do Thái). Phần này gần như hoàn toàn giống với Thánh Kinh của Do Thái Giáo, gồm Pentateuch (gồm năm quyển giải thích nguồn gốc vũ trụ, các điều răn, luật lệ và lịch sử dân Do Thái), Nevi’im (các lời tiên tri về sự xuất hiện của một đấng Cứu Thế), và Ketuvim (gồm những sách như Psalm (Nhã Ca hay Thi Thiên), Proverbs (Châm Ngôn) v.v...



2. Tân Ước (New Testament) chép hành trạng của Jesus (thường được biết dưới danh từ Phúc Âm – Gospel, gồm 4 quyển), Công Vụ Sứ Đồ (Acts of the Apostles, ghi chép những sự kiện trong công cuộc truyền đạo của các môn đệ thân cận của Jesus), những thư từ nhằm giải thích đạo Thiên Chúa của các tông đồ tiên khởi đối với các tín đồ (phần này được gọi chung là Epistle) và sách Khải Huyền (Revelation).
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương