PHẦn mở ĐẦU


II. Các cơ chế chính sách 1. Chính sách về tài chính, thuế



tải về 2.45 Mb.
trang32/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

II. Các cơ chế chính sách

1. Chính sách về tài chính, thuế


Hiện nay thuế nhập khẩu dầu thô là 3% và dầu tinh luyện là 5% đối với các nước ASEAN nhưng lượng dầu nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia và Inđônesia nên cần giảm thuế nhập khẩu dầu thô xuống 0-1% để khuyến khích tinh luyện dầu trong nước. Đối với hạt đậu nành nhập khẩu dùng để ép và trính ly dầu thô cũng được giảm thuế nhập khẩu xuống 0%.

Doanh nghiệp trích ly dầu đậu nành có sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước được hưởng chính sách ưu đãi thuế như dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư của Nhà nước.


2. Chính sách về nguồn vốn


Hỗ trợ một phần vốn đầu tư nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu trong nước, cho phép các doanh nghiệp được trích một tỷ lệ phần trăm hợp lý hạch toán vào chi phí sản xuất để hỗ trợ cho việc đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư nhà máy trích ly dầu đậu nành trong năm 2009-2010 được Nhà nước bù lãi suất vay vốn đầu tư 4%/năm. Doanh nghiệp đầu tư trồng thử nghiện cọ dầu được vay vốn ưu đãi của Chính phủ.

3. Chính sách về đất đai


Ưu tiên bố trí đất tại các khu, cụm công nghiệp gần cảng để xây dựng các nhà máy ngành dầu.

Tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê để phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển ngành, áp dụng gía thuê đất thấp nhất trong khung giá của từng địa phương.



III. Tổ chức phân công thực hiện


1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này sau khi được phê duyệt.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển vùng nguyên liệu tập trung đối với cây có dầu thông qua hệ thống khuyến nông và chương trình xúc tiến phát triển cây có dầu chủ lực.

3. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hoá, Thông tin và Truyền thông theo chức năng của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương:

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng dầu thực phẩm và phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

- Điều chính mức thuế nhập khẩu nguyên liệu để khuyến khích phát triển trong nước.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Quy hoạch phát triển Ngành dầu thực vật Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ trì quy hoạch chi tiết, phân bổ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và đất cho các nhà máy chế biến ở địa phương.

5. Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam là đầu mối triển khai Quy hoạch các dự án trích ly đậu nành và các dự án quy hoạch đầu tư nhà máy dầu tinh luyện trong toàn Tổ hợp của Công ty. Vocarimex cùng với các cơ sở ép, trích ly dầu thô ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm hạt có dầu với các địa phương ở các vùng trọng điểm theo giá sàn thống nhất thoả thuận từ đầu vụ, để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Vocarimex là đầu mối vận động thành lập Hiệp hội Dầu thực vật Việt Nam để trình Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ




1. Các kết luận chính


Ngành dầu thực vật trong thời gian qua đã phát triển nhanh và có hiệu quả, ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành có chất lượng ngày càng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giá trị SXCN của ngành năm 2008 đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SXCN của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Ngành Dầu thực vật mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách của toàn ngành năm 2007 đạt 1.107 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2008 tăng lên 1.647 tỷ đồng.

Ngành Dầu thực vật phát triển đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động và lao động trong ngành có thu nhập cao hơn so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2007 là 5,31 triệu đồng/người/tháng).

Nhiều cơ sở mới được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, sản xuất ra sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của ngành không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng và chất lượng mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Tuy vậy, điểm yếu nhất của ngành là trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. Trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu đã trên 700 triệu USD. Dự báo, nếu không có chương trình phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu hữu hiệu, đến năm 2015 phải nhập khẩu trên 1 tỷ USD nguyên liệu dầu thô và hạt có dầu.

Quan điểm phát triển ngành đến năm 2020 và 2025 là:

- Phát triển ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu trong nước. Chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tập trung xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Phải coi đây là chương trình quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung là xoá đói, giảm nghèo, công nghiệp hoá nông thôn và giảm nhập siêu.

Mục tiêu tổng quát phát triển ngành là: Từng bước xây dựng và phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng. Tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

Đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 700-720 ngàn tấn dầu tinh luyện; 60-90 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 40 ngàn tấn dầu các loại.

Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.060-1.230 ngàn tấn tinh luyện; 200-300 ngàn tấn dầu thô . Xuất khẩu đạt 50 ngàn tấn dầu các loại.

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.420-1.730 ngàn tấn tinh luyện; 280-430 ngàn tấn dầu thô . Xuất khẩu đạt 60 ngàn tấn dầu các loại.

Đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.680-2.130 ngàn tấn tinh luyện; 340-530 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 80 ngàn tấn dầu các loại.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010 từ 12,5-13,0%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 15,5-16,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 6,6-7,6%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 4-5%/năm.

Định hướng phát triển ngành đến năm 2025 là phát triển theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Đối với các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các cơ sở ép, trích ly dầu thô (trước mắt là dầu đậu nành) quy mô lớn, hiện đại tại các cảng, ban đầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu sau đó thay dần bằng nguyên liệu trong nước. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để tuyển chọn được các cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các loại cây khác cho ngành nhằm phát triển ổn định lâu dài.

Định hướng quy hoạch phát triển cả khâu tinh luyện và trích ly dầu thô tập trung chủ yếu ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là 2 vùng tập trung đông dân cư, kinh tế phát triển nhất cả nước, có thu nhập GDP bình quân đầu người cao và tiêu thụ nhiều sản phẩm nhất. Tại đây, có cảng biển, cảng sông, hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển và đã hình thành các nhà máy sản xuất dầu thực vật lớn, có kinh nghiệm quản lý sản xuất và phân phối lưu thông.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, cần đầu tư gần 4.080 tỷ đồng và giai đoạn 10 năm tiếp theo cần gần 5.650 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển sản xuất đều do các doanh nghiệp huy động từ nguồn vốn tự có, vốn góp của các doanh nghiệp khác tham gia cổ phần và vốn vay tín dụng của các ngân hàng. Riêng đối với các dự án trích ly dầu đậu nành sẽ được vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

Vốn Ngân sách Nhà nước sẽ được chi cho chương trình nghiên cứu giống cây có dầu chủ lực do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì.

Để ngành dầu thực vật phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, cần có chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu, khuyến khích sản xuất dầu thô trong nước thông qua các giải pháp và chính sách đồng bộ, nhất quán của Nhà nước. Đặc biệt là các chính sách về thuế xuất nhập khẩu, chính sách đất đai cho phát triển vùng nguyên liệu, vốn vay đầu tư phát triển.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương