PHẦn mở ĐẦU



tải về 2.45 Mb.
trang30/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36

3. Giải pháp về quản lý


Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật thực hiện phát triển bền vững, cần phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau:

- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn công nghiệp;

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nói riêng và dịch vụ môi trường nói chung;

- Chú trọng đến hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp và chất thải rắn;



- Khi triển khai, phê duyệt các dự án đầu tư cần chú ý đến vấn đề môi trường, không thiên lệch về mục tiêu lợi ích kinh tế; chấp hành tốt quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án; Trong khi lập báo cáo tiền khả thi và khả thi cần xem xét kỹ các biện pháp an toàn và vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Cần tính đủ chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản xuất.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất và kiên quyết xử lý những đơn vị vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường;

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các cấp, trong đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ chuyên môn, cán bộ lãnh đạo...

- Ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có bộ phận chức năng có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

Xây dựng đội ngũ cán bộ và không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý môi trường ở các doanh nghiệp; quy định các loại chứng chỉ về môi trường tương ứng cho các cán bộ làm công tác môi trường.

Xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trong phạm vi doanh nghiệp.

Tăng cư­ờng công tác quản lý định mức và chất lư­ợng sản phẩm.

4. Giải pháp về kỹ thuật


Xác định đúng tính chất cơ, lý, hoá, sinh của các loại chất thải để có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường thích hợp.

Sử dụng đồng bộ và phù hợp các phương pháp, công cụ đối với từng loại chất thải phát sinh.

Áp dụng các phương pháp quan trắc tiên tiến nhằm xác định rõ nguồn gốc và nơi phát sinh ô nhiễm.

Lựa chọn và tiếp cận công nghệ mới tiên tiến có tính cạnh tranh cao để đầu tư­ mới.

Xây dựng và phân đoạn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn công nghệ theo tiêu chuẩn tiên tiến.

5. Chương trình quản lý, giám sát môi trường


Kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng và các cơ quan quản lý môi trường ở các địa phương theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khống chế các tác động tiêu cực từ các nhà máy. Chương trình giám sát môi trường đề nghị thực hiện như sau:

Nước thải:

Đối với nước thải sản xuất cần giám sát tại bể chứa nước đầu ra, các chỉ tiêu giám sát bao gồm: độ pH, BOD,COD, độ màu và TSS.

Tần suất giám sát: đối với các dự án mới đầu tư 1 lần/ngày, nếu không thấy có sự dao động đáng kể về mặt nồng độ của các chỉ tiêu ô nhiễm đầu ra thì sẽ giảm tần suất xuống 1 tuần/lần, khi hệ thống ổn định cần 3 tháng/lần.

Đối với nước thải sinh hoạt của các nhà máy cũng được giám sát tương tự như nước thải sinh hoạt, các chỉ tiêu giám sát bao gồm: BOD5, COD, Colifom



Không khí ô nhiễm

Cần giám sát tại các khu vực sản xuất phát thải các khí độc hại như CO, CO2, SO2, và các khí NOx

Khu vực lò hơi, chỉ tiêu giám sát: nồng độ bụi, tiếng ồn. Các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm, gió.

Các chỉ tiêu cần được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện ra sự dao động hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm cần xử lý kịp thời hoặc báo ngay cho các cơ quan chuyên môn có biện pháp giải quyết thích hợp.

PHẦN 4

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

I. Các giải pháp chủ yếu

1. Giải pháp về thị trường


a. Đối với Nhà nước:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước, để chống hàng lậu, hàng kém chất lượng, không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.

b. Đối với các doanh nghiệp:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần, mở thêm thị trường mới.

- Xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh.

- Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước, quốc tế.

- Chủ động xây dựng các biện pháp ngăn chặn những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

- Không ngừng nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm mới, đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.


2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm


- Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9000 và HACCP để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Đối với các thương hiệu Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước, cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng.

- Nhà nước tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Hàng năm Bộ Công Thương tổ chức bình chọn và công bố danh hiệu thương hiệu Việt, thương hiệu địa phương theo tiêu chí thống nhất để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương