NIỆm phật pháp yếU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập (惕園毛凌雲敬緝)



tải về 1.38 Mb.
trang1/19
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.38 Mb.
#8425
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19


Phật Lịch 2546 -2002
NIỆM PHẬT

PHÁP YẾU

念佛法要

Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân

cung kính sưu tập

(惕園毛凌雲敬緝)

Chuyển ngữ:

Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

(theo bản in năm 2002 của Tịnh Tông Học Hội Dallas, TX)


Lời Tựa
Con người có cùng một tâm, nhưng ai nấy ưa thích khác nhau. Do ưa thích khác nhau nên tạo nghiệp sai khác, nhưng đều bận rộn tạo nghiệp như nhau. Kẻ thích giết chóc, tà dâm, trộm cướp, dối trá thuần là ác nghiệp. Kẻ ham công danh, học thuật thì hoặc là tạo ác hay làm lành. Chỉ có kẻ ưa làm điều lành ham bố thí là thuần thiện nghiệp. Tùy lòng ưa thích, ai nấy niệm niệm bận rộn tạo tác chẳng ngơi cho đến chết mới thôi, nhưng tâm với nghiệp vẫn chưa dứt.

Cổ đức nói: “Muôn thứ đều bỏ hết, chỉ mỗi nghiệp theo thân”. Theo nghiệp thọ báo: kẻ thiện sanh trong các đường lành trời, người, hết phước lại đọa xuống, khó được mà dễ mất; kẻ ác đọa trong các đường ác: ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục… trong thời gian lâu dài, chịu khổ nặng nề, dễ vào, khó ra. Luân hồi sáu nẻo chẳng lúc nào ngơi!

Ðấy đều là vì nhất niệm bất giác, mê chơn đuổi theo vọng, phát khởi mê hoặc, tạo nghiệp chịu khổ vô cùng.

Nếu một niệm mà giác ngộ thì sẽ niệm Phật, tâm ấy tương hợp tâm Phật, chuyển nghiệp đoạn hoặc, phản vọng quy chơn, viên thành Phật đạo, chứ chẳng phải chỉ nhanh chóng sanh về Cực Lạc, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi mà thôi đâu! Nếu có ai đã hiểu được lý này mà chẳng chịu niệm Phật thì thật là không bao giờ có!

Có ba cách niệm Phật:

1. Một là chuyên niệm Tự Phật, tức là Thật Tướng Niệm Phật như trong các kinh dạy: Dùng trí Bát Nhã chiếu soi Uẩn, Nhập, Xứ, Giới, các pháp đều là không, chứng đắc tánh Chơn Như mầu nhiệm mình sẵn có; cũng giống như phép Chỉ Quán của tông Thiên Thai, cách tham cứu hướng thượng của Thiền tông v.v… Ðó là niệm đức Phật mình sẵn có nơi tự tánh vậy.

Chơn lý ấy quá sâu, thật chẳng dễ tu hành vì chỉ cậy vào Tự Lực, hoàn toàn không có Tha Lực giúp đỡ. Nếu chẳng phải là hạng túc căn thành thục thì chỉ giải ngộ không thôi đã cực khó, huống hồ là thực chứng nổi!

2. Hai là chuyên niệm Tha Phật. Cần phải có lòng tin sâu dày, tâm nguyện thiết tha thì mới cảm ứng đạo giao với Phật, mới được Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, một đời thành Phật.

Cách tu này lại gồm có ba phương pháp:

a. Một là Quán Tưởng Niệm Phật, tức là quán tưởng theo như Quán kinh đã dạy: hoặc là chuyên quán tướng bạch hào, hoặc chỉ quán thân Phật cao một trượng sáu, hoặc quán Pháp Thân to lớn. Nhưng [xét ra] chúng sanh huệ cạn, quán cảnh vi tế mà tâm lại thô tháp nên quán pháp khó thành tựu.

b. Hai là Quán Tượng Niệm Phật, tức là quán hình tượng Phật, tâm thường hệ niệm. Nhưng chúng sanh chướng nặng nên hễ rời tượng ra thì sự hệ niệm liền bị gián đoạn.

c. Chỉ có mỗi cách thứ ba là Trì Danh Niệm Phật tức là nhất tâm chuyên niệm thánh hiệu của đức Phật A Di Ðà, hạ thủ dễ dàng, thành công mau chóng. Chỉ cần thâu tóm sáu căn, tịnh niệm liên tục, niệm đến khi toàn bộ tâm là Phật, toàn thể Phật là tâm, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật chẳng có tâm, tâm lẫn Phật cùng hiển lộ mà cũng lại cùng mất cả thì diệu lý Thật Tướng sẽ hiển lộ toàn thể, y báo, chánh báo cõi Tây Phương sẽ phô bày trọn vẹn.

Ðấy chính là Trì Danh mà có thể thâm đạt Thật Tướng, chẳng cần phải tu Quán mà thấy thấu tột cõi Tây Phương; hiện tại đã chứng được Niệm Phật tam muội, lúc lâm chung quyết định vãng sanh Thượng Phẩm.

Nếu căn cơ yếu kém, chưa thể làm được như vậy thì cứ dùng tín nguyện trì danh như con nhớ mẹ, niệm luôn luôn không gián đoạn cho đến lúc lâm chung thì quyết sẽ nhờ vào sức từ bi của Phật, được mang nghiệp đi vãng sanh.

Pháp Trì Danh này phổ độ khắp các căn cơ, lợi ích sâu rộng, thật ích lợi cho kẻ độn căn thời Mạt Pháp, phơi bày trọn vẹn bổn hoài xuất thế của đức Như Lai. Vì thế, vạn người tu, vạn người vãng sanh.

3. Ba là kiêm niệm tự tha Phật, tức là Thiền Tịnh Song Tu. Nếu ai có đủ tín nguyện cầu sanh thì tham Thiền chính là hạnh Tịnh Ðộ, hễ có nghi thì tham Thiền, không nghi thời niệm Phật, tự châm chước cách hạ thủ công phu.

Nếu chuyên tham cứu câu “người niệm Phật là ai?” để mong minh tâm kiến tánh, chẳng màng đến tín nguyện cầu sanh thì đúng là có Thiền nhưng không Tịnh. Nếu như có chút tơ tóc hoặc nghiệp nào chưa đoạn sạch thì sẽ bị đi theo nghiệp, không cách nào thoát khỏi nổi! Vì thế, cách này chẳng bằng được với cách chuyên trì danh hiệu, thâm nhập một môn!

Tôi do thiện nghiệp xa xưa nào mà nay được mang thân người, tuy ham thích chuyện vô ích, tạo nghiệp vô lượng; nhưng trong mạng sống thừa cuối kiếp này lại được Phật quang chiếu đến, bạn lành đề huề. Ðọc cuốn Long Thư Tịnh Ðộ Văn, tôi sanh ngay lòng tín nguyện, buông bỏ sạch hết những điều mình vốn ưa thích, chỉ còn thích niệm Phật.

Sau khi đến được Ðài Loan, tôi được đọc Ðại Tạng, lại được xem nhiều kinh sách Tịnh Ðộ. Cứ hễ đọc đến đoạn nào liên quan đến phương pháp tu trì Niệm Phật thì liền ghi lấy, cóp nhặt của báu, ghi thêm lời nhận định. Dẫu là lời lẽ chưa đạt nhưng lý chẳng ngoài những lời Phật dạy Tổ răn, tuyệt không một chữ nào phát xuất tự ý riêng mình để khỏi mắc lỗi hoại pháp, lầm lạc mình. Tôi tập hợp những lời dạy ấy ghép thành bốn quyển, đặt tên là Niệm Phật Pháp Yếu.

Sách này vốn là để giúp mình tự tu, lấy lời dạy của cổ đức làm thầy hòng khích lệ mình tinh tấn để khỏi tu mù luyện đui, hưởng quả quanh quẩn. Nhân có lời yêu cầu đăng tải của báo Sư Tử Hống, tôi trộm nghĩ đây chính là lúc thuận tiện, nhưng vừa mới đăng tải được một nửa thì đã được các vị đại đức trong ngoài nước quá ưu ái quyên tiền hối thúc ấn hành để sách được lưu truyền rộng khắp.

Phổ nguyện pháp giới chúng sanh những ai không có thời gian rảnh rỗi để tham học khắp các bậc minh sư hay thâm nhập kinh tạng sẽ nhờ cuốn sách này mà có được pháp yếu để làm chứng cứ, tuân theo lời dạy mà niệm Phật để cùng thoát khỏi khổ luân, đồng sanh Cực Lạc, đồng đoạn hoặc nghiệp, đồng chứng Bồ Ðề.
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 55 (1966), cuối xuân Bính Ngọ, Bồ Tát giới ưu-bà-tắc Dịch Viên Mao Lăng Vân, nguyên quán tỉnh Hồ Bắc, kính ghi tại tịnh xá Tư Quy phụ cận thành phố Ðài Bắc

NIỆM PHẬT

PHÁP YẾU

Quyển Thứ Nhất


NIỆM PHẬT

CHỈ NAM
Niệm Phật Pháp Yếu

Quyển thứ nhất

Niệm Phật Chỉ Nam
Kinh Ðại Tập dạy: “Ðời Mạt Pháp ức ức người tu hành, hiếm một ai đắc đạo, chỉ có ai nương theo pháp Niệm Phật mới được thoát khỏi sanh tử”.

Ngài Linh Phong bảo: “Trong hết thảy pháp môn Niệm Phật, tìm lấy pháp giản dị nhất, ổn thỏa, thích đáng nhất thì không có pháp nào bằng được pháp Tín Nguyện Chuyên Trì Danh Hiệu; chẳng nhọc công quán tưởng, chẳng cần phải tham cứu”.

Thế mà gần đây người niệm Phật thì nhiều, ít kẻ được vãng sanh; đều là do tín nguyện chẳng thiết, tạp tu chẳng chuyên, hoặc cầu phước báo trời, người nên vẫn cứ luân hồi như cũ!

Ở đây, tôi trích tuyển pháp ngữ của chư Tổ, chẳng chọn lấy những lời bàn luận cao xa về cách tham cứu, quán tưởng, chỉ chọn lấy những lời pháp yếu về cách Trì Danh để hành nhân thường dễ đọc đại lược hòng khích lệ mình tinh tấn; so với việc tham học thiện tri thức thì lại càng thiết thực hơn nữa.


1. Trích yếu lời phán định hai cách tạp tu và chuyên tu Tịnh nghiệp của đại sư Thiện Ðạo đời Ðường
Hỏi: Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?

Ðáp: Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.

Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy?

Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.

Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người hiếm được ba bốn.

Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục (tiếp nối); vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.

Xin hết thảy mọi người khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ1, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?
Nhận định:

Ấn Quang đại sư nói:

Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!

Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”

Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.


2. Trích yếu sách Vạn Thiện Ðồng Quy của đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đời Tống

* Theo đoạn kinh giảng về chín phẩm vãng sanh trong Quán kinh thì sở dĩ có sự thăng - giáng, phẩm vị thượng, hạ là vì chẳng ngoài hai tâm sau đây:

a. Một là Ðịnh Tâm như tu Ðịnh, tập Quán.

b. Hai là Chuyên Tâm: Chỉ niệm danh hiệu, dùng các điều lành hỗ trợ, vun bồi; hồi hướng, phát nguyện nhưng phải trọn đời quy mạng, suốt đời chuyên tu.

Trong lúc nằm, ngồi, thường hướng về phương Tây. Trong lúc đi kinh hành, lễ kính và khi niệm Phật, phát nguyện phải khẩn thiết, siêng gắng, dốc trọn lòng thành, không có niệm gì khác, giống như lúc sắp bị xử chém, hoặc đang trong vòng tù tội, hoặc đang bị oán tặc truy đuổi, hoặc đang bị nước, lửa bức bách, nhất tâm cầu được cứu độ, nguyện thoát nỗi khổ, mau chứng vô sanh, rộng độ hàm thức, thiệu long Tam Bảo, thề báo tứ ân. Chí thành như thế ắt sẽ chẳng luống công!

Nếu như lời nói chẳng tương xứng việc làm, tín lực hời hợt, chẳng có tâm luôn giữ cho niệm niệm tiếp nối, ý nhiều phen gián đoạn; lại toan cậy vào sự tu tập lười biếng thế ấy mà mong lúc lâm chung được vãng sanh thì chỉ e rằng sẽ bị nghiệp chướng ngăn trở, khó gặp được thiện hữu, bị gió, lửa bức bách2, chẳng giữ nổi chánh niệm!

Vì sao thế? Lúc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nhân có chắc thật thì quả mới chẳng hư dối. Nếu muốn được lâm chung mười niệm thành tựu thì phải dự bị sẵn phương tiện, tom góp công đức để hồi hướng về lúc đó; niệm niệm chẳng thiếu sót thì lúc ấy mới không luống uổng vậy!
* Hoặc có kẻ hỏi: Công đức của việc đi kinh hành niệm Phật và ngồi niệm Phật như thế nào?

Ðáp: Ví như căng buồm đi ngược nước dù là cũng có thể đến nơi được, nhưng so với việc thuận nước căng buồm thì biết ngay khó - dễ. Ngồi niệm Phật một tiếng đã tiêu trừ được tội lỗi trong cả tám mươi ức kiếp thì công đức đi kinh hành niệm Phật còn biết đến đâu? Vì thế có bài kệ rằng:


Kinh hành năm trăm vòng

Niệm Phật một ngàn tiếng

Thường tu hành như thế

Tự thành Phật Tây phương
Nếu lễ bái thì khuất phục được vô minh, thâm nhập bến Giác, mạng chung vãng sanh, mau chứng Niết Bàn.
* Thiền Tịnh Tứ Liệu Giản
Có Thiền, không Tịnh Ðộ

Mười người, chín chần chừ

Nếu ấm cảnh hiện tiền.

Chớp mắt đi theo nó.
Không Thiền, có Tịnh Ðộ

Vạn người tu, vạn đỗ

Chỉ được thấy Di Ðà

Lo chi chẳng khai ngộ.
Có Thiền, có Tịnh Ðộ

Khác nào hổ thêm sừng

Ðời này làm thầy người

Ðời sau thành Phật, Tổ.
Không Thiền, không Tịnh Ðộ

Giường sắt và cột đồng

Muôn kiếp với ngàn đời

Trọn không ai nương dựa
Nhận định:
Ấn Quang đại sư nói:

“Có Thiền là tận lực tham cứu, niệm bặt tình mất, thấy tột cùng vẻ mặt sẵn có trước khi được cha mẹ sanh ra, minh tâm kiến tánh.

Có Tịnh Ðộ là chơn thật phát Bồ Ðề tâm, sanh lòng tin, phát nguyện, trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây phương.

Nếu như tham Thiền chưa ngộ hoặc ngộ chẳng triệt để thì đều chẳng được gọi là ‘có Thiền’.

Nếu niệm Phật mà thiên chấp duy tâm, chẳng có tín nguyện, hoặc có tín nguyện nhưng chẳng chơn thành, thiết tha, chỉ hờ hững, lững lờ, hành qua loa cho có; hoặc hành tuy tinh tấn nhưng tâm mê đắm trần cảnh, hoặc cầu đời sau sẽ sanh trong nhà phú quý, hưởng vui ngũ dục; hoặc cầu sanh lên trời để hưởng vui phước trời; hoặc cầu đời sau xuất gia làm Tăng nghe một ngộ cả ngàn, đắc đại Tổng Trì, hoằng dương pháp đạo, phổ lợi chúng sanh thì đều chẳng đáng gọi là ‘có Tịnh Ðộ’ vậy!

Còn bảo kẻ ‘không Thiền, không Tịnh’ là nói đến kẻ vùi đầu tạo nghiệp, chẳng tu thiện pháp thì thật là lầm lẫn lớn!

Pháp môn vô lượng nhưng chỉ có Thiền và Tịnh là thích ứng với các căn cơ nhất. Kẻ nào chưa triệt ngộ mà lại chẳng cầu vãng sanh, cứ loay hoay tu đủ các pháp môn khác thì chẳng những đã không thể giữ cho Ðịnh và Huệ được cân bằng hòng đoạn hoặc, chứng chơn; mà lại còn chẳng nương theo Phật lực để đới nghiệp vãng sanh! Ðem công đức tu trì trọn đời mong cảm lấy phước báo trời - người, cậy phước làm ác, sẽ đọa địa ngục; muốn có lại thân người thì thật là khó nhất trong những sự khó vậy! Câu “trọn không ai nương dựa” vẫn chỉ là lời nói còn nhẹ lắm do bị hạn cuộc trong âm vận bài kệ đó thôi! Ðại sư (Tổ Vĩnh Minh) sợ đời chẳng hiểu nên đặc biệt viết bài liệu giản này để chỉ dạy đời tương lai’.

Xin các hành nhân chuyên tâm trì danh, cầu sanh Tây Phương thì mới chẳng uổng phí.


3. Trích yếu sách Vãng Sanh Tịnh Ðộ Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn của Từ Vân Sám Chủ Tuân Thức đại sư đời Tống
* Phàm là kẻ bận việc công hay làm chuyện tư, bận rộn công việc, tuy làm việc mà trong tâm vẫn thường chẳng quên Phật, luôn nhớ Tịnh Ðộ. Giống như người đời có chuyện quan trọng phải bận tâm, tuy tính toán, nói năng, nằm, ngồi, làm đủ các sự, nhưng chẳng ngại chi việc thầm nhớ, chuyện bận tâm trên vẫn còn y nguyên! Phải nên có tâm niệm Phật như thế! Nếu lỡ quên mất thì phải nhiều lần gom tâm lại, lâu ngày sẽ thành tánh, luôn nghĩ nhớ tùy ý.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa; chẳng nhọc phương tiện, tâm tự khai ngộ”. Ràng buộc tâm như thế thì sẽ luôn ngăn ngừa các ác một cách tùy ý. Giả sử muốn làm ác thì do nhớ đến Phật nên ác chẳng thể thành. Dù cho có lúc ngả theo điều ác mà làm ác thì tâm cũng luôn rụt rè, giống như thân có mùi thơm sẽ tự nhiên xa lìa chỗ hôi thối.

Hơn nữa, nếu biết tâm vừa mới khẽ khởi ác niệm thì liền nhớ đến Phật. Do Phật lực nên ác niệm tự dứt như kẻ gặp nạn cầu đến cường viện sẽ được thoát khỏi. Lại như lúc thấy người khác chịu khổ thì do tâm niệm Phật sẽ xót thương kẻ ấy, mong kẻ ấy thoát khổ.

Nếu phải xét xử án tù thì do niệm Phật nên sanh lòng thương xót, tuy vẫn tuân phép vua, nhưng nên thầm nguyện rằng: “Tôi tuân hành vương pháp chứ chẳng phải bổn tâm muốn thế. Nguyện khi tôi sanh về Tịnh Ðộ sẽ cứu vớt người!”

Khi trải qua hết thảy hoàn cảnh dù thiện hay ác thì do tâm nhớ Phật nên đều tâm niệm phát nguyện. Vì thế, đại nguyện vương của đức Phổ Hiền: “Làm hết thảy ác đều chẳng thành tựu; nếu làm thiện nghiệp thảy đều hòa hợp” phát xuất chính từ ý nghĩa này. Trong tâm luôn niệm Phật liên tục như thế thì có thể thành tựu hết thảy công đức nhân duyên Tịnh Ðộ.

Nhận định:
Môn Hệ Duyên này có lợi ích rất lớn, giữ sao cho trong tâm luôn hệ niệm chẳng quên đức Phật; trong hết thảy hoàn cảnh thiện ác đều nguyện và khi làm các việc đều mật trì danh hiệu Phật chẳng sót thì có thể nói là chẳng hề lìa Ðạo trong khoảnh khắc nào.
4. Trích yếu sách Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự của đại sư Phổ Chiếu Trung Phong Minh Bổn đời Tống
* Giáo nghĩa của Tịnh Ðộ là ngưỡng thừa bốn mươi tám nguyện lực đại từ đại bi sâu nặng của đức A Di Ðà Phật nhiếp thủ mười phương chúng sanh. Hễ ai có đủ tín tâm thì đều được vãng sanh.

a. Tín là tin có Tây Phương Tịnh Ðộ, tin có việc đức A Di Ðà Phật nhiếp thủ chúng sanh, tin bọn chúng sanh chúng ta có phần vãng sanh. Tuy nói là A Di Ðà Phật nhiếp thủ chúng sanh nhưng cần phải tin rằng đấy chỉ là tùy tâm tự hiện, cảm ứng đạo giao, xét đến rốt ráo chẳng phải là có tự bên ngoài. Tin được như thế thì gọi Chơn Tín. Tín mà không hạnh thì chẳng thành Tín.

b. Hạnh là như kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Kinh A Di Ðà dạy: “Nghe nói đức A Di Ðà Phật liền chấp trì danh hiệu trong một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn”. Hành như thế gọi là Chánh Hạnh. Hạnh mà thiếu Nguyện thì Hạnh chẳng thành.

c. Nguyện phải tương ứng mỗi nguyện trong bốn mươi tám nguyện của đức A Di Ðà. Ðấy là Ðại Nguyện. Ba thứ: Tín, Hạnh, Nguyện như ba chân của cái đỉnh, thiếu một thứ chẳng được. Nên biết rằng: Một niệm hiện tiền vốn tự viên thường. Tín - Hạnh - Nguyện nguyên vốn là tánh đức vốn tự sẵn có như thế, nay chỉ là bổn tánh hiển hiện quang minh mà thôi.


* Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn nếu có thể khởi lên một niệm như đối trước đấng Từ Tôn, nắm vững sáu chữ hồng danh, mỗi câu niệm ra thấu vào tai thì cái tạp loạn ấy sẽ tự nhiên tịch tĩnh theo câu niệm. Từ một niệm ấy cho đến mười niệm, thậm chí niệm niệm chẳng dời đổi; đấy chính là điều kinh gọi là “tịnh niệm tiếp nối”.

Người niệm Phật tín tâm cần phải khẩn thiết, chánh nhân lẫm lẫm, đặt nặng nỗi buồn sanh tử luân chuyển, nhàm chán sâu xa nỗi đau trần lao vấn vít để khởi lên một tiếng niệm Phật. Ngay khi đó không còn nghĩ gì khác, thẳng đến khi nhất tâm bất loạn, Năng lẫn Sở cùng mất thì chẳng cần phải nhắc lại lời nói đề cập đến con đường về nhà nữa, chẳng cần phải mất công nhai nhải chuyện đi trên con đường tắt. Pháp môn này đáng bảo là cách thức tu hành thần diệu, là đường chánh siêu việt phương tiện vậy.


Nhận định:
Câu: “Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn nếu có thể khởi lên một niệm niệm Phật; mỗi câu niệm thốt ra thấu vào tai thì cái tạp loạn ấy sẽ tự nhiên tịch tĩnh theo câu niệm” chính là yếu quyết để trừ vọng niệm, nguyện các hành nhân hãy thiết thực hành trì. Dùng Tín để nhập đạo, lấy Nguyện để dẫn đường, chẳng thể khuyết một thứ nào.

5. Trích yếu sách Liên Tông Bảo Giám của Hổ Khê Tôn Giả Ưu Ðàm Phổ Ðộ đại sư đời Nguyên
* [Trong các pháp để] nhiếp tâm niệm Phật muốn được mau thành tam muội, đối trị hôn trầm, tán loạn thì pháp Sổ Tức (đếm hơi thở) là quan trọng nhất. Hễ lúc nào muốn tịnh tọa thì trước hết phải tưởng thân mình ở trong Viên Quang3 [của Phật], lặng nhìn chót mũi, theo dõi hơi thở ra vào. Mỗi hơi thở thầm niệm một tiếng A Di Ðà Phật. Phương tiện điều hòa hơi thở chẳng nhanh, chẳng chậm; tâm và hơi thở nương theo nhau.

Ði, đứng, nằm, ngồi đều có thể thực hành theo cách nương theo hơi thở ra vào chẳng để gián đoạn. Luôn tự miên mật hành trì cho đến lúc thâm nhập Thiền Ðịnh, cả hơi thở lẫn câu niệm cùng mất thì thân tâm này giống như hư không. Lâu ngày thuần thục tâm nhãn khai thông, tam muội đột nhiên hiện tiền. Ðấy chính là “duy tâm Tịnh Ðộ”.


* Luận Bảo Vương chép: “Tu trì Nhất Tướng Niệm Phật tam muội là ngay trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, luôn hệ niệm chẳng quên. Dù có ngủ nghỉ, khi thức dậy là liền hệ niệm tiếp”, chẳng để các nghiệp khác gây gián đoạn, chẳng để tham, sân, si cách ngăn. Hễ phạm liền sám hối ngay chẳng để quá một niệm, chẳng nghĩ gì khác, chẳng để cách ngày, cách quãng thời gian. Niệm niệm thường chẳng rời Phật; niệm niệm thanh tịnh viên minh, chính là đắc Nhất Tướng tam muội.
* Bồ Tát tại gia thờ Phật giữ giới, suốt ngày lo liệu gia duyên chưa thể nhất tâm tu hành thì sáng dậy nên đốt hương, lễ bái Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế; lấy đó làm thường khóa. Nếu như ngày nào bỏ sót thì ngày hôm sau nên đối trước Phật bày tỏ sám hối. Pháp môn này cốt yếu chẳng gây trở ngại đến công việc mình: chẳng trở ngại kẻ sĩ đọc sách luyện văn, chẳng trở ngại nhà nông cấy cày, chẳng ngại kẻ làm thợ làm lụng, chẳng trở ngại thương gia bán buôn.

Ngoài việc sáng lễ, chiều lạy, trong mười hai thời nên dành chút công phu niệm trăm câu, ngàn câu danh hiệu Phật, lấy chí thành làm công lao để cầu sanh Tịnh Ðộ.


* Phàm là người tu Tịnh Ðộ thì rõ ràng là phải chống chọi sanh tử, chứ chẳng phải nói xuông rồi thôi. Hãy nghĩ tới vô thường nhanh chóng, thời gian chẳng đợi ai, phải hoàn thành sự nghiệp cho xong. Nếu đã tin tưởng được rồi thì từ ngày nay trở đi phải phát đại dũng mãnh, tinh tấn, chẳng cần biết là hiểu hay chẳng hiểu, kiến tánh hay chưa kiến tánh, chỉ chấp trì một câu Nam Mô A Di Ðà Phật giống hệt như dựa vào một tòa núi Tu Di, dẫu lay lắc cũng chẳng động.

Chuyên tâm, nhất ý để hoặc là tham niệm, hoặc quán niệm, hoặc ức niệm, hoặc thập niệm, hoặc thầm niệm, chuyên niệm, hệ niệm, lễ niệm. Niệm ở đâu chú tâm vào đó, thường nhớ thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm. Ði cũng niệm, ngồi cũng niệm. Tâm niệm chẳng để luống qua, niệm Phật chẳng lìa tâm. Ngày ngày giờ giờ chẳng muốn buông bỏ, miên miên mật mật như gà ấp trứng luôn giữ cho hơi ấm được liên tục. Ðấy chính là “tịnh niệm tiếp nối” .

Lại còn vận dụng trí để quán chiếu biết Tịnh Ðộ chính là tự tâm. Ðấy chính là công phu tấn tu của bậc thượng trí. Giữ được Ðịnh, làm chủ được hành động, đạt được chỗ nương dựa ổn thỏa, thích đáng như thế thì dù có gặp cảnh giới khổ, vui, thuận, nghịch xảy ra cũng chỉ niệm A Di Ðà Phật, không hề có một niệm sanh tâm biến đổi, tâm thối đọa, tâm tạp tưởng. Cho đến hết đời, trọn không có niệm nào khác thì sẽ quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Nếu có thể dụng công như thế thì vô minh, nghiệp chướng sanh tử trong bao kiếp sẽ tự nhiên tiêu sạch, trần lao tập lậu tự nhiên hết sạch, được gặp Phật Di Ðà, chẳng lìa bổn niệm; công thành, hạnh mãn. Nguyện lực hỗ trợ nhau, khi lâm chung quyết sẽ sanh trong Thượng Phẩm.


* Nếu người niệm Phật còn chưa sạch trần cấu, khi ác niệm nổi lên thì nên tự kiểm điểm. Nếu như mình có tâm keo tham, tâm sân hận, tâm si ái, tâm ganh ghét, tâm khinh dối, tâm hợm mình, tâm kiêu căng, tâm dua vạy, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm năng sở4, và khi gặp phải hết thảy hoàn cảnh thuận - nghịch liền thuận theo nhiễm cấu phát sanh hết thảy các tâm bất thiện; nếu khi các tâm như vậy phát khởi thì nên mau lớn tiếng niệm Phật, gom ý niệm về chỗ đúng đắn, đừng để cho tâm ác tiếp nối. Niệm miết cho đến khi ác niệm hết sạch, vĩnh viễn không còn sanh lại nữa.
Thường phải nên thủ hộ tất cả tâm thâm tín, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi, tâm khiêm hạ, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm trì giới, tâm hỷ xả, tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ Ðề và hết thảy thiện tâm. Lại nên xa lìa những điều trái với phạm hạnh, thực hành những luật nghi dứt ác, đừng nuôi dưỡng gà, chó, lợn, dê; những việc như săn bắn, đánh cá đều chẳng nên làm. Nên học đòi theo Phật, nên lấy việc bỏ ác làm lành để răn xét mình!
* Bậc tin chơn thật tu hành chỉ cốt nhớ được một câu A Di Ðà Phật này trong mỗi ý niệm, đừng để cho quên mất, niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng lìa tâm. Vô sự cũng niệm như thế, hữu sự cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế, bịnh khổ cũng niệm như thế. Sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Một niệm phân minh bất muội như thế thì cần gì phải hỏi người khác đường lối tu hành để được vãng sanh nữa?
Каталог: Luan
Luan -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
Luan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương