PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang5/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

3.5. Minh giáo tướng (giảng về giáo tướng)
(Giải) Đệ ngũ, giáo tướng. Thử Đại Thừa Bồ Tát Tạng nhiếp. Hựu thị vô vấn tự thuyết, triệt để đại từ chi sở gia trì, năng linh Mạt Pháp đa chướng hữu tình, y tư kính đăng Bất Thoái. Cố đương lai kinh pháp diệt tận, đặc lưu thử kinh trụ thế bách niên, quảng độ hàm thức. A Già Đà dược, vạn bệnh tổng trì, tuyệt đãi viên dung, bất khả tư nghị. Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tủy, nhất thiết chư Phật chi tâm yếu, Bồ Tát vạn hạnh chi tư nam, giai bất xuất ư thử hỹ. Dục quảng thán thuật, cùng kiếp mạc tận. Trí giả tự đương tri chi.
()第五。教相。此大乘菩薩藏攝。又是無問自說。徹底大慈之所加持。能令末法多障有情。依斯徑登不退。故當來經法滅盡。特留此經住世百年。廣度含識。阿伽陀藥。萬病總持。絕待圓融。不可思議。華嚴奧藏。法華秘髓。一切諸佛之心要。菩薩萬行之司南。皆不出於此矣。欲廣歎述。窮劫莫盡。智者自當知之。

(Giải: Thứ năm là giáo tướng. Kinh này thuộc về Đại Thừa Bồ Tát Tạng. Lại là kinh không ai hỏi mà Phật tự nói, được lòng đại từ triệt để gia trì, có thể khiến cho hữu tình lắm chướng trong đời Mạt Pháp nương vào kinh này sẽ mau chóng chứng Bất Thoái. Vì thế, trong tương lai khi kinh pháp diệt sạch, riêng lưu lại kinh này một trăm năm trong cõi đời để rộng độ hàm thức51. Thuốc A Già Đà trị chung muôn bệnh, dứt bặt đối đãi52 một cách viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Tạng sâu mầu của kinh Hoa Nghiêm, cốt tủy bí mật của Pháp Hoa, tâm yếu của hết thảy chư Phật, là kim chỉ nam cho vạn hạnh của Bồ Tát, đều chẳng ra ngoài kinh này. Muốn khen ngợi, nêu bày rộng rãi thì dẫu hết cả kiếp cũng chẳng thể nói trọn, người trí hãy nên tự biết lấy).

Phần này nêu rõ đối tượng của sự dạy học. Trong thế gian có những người chưa thâm nhập, nghiên cứu kinh này, tưởng niệm Phật là Tiểu Thừa, là chỉ lo tự giải thoát cho riêng mình. Thật ra, pháp môn này là pháp môn thành Phật viên mãn ngay trong một đời. Luận theo phương diện giáo tướng (kinh thuộc thể loại giáo pháp nào), so trong các kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa thì kinh này thuộc về Đại Thừa, trong Ngũ Thừa53 thuộc về Bồ Tát Thừa, trong mười hai phần giáo, thuộc loại Vô Vấn Tự Thuyết. Phương pháp tu trì thích hợp trọn khắp ba căn, mà cũng khế hợp căn cơ nhất đối với kẻ lắm phiền não, nghiệp chướng nặng nề.

Do một đại sự nhân duyên mà đức Phật xuất hiện trong cõi đời, điều này cũng thuộc về pháp sanh diệt. Pháp vận của đức Phật là một vạn hai ngàn năm, hiện thời nhằm đúng thời kỳ Mạt Pháp, vẫn còn hơn tám ngàn năm nữa. Mai sau, Phật pháp sẽ suy vi dần dần, cuối cùng bị tiêu diệt hẳn. Có người hoài nghi, hiện thời kỹ thuật ấn loát tiến bộ, phần lớn kinh sách đã được tàng trữ trong các thư viện lớn, có thể bảo tồn lâu dài, làm sao bị tiêu diệt cho được? Hãy nên biết rằng: Kinh điển tuy chẳng bị tiêu mất, nhưng không ai tin tưởng, đọc tụng, thọ trì thì cũng giống như đã bị tiêu diệt. Trong kinh Pháp Diệt Tận, đức Phật có nói: Trong tương lai, đến cuối thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh đầu tiên bị tiêu diệt là kinh Lăng Nghiêm. Đến khi Phật pháp diệt tận, do sức oai thần của đức Phật ban ơn cho chúng sanh nên đặc biệt lưu lại kinh A Di Đà tồn tại trong cõi đời thêm một trăm năm nữa. Đến khi kinh giáo hoàn toàn tiêu mất rồi, vẫn còn có một câu “Nam-mô A Di Đà Phật”, hễ ai niệm câu này thì vẫn có hiệu quả.

Pháp môn này giống như thuốc A Già Đà54, trị chung muôn bệnh, bất luận căn tánh nào cũng đều thích hợp. Trong hết thảy kinh, các vị đại đức trong ngoài nước xưa nay đều công nhận Hoa Nghiêm và Pháp Hoa đại diện cho Phật pháp, nhất là kinh Hoa Nghiêm, được các tông phái cùng xưng tụng là căn bản, những kinh khác là cành lá của kinh Hoa Nghiêm. Đại sư xưng tụng kinh này là “áo tạng” (kho uyên áo, kho sâu mầu) của kinh Hoa Nghiêm. Pháp môn Niệm Phật này có thể khiến cho hết thảy chúng sanh trong chín pháp giới mau chóng, bình đẳng thành Phật ngay trong một đời. Bồ Tát trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, giúp hết thảy chúng sanh mau chóng thành Phật cũng dùng pháp môn này, đều chẳng ra ngoài pháp trì danh niệm Phật của kinh này. Trong lời tựa cho bộ Vô Lượng Thọ Kinh Giải (chú giải kinh Vô Lượng Thọ) của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ , tôi có viết một câu như sau: “Kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà hoàn toàn tương đồng, chẳng qua là đại bổn và tiểu bổn mà thôi, đây là kinh bậc nhất để mười phương hết thảy chư Phật Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo”. Đấy chính là điều chúng tôi cảm niệm sau nhiều năm tu học. Trong quá khứ đã có người hỏi tôi: Nếu trong Đại Tạng Kinh chỉ lấy một bộ thì thầy sẽ lấy bộ nào? Tôi nói: “Tôi lấy kinh A Di Đà, lợi ích của kinh này đối với chúng sanh nếu nói cặn kẽ thì hết cả kiếp vẫn chẳng thể nói trọn!”



IV. Giải thích chánh kinh
(Giải) Nhập văn phân tam: Sơ Tự Phần, nhị Chánh Tông Phần, tam Lưu Thông Phần. Thử tam danh Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Tự như thủ, ngũ quan cụ tồn. Chánh Tông như thân, phủ tạng vô khuyết. Lưu Thông như thủ túc, vận hành bất trệ. Cố, Trí Giả thích Pháp Hoa, sơ nhất phẩm giai vi Tự, hậu thập nhất phẩm bán, giai vi Lưu Thông. Hựu nhất thời Tích Bổn nhị môn, các phân tam đoạn, tắc Pháp Sư đẳng ngũ phẩm, giai vi Tích Môn lưu thông. Cái Tự tất đề nhất kinh chi cương, Lưu Thông tắc pháp thí bất ủng, quan hệ phi tiểu. Hậu nhân bất đạt, kiến kinh văn sảo thiệp nghĩa lý, tiện phán nhập Chánh Tông, trí Tự cập Lưu Thông cẩn tồn cố sáo, an sở xưng “sơ ngữ diệc thiện, hậu ngữ diệc thiện” dã tai?
() 入文分三。初序分。二正宗分。三流通分。此三名初善。中善。後善。序如首。五官具存。正宗如身。腑臟無闕。流通如手足。運行不滯。故智者釋法華。初一品皆為序。後十一品半。皆為流通。又一時跡本二門。各分三段。則法師等五品。皆為跡門流通。蓋序必提一經之綱。流通則法施不壅。關係非小。後人不達。見經文稍涉義理。便判入正宗。致序及流通。僅存故套。安所稱初語亦善。後語亦善也哉。
(Giải: Bước vào phần kinh văn, chia thành ba phần: Một là Tự Phần, hai là Chánh Tông Phần, ba là Lưu Thông Phần. Ba phần này gọi là Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Tự giống như đầu, ngũ quan55 đầy đủ. Chánh Tông như thân, tạng phủ chẳng thiếu. Lưu Thông như chân tay, đi lại không trở ngại. Vì thế, ngài Trí Giả chú giải kinh Pháp Hoa, coi một phẩm đầu là Tự Phần, mười một phẩm rưỡi trong phần cuối đều thuộc Lưu Thông Phần. Lại trong một thời, chia thành hai môn Tích và Bổn, đối với mỗi môn đều chia thành ba đoạn, tức là năm phẩm như phẩm Pháp Sư v.v... đều thuộc Lưu Thông Phần của Tích Môn. Bởi lẽ, Tự Phần ắt phải nêu lên cương lãnh của một bộ kinh, Lưu Thông Phần chính là pháp thí không úng tắc. Quan hệ chẳng nhỏ! Người đời sau chẳng thông hiểu, hễ thấy phần kinh văn nào dính dáng đôi chút nghĩa lý bèn phán định thuộc phần Chánh Tông, đến nỗi Tự Phần và Lưu Thông Phần chỉ còn là khuôn sáo cũ kỹ, đâu đáng được gọi là “những câu nói trong phần đầu cũng tốt lành, những lời nói cuối cùng cũng tốt lành” đó ư?)
Đoạn văn giảng giải trong phần này nhằm nêu rõ cách phân chia kinh văn thành từng khoa. Tại Trung Quốc, dưới thời Đông Tấn, pháp sư Đạo An đã chia mỗi bộ kinh thành ba đoạn lớn, trước đó không hề có lệ này. Thuở ấy, có người chẳng tán đồng làm như vậy là đúng. Về sau, bộ Phật Địa Luận56 (tức bản chú giải phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm) của pháp sư Thân Quang tại Ấn Độ được truyền đến Trung Quốc, sau khi được dịch ra thì [người đọc mới thấy ngài Thân Quang] cũng chia kinh văn thành ba phần Tự, Chánh Tông và Lưu Thông. Từ đấy về sau, hết thảy kinh văn đều tuân theo cách phân đoạn này. Cách phân khoa kinh A Di Đà của Ngẫu Ích đại sư có chỗ khác biệt với cổ đức nên Ngài đặc biệt nêu lên cách Thiên Thai Trí Giả đại sư giảng kinh Pháp Hoa, gồm Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, [tức là] cả ba phần đều tốt lành. Tự Phần giống như đầu, Chánh Tông Phần giống như thân, Lưu Thông Phần như chân tay, cả ba phần đều tốt lành, chẳng phân chia cao thấp. Trí Giả đại sư là một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, nếu quý vị muốn biết cặn kẽ, xin hãy đọc Trí Giả Đại Sư Truyện. Kinh Pháp Hoa gồm hai mươi tám phẩm, chia thành hai phần trước và sau. Nửa phần trước gọi là Tích Môn, nửa phần sau gọi là Bổn Môn. “Tích” (跡) là nói về sự tướng hoàn toàn hiển lộ trước mặt chúng ta. “Bổn” (本) là nói về quả vị đã chứng đắc trong quá khứ. Giống như Quán Thế Âm Bồ Tát, luận về Tích thì Ngài dùng thân phận Bồ Tát vào thế gian hóa độ chúng sanh. Luận theo Bổn, Ngài đã thành Phật từ lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, thả chiếc bè từ, dùng thân phận Bồ Tát giáng thế độ sanh. Lại như đại đệ tử của đức Thế Tôn là ngài Xá Lợi Phất, [mang thân phận] là Tiểu Thừa Tứ Quả A La Hán, nhưng ngài Xá Lợi Phất cũng là cổ Phật tái lai.

Trong phần Tích Môn của kinh Pháp Hoa cũng có ba phần Tự, Chánh Tông và Lưu Thông. Phẩm thứ nhất là Tự Phần, từ phẩm thứ hai đến phẩm mười bảy, tức phẩm Phân Biệt Công Đức, là Chánh Tông Phần. Nửa phần còn lại cho đến phẩm cuối cùng, tức phẩm hai mươi tám, thuộc Lưu Thông Phần. Vì thế, được gọi là Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện. Đại sư lại đem hai mươi tám phẩm ấy chia thành hai phần là Bổn Môn và Tích Môn, Tích Môn gồm mười bốn phẩm đầu. Phẩm thứ mười lăm là Tự Phần của Bổn Môn, từ đó cho tới phẩm thứ mười bảy là Chánh Tông Phần của Bổn Môn, từ phẩm mười tám đến phẩm hai mươi tám đều thuộc về Lưu Thông Phần của Bổn Môn. Do đây, có thể thấy rõ là kinh điển từ đầu đến cuối đều tốt lành, như người ăn mật, nếm ở giữa hay chung quanh đều ngọt. Từ Tự Phần có thể thấy được cương yếu của toàn bộ kinh, do Lưu Thông Phần nên kinh có thể lưu truyền mười phương ba đời không bị chướng ngại, quan hệ chẳng nhỏ. Người đời sau chẳng biết tánh chất trọng yếu [của hai phần này], hễ thấy kinh văn dính dáng đôi chút nghĩa lý bèn phán định đoạn ấy thuộc vào Chánh Tông Phần, đến nỗi Tự Phần và Lưu Thông Phần chỉ còn là hình thức. Cách phân chia ba phần như vậy là do người đời sau đặt ra, chứ trong lúc giảng kinh Thế Tôn không phân chia như vậy.


4.1. Tự Phần

4.1.1. Thông Tự
(Kinh) Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thụ, Cấp Cô Độc viên.

(Giải) “Như thị” tiêu tín nguyện, “ngã văn” tiêu sư thừa, “nhất thời” tiêu cơ cảm, “Phật” tiêu giáo chủ. “Xá Vệ đẳng” tiêu thuyết kinh xứ dã. Thật Tướng diệu lý cổ kim bất biến, danh Như. Y Thật Tướng lý, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định vô phi, viết Thị. Thật Tướng phi ngã, phi vô ngã, A Nan bất hoại giả danh, cố nhưng xưng Ngã. Nhĩ Căn phát sanh nhĩ thức, thân linh viên âm, như không ấn không, danh Văn. Thời vô thực pháp, dĩ sư tư đạo hợp, thuyết thính châu túc, danh Nhất Thời. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nhân thiên đại sư, danh Phật. Xá Vệ, thử vân Văn Vật, Trung Ấn Độ đại quốc chi danh, Ba Tư Nặc vương sở đô dã. Nặc vương Thái Tử danh Kỳ Đà, thử vân Chiến Thắng. Nặc vương đại thần danh Tu Đạt Đa, thử vân Cấp Cô Độc. Cấp Cô trưởng giả, bố kim mãi Thái Tử viên, cúng Phật cập Tăng. Kỳ Đà cảm thán, thí dư vị bố thiểu địa. Cố tịnh danh Kỳ Thụ Cấp Cô Độc viên dã.
() 如是我聞。一時佛在舍衛國。祇樹給孤獨園。

  () 如是標信順。我聞標師承。一時標機感。佛標教主。舍衛等。標說經處也。實相妙理。古今不變。名如。依實相理。念佛求生淨土。決定無非。曰是。實相非我非無我。阿難不壞假名。故仍稱我。耳根發耳識。親聆圓音。如空印空。名聞。時無實法。以師資道合。說聽周足。名一時。自覺。覺他。覺行圓滿。人天大師。名佛。舍衛此云聞物。中印度大國之名。波斯匿王所都也。匿王太子名祇陀。此云戰勝。匿王大臣名須達多。此云給孤獨。給孤長者。布金買太子園。供佛及僧。祇陀感歎。施餘未布少地。故並名祇樹給孤獨園也。


(Chánh Kinh: Ta nghe như thế này, một thời đức Phật ngự tại nước Xá Vệ, trong “vườn ông Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà”.

Giải: Chữ “như thị” nêu bày tín nguyện, “ngã văn” nêu sư thừa, “nhất thời” nêu sự cơ cảm. Chữ “Phật” nói về vị giáo chủ. “Xá Vệ...” chỉ ra chỗ nói kinh. Diệu lý Thật Tướng xưa nay chẳng biến đổi, nên gọi là Như. Nương vào lý Thật Tướng để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định chẳng sai, thì gọi là Thị. Thật Tướng chẳng phải là ngã, chẳng phải là vô ngã, nhưng ngài A Nan chẳng bỏ giả danh nên vẫn xưng là Ngã (ta). Căn tai phát sanh ra nhĩ thức, đích thân nghe viên âm, giống như hư không in vào hư không, nên gọi là Văn (nghe). “Thời” không phải là pháp thật có, do thầy và trò đạo hợp, người nói kẻ nghe xong xuôi thì gọi là “nhất thời”. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, là bậc đại sư của người và trời thì gọi là Phật. Xá Vệ, cõi này (Trung Hoa) dịch là Văn Vật, là tên một nước57 lớn ở Trung Ấn Độ, kinh đô của vua Ba Tư Nặc. Thái Tử của vua Ba Tư Nặc tên là Kỳ Đà, cõi này dịch là Chiến Thắng. Đại thần của vua Ba Tư Nặc tên là Tu Đạt Đa, cõi này dịch là Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc trải vàng [lót đất] để mua khu vườn của Thái Tử [hòng lập tinh xá] cúng Phật và Tăng. Kỳ Đà cảm động, than thở, bố thí chút đất còn lại chưa kịp lót vàng, nên gọi gộp chung [khu vườn ấy] là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc viên).
Thuở ấy, đức Thế Tôn giảng kinh thuyết pháp hoàn toàn chẳng ghi chép, giống như cách Khổng lão phu tử dạy học tại Trung Quốc. Sau khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử nhận thấy những pháp trọng yếu do thầy đã nói ra lúc Ngài còn tại thế, nếu không được chỉnh lý, ghi chép, gìn giữ thì do năm tháng lâu xa có thể bị thất truyền. Do vậy, các vị đệ tử cùng suy cử ngài A Nan chủ trì chuyện này. A Nan (Ānanda) là em họ của đức Thế Tôn, lại còn là thị giả. A Nan giáng sanh nhằm ngày đức Thế Tôn thành đạo [nên mới được đặt tên là A Nan (Khánh Hỷ)]. Đức Thế Tôn giảng kinh đã hai mươi năm rồi A Nan mới xuất gia. Những kinh đã được giảng trước đó, A Nan chưa từng nghe qua, nên trong lúc xuất gia, Ngài đã xin đức Phật đem những kinh đã giảng trước đó nhắc lại một lượt, Phật chấp thuận. Lại có thuyết nói ngài A Nan tu đắc Pháp Tánh Giác Tự Tại tam-muội, có thể từ trong Định, thấu triệt hết thảy các pháp. Vì thế, khi kết tập pháp tạng, [đại chúng] ắt phải suy cử A Nan. Trong khi kết tập, có năm trăm vị A La Hán tham gia, họ đều là đệ tử của đức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế. Họ đặt ra một quy định: Ngài A Nan lên tòa thuật lại nội dung của kinh giáo do đức Phật đã giảng khi Ngài còn tại thế, nếu có một người nào dị nghị một chữ hay một từ ngữ nào, thì phải bỏ từ ngữ ấy đi, không ghi lại. [Điều này] nhằm giữ chữ tín với đời sau, chứ không phải là thiểu số phục tùng đa số. Trong hội, ngài A Nan vừa lên pháp tòa, liền được Phật lực gia trì, tướng mạo rất giống Phật, người tham dự ngỡ là Phật lại xuất thế, hoặc là Phật từ phương khác đến, hoặc A Nan đã thành Phật. Đến khi A Nan nói câu thứ nhất “như thị ngã văn”, mọi mối nghi nhanh chóng hóa giải. Các kinh điển vừa mở đầu, ắt đều có những câu như “như thị ngã văn, một thời đức Phật ở chỗ đó, và bao nhiêu người cùng nhóm họp” v.v... giống như biên bản cuộc họp. Những câu ấy gọi là Chứng Tín Tự (lời tựa để chứng thực nhằm tạo lòng tin). Kế đến, những lời tường thuật nhân duyên phát khởi của pháp hội, được gọi là Phát Khởi Tự.

Như thị ngã văn” có nghĩa là tôi (A Nan) đích thân nghe đức Phật nói như vậy, tôi chỉ nhắc lại, chẳng tăng thêm, chẳng giảm bớt. Đối với chữ “nhất thời”, lúc tôi mới học Phật đã hoài nghi: Cớ sao không viết rõ năm tháng? Lúc Phật tại thế, Ấn Độ còn thuộc thời kỳ bộ lạc, các nước lớn nhỏ rất nhiều, mỗi nước có lịch pháp (cách tính lịch) riêng. Tại Trung Quốc, vào thời nhà Thương, nhà Châu, cũng có rất nhiều bộ lạc, nhưng nguyên tắc tính lịch giống nhau. Hai chữ “nhất thời” nêu bày sự cơ cảm, nghĩa là khi chúng sanh và Phật cảm ứng đạo giao thì sẽ giống như đảo ngược thời gian, có thể quay về quá khứ. Trí Giả đại sư là người đời Tùy, cách Phật hơn một ngàn năm. Khi Ngài đọc kinh Pháp Hoa đến phẩm Dược Vương, nhập Định, thấy Phật còn đang giảng kinh Pháp Hoa ở núi Linh Thứu, Ngài nghe hết một buổi giảng. Sau khi xuất Định, kể với đại chúng: “Một hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan”. “Nhất” là nhất tâm, nhất tâm là chân tâm, không có quá khứ, hiện tại, vị lai.



Phật” là vị chủ giảng, còn giảng đường là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên.

“Thật Tướng diệu lý, cổ kim bất biến, danh Như” (Diệu lý Thật Tướng xưa nay chẳng đổi, nên gọi là Như): Thật Tướng là chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, lý trong ấy mầu nhiệm tột bậc. Trong kinh Đại Thừa thường nói đến “Thể, Tướng, Dụng”. Thể là Lý Thể58, Tướng là hiện tượng, Dụng là tác dụng. Một mà ba, tuy ba nhưng là một. “Như” là vĩnh viễn chẳng biến đổi.

“Y Thật Tướng lý, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định vô phi, viết Thị” (Nương theo lý Thật Tướng, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ quyết định chẳng sai, thì gọi là Thị). Đủ thấy chuyện niệm Phật có căn cứ lý luận, căn cứ lý luận ấy cao tột nhất, chân thật nhất, viên mãn nhất. Nếu hoàn toàn thấu hiểu, chẳng hoài nghi thì chúng ta niệm một câu A Di Đà Phật sẽ là Thật Tướng Niệm Phật. Chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn chính là Thật Tướng Niệm Phật. Nếu vẫn còn có tơ hào gì không thể buông xuống hoặc hoài nghi thì chẳng phải là Thật Tướng Niệm Phật, mà là Sự niệm. Sự niệm chân chánh thì cũng tốt, Sự niệm mà niệm đến mức công phu thành phiến hay nhất tâm bất loạn thì cũng có thể vãng sanh giống như [Thật Tướng Niệm Phật]. Sanh về Tây Phương rồi mới hiểu rõ ràng thì cũng chẳng chậm trễ gì!

“Thật Tướng” là bổn tánh chân tâm của chính mình, cổ đức nói “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”. Di Đà và Tịnh Độ là sự tướng, tâm tánh là Thật Tướng. Tâm tánh là Như, Di Đà và Tịnh Độ là Thị. Thân thể của chúng ta do tự tánh biến hiện ra, mười phương vô lượng vô biên cõi nước chỉ do tâm biến hiện. Đông đảo chúng sanh, núi, sông, đại địa chỉ do tâm biến hiện. Chân tâm biến hiện chân độ, chân thân (cõi thật, thân thật), vọng tâm biến hiện huyễn độ, huyễn thân. Thân, tâm, thế giới của chúng ta hư huyễn, “hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”. “Huyễn” là biến hóa trong từng sát-na. “Chân” là chẳng biến đổi. Tây Phương thế giới do chân tâm của chúng ta biến hiện ra. Cái tâm vọng tưởng sanh diệt trong từng sát-na; vì vậy, thế giới của chúng ta là thế giới sanh diệt. Thiền căn cứ trên đạo lý này để tu tập, Giáo cũng căn cứ trên đạo lý này để tu tập, Niệm Phật cũng không ngoài lệ ấy. Pháp môn tuy nhiều, khác đường, nhưng cùng về một chỗ. Thật Tướng Niệm Phật chính là dùng cái tâm chân thành để niệm Phật. Trong Độc Thư Bút Ký (bút ký đọc sách), tiên sinh Tăng Quốc Phiên59 đã định nghĩa chữ Thành (誠) như sau: “Nhất niệm bất sanh vị chi thành” (Một niệm chẳng sanh gọi là Thành). Trong cái tâm niệm Phật không có tạp niệm, vứt bỏ hết thảy các vọng duyên, chẳng cần nghĩ đến quá khứ, vị lai, hết thảy đều chẳng nghĩ tới, chân tâm liền hiển lộ. Trong tâm có Ngã thì là vọng niệm. Nếu trong tâm có vô ngã thì cũng là vọng niệm. Có và Không là đối lập. Không và Hữu cũng là đối lập. Cả hai đằng đều chẳng phải là thanh tịnh thật sự. Bất đắc dĩ, Lục Tổ phải nói: “Bổn lai vô nhất vật” (Vốn chẳng có một vật). “Bổn lai vô nhất vật” cũng chẳng có, bất cứ thứ gì cũng đều chẳng nói tới, đấy mới là Tánh Đức hoàn toàn hiển lộ. Phàm phu suốt ngày từ sáng đến tối khởi vọng tưởng, chấp trước thân này là ta, nhân, ngã, thị, phi trói buộc không ngừng. Nếu Phật trụ trong cảnh giới chân thật, một câu cũng chẳng nói thì làm sao chúng sanh có thể khai ngộ? Ắt phải tùy thuận chúng sanh mà nói thì mọi người mới có thể hiểu được. Mọi người đều nói thân thể này là Ngã, Phật cũng nói Ngã, do tùy thuận chúng sanh mà Phật nói có Ngã, chứ Ngài trọn chẳng chấp trước Ngã. Phật là “nói mà chẳng nói, không nói mà nói”. A Nan chẳng hoại giả danh nên vẫn xưng là Ngã.

Nhĩ Căn tiếp xúc với âm thanh bên ngoài thì [thì sự nhận biết âm thanh] gọi là Nhĩ Thức, cũng gọi là “liễu biệt” (nhận biết, phân biệt rõ ràng). “Thân linh viên âm” tức là ngài A Nan đích thân nghe lời đức Phật giảng. “Như không ấn không, danh Văn”: Tâm địa vĩnh viễn thanh

tịnh, giống như hư không in vào hư không nên gọi là Nghe.

Thời gian và không gian đều chẳng phải là thực tại, “Thời” có quá khứ, hiện tại, vị lai, “Không” có bốn phương, trên, dưới, đều phát sanh từ những khái niệm trừu tượng, [trong Bách Pháp Minh Môn Luận] chúng được xếp vào Bất Tương Ứng Hành Pháp. Bách pháp (một trăm pháp) được chia thành năm loại:

1. Tâm pháp, tức hiện tượng tâm lý.

2. Tâm sở pháp, tức tác dụng tâm lý.

3. Sắc pháp, tức vật chất.

4. Tâm bất tương ứng hành pháp, tức những pháp chẳng thuộc về tâm, chẳng phải là tâm sở, mà cũng chẳng phải là vật chất, mà là những thứ trừu tượng.

5. Vô vi pháp, tức là những pháp vô sanh vô diệt.

“Sư tư đạo hợp”, tức là người dạy và kẻ học giúp nhau tăng tấn, người dạy và kẻ học khế hợp thì gọi là “đạo hợp”. “Giáo” là những chỉ dạy từ tâm tánh lưu lộ, nhất cử nhất động đều là những phương tiện để dạy học, khiến cho học trò thấu hiểu những ý nghĩa được bao hàm trong lời chỉ dạy, nghe và nói xong xuôi, trọn vẹn, cơ duyên tương hợp thì gọi là “nhất thời”. Thiện Đạo đại sư nói: “Chín phẩm vãng sanh nói chung là do gặp duyên khác nhau”. Ngày nay, chúng ta có duyên gặp gỡ thù thắng khôn sánh, ai nấy đều có phần Thượng Phẩm vãng sanh. Suốt ngày từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật là người phước đức lớn bậc nhất. Của cải, quyền lợi, tiếng tăm, địa vị trong thế gian đều là giả, chỉ đến khi lâm chung, A Di Đà Phật tới tiếp đón mới là thật!

Đời người khổ sở, ngắn ngủi, sanh tử nhọc nhằn, phải gắng hết sức tự cứu, tối thiểu cũng phải cứu độ người nhà, quyến thuộc. Chỉ cần sanh về Tây Phương, bất luận gia quyến, thân thuộc đang ở trong thế giới nào, đọa vào đường nào, ta đều có thể trông thấy, lại còn có năng lực giúp đỡ họ. Nếu chẳng sanh về Tịnh Độ, đợi tới khi cái thân nghiệp báo chấm dứt, ai nấy phải thuận theo nghiệp lực mà lưu chuyển, mà cũng chẳng ai giúp đỡ ai được.

Phật là dịch âm của từ ngữ Phật-đà-da, người Hoa thích đơn giản, nên gọi là Phật. Phật có nghĩa là Giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. “Tự giác” thuộc Tiểu Thừa, chỉ cầu tốt lành cho riêng thân mình. “Giác tha” là Bồ Tát, có tâm từ bi, tự động giáo hóa chúng sanh, làm bạn chẳng thỉnh của họ. “Giác hạnh viên mãn” là Phật. Chữ “viên mãn” không nói về số người được độ, mà là luận theo tâm tánh. Tâm tánh của chúng ta có ba thứ phiền não, một là Kiến Tư phiền não, [hai thứ kia là Trần Sa và Vô Minh]. Người tự giác đã đoạn được Kiến Tư phiền não. Bậc giác tha có thể đoạn thêm Trần Sa, tự hành, dạy người. Đoạn sạch Kiến, Tư, Trần Sa, Vô Minh, liền viên mãn thành Phật.

Chữ Đại trong từ ngữ “đại sư” có tánh chất bình đẳng. Phật xưng là đại sư vì đối đãi hết thảy chúng sanh bình đẳng giống hệt như nhau. Bồ Tát chưa đoạn hết vô minh nên chẳng thể xưng là “đại sư”, chỉ có thể xưng là Đại Sĩ hoặc Chánh Sĩ. Đối với người xuất gia lại càng chớ nên gọi là đại sư, chỉ có thể gọi là pháp sư. Trí Giả đại sư là do con cháu tông Thiên Thai tôn kính gọi Ngài như thế. Nếu tổ sư biết, nhất định sẽ quở trách bọn họ.



“Xá Vệ” (Srāvastī) là tên một nước lớn ở Ấn Độ, là dịch âm của tiếng Phạn, có nghĩa là Văn Vật, tức là có rất nhiều danh nhân, trình độ văn hóa cao, sản vật phong phú. Xá Vệ là thủ đô của vua Ba Tư Nặc (Prasenajit). Thái Tử của vua Ba Tư Nặc tên là Kỳ Đà (Jeta-Kumāra), Hán dịch là Chiến Thắng. Xưa kia, vua cùng nước khác giao chiến, khi vua khải hoàn thì Thái Tử hạ sanh. Vua Ba Tư Nặc có một đại thần tên là Tu Đạt Đa (Sudatta), dịch nghĩa thành Cấp Cô Độc (Anāthapindada)60, thích điều lành, ưa bố thí, thích cứu giúp kẻ nghèo khổ. Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe Phật Thích Ca là một vị có học vấn, muốn mời Ngài sang đại thành Xá Vệ để giảng kinh, thuyết pháp. Đức Phật có một ngàn hai trăm năm mươi lăm môn đệ, cần có một chỗ rộng lớn [để dừng chân]. Cuối cùng, ông ta thấy hoa viên của Thái Tử Kỳ Đà rất thích hợp, nhà cửa cũng rất nhiều, bèn thương lượng với Thái Tử để mua lại. Thái Tử liền nói đùa với trưởng giả Cấp Cô Độc: “Nghe nói nhà ông có rất nhiều vàng. Nếu ông đem vàng lót khắp hoa viên của ta thì ta sẽ bán cho ông”. Trưởng giả Cấp Cô Độc tin thật, liền sai thợ chuyển vàng đến lót đất. Thái Tử lại hỏi vì sao mua khu vườn này trịnh trọng đến như thế? Ông ta nói: “Tôi thỉnh Phật Thích Ca sang đây giảng kinh, thuyết pháp”. Thái Tử nghe nói liền hết sức cảm động, bảo: “Công đức này do hai người chúng ta cùng làm, đất trong vườn tính là của ông, còn cây cối coi như của tôi”. Vì thế, [khu vườn ấy] được gọi là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên (Jetavane Anāthapindikassa Ārāma: vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà). Đức Phật cũng chẳng phụ lòng bọn họ, trụ ở nơi ấy rất lâu, rất nhiều bộ kinh trọng yếu của Đại Thừa đã được giảng tại khu vườn này.

(Giải) Thanh Văn cư thủ giả, xuất thế tướng cố, thường tùy tùng cố, Phật pháp lại Tăng truyền cố. Bồ Tát cư trung giả, tướng bất định cố, bất thường tùy cố, biểu Trung Đạo nghĩa cố. Thiên nhân liệt hậu giả, thế gian tướng cố, phàm thánh phẩm tạp cố, ngoại hộ chức cố.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương