NIỆm phật pháp yếU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập (惕園毛凌雲敬緝)



tải về 1.38 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.38 Mb.
#8425
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19
Nhân tâm, ngạ quỷ phúc

Súc sanh tất cái ly,

Ðịa ngục cước phản xuất

Nhưng nếu cả nhà chí thành trợ niệm thì người chết ắt tự có thể sanh thẳng về Tây phương; chẳng nên rờ rẫm, thăm dò khiến cho khi thần thức người chết chưa rời khỏi xác, nhân đấy bị đau đớn, tâm sanh phiền đau đến nỗi chẳng được vãng sanh. Lỗi họa ấy thật là vô lượng vô biên. Nguyện ai nấy khẩn thiết niệm Phật, chẳng cần dò xem nóng lạnh ở chỗ nào. Làm con nên lưu tâm điều này mới là thật hiếu. Nếu cứ thuận theo các thói tục thế gian thì hóa ra là xô người thân xuống bể khổ, để mong một lũ vô tri vô thức xúm lại khen mình tận hiếu ư?


Nhận định:
Lâm Chung Tam Yếu đúng là pháp y cứ để thành tựu vãng sanh. Những câu như “Ðảnh thánh, nhãn thiên sanh…” là khi hơi thở đã đoạn, người sanh vào đường lành thì nhiệt khí từ dưới bốc lên trên. Kẻ sanh trong ác đạo, hơi nóng tỏa từ trên xuống dưới. Như toàn thân lạnh ngắt, chỉ mỗi đảnh đầu còn ấm là siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Nếu chỉ mỗi mắt còn ấm là sanh vào thiên đạo. Riêng chỗ tim còn ấm thì sanh vào loài người. Chỉ ở bụng còn ấm là đọa vào ngã quỷ đạo. Chỉ đầu gối còn ấm là đọa làm súc sanh. Riêng bàn chân còn ấm là sanh trong đường địa ngục. Ðó là do người ta lúc sống đã tạo nghiệp thiện ác nên đến lúc đó cảm hiện như thế, không cách gì giả trá được. Nếu bệnh nhân có thể chí thành niệm Phật, lại thêm sức trợ niệm của quyến thuộc thì sẽ đới nghiệp vãng sanh, chẳng cần phải tìm tòi khám nghiệm đến nỗi làm lỡ chuyện quan trọng.
3.5 Trích lục bài Nhân Sanh Chi Tối Hậu của đại sư Hoằng Nhất

Bệnh chưa đến lúc trầm trọng thì có thể dùng thuốc, nhưng phải tinh tấn niệm Phật, đừng mơ tưởng uống thuốc sẽ lành bệnh. Ðến lúc bệnh nặng, có thể chẳng uống thuốc nữa. Ngay khi đó, hết thảy việc nhà và tự thân đều buông bỏ hết, dốc lòng niệm Phật, nhất tâm cầu sanh Tây Phương. Nếu làm được như vậy thì nếu như thọ mạng đã hết sẽ quyết định vãng sanh; còn như thọ mạng chưa tận, bệnh sẽ đổi thành chóng lành vì tâm chuyên thành diệt trừ được ác nghiệp túc thế.

Nếu bị đau đớn quá đỗi chớ nên kinh hoàng vì sự bệnh khổ ấy chính là do nghiệp chướng túc thế hoặc là nỗi khổ tam đồ ác đạo trong mai sau sẽ chóng được trả hết vì nay ta đã chịu nỗi khổ nhẹ. Nếu thần thức vẫn còn tỉnh táo, hãy nên thỉnh thiện tri thức vì người đó thuyết pháp, tận lực an ủi, nêu lên những điều lành người bệnh đã làm trong đời này, mỗi mỗi điều đều khen ngợi tường tận khiến kẻ ấy tâm sanh hoan hỷ, không còn lo ngờ, tự biết mình sau khi mạng chung sẽ nương vào thiện nghiệp ấy quyết định sanh về Tây.

Lúc khỏe mạnh nên viết sẵn di chúc, giao cho người khác giữ kỹ. Lúc lâm chung chớ có vặn hỏi di chúc, cũng đừng nói chuyện lung tung, e tình cảm bị chao động, tham luyến thế gian, trở ngại việc vãng sanh! Dù nằm hay ngồi đều cứ tùy ý. Nếu biết người bệnh khí lực suy nhược cứ để nằm. Lẽ ra nên để nằm bên hông phải, mặt hướng về Tây, nhưng nếu người bệnh đau khổ quá, cứ để mặc họ tự nhiên, đừng có miễn cưỡng. Nếu người bệnh đòi tắm rửa, thay áo thì mới thuận theo ý nguyện mà thi hành; nếu không thì đừng cưỡng làm để người ấy khỏi bị đau đớn quá đỗi, phá hoại chánh niệm, chẳng thể vãng sanh. Lúc đại chúng trợ niệm nên thỉnh tượng “A Di Ðà Phật tiếp dẫn” thờ trong phòng ngủ của bệnh nhân để người ấy nhìn ngắm.

Theo kinh nghiệm của tôi, người bệnh thần kinh suy nhược, lúc bệnh rất sợ nghe tiếng khánh và tiếng mõ nhỏ vì tiếng của chúng sắc nhọn gây căng thẳng thần kinh khiến tâm thần đâm ra chẳng ổn, chỉ có cách vận dụng âm thanh trợ niệm là ổn thỏa nhất. Hoặc là đổi sang dùng chuông khánh lớn, mõ lớn vì tiếng của chúng vang xa, trang nghiêm, dễ khởi lên ý niệm cung kính. Niệm sáu chữ hoặc bốn chữ, niệm gấp hoặc thong thả đều nên hỏi trước người bệnh, thuận theo người bệnh lúc thường quen tu và ưa thích như thế nào mà thử làm coi. Nếu chưa thích hợp sẽ tùy thời cải biến, muôn phần đừng cố chấp!

Trước và sau lúc lâm chung, người trong nhà vạn phần chẳng được khóc lóc, nên tận lực trợ niệm thì kẻ mất mới được ích lợi. Nếu muốn khóc thì nên chờ đến sau khi người chết đã mất tám tiếng rồi mới khóc. Mạng chung, niệm Phật xong nên khóa cửa phòng lại để ngừa người khác không biết, cứ đụng chạm người chết. Sau tám tiếng đồng hồ mới nên tắm rửa, thay áo. Nếu khớp chân tay đã cứng chẳng thể chuyển động được thì nên dùng nước nóng thấm đắp, dùng vải nhúng nước nóng bao quanh khủy tay, khớp chân, chẳng lâu sau chúng sẽ hoạt động được như khi còn sống. Áo liệm nên dùng đồ cũ, áo mới đem thí cho người khác để người chết được phước. Chẳng nên dùng quan tài gỗ tốt, đắp mộ to, làm vậy bất lợi cho người chết.

Trong bốn mươi chín ngày thỉnh Tăng siêu tiến vong linh, lấy niệm Phật làm chính. Còn như các pháp sự như tụng kinh, bái sám, Diệm Khẩu, Thủy Lục v.v… tuy có công đức chẳng thể nghĩ bàn, nhưng hiện nay Tăng chúng mắt lướt nhìn kinh văn, tụng niệm hời hợt cho xong, hiếm khi có lợi ích thật sự. Trong bộ Văn Sao của Ấn Quang đại sư, ngài đã nhiều lượt răn cấm! Nếu chuyên niệm Phật thì ai cũng niệm được cả, rất là thiết thực, đạt được đại lợi. Gia tộc cũng nên niệm theo, nhưng đàn bà nên ở trong phòng mình hoặc ở khuất sau bức màn để khỏi bị đàm tiếu. Ðãi cơm người đến viếng nên dùng đồ chay, vạn phần chẳng được dùng đồ mặn đến nỗi phải sát sanh hại mạng, bất lợi cho vong nhân. Lúc đưa đám chớ có phô trương khiến vong giả mất phước. Sau bốn mươi chín ngày cũng thường nên truy tiến34 để tận dạ hiếu kính.

Lúc lâm chung là lúc tối hậu của đời người, nếu chưa sắp sẵn tư lương vãng sanh cho ổn thỏa ắt sẽ chân tay hoảng loạn, ác nghiệp nhiều đời cùng lúc hiện tiền, giải thoát sao được? Tuy cậy vào người khác trợ niệm, các việc đúng như pháp, cũng cần phải tự mình thường ngày tu trì thì lúc lâm chung mới được tự tại. Hãy sớm tu trì sẵn mới tốt!


Nhận định:
Tu trì tuy tại lúc bình thời, nhưng quan yếu là lúc tối hậu; ở đây, Ðại Sư trích lục lời hay cổ kim và kinh nghiệm mà bàn, hãy nên dặn dò người nhà thiết thực tuân hành và xin hãy chuẩn bị sẵn tư lương!
3.6 Trích lục nghi tiết dành cho việc Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Tượng Phật tiếp dẫn hướng mặt về phía Ðông, toàn thể đại chúng ngồi hai bên bàn Phật, một người trong gia thuộc thay mặt hành nhân thắp hương lễ bái. Hành nhân mặt hướng về Tây, nằm hay ngồi đều được, chắp tay nghe niệm theo, niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được.

Thứ nhất là tổng niệm: chiếu theo những chương trước bàn về nghi thức công khóa sớm tối để niệm tụng đôi ba lượt.

Hai là phân ban niệm: Ban đầu tiên niệm từ kệ tán Phật, nhưng sau khi đổi ban, chỉ niệm một câu Phật hiệu.

Ba là lúc ngưng niệm cuối cùng, tức là lúc hành nhân đã không còn hơi nóng, toàn thể đại chúng cùng niệm Phật hiệu, ba danh hiệu Bồ Tát và Kệ Hồi Hướng xong, niệm thêm:

Công đức trợ niệm hạnh thù thắng

Vô biên phước quý đều hồi hướng

Nguyện khắp chúng sanh đang chìm đắm

Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang.

Thập phương tam thế hết thảy Phật, hết thảy Bồ Tát Ma Ha Tát, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.
Nhận định:

Ấn Quang đại sư nói: “Ðây là nghi thức dành cho lúc chưa lâm chung, nếu là lúc lâm chung thì chỉ khởi kệ tán Phật, rồi niệm tiếp Phật hiệu”. Nhưng hành nhân niệm Phật công phu sâu cạn chẳng đồng, khó lòng biết trước lúc nào sẽ đi. Nếu bị bệnh nặng trong một thời gian dài, thỉnh người trợ niệm thì khó lòng duy trì được lâu. Còn đợi lúc lâm chung mới thỉnh người trợ niệm thì sợ đã mê man. Vả lại nhà nhỏ hoặc nằm trong bệnh viện chẳng tiện trợ niệm, hoặc sống ở làng quê, ít người niệm Phật, gia thuộc trợ niệm hoặc ít có hoặc chẳng có ai, nhân duyên trợ niệm khó bề gặp gỡ. Nếu dùng máy niệm Phật hoặc băng niệm Phật xem ra tiện hơn, vì có thể niệm suốt ngày đêm, chẳng lo bị gián đoạn, đã giữ được lâu, lại ít tốn sức. Nếu lúc chẳng có bạn lành trợ niệm thì băng niệm Phật chính là bạn lành trợ niệm chẳng khác gì tăng, tục trợ niệm vậy.

Nếu gặp khi bệnh nặng thì nên thường diễn tập cách trợ niệm vãng sanh trước giường để khi lâm chung khỏi bị hoảng loạn. Xin hãy đề xướng rộng rãi, thực hành phổ biến thì thật là phương tiện tối thắng trong các phương tiện thành tựu sự vãng sanh cho hành nhân. Như lần lượt đề xướng, dạy bảo lẫn nhau khiến khắp thiên hạ đều biết được lợi ích này, ai nấy làm theo thì tất cả hành nhân đều được thần siêu cõi Tịnh, vĩnh viễn thoát khỏi biển khổ. Ấy là công đức chỉ Phật biết nổi!
Niệm Phật Pháp Yếu

Quyển thứ tư hết

Trọn Bộ

(Phật Lịch 2547, Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa kính dịch xong ngày 05 tháng Ba năm 2003)



1 Khắc Kỷ: Trích từ câu “khắc kỷ phục lễ” nghĩa là đánh đổ, dứt trừ những ham muốn xằng bậy của bản thân để khôi phục lễ nghĩa.

2 Gió lửa bức bách: Khi lâm chung tứ đại chia lìa, gió và lửa (tức hơi thở và hơi ấm trong thân thể) bị diệt trước, người sắp mất đau đớn, khó thể chuyên tâm được nếu không tu tập Tịnh nghiệp từ trước.

3 Viên Quang: Khắp thân đức Phật tỏa ra quang minh. Quang minh ấy gọi là Viên Quang để phân biệt với Hào Quang là quang minh tỏa ra từ tướng Bạch Hào giữa hai chân mày.

4 Tâm Năng Sở: Năng là chủ quan, Sở là khách quan. Chẳng hạn như khi ta nhìn một bông hoa thì tâm ta nhận biết bông hoa ấy, tâm ấy gọi là Năng Kiến Tâm (tâm thấy được), bông hoa ấy gọi là Sở Kiến vật (vật được thấy). Như vậy tâm Năng Sở chính là tâm phân biệt ta người, chủ quan và khách quan, có đối đãi, nhị nguyên.

5 Kim Tiên: Kim Tiên: một danh từ người Trung Hoa dùng để gọi Phật. Vì Phật thân sắc vàng ròng (tử kim thân) nên họ Phật là Kim Tiên. Một danh xưng khác cũng thường dùng để chỉ Phật là Hoàng Diện Công (ông mặt vàng).

6 Theo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, ‘biến chỗ sống thành chỗ chín, biến chỗ chín thành chỗ sống’ nghĩa là: biến cái tâm niệm Phật thô phù, hời hợt thành tâm niệm Phật chắc thật, thuần thục; biến cái tâm tham đắm cảnh duyên, tham, sân, si, tập khí sâu nặng thành mỏng nhẹ.

7 Nhất tâm tam quán: Tam Quán là Trung Quán, Giả Quán, và Không Quán.

8 Dân Quốc là thời gian kể từ năm 1911 trở đi. Sau cách mạng Tân Hợi (1911), nhà Thanh bị lật đổ, chính quyền dân chủ được thành lập và đổi tên nước Ðại Thanh thành Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1911 được gọi là năm Dân Quốc thứ nhất. Hiện ở Ðài Loan vẫn còn thông dụng cách tính niên đại theo năm Dân Quốc, chẳng hạn năm 2002 là năm Dân Quốc 91.

9 Thời khóa công phu mỗi ngày gọi là hằng khóa.

10 Ðàn việt (danapati): Thí chủ, tín thí.

11 Tu theo thứ tự chín lớp (cửu thứ đệ tu): Còn gọi là Cửu Thứ Ðệ Ðịnh, tức là chín pháp hành Thiền theo thứ tự không gián đoạn, tức là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Không Xứ, Thức Xứ, Vô Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ và Diệt Thọ Tưởng Ðịnh.

12 Siêu tình ly kiến: không thể nào dùng tư duy, kiến giải để phân biệt, hiểu biết được. Ly cú tuyệt phi hay còn nói là “lìa tứ cú, tuyệt bách phi”: tức là không còn thuộc trong phạm trù đối đãi nào. Tứ cú là có, không, cũng có cũng không; chẳng phải có chẳng phải không. Bách chỉ cho số nhiều, phi là các câu phủ định như phi hữu, phi vô v.v… Bách phi nghĩa là tất cả văn tự, ngôn ngữ đều chẳng phải thật có. Kinh điển hay dùng chữ “ly tứ cú, tuyệt bách phi” để diễn tả lý vô tưởng, bất khả đắc, không còn vướng chấp vào bất cứ khái niệm nào.

13 Ngôn giáo: Giáo huấn bằng lời nói, Thân Giáo: giáo huấn bằng hành động, cử chỉ, phẩm hạnh.

14 Ðơn: là một tấm gỗ thô hẹp, dài; kê thay cho giường nằm. Vì miếng gỗ ấy chỉ vừa đủ cho một người nằm khít nên gọi là đơn.

15 Tịnh Ðộ ngũ kinh nhất luận: Kinh A Di Ðà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm, và chương Thế Chí Niệm Phật Viên Thông là Tịnh Ðộ ngũ kinh. Nhất luận là Vãng Sanh Luận của Bồ Tát Thế Thân.

16 Trắc Hội Học Ðường: trường dạy ngành đo lường, vẽ bản đồ.

17 Đại chúng cùng tụ lại cúng tế để tiễn biệt.

18 Áo hải thanh: là loại áo tràng màu đen rộng tay, bốn tà, màu đen hoặc xanh thẫm, cài xéo; ta thường gọi là “hậu”, còn ca-sa gọi là “y”.

19 Châu Uông thị: Bà này họ Uông, lấy chồng họ Châu. Tàu hay gọi tên đàn bà theo họ chồng, không nêu rõ tên; chỉ gọi họ. Cũng như bà Dư Tông Thị trong phần Miễn Cưỡng Niệm Phật ở trên: chồng họ Dư, bà họ Tông.

20 Tông: giải thích kinh bằng cách chú trọng đến pháp môn được dạy bởi kinh ấy, chứ không chú trọng giải thích từng câu, từng đoạn.

21 Niệm châu: xâu chuỗi để niệm Phật.

22 Ý nói: dù ngủ mê, Phật hiệu vẫn giữ trong tâm theo từng hơi thở.

23 Bát phong thế gian: Sự yêu ghét trong thế gian hay làm khơi động tâm người, vì vậy dùng gió (phong) để ví. Tám gió ấy là lợi (lợi ích), suy (hao tổn), hủy (chê bai), dự (khen ngợi gián tiếp), xưng (ca tụng trực tiếp), cơ (dựng chuyện nói xấu người), khổ và lạc.

24 Mạng châu: Theo truyền thuyết dưới cổ con rồng có một viên ngọc. Nếu viên ngọc ấy mất thì không lâu sau rồng cũng sẽ chết.

25 Giao tình: Tình quen biết, giao du, bầu bạn với nhau.

26 Ca Lợi: khi đức Phật còn tu nhân, trong tiền kiếp làm một vị tiên nhẫn nhục. Vua Ca Lợi vì ghen, cắt xẻo tay, chân, mắt, mũi của ngài, nhưng Phật trọn chẳng có lòng sân hận, khiến vua Ca Lợi sám hối, phát tâm Bồ Ðề.

Ương Quật là cách gọi tắt của Ương Quật Ma La, người đã giết 99 người lấy ngón tay với hy vọng được đắc thần thông đệ nhất. Khi ông này định giết mẹ ruột để đủ 100 ngón tay, Phật đã hóa độ ông, khiến ông trở thành một vị thánh giả, ngay hiện đời chứng A La Hán.



Ðề Bà tức là Ðề Bà Ðạt Ða, em họ của Phật. Ông này chuyên môn làm nghịch hạnh, phá hoại Tăng chúng, chống đối Phật. Ðó là nghịch hạnh của bậc Bồ Tát để Phật có cơ hội chế giới và thuyết giảng về các tội ngũ nghịch, vô gián v.v…

27 Ngũ chúng xuất gia: gồm tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni và thức xoa ma na (học pháp nữ).

28 Tọa ỷ: một loại ghế rất thấp, mặt hơi nghiêng, phủ một lớp đệm mỏng dùng để quỳ lễ và ngồi trong khi tụng niệm.

29 Bang: một loại mõ dài, thường khắc thành hình con cá lớn, treo trên cao để làm hiệu lệnh trong trai đường nhằm báo giờ thọ trai. Ðôi khi thay bằng một tấm bản bằng gỗ lớn, khắc hình mây gọi là vân bản.

30 Phía trên, phía dưới ở đây là so sánh với tượng Phật mà nói. Phía ngay trước Phật gọi là phía trên, phía tường hay cửa đối diện ở cách xa bàn Phật gọi là phía dưới.

31 Chuông gia trì: tức là chuông lớn thường gõ trong khi tụng kinh, Tàu gọi là “đại khánh” (người Tàu chỉ gọi những thứ có hình dáng quả chuông treo là “chung” (chuông); kỳ dư, tất cả những thứ bằng đồng để đánh làm hiệu đều gọi là Khánh; ngoại trừ các thứ như thanh la thì gọi là La, đẩu thì gọi là Ðang; chập chõa gọi là Ha). Khi nói “chuông trống cùng trỗi” trong đoạn dưới có nghĩa là người chấp sự sẽ đánh trống và nhịp cái chuông nhỏ treo phía trên cái trống cùng một lúc. Cái chuông này gọi là “điếu chung” (chuông treo) để phân biệt với “địa chung” tức là một thứ pháp khí thường dùng trong đạo tràng Tịnh Ðộ gồm một cái mõ nhỏ và một cái chuông nhỏ. Cả hai thứ này cùng gắn trên một phiến gỗ; đặt thẳng trên mặt đất (vì thế gọi là “địa chung”). Khi niệm Phật, người chấp sự sẽ đánh địa chung theo cách thức sau đây: một chữ là một tiếng mõ, khi niệm đến chữ A và chữ Ðà thì đánh một tiếng chuông. Ðại khánh chỉ đánh trong khi tụng kinh hoặc xướng lễ. Mỗi bàn tán Phật để bắt đầu niệm Phật thường chỉ dùng chuông trống, mõ; còn khi tán hương, xưng tán Tam Bảo mới dùng đến các pháp khí khác như Ha, Ðang, La v.v…

32 Triển cụ: Tức là mở ngọa cụ ra, đặt xuống đất, quỳ lên đó. Ngọa cụ là một tấm vải hình chữ nhật thường may hai lớp, kích thước đúng theo quy định trong Luật Tạng. Lễ xong, sẽ xếp đôi lại vắt lên cánh tay trái. Hiện tại, trong các Niệm Phật Thất, ngoại trừ trường hợp vị Hộ Thất cũng là Tăng thì mới áp dụng cách triển cụ này; kỳ dư, việc tuyên sớ thường do một vị Tăng hoặc cư sĩ làm Duy Na đảm nhậm, không triển cụ, đại chúng cũng không triển cụ.

33 Trường quỳ: Quỳ xổng lưng, bắp chân đặt sát đất, đùi thẳng góc với mặt sàn.

34 Truy tiến: Làm những việc công đức để hồi hướng cho người đã khuất được vãng sanh.


Каталог: Luan
Luan -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
Luan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương