Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003



tải về 1.21 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1665
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

6. Về tổ chức và quản lý hợp tác xã

- Về đại hội xã viên, có ý kiến đề nghị bổ sung “Đại hội nhiệm kỳ tối thiểu 2 năm, tối đa 5 năm và nhiệm kỳ ban quản trị theo nhiệm kỳ đại hội”.

- Một số ý kiến khác đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 11 Nghị định 177/2004/NĐ-CP thành: “Tỷ lệ đại biểu dự đại hội do Điều lệ hợp tác xã quy định”, sẽ phù hợp hơn vì quy định không thấp hơn 20% là không khả thi.

7. Về ban quản trị, tiêu chuẩn và điều kiện thành viên ban quản trị hợp tác xã, bộ máy hợp tác xã

7.1. Ban quản trị hợp tác xã

- Có ý kiến đề nghị nên quy định số lượng thành viên ban quản trị là số lẻ, quy định nhiệm kỳ của ban quản trị là 03 năm.

- Ý kiến khác đề nghị cần quy định rõ về tên gọi của bộ máy điều hành, vì bộ máy quản lý thuộc thẩm quyền của ban quản trị, còn bộ máy điều hành thuộc thẩm quyền của chủ nhiệm.

7.2. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên ban quản trị hợp tác xã

- Có ý kiến đề nghị nên có quy định về tiêu chuẩn cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt và ba chức danh trong hợp tác xã. Thành viên ban quản trị phải là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã, có tâm huyết với hoạt động của hợp tác xã, có bản lĩnh và được xã viên tín nhiệm, ngoài ra cần có thêm tiêu chuẩn về tỷ lệ vốn góp, độ tuổi tối đa.

Dự thảo Luật sửa đổi sắp tới chỉ quy định cơ bản chung về tiêu chuẩn thành viên ban quản trị hợp tác xã, như: là xã viên hợp tác xã, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã, có nhiều tâm huyết với hoạt động của hợp tác xã, có bản lĩnh và được xã viên tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm của xã viên là quan trọng nhất; các tiêu chuẩn cụ thể về tỷ lệ vốn góp, độ tuổi tối đa và tiêu chuẩn khác do xã viên hợp tác xã thỏa thuận trong điều lệ; hợp tác xã là tổ chức tự chủ của người dân, do xã viên quyết định mọi vấn đề của tổ chức mình, trong đó có vấn đề cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ hợp tác xã.

- Một số ý kiến khác cho rằng tại khoản 2 Điều 26 Luật hợp tác xã 2003 nên bỏ từ “ruột” trong những mối quan hệ đã liệt kê (cha con, anh chị em...), vì xã viên hợp tác xã có quan hệ dù ruột hay nuôi thì cũng rất sâu đậm, có thể ảnh hướng lớn tới công việc. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng quan hệ ruột thịt không quan trọng nếu họ có cuộc sống riêng, độc lập với nhau, không chung hộ khẩu.



8. Về chủ nhiệm hợp tác xã

- Có kiến nghị nêu lên, chủ nhiệm hợp tác xã phải đạt được chuẩn trình độ như: phải có trình độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp trung học phổ thông, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý kinh tế mới có đủ điều kiện về trình độ quản lý điều hành hợp tác xã.

Tuy nhiên, việc lựa chọn, thuê chủ nhiệm với các tiêu chuẩn, điều kiện nhất định là vấn đề của hợp tác xã, xã viên hợp tác xã và trên cơ sở thị trường lao động. Tiêu chuẩn chủ nhiệm hợp tác xã không thuộc phạm trù quy định pháp luật cơ bản về tổ chức hợp tác xã, mà do điều lệ hợp tác xã quy định.

- Có kiến nghị đổi cụm từ chỉ chức danh “chủ nhiệm” hợp tác xã thành “giám đốc” hợp tác xã để thống nhất tên gọi chức danh cho một tổ chức có bản chất chung.



9. Về ban kiểm soát, quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát

9.1. Ban kiểm soát

Một số ý kiến cho rằng, khoản 3 Điều 29 Luật hợp tác xã 2003 quy định “Tiêu chuẩn thành viên ban kiểm soát như tiêu chuẩn thành viên ban quản trị” là không cần thiết; cần bổ sung quy định có liên quan đến quan hệ gia đình của thành viên ban kiểm soát tương tự như quy định đối với thành viên ban quản trị.



9.2. Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát

Khoản 4 Điều 30 Luật hợp tác xã 2003 quy định quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát: “Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của hợp tác xã; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Điều lệ hợp tác xã”, đề nghị sửa lại là “cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, có xem xét đến điều lệ của hợp tác xã”.



10. Về vốn góp và trích lập quỹ của hợp tác xã

10.1. Vốn góp xã viên

- Có ý kiến đề nghị dự thảo Luật hợp tác xã sửa đổi nên bổ sung quy định cụ thể về chuyển nhượng vốn góp của xã viên hợp tác xã.

- Ý kiến khác kiến nghị, Điều 31 Luật hợp tác xã 2003 nên bổ sung quy định: ngoài vốn góp, xã viên mới phải đóng thêm một khoản quỹ tương ứng với phần vốn góp tại thời điểm góp vốn, bởi vì trong phân chia lợi nhuận, xã viên cũ đã dành một phần lợi nhuận của mình để xây dựng các quỹ hợp tác xã. Xã viên mới chưa góp quỹ, chỉ mới góp vốn mà được hưởng lợi từ quỹ của hợp tác xã là không phù hợp.

Dự thảo Luật sửa đổi sắp tới cần cân nhắc quy định về vốn góp đối với xã viên kết nạp mới, hoặc để điều lệ hợp tác xã quy định.



10.2. Huy động vốn

Cần nghiên cứu bổ sung các hình thức huy động vốn khác cho các hợp tác xã.



10.3. Vốn hoạt động của hợp tác xã

Có ý kiến đề nghị sửa khoản 1 Điều 16 Nghị định 177/2004/NĐ-CP về “Vốn hoạt động của hợp tác xã” như sau:



+ Vốn sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn tích luỹ từ kết quả sản xuất kinh doanh, các quỹ nhàn rỗi của hợp tác xã, các khoản vốn trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, quà biếu tặng.

+ Vốn huy động là vốn vay các tổ chức tài chính, ngân hàng; các khoản chiếm dụng và các khoản vốn huy động hợp pháp khác”.

Từ đó giúp hợp tác xã phân biệt rõ nguồn hình thành vốn hoạt động để có chế độ quản lý, sử dụng phù hợp và cơ chế xử lý vốn, tài sản khi xã viên ra khỏi hợp tác xã hoặc giải thể hợp tác xã.



10.4. Quỹ hợp tác xã

Có kiến nghị cần quy định bắt buộc hợp tác xã trích lợi nhuận sau thuế vào bốn (04) quỹ cơ bản của hợp tác xã: Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh (tỷ lệ trích lập quỹ cao để tích luỹ phát triển về sau), Quỹ dự phòng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng.

Kiến nghị này cần được nghiên cứu thêm vì liên quan đến bản chất tổ chức hợp tác xã, Luật chỉ nên quy định về hai quỹ: phát triển sản xuất và dự phòng; các quỹ khác nên để điều lệ hợp tác xã quy định.

11. Về phân phối lãi, xử lý các khoản lỗ

- Một số kiến nghị nêu lên: hợp tác xã là tổ chức đặc thù, nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho xã viên, lợi nhuận không cao, vì vậy Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể về việc phân phối lợi nhuận cho xã viên. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, nên bỏ quy định phân phối lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, chỉ nên quy định phân phối lãi theo vốn góp, còn mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã nên để các hợp tác xã quy định cơ chế giá dịch vụ đối với xã viên sử dụng nhiều dịch vụ của hợp tác xã.

Các kiến nghị này thể hiện nhận thức chưa đúng và thống nhất về bản chất tổ chức hợp tác xã, đồng thời thấy rõ bất cập trong quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003 về bản chất tổ chức hợp tác xã. Đặc điểm mang tính bản chất của tổ chức hợp tác xã là xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, vì vậy lợi ích của hợp tác xã phân phối cho xã viên phải chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ và nên để điều lệ hợp tác xã quy định. Giá dịch vụ cũng là một phương thức phân phối lợi ích của hợp tác xã nhưng phải theo nguyên tắc thị trường, giá như nhau đối với mọi xã viên hợp tác xã, cũng như quyền quyết định thuộc về cộng đồng xã viên hợp tác xã.

- Một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đề nghị sửa Khoản 1 Điều 37 như sau: “Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của hợp tác xã được phân phối như sau:



a. Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;

b. Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác của hợp tác xã;

c. Trừ các khoản do vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của hợp tác xã (nếu có)

d. Trả lợi tức cho nhà đầu tư tham gia liên doanh với hợp tác xã (nếu có)

e. Chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên.”

Kiến nghị này chia lãi theo “công sức đóng góp của xã viên” là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, vì chi trả cho “công sức đóng góp của xã viên” thuộc về chi phí hoạt động của hợp tác xã, không phải từ lãi; lợi tức cho nhà đầu tư tham gia cũng thuộc chi phí của hợp tác xã.



12. Về tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã

12.1. Giải thể hợp tác xã

- Có ý kiến cho rằng, quy định của Luật hợp tác xã 2003 về giải thể hợp tác xã là quá phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay, các hợp tác xã thuộc trường hợp giải thể bắt buộc thì tài sản, vốn của hợp tác xã không còn gì, xã viên cũng không còn… Vì vậy, nên áp dụng quy định giải thể bắt buộc do hợp tác xã tự chịu trách nhiệm, tự thực hiện tương tự như quy định đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các hợp tác xã, các xã viên cũng như đối tác trước khi tham gia quan hệ với hợp tác xã.

- Ý kiến khác kiến nghị, cần có hướng dẫn cụ thể về việc giải thể bắt buộc đối với các hợp tác xã chưa chuyển đổi. Hiện nay tuy đã có hướng dẫn, nhưng rất khó thực hiện vì thủ tục phức tạp, phải lập hội đồng, mất nhiều thời gian.

12.2. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể

- Có ý kiến đề nghị sửa khoản 1 Điều 36 Luật hợp tác xã 2003 như sau: “Khi giải thể, hợp tác xã bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý cơ sở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng được hình thành từ vốn tài trợ của Nhà nước; trường hợp cơ sở hạ tầng được hình thành từ vốn tài trợ của Nhà nước và vốn sở hữu của hợp tác xã thì chính quyền địa phương thanh toán cho hợp tác xã giá trị còn lại của tài sản được hình thành từ nguồn vốn sở hữu của hợp tác xã, công sức xã viên. Đối với vốn và tài sản chung của hợp tác xã được hình thành từ nguồn vốn và công sức của xã viên, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì do Đại hội xã viên quyết định”.

- Ý kiến khác cho rằng, quy định về tài sản không chia là không phù hợp với bản chất hợp tác xã, không khả thi và không cần thiết. Hơn nữa những tài sản thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ hình thành đã được quy định là tài sản không được cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng và tất nhiên là không được chia. Hơn nữa, quy định về tài sản chung, tài sản sở hữu của hợp tác xã hiện nay là không rõ ràng, khó khăn trong việc hạch toán hiệu quả và chủ động sản xuất kinh doanh. Đề nghị bỏ quy định về tài sản chung không chia của hợp tác xã.

Các kiến nghị này cần được nghiên cứu kỹ hơn vì liên quan đến bản chất tổ chức hợp tác xã.



12.3. Chuyển đổi hợp tác xã

Đề nghị bổ sung cơ chế chính sách chuyển đổi hợp tác xã sang mô hình tổ chức doanh nghiệp và ngược lại.



13. Về liên hiệp hợp tác xã

- Có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng thành viên liên hiệp hợp tác xã. Luật hiện hành quy định: Liên hiệp hợp tác xã được thành lập “… nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khác của các thành viên tham gia”. Điều này khó có thể thực hiện đối với tự thân liên hiệp hợp tác xã và càng khó hơn cho các hợp tác xã thành viên, nếu không có sự trợ lực từ các tổ chức kinh tế có tiềm năng khác. Luật hợp tác xã cần sửa đổi theo hướng cho phép liên hiệp hợp tác xã kết nạp thêm các thành viên khác không phải là hợp tác xã, các thành viên này phải có năng lực kinh tế thực sự. Có thể quy định khống chế số lượng thành viên này thấp hơn các thành viên là hợp tác xã trong liên hiệp hợp tác xã (thành viên là các hợp tác xã chiếm tỷ lệ 75%, các tổ chức kinh tế khác chiếm 25% tổng số thành viên liên hiệp hợp tác xã).

Kiến nghị này cũng cho thấy nhận thức chưa rõ và chưa thống nhất về bản chất của tổ chức hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã thực chất là hợp tác xã của các hợp tác xã khi các thành viên là pháp nhân hợp tác xã. Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003, pháp nhân là hợp tác xã và không phải hợp tác xã có thể tham gia hợp tác xã nếu có mục tiêu phù hợp tổ chức hợp tác xã mà mình tham gia. Nếu mở rộng quy định cho phép liên hiệp hợp tác xã được kết nạp pháp nhân khác với hợp tác xã thì quay trở về tổ chức hợp tác xã (cho phép cả cá nhân, hộ, pháp nhân tham gia).

- Ý kiến khác đề nghị sửa khoản 2 Điều 22 Nghị định 177/2004/NĐ-CP là: “Liên hiệp hợp tác xã phải có từ 3 hợp tác xã trở lên” thay vì 4 hợp tác xã. Việc này giúp cho nhiều liên hiệp hợp tác xã được hình thành hơn, tạo thêm nhiều đầu mối hỗ trợ, giúp đỡ cho các hợp tác xã phát triển bền vững. Nên mở rộng đối tượng tham gia liên hiệp hợp tác xã (cả thể nhân và pháp nhân).



14. Về Liên minh hợp tác xã

- Có ý kiến đề nghị sửa khoản 1 Điều 45, Luật hợp tác xã 2003 như sau: “Liên minh hợp tác xã được tổ chức theo ngành và các ngành kinh tế” thành “Liên minh hợp tác xã được tổ chức theo các ngành kinh tế”.

- Ý kiến khác đề nghị cần nghiên cứu làm rõ vai trò đại diện của liên minh trong quan hệ phối hợp, trong đàm phán và xử lý trục trặc về các quan hệ phối hợp; trong quan hệ với chức năng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho thành viên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 45 Luật hợp tác xã, một số nội dung của chức năng thứ năm của liên minh hợp tác xã - là đại diện trong quan hệ phối hợp của các thành viên với các tổ chức khác.

- Ý kiến khác kiến nghị sửa khoản 4 Điều 45, Luật hợp tác xã 2003 theo hướng: thay điều lệ liên minh hợp tác xã cấp tỉnh bằng quy chế tổ chức hoạt động của liên minh hợp tác xã cấp tỉnh.

- Cần phân định rõ hơn, cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố và chức năng nhà nước về kinh tế tập thể của sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc làm đầu mối tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Cần quy định cụ thể về bộ máy và biên chế của tổ chức liên minh hợp tác xã; quy định thống nhất tổ chức bộ máy, biên chế của liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố; tạo điều kiện bố trí bộ máy và biên chế cho tổ chức liên minh hợp tác xã hoạt động một cách có hiệu quả.



15. Về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã

Có một số ý kiến góp ý như sau:

- Quy định về bộ máy quản lý Nhà nước về hợp tác xã từ tỉnh đến huyện còn thiếu hướng dẫn cụ thể và chưa được thực hiện trong thực tế.

- Cần bổ sung chế tài xử lý để tránh việc chính quyền địa phương cơ sở, Uỷ ban nhân dân xã can thiệp sâu vào công việc nhân sự, tài chính và nội dung hoạt động của hợp tác xã.

- Cần quy định cụ thể chức năng quản lý, thanh tra, giám sát đối với các hợp tác xã nói chung, quỹ tín dụng nhân dân nói riêng của thanh tra cấp huyện và thanh tra chuyên ngành ngân hàng nhằm tránh sự chồng chéo được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật hợp tác xã 2003.

- Cần bổ sung quy định về việc các sở, ngành chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi về kinh tế tập thể; sở phải có phòng chuyên trách theo dõi kinh tế tập thể; cấp huyện phải có cán bộ chuyên trách.

- Cần quy định cụ thể cơ quan nào ở cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc xây dựng, tổ chức quản lý, tổng hợp báo cáo về tổ hợp tác.

- Cần thành lập Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

- Bổ sung Điều 25 Nghị định 177/2004/NĐ-CP nội dung: Quyết định công nhận ban quản trị giao cho UBND cấp huyện để quản lý theo dõi. Đề nghị này là không hợp lý, vì hợp tác xã là tổ chức tự chủ, ban quản trị do đại hội xã viên bầu, công nhận, tương tự như các tổ chức kinh tế khác.

16. Những nội dung khác

Ngoài các ý kiến nêu trên, còn có một số kiến nghị khác sau đây:

- Bổ sung quy định về các mối quan hệ hợp tác xã với xã viên, với hợp tác xã khác, với doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã, với thị trường, với hợp tác xã dịch vụ điện năng.

- Cần bổ sung quy định về tổ hợp tác bởi xét về bản chất tổ hợp tác là hợp tác xã.

- Cần xây dựng hệ thống cung cấp số liệu đầy đủ và tin cậy về hợp tác xã.

- Quy định rõ hơn nội dung khoản 2 Điều 3 Luật hợp tác xã về: “Đối với hợp tác xã nông nghiệp, Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển trong từng thời kỳ”, vì đến nay Chính phủ chưa quy định.

- Khoản 8 Điều 6 Luật hợp tác xã quy định về việc vay vốn của tổ chức tín dụng mâu thuẫn với Thông tư 05 của Ngân hàng Nhà nước.

- Điều 27 và 28 Luật hợp tác xã có nội dung cơ bản giống nhau, đề nghị gộp lại.

- Luật còn thiếu các quy định về kế toán, kiểm toán hợp tác xã; cần bổ sung các quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán hợp tác xã cho phù hợp với tình hình mới. Việc quy định bắt buộc các hợp tác xã phải thực hiện việc kiểm toán vào thời điểm nhất định làm cho các hợp tác xã phải tự mình điều chỉnh hoạt động nề nếp hơn theo khuôn khổ pháp luật, nhất là trong các hoạt động tài chính.

- Đề nghị thay thế Thông tư 01/2006/TT-BKH ngày 19/01/2006 bằng văn bản khác cho phù hợp với đánh giá phân loại hợp tác xã hiện nay. Các tiêu chí cần chú ý cả đến các tiêu chí quy mô và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.



II. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2003

Căn cứ kết quả tổng hợp ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2003, kết quả khảo sát toàn diện hợp tác xã trên địa bàn toàn quốc năm 2008, kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hợp tác xã, Chính phủ kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung cơ bản của Luật hợp tác xã năm 2003 như sau:



1. Về đối tượng tham gia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

- Đề nghị dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) tiếp tục coi cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân là đối tượng tham gia hợp tác xã; hộ gia đình và pháp nhân phải cử đại diện là cá nhân tham gia hợp tác; không quy định công chức được tham gia hợp tác xã vì đã có Luật công chức điều chỉnh.

- Đề nghị bổ sung đối tượng người nước ngoài tham gia hợp tác xã, vì hiện nay có nhiều người nước ngoài đang sinh sống, làm việc với thời gian khá lâu dài ở Việt Nam có nhu cầu tham gia vào những loại hình hợp tác xã phù hợp theo nhu cầu của họ như: quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tiêu dùng và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta; tạo điều kiện cho hợp tác xã thu hút các nguồn vốn khác nhau, tăng quy mô thị trường phục vụ của hợp tác xã, từ đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Nhiều nước cũng cho phép người nước ngoài tham gia hợp tác xã tại nước mình.

2. Về định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trước hết cần phải thể hiện rõ nội hàm “hợp tác”: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ nhằm tập trung đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho thành viên trên cơ sở cam kết bình đẳng hai bên; làm rõ sự khác biệt căn bản giữa tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các tổ chức khác, tránh gây hiểu lầm hợp tác xã với các loại hình kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp; bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp luật, về địa vị pháp lý của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng như bảo đảm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với các loại hình kinh tế khác trong cơ chế thị trường.



3. Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Mục tiêu thành lập hợp tác xã là để đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về cung ứng sản phẩm, dịch vụ hoặc tạo việc làm cho thành viên. Do vậy, hợp tác xã phải có nghĩa vụ chính là cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên theo hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên. Để thực hiện nghĩa vụ đó, hợp tác xã có đầy đủ quyền tương ứng để tổ chức hoạt động, sản xuất, kinh doanh.



4. Về quyền và nghĩa vụ của thành viên

Do thành viên tham gia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là để được đáp ứng các nhu cầu chung do vậy thành viên có quyền quan trọng nhất là yêu cầu được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tương ứng với quyền đó, thành viên phải đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ tương ứng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã



5. Về chấm dứt tư cách thành viên

Thành viên không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn liên tục nhất định mà không có lý do chính đáng được đại hội thành viên chấp thuận thì sẽ chấm dứt tư cách thành viên. Luật cần quy định về mức độ thường xuyên của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, thời hạn không sử dụng và giá trị tối thiểu sản phẩm, dịch vụ mà thành viên phải sử dụng.



6. Về cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cho thị trường không phải thành viên

Có quy định cho phép hợp tác xã được cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường không phải thành viên nhưng có điều kiện nhất định trên cơ sở bảo đảm bản chất đích thực của hợp tác xã, đồng thời bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác trên thị trường.



7. Về phân phối lợi nhuận

Chú ý quy định về việc phân phối thu nhập/lợi nhuận của hợp tác xã chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; trao cho điều lệ quyền quy định về tỷ lệ thu nhập và hình thức cụ thể của phân phối thu nhập.



8. Về tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

- Việc định giá tài sản góp vốn cần được thực hiện theo thỏa thuận giữa các thành viên với nhau, nhà nước không nên can thiệp vào công việc nội bộ của hợp tác xã. Trường hợp các thành viên góp vốn không đủ năng lực để định giá tài sản góp vốn vào hợp tác xã thì sẽ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị của tài sản.

- Cần phải có quy định về tài sản chung không chia, vì tài sản chung không chia là đặc trưng mang tính bản chất của tổ chức hợp tác xã, khác biệt hẳn với tổ chức doanh nghiệp, là nhận thức chung và quy định pháp luật phổ biến trên thế giới. Đồng thời, cần quy định cụ thể các nguồn hình thành nên tài sản chung không chia vừa phù hợp kinh nghiệm quốc tế, vừa phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta.

9. Về tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Nghiên cứu bổ sung quy định về việc trả lại vốn góp của thành viên và việc huy động vốn đầu tư để hợp tác xã, một mặt hoạt động đúng bản chất của tổ chức mình; mặt khác, vẫn có thể thu hút được vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó cần ưu tiên huy động vốn từ thành viên, nhất là từ các thành viên có nhiều vốn trên tinh thần mọi lợi ích từ hợp tác xã đều được đem lại cho thành viên.



10. Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Cần có các quy định mang tính nguyên tắc về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã phù hợp với bản chất tổ chức hợp tác xã. Các nội dung cụ thể nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển trong từng thời kỳ, cũng như nguồn lực khả thi của Nhà nước.



11. Về thuế đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Thu nhập của hợp tác xã phát sinh từ việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên của hợp tác xã chỉ gồm thành viên là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân không phải là doanh nghiệp vừa và lớn và của liên hiệp hợp tác xã hoặc không thuộc diện chịu thuế, hoặc được miễn thuế, hoặc có chịu thuế nhưng Nhà nước để lại phần thuế này cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tích lũy đầu tư phát triển, hình thành tài sản không chia, tạo điều kiên phát triển bền vững hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.



12. Về việc thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần

Nên cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty theo quy định hiện hành, bảo đảm hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, cạnh tranh bình đẳng các loại hình kinh tế khác trong cơ chế thị trường, nhưng cân nhắc việc lập công ty, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp phải nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương