PHẦn mở ĐẦU


Đánh giá chung về hiện trạng môi trường trong ngành



tải về 2.45 Mb.
trang28/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   36

4. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường trong ngành


Căn cứ vào kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp về mức độ các chất gây ô nhiễm, với các thiết bị công nghệ sản xuất đồng bộ tiên tiến như hiện nay, có thể đánh giá về chất thải của các doanh nghiệp ngành dầu thực vật như sau:

Trong nước thải có hàm lượng một số chất chỉ thị tuy cao nhưng với các công nghệ xử lý nước thải đã đầu tư khi chảy ra nguồn đều được giám sát chặt chẽ và đạt mức tiêu chuẩn theo TCVN. Ngoài ra, trong công nghệ sản xuất do không sử dụng các hoá chất độc hại hay các dung môi hữu cơ độc hại nên khả năng ô nhiễm ít xảy ra.

Các chất thải rắn trong sản xuất đều được tái sử dụng một cách triệt để. Tuy nhiên, đây là chất thải thực phẩm có thể sẽ gây ra các vấn đề về môi trường nếu như xử lý đơn giản như chất thải thông thường.

Theo lý thuyết, trung bình tiêu hao 1.742,138 tấn dầu FO/100.000 tấn sản lượng dầu đã tinh luyện, với sản lượng dầu khoảng 600.000 tấn ước tính tiêu thụ 10.247,87 tần dầu FO tương đương lưu lượng khói thải trong một năm là 241.552 m3/năm, chưa tính đến 125 tấn dầu DO/100.000 tấn dầu đã tinh luyện. Do đó, có thể đánh giá lượng khí thải do đốt lò là không lớn. Mặc dù vậy, cần phải giám sát chặt chẽ vì lò hơi hoạt động liên tục, cần kiểm tra đánh giá lò đã sử dụng lâu năm để kịp thời khống chế hàm lượng SO2.

Các yếu tố vi khí hậu và các tiêu chuẩn không khí xung quanh đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

II. Dự báo tác động, ảnh hưởng

1. Nguồn gây tác động

  1. Nước thải


Về đặc tính của nước thải sản xuất có hàm lượng chất hữu cơ và chất lơ lửng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm chỉ thị khi chưa thu hồi dầu như sau:

Nguồn nước thải chủ yếu được thải ra trong quá trình sản xuất ở các công đoạn ép, tách, trung hoà, tẩy mầu, hydrohoá,…Khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nếu không qua xử lý.



Đặc tính của nước thải sản xuất:

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/l)

BOD

5.600

COD

8.000

Chất rắn lơ lửng (SS)

9.143

Tổng N

39,90

Tổng P

22,97

Tổng dầu

19.080


Đặc tính của nước thải sinh hoạt:

Chất ô nhiễm

Khối lượng (kg/người/năm)

BOD5

16,5

COD

36,8

Chất rắn lơ lửng (SS)

20

Tổng N

3,3

Tổng P

0,4

Nguồn: Tổng hợp theo tính toán chung từ nhiều quốc gia

Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những khu vực xử lý nước thải tập trung khi đi vào sản xuất.



b) Chất thải rắn

Quy trình tinh chế dầu ăn, xà phòng thải bã sau khi hấp phụ. Lượng bã hấp phụ không lớn, trong bã có chứa dầu dư, mặt khác hàm lượng dầu trong bùn bã còn chứa khoảng 35% dầu thực vật nên được các cơ sở thu mua tận dụng làm các thành phẩm khác. Ngoài ra, chất thải rắn còn có các loại bao bì nhựa hạt, giấy carton, chất thải sinh hoạt của công nhân. Nhìn chung, các chất thải rắn gây tác động đến môi trường không đáng kể.



c) Khí thải

- Khí thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu phục vụ cho các phương tiện vận chuyển. Các nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu nên khi đốt cháy sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm như SO2, NO2, CO, bụi,…

- Khí thải gây ra do đốt dầu FO và DO phục vụ lò hơi: tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của O2. Trong các loại dầu này, ngoài thành phần chính là các Hydrocarbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh và nito. Khi đốt cháy loại dầu này còn phát sinh ra các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước, muội , khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde, trong đó cần kiểm soát chất chỉ thị là SO2 và NO2.

Bảng 3.19. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do đốt 500.000 lít dầu/năm



Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm dầu FO (g/1.000 lit dầu)

Lượng dầu sử dụng (lit/năm)

Tổng tải lượng ô nhiễm (kg/năm)

SO2

54.000

500.000

15.725,8

NO2

9.600

500.000

2.795,7

CO

5000

500.000

145,6

Bụi

2.750

500.000

153.650

Nguồn: Quản lý môi trường EPA

d) Tiếng ồn

Các dây chuyền thiết bị trong nhà máy là tác nhân gây tiếng ồn, rung, có thể ảnh hưởng tới công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu có độ ồn, rung lớn hơn giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ như mất ngủ, mệt mỏi hoặc gây ra tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trong khu vực sản xuất, làm kém tập trung tư tưởng có thể dẫn đến tai nạn lao động.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương