NIỆm phật pháp yếU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập (惕園毛凌雲敬緝)



tải về 1.38 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.38 Mb.
#8425
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

4. Cầu sanh Tịnh Ðộ

Do phát khởi các tâm nguyện như trên, cả hoặc lẫn nghiệp cùng tiêu tan cho nên tam muội mới thành, mới dễ sanh trong chín phẩm hoa sen. Bởi vậy, cần phải cầu sanh Tịnh Ðộ. Nếu không phát nguyện cầu sanh, khó lòng thoát khỏi luân hồi.



4.1. Cầu Phật gia hộ



Chánh văn:

1A Di Ðà Phật dĩ từ bi nguyện lực đương chứng tri ngã, đương ai mẫn ngã, đương gia bị ngã. 2Nguyện Thiền Quán chi trung, mộng mị chi tế, đắc kiến A Di Ðà Phật kim sắc chi thân, đắc lịch A Di Ðà Phật bảo nghiêm chi độ, đắc mông A Di Ðà Phật cam lộ quán đảnh, quang minh chiếu thân, thủ ma ngã đầu, y phú ngã thể.

(Xin A Di Ðà Phật do từ bi nguyện lực nên chứng biết cho con, nên thương xót con, nên gia hộ con. Nguyện trong khi Thiền Quán, hay trong lúc mộng mị được thấy thân sắc vàng của Phật A Di Ðà, được dạo qua cõi báu trang nghiêm của Phật A Di Ðà, được Phật A Di Ðà dùng cam lộ rưới đảnh, quang minh chiếu đến thân, tay Phật xoa đầu con, y ngài trùm thân con)


Chú giải:
Do tâm Phật từ bi vô lượng nên Phật có nguyện lực. Do có nguyện lực nên sẽ chứng biết. Do chứng biết nên sẽ xót thương. Do xót thương nên sẽ gia hộ. Cả bốn câu này diễn tả tấm lòng mong Phật hộ niệm.

Những câu kế tiếp đó diễn tả các cách đức Phật hộ niệm chúng ta.


4.2. Chánh phát nguyện

4.2.1. Phát nguyện trong đời hiện tại

Chánh văn:

Sử ngã túc chướng tự trừ, thiện căn tăng trưởng, tật không phiền não, đốn phá vô minh, viên giác diệu tâm, khuếch nhiên khai ngộ, Tịch Quang chơn cảnh thường đắc hiện tiền.

(Khiến con túc chướng tự trừ, căn lành tăng trưởng, chóng sạch phiền não, mau phá vô minh, đột nhiên khai ngộ viên giác diệu tâm, Tịch Quang chơn cảnh thường được hiện tiền)


Chú giải:
Do được Phật dùng cam lộ quán đảnh nên ba thứ túc chướng: hoặc, nghiệp, khổ tự diệt trừ. Do được quang minh của Phật chiếu đến thân nên ba thứ căn lành: Giới, Ðịnh, Huệ tự được tăng trưởng.

Chữ “phiền não” chỉ kiến hoặc và tư hoặc. Phiền não làm loạn tâm thần. Chữ “vô minh” chỉ căn bản hoặc, chẳng ngộ được Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Do được đức Phật dùng tay xoa đảnh đầu nên mau chóng phá sạch các phiền não, vô minh.

Viên giác diệu tâm” là Năng Chứng Trí. “Tịch Quang chơn cảnh” là lý sở chứng. Do được đức Phật dùng y trùm lên thân ta, đột nhiên ta khai ngộ được Viên Giác diệu tâm cho nên chơn cảnh Tịch Quang thường hiện tiền.

4.2.2. Lâm chung nguyện



Chánh văn:

Chí ư lâm dục mạng chung dự tri thời chí, thân vô nhất thiết bịnh khổ ách nạn, tâm vô nhất thiết tham luyến mê hoặc. Chư căn duyệt dự, chánh niệm phân minh, xả báo an tường như nhập Thiền Ðịnh.

A Di Ðà Phật dữ Quán Âm, Thế Chí, chư thánh hiền chúng phóng quang tiếp dẫn, thùy thủ đề huề. Lâu, các, tràng phan, dị hương, thiên nhạc, Tây phương thánh cảnh chiêu thị mục tiền linh chư chúng sanh kiến giả, văn giả hoan hỷ cảm thán, phát Bồ Ðề tâm.

(Cho đến lúc mạng sắp chấm dứt, biết trước sắp đến lúc. Thân không có hết thảy bịnh khổ, nạn ách; tâm không có hết thảy tham luyến, mê hoặc. Các căn vui sướng, chánh niệm phân minh. Bỏ xác thân một cách an lành như đang nhập Thiền Ðịnh.

A Di Ðà Phật và Quán Âm, Thế Chí, các bậc thánh hiền phóng quang tiếp dẫn, đưa tay dắt dìu. Lầu, gác, tràng phan, hương lạ, nhạc trời. Thánh cảnh Tây phương hiện rõ trước mắt khiến các chúng sanh: kẻ thấy, người nghe mừng rỡ, khen ngợi, phát Bồ Ðề tâm)
Chú giải:
Biết trước ngày mất ba ngày hoặc bảy ngày thì gọi là “dự tri thời chí” (biết trước sắp đến lúc vãng sanh).

Bịnh khổ” là tứ đại nơi thân chẳng điều hòa. “Nạn ách” là các nạn: nước, lửa, đao binh, độc dược…

Tham luyến” là chẳng hạn như ăn chay lâu năm, lúc lâm chung lại ngã mặn; hoặc đang một dạ niệm Phật, khi lâm chung chợt sợ chết; hoặc vì ân ái vấn vương thậm chí khó lòng chia tay, buông bỏ nổi; hoặc là hứa nguyện, van vái, cam tâm cầu thần, chạy thuốc v.v…

Mê hoặc” là tự nghi mình nghiệp chướng sâu nặng, hoặc nghi công hạnh cạn mỏng, hoặc nghi Phật chẳng đến rước v.v…

Các căn vui sướng” là năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân không bịnh, không nạn. “Chánh niệm phân minh” chỉ căn thứ sáu tức là ý căn không tham, không lầm lạc.

Bỏ xác thân một cách an lành” là buông bỏ cái thân mình đã thọ đây chẳng hề lo lắng, chẳng hề mê loạn. “Như nhập Thiền Ðịnh” là hoặc ngồi mà tịch, hoặc đứng mà thác.

Từ câu “A Di Ðà Phật” trở đi nói rõ về sự cảm ứng đạo giao. Còn từ câu “khiến các chúng sanh” trở đi là nói đến sự lợi ích do thấy và nghe.

4.2.3. Vãng sanh nguyện



Chánh văn:

Ngã ư nhĩ thời thừa kim cang đài tùy tùng Phật hậu; như đàn chỉ khoảnh sanh Cực Lạc quốc: thất bảo trì nội, thắng liên hoa trung. Hoa khai kiến Phật, kiến chư Bồ Tát, văn diệu pháp âm, hoạch Vô Sanh Nhẫn.

Ư tu du gian, thừa sự chư Phật, thân mông thọ ký. Ðắc thọ ký dĩ, tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vô lượng bách thiên đà ra ni môn, nhất thiết công đức giai tất thành tựu.

(Con trong khi ấy nương đài kim cang theo sau đức Phật. Như trong khoảng khắc vừa khảy ngón tay sanh cõi Cực Lạc trong ao bảy báu, trong hoa sen diệu. Hoa nở thấy Phật, thấy các Bồ Tát, nghe tiếng pháp mầu, đắc Vô Sanh Nhẫn.

Chỉ trong khoảnh khắc thờ kính chư Phật, liền được thọ ký. Ðược thọ ký xong, ba thân, bốn trí, ngũ nhãn, sáu thông, vô lượng trăm ngàn đà-ra-ni môn, hết thảy công đức thảy đều thành tựu)
Chú giải:
Câu “như đàn chỉ khoảnh” (như trong khoảng khảy ngón tay) ngụ ý vãng sanh cực kỳ mau chóng. “Ðắc Vô Sanh Nhẫn” là hiểu rõ các pháp vốn bất sanh bất diệt.

Tam thân” là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân. “Tứ trí” là Ðại Viên Kính Trí, Bình Ðẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí.

Ngũ nhãn” là nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn.

Lục thông” là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông và lậu tận thông.



“Ðà ra ni” dịch nghĩa là Tổng Trì, tức là: bao gồm hết thảy các pháp, nắm giữ vô lượng nghĩa.

Từ câu “thờ kính chư Phật” trở đi diễn tả rõ hình tướng của các công đức ấy.


5. Trở vào Sa Bà
Chánh văn:

Nhiên hậu, bất vi An Dưỡng, hồi nhập Sa Bà, phân thân vô số biến thập phương sát, dĩ bất khả tư nghị tự tại thần lực, chủng chủng phương tiện độ chúng chúng sanh hàm linh ly nhiễm, hoàn đắc tịnh tâm, đồng sanh Tây Phương, nhập Bất Thối địa.

(Sau đó, chẳng lìa An Dưỡng, trở vào Sa Bà, phân thân vô số khắp mười phương cõi, dùng sức thần lực chẳng thể nghĩ bàn, các thứ phương tiện độ các chúng sanh khiến đều ly nhiễm, khôi phục tịnh tâm, cùng sanh Tây Phương, chứng đắc Bất Thối)



Chú giải:
Chẳng lìa An Dưỡng” là Pháp Thân bất động. “Phân thân vô số” là Hóa Thân ứng hiện. “Khắp mười phương cõi” là chẳng phải chỉ thấy hiện hữu trong một cõi nước.

Phương tiện độ sanh” là dùng tài thí để nhiếp phục kẻ tham lam, dùng ái ngữ nhiếp phục kẻ ương ngạnh; dùng lợi ích nhiếp phục kẻ làm lành; dùng đồng sự nhiếp phục kẻ làm ác.



“Ly nhiễm” là ba thứ hoặc chướng chẳng khởi; “tịnh tâm” là chứng trọn vẹn ba đức. Bất Thối gồm có ba loại:

a.Vị Bất Thối: Trọn chẳng lui sụt xuống phàm phu, Nhị Thừa.

b. Hạnh Bất Thối: Trọn chẳng lui sụt hạnh nghiệp đã tu.

c. Niệm Bất Thối: Quyết không có một niệm nào lầm lạc, quên mất.



“Nhập Bất Thối địa” còn có nghĩa là một khi đã sanh về Tây Phương thì dù có sanh trong Biên Ðịa, Nghi Thành đi nữa, quyết cũng chẳng đọa trong tam đồ.

Hai câu “khiến đều ly nhiễm…” đều nói về lợi ích trong hiện đời. Còn câu “cùng sanh Tây phương” nói đến lợi ích trong đời sau.


Chánh văn:

Như thị đại nguyện, thế giới vô tận, chúng sanh vô tận, nghiệp cập phiền não nhất thiết vô tận, ngã nguyện vô tận.

(Ðại nguyện như thế, thế giới vô tận, chúng sanh vô tận; nghiệp và phiền não hết thảy vô tận, con nguyện vô tận).


Chú giải:
Ðoạn văn này để tổng kết các đoạn trên.
6. Hồi hướng khắp cả

Chánh văn:

1Nguyện kim lễ Phật, phát nguyện, tu trì công đức, hồi thí hữu tình, tứ ân tổng báo, tam hữu tề tư. 2Pháp giới chúng sanh đồng viên Chủng Trí.

(Nguyện công đức lễ Phật, phát nguyện, tu trì hiện tại hồi hướng hữu tình, báo trọn bốn ân, giúp khắp ba cõi. Pháp giới chúng sanh cùng được viên mãn Nhất Thiết Chủng Trí)



Chú giải:
1. Hồi hướng có ba loại:

a. Một là hồi kỷ hướng tha: Do vì từ vô thỉ đến nay, chúng sanh làm các nghiệp lành gì cũng chỉ nghĩ đến bản thân và quyến thuộc mà thôi nên nay xoay cái tâm ấy hướng đến khắp các chúng sanh, đem những việc mình đã tu thí hết cho họ, chỉ nguyện người khác được lợi, chứ chẳng mong bản thân mình hưởng an lạc.

Ðấy cũng là “báo trọn bốn ân, giúp khắp ba cõi”.

b. Hai là hồi nhân hướng quả: Từ vô thỉ đến nay, chúng sanh chỉ biết mong cầu phước báo trong đường trời, người; chẳng biết mong cầu thánh quả xuất thế nên nay xoay cái tâm ấy hướng đến Vô Thượng Bồ Ðề: đem hết thảy các thiện nghiệp mình đã tu để trọn trang nghiêm Phật quả.

Ðây chính là hồi hướng “pháp giới chúng sanh cùng được viên mãn Nhất Thiết Chủng Trí”. “ChủngTrí” chính là trí huệ của Phật.

c. Ba là hồi sự hướng lý: Cả hai loại hồi hướng trên đều là sự tướng; nhưng Lý vốn nằm trong Sự nên cả ba thứ hồi hướng đều được trọn vẹn; do đó, chẳng cần phải nói rõ.

Hồi sự hướng lý là năng tu (người tu), sở tu (công đức, thiện nghiệp do người ấy tu tạo), tâm năng hướng (tâm hồi hướng), sở hướng (công đức được mình đem hồi hướng) xét trong Thật Tế (Lý Nhất Thể) thì những cặp khái niệm nhị nguyên ấy đều tiêu diệt hết, không còn có các tướng sai biệt.

Thêm nữa, người tu Tịnh nghiệp làm được điều lành gì đều trước hết hồi hướng về Tây phương. Do tâm ấy, sẽ chuyển hóa phước ấy hướng theo chánh lộ vãng sanh Tây Phương.

Nếu chẳng hồi hướng chỉ e tâm bị phước ràng buộc, lại sanh trong tam giới, phải hiểu rõ điều này!


NIỆM PHẬT PHÁP YẾU

QUYỂN THỨ HAI

GƯƠNG SÁNG NIỆM PHẬT
Niệm Phật Pháp Yếu

Quyển thứ hai

Gương Sáng Niệm Phật

Từ lúc đại sư Huệ Viễn thời Ðông Tấn đề xướng tu Tịnh Ðộ đến nay, sự tích vãng sanh của tăng, ni và nông, công, thương gia, những kẻ tạo tội, người tật khổ trong các đời nào phải chỉ có ức vạn; những chuyện được ghi chép trong các sách vở chỉ là một, hai trường hợp được tạm thấy biết đến trong cả ức vạn trường hợp mà thôi. Ngôn giáo chẳng bằng thân giáo13. Ở đây, tôi lược trích những sự hành trì của họ để chúng ta học theo, lấy đó làm khuôn phép. Nguyện những ai xem đến di tích của các vị tiên đức, trông thấy đức hạnh của người sẽ mong mình được bằng mà sốt sắng phấn chí tu hành.


1. Thấy tướng lành chẳng nói

Ðại sư Huệ Viễn đời Tấn là Sơ Tổ của Liên Tông, họ Giả, người xứ Nhạn Môn. Ngài tinh thông cả Nho lẫn Lão. Năm 21 tuổi, nghe pháp sư Ðạo An giảng kinh Bát Nhã, hốt nhiên đại ngộ, than rằng:

- Nho, Ðạo cửu lưu đều chỉ là bã hèm.

Liền xuất gia, thề hoằng dương Phật giáo. Ngài Ðạo An khen ngợi:

- Khiến cho đạo pháp được lưu hành ở Trung Nguyên phải nhờ vào ông Viễn!

Sau ngài trụ tại chùa Ðông Lâm trên Lô Sơn, thống lãnh đại chúng hành đạo, đào ao trồng sen. Trên mặt nước thả hoa sen mười hai cánh xoay chuyển theo sóng nước nhằm phân định thời khắc ngày đêm để biết thời hạn tu hành. Ngài cùng với các ông Lưu Di Dân v.v… hơn một trăm hai mươi ba người cả Tăng lẫn tục sáng lập Liên Xã, sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Ngài ở trong núi suốt ba mươi năm chẳng hề đặt chân vào cõi trần; chuyên chí Tịnh Ðộ, lắng lòng hệ niệm, thấy thánh tượng cả ba lần, nhưng vẫn giấu kín không nói. Một đêm, lúc ngài vừa xuất định, bỗng thấy A Di Ðà Phật thân đầy chật cả hư không, Quán Âm, Thế Chí đứng hầu hai bên. Lại thấy nước chảy, quang minh chia làm mười bốn nhánh cùng chảy lên, rót xuống, diễn thuyết diệu pháp. Phật dạy:

- Do bổn nguyện lực nên ta đến an ủi ông. Sau bảy ngày nữa ông sẽ sanh về cõi ta!

Những vị trong Liên Xá đã vãng sanh trước như các ông Lưu Di Dân, Phật Ðà Da Xá v.v… đều hầu bên Phật. Sư bảo:

- Lúc ta mới ở đây, ba lần thấy thánh tượng; nay lại được thấy, ắt sẽ sanh về Tịnh Ðộ.

Ðến thời hạn, ngài liền đoan tọa nhập tịch, thọ tám mươi ba tuổi.

(theo Ðông Lâm Truyện)
Nhận định:
Nếu như thấy tướng hảo liền muốn nói cho mọi người biết ắt sẽ bị ma gây lầm lạc khiến nguyện hạnh thối thất. Xin hãy bắt chước ngài: ba lần thấy nhưng không nói, chỉ đến lúc lâm chung mới cho biết mà thôi!
2. Thiên chúng đến đón chẳng đi
* Ðại sư Tăng Tạng đời Ðường, người xứ Tây Hà. Tuổi nhỏ xuất gia, nép mình thờ người, hết thảy cung kính, chẳng từ lao khổ. Thấy tăng y của người khác liền giặt giũ giùm, rồi lại vá chằm. Ngày nắng gắt, sư cởi áo ngồi trong đám cỏ để thí máu thịt cho các loài muỗi, ve. Hằng ngày, ngài niệm Phật hiệu chẳng cần ghi số, chỉ nhớ rõ trong tâm, chưa hề thiếu sót. Ðến khi báo tận, thấy chư thiên theo thứ tự đến đón, ngài đều chẳng theo. Ngài chợt bảo mọi người:

- Vừa về Tịnh Ðộ, thấy các thượng thiện nhân rải hoa trên không.

Rồi chắp tay niệm Phật mà hóa.

(theo Cao Tăng Truyện, tập 3)


* Ðại sư Thiện Ngang đời Ðường, người Ngụy Quận. Chí kết Tây Phương, nguyện sanh An Dưỡng. Sau ngài ngụ tại chùa Báo Ứng, biết đã đến lúc bèn bảo trước những người hữu duyên: đầu tháng Tám sẽ chia tay. Ðến kỳ, ngài lên tòa cao, lư tỏa mùi hương lạ, dẫn tứ chúng thọ Bồ Tát giới, dạy dỗ những điều thiết yếu. Chợt thấy thiên chúng rộn ràng, đàn sáo véo von. Ngài bảo đại chúng:

- Trời Ðâu Suất Ðà đến đón ta; nhưng Thiên đạo chính là căn bản sanh tử, chẳng phải chỗ ta ước mong. Lòng thường mong sanh về Tịnh Ðộ, nguyện này chẳng được thỏa hay sao?

Nhạc trời bỗng bặt tiếng. Từ trời Tây, hương, hoa, âm nhạc vùn vụt kéo đến, xoay quanh trên đỉnh đầu, toàn thể mọi người đều thấy. Sư bảo:

- Nay tướng lành Tây Phương đến đón. Ta đi đây.

Nói xong liền tịch, thọ sáu mươi chín tuổi.

(theo Cao Tăng Truyện, tập hai)


Nhận định:
Lúc lâm chung, tứ đại chia lìa là lúc nào vậy? Chư Thiên lần lượt đến đón là cảnh nào đây? Nếu chẳng phải là bậc tín nguyện kiên cố thì ngay trong lúc đó, đối trước cảnh ấy làm sao cưỡng làm chủ tể nổi? Ðây đúng thật là gương sáng thiên cổ cho những kẻ tu Tịnh nghiệp vậy. Nếu không, một phen sanh lên trời sẽ lại đọa trong luân hồi. Xin đừng lầm tin ngoại đạo cầu sanh Thiên Quốc.


Каталог: Luan
Luan -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
Luan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương