NIỆm phật pháp yếU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập (惕園毛凌雲敬緝)



tải về 1.38 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.38 Mb.
#8425
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư


Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh

Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ
(Cúi lạy bậc đại đạo sư tiếp dẫn chúng sanh trong cõi nước An Lạc ở phương Tây; con nay phát nguyện, nguyện được vãng sanh. Kính xin đức Phật từ bi xót thương nhiếp thọ)
Chú giải:

Hai câu đầu bài kệ diễn đạt ý quy mạng nơi Phật; hai câu tiếp đó diễn tả ý cầu Phật gia hộ.

Khể thủ” nghĩa là dập đầu sát đất. Dập đầu áp sát đất một lát rồi mới ngẩng đầu lên nhằm biểu thị sự cung kính đến cùng cực. Chơn thành và tôn kính thật sự là bí quyết tối diệu để siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử.

Phát” nghĩa là phát động mãnh liệt giống như mũi tên lìa khỏi dây cung, thế chẳng ngừng nghỉ giữa chừng. “Nguyện” nghĩa là mong cầu.

Ba điều Tín, Nguyện, Hạnh là cốt lõi của pháp môn Tịnh Ðộ. Hễ đã có nguyện thì ắt phải có Tín và Hạnh, chẳng được khuyết bất cứ một thứ nào! Ðầy đủ không thiếu sót ba điều này thì sẽ quyết định vãng sanh. Ðại sư Ngẫu Ích nói: “Ðược vãng sanh hay không hoàn toàn là do có hay không có Tín, Nguyện. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Lời dạy ấy chính là khuôn phép ngàn năm chẳng thay đổi nổi.


  1. Phát Bồ Ðề tâm

Người tu Tịnh nghiệp trước hết phải phát Bồ Ðề tâm thì mới có thể tương xứng bổn nguyện của Phật. Vì thế, phải lấy phát Bồ Ðề tâm làm chánh nhân, dùng niệm Phật làm trợ duyên; sau đấy mới cầu sanh Tịnh Ðộ thì chỉ trong một đời ắt sẽ thành tựu. Nếu không phát Bồ Ðề tâm thì chỉ được hưởng quả báo nhỏ bé trong đường trời người!


Ghi chú: Trong phần chánh văn dưới đây, trong nguyên bản, tác giả Lý Viên Tịnh đã dùng những chữ số nhỏ để đánh dấu cách phân chia chánh văn thành từng câu nhỏ để tiện chú giải từng ý.
Chánh văn:

1Ðệ tử mỗ giáp phổ vị tứ ân tam hữu pháp giới chúng sanh 2cầu ư chư Phật Nhất Thừa Vô Thượng Bồ Ðề Ðạo cố; 3chuyên tâm trì niệm A Di Ðà Phật vạn đức hồng danh, 4kỳ sanh Tịnh Ðộ.

(Ðệ tử tên là… khắp vì tứ ân, tam hữu, pháp giới chúng sanh cầu đạo Bồ Ðề Vô Thượng Nhất Thừa của chư Phật, chuyên tâm trì niệm hồng danh vạn đức của Phật A Di Ðà, nguyện sanh Tịnh Ðộ).


Chú giải:

1. “Tứ ân” là ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân Tam Bảo và ân đất nước. “Tam hữu” là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. “Pháp giới chúng sanh” là hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới.

Hai câu này đều nói về cảnh sở duyên; đây là vì tâm này phải có chỗ nương tựa vào thì mới phát khởi nổi, nhưng cảnh lại có rộng, hẹp, xa, gần sai khác. Tứ ân là gần nhất, hẹp nhất; pháp giới chúng sanh là xa nhất, rộng nhất; tam hữu ở vào khoảng giữa. Bởi thế, phát tâm từ thân đến sơ, từ gần đến xa.

2. Chúng ta phát tâm niệm Phật chẳng phải chuyên vì tự lợi, mà còn phải mong tứ ân, tam hữu, pháp giới chúng sanh đều được độ thoát, cùng chứng đắc Nhất Thừa Vô Thượng Bồ Ðề đạo.

Câu này nói đến cái tâm phát nguyện.

3. “Chuyên tâm” là trong tâm không hề có tạp niệm. “Trì niệm” là niệm niệm chẳng hề quên mất. “Vạn đức hồng danh” nghĩa là một danh hiệu có đủ cả vạn đức.

Câu này nói đến đức Phật được niệm.

4. Câu cuối nói đến nơi chốn mình mong cầu.


2. Sám hối ba chướng:
Ðoạn này tiếp nối ý đoạn trước: Tuy đã niệm Phật phát tâm cầu sanh Tịnh Ðộ, nhưng vì chúng sanh đời mạt căn cơ hèn kém, chậm lụt như vậy nên cần phải gấp rút sám hối những tội chướng ấy. Trừ được chướng ngại thì ắt được vãng sanh. Nếu như chẳng trừ được nghiệp chướng của một trong ba độc thì sẽ phải chịu ác báo trong tam đồ.
Chánh văn:

1Hựu dĩ, nghiệp trọng phước khinh, chướng thâm huệ thiển, nhiễm tâm dị xí, tịnh đức nan thành. 2Kim ư Phật tiền, kiều cần ngũ thể, phi lịch nhất tâm, đầu thành sám hối. 3Ngã cập chúng sanh khoáng kiếp chí kim, mê bản tịnh tâm, túng tham, sân, si nhiễm uế tam nghiệp vô lượng vô biên; sở tác tội cấu vô lượng vô biên; sở kết oan nghiệp nguyện tất tiêu diệt.

(Lại vì nghiệp nặng, phước nhẹ, chướng sâu, huệ cạn, tâm nhơ dễ nẩy nở, đức sạch khó thành. Nay đối trước Phật, năm vóc siêng lạy, dốc sạch một lòng, chí thành sám hối. Con cùng chúng sanh bao kiếp đến nay mê lầm tịnh tâm sẵn có, để tham, sân, si ô uế ba nghiệp, vô lượng vô biên tội cấu đã tạo, vô lượng vô biên oan nghiệp đã kết nguyện đều tiêu diệt)


Chú giải:
1. “Nghiệp” chính là Thập Ác. Thân có ba điều, tức là: giết, trộm, dâm. Miệng có bốn điều là nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều và ác khẩu. Ý có ba điều là tham, sân, si.

Nghiệp nặng” nghĩa là phạm đủ Thập Ác, hoặc là một lòng một dạ nghĩ tưởng chuyện làm ác.

Phước” là Thập Thiện, tương phản của Thập Ác. “Phước nhẹ” nghĩa là chỉ tu có mỗi một điều thiện, hoặc chỉ làm lành qua loa. Hoặc là như vừa mới niệm Phật đã than khô họng; vừa mới lễ Phật đã kêu đau lưng! Ðấy đều là những duyên của “phước nhẹ”.

Chướng” có hai thứ:

a. Trần duyên bức bách và ma tà, ngoại đạo trói buộc; đó là chướng từ bên ngoài.

b. Bịnh tật, chết yểu và ngu si, điên đảo là chướng phát khởi từ bên trong.

Chướng sâu” là nội chướng lẫn ngoại chướng cùng công phá mình: chẳng hạn như, vừa nghĩ đến chuyện tu hành thì bị bịnh ngặt, vừa hướng đến đạo đã gặp phải tà sư v.v…

Huệ” gồm có Phương Tiện Huệ (Văn, Tư, Tu) và Chơn Thật Huệ (Kiến Ðạo…). “Huệ cạn” là nghe nhiều chỉ hiểu được đôi chút, hoặc chưa chứng Nội Phàm đã bảo mình đạt tới Phật địa; vừa hiểu biết đôi chút sự việc thế gian đã khoe mình chứng ngộ.

Nhiễm tâm” chính là tham, sân, si. “Dị xí” nghĩa là: tâm tham luyến khác nào những sợi tơ trong ngó sen cứ kéo dài mãi chẳng đứt; tâm sân nộ như ngọn lửa dễ cháy bùng lên; tâm ngu si như lưới đan mau mắt càng quấn càng dày. Lại có hạng người vừa gặp phải chuyện nhỏ nhặt đã ghim trong lòng bao năm tháng, nghe lời không vừa ý liền kết oán suốt đời; há chẳng phải là “nhiễm tâm dị xí” hay sao?

Tịnh đức” chính là Giới, Ðịnh, Huệ. “Khó thành” nghĩa là: về Giới thì đối với các luật nghi, giữ được thì ít, vi phạm thì nhiều; về Ðịnh thì đối với Thiền Na dù lớn hay nhỏ, chẳng hề tu tập, hiểu biết; về Huệ thì đối với những Diệu Trí dù Quyền hay Thật thường chẳng có cách nào chứng ngộ được. Hoặc là vừa mới lãnh thọ giới phẩm đã phá ngay giới tướng; vừa vào Thiền đường đã hôn trầm, lao chao. Ðấy chẳng phải là “tịnh đức nan thành” hay sao? Nếu như đã hiểu rõ những điều ấy thì phải nên sanh tâm thẹn hổ sâu xa, thống thiết tự trách, khẩn khoản sám hối thì mới hợp đạo lý vậy!

Cả bốn câu này nói lên nguyên do sám hối, tức là lý do vì sao chúng ta cần phải sám hối.

2. “Ngũ thể” (năm vóc) chính là hai khủy tay, hai gối và trán. Do vì từ thân này tạo ra các nghiệp nên phải dùng ngũ thể rạp lạy để sám hối; làm như vậy nhằm để biểu thị sự cung kính bên ngoài.

Phi lịch” chính là mở toang ra, tẩy rửa sạch sẽ. Ðấy là do từ ý khởi lên tham sân, cho nên ngày nay cần phải nhất tâm, dốc trọn tấm lòng sám hối. Làm như vậy để biểu thị sự cung kính trong nội tâm.

Ðầu thành” (gieo tấm lòng thành) nghĩa là đem trọn tấm lòng thành của mình hướng đến Phật. Sám hối là để đoạn cái tâm tiếp nối (tương tục tâm).

Cả bốn câu này nói lên phương pháp sám hối, tức là chúng ta phải nên sám hối như thế nào.

3. “Con cùng chúng sanh” ý nói chẳng phải chỉ có mỗi một người, “từ bao kiếp đến nay” ý nói chẳng phải chỉ mỗi một đời này. Cần nên biết rằng: chúng sanh tạo ra tội nghiệp từ vô thỉ đến nay; đời đời kiếp kiếp lần lượt làm quyến thuộc, chủ bạn, lần lượt giúp đỡ, dắt dẫn nhau gây tạo. Ðã cùng nhau tạo nghiệp thì tất nhiên phải cùng nhau sám hối.

Vô lượng vô biên” hàm ý chẳng phải chỉ có một chỗ. Vô lượng vô biên lại bao gồm năm ý nghĩa:

- Một là ước về tâm: Một niệm trần lao đã có đủ tám vạn [phiền não], huống hồ là niệm niệm tiếp nối.

- Hai là ước về cảnh: Gây tạo nghiệp trong một chỗ đã là vô lượng, huống hồ là tạo nghiệp khắp cả mười phương.

- Ba là ước về sự: Một nghiệp nếu thành tội đã không ngằn mé, huống hồ là có các nghiệp.

- Bốn là ước về thời: Chỉ một đời đã tạo nghiệp vô lượng, huống hồ là trong cả bao kiếp.

- Năm là ước về người: Một người tạo nghiệp đã là vô lượng, huống hồ là chúng sanh!

Vì thế, nếu như nghiệp chướng có hình trạng thì khắp cả hư không cũng chẳng chứa đựng được nổi!

Câu “mê bổn tịnh tâm” (mê lầm tịnh tâm sẵn có) thể hiện ý sám hối phiền não chướng; câu “nhiễm uế tam nghiệp” diễn tả ý sám hối nghiệp chướng; câu “sở kết oán nghiệp” là sám hối báo chướng. “Nguyện tất tiêu diệt” là nguyện ba thứ chướng trên đây đều tiêu diệt.


3. Lập tứ hoằng thệ:
Nếu tu hành mà chẳng có thệ nguyện thì chỉ e sẽ bị thối thất nên phải dùng bốn pháp này để chế ngự cái tâm. Nếu thiếu sót bốn pháp này thì dễ bị biếng nhác.
Chánh văn:

1Tùng ư kim nhật, lập thâm thệ nguyện: viễn ly ác pháp, thệ bất cánh tạo; 2cần tu thánh đạo, thệ bất thối đọa; 3thệ thành Chánh Giác, 4thệ độ chúng sanh.

(Từ nay trở đi, lập thệ nguyện sâu: xa lìa ác pháp, thề chẳng tạo nữa; siêng tu thánh đạo, thề chẳng lui đọa; thề thành Chánh Giác, thề độ chúng sanh)


Chú giải:

Câu đầu tiên chính là “phiền não vô biên thệ nguyện đoạn”. Ấy là do xem thấy chúng sanh bị tham, sân, si, tà kiến não hại mà mình chẳng cứu độ được cho nên lập ra thệ nguyện này; đấy là nương theo Tập Ðế mà phát tâm.

Câu thứ hai chính là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Do xem thấy lục độ, vạn hạnh… hằng hà sa pháp môn có đủ vô lượng điều xứng tánh khoái lạc mà chúng sanh chẳng tu tập, trái lại còn tạo đủ các điều tội nghiệp, cho nên lập ra thệ nguyện này. Ðây là nương theo Ðạo Ðế mà phát tâm.

Câu thứ ba “thệ thành Chánh Giác” chính là “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Do vì quán sát Phật đã diệt sạch phiền não, chứng đắc niềm vui giải thoát, nhưng chúng sanh bất giác bất tri, phải lầm chịu đủ điều khổ sở, cho nên phát ra lời nguyện này. Ðây chính là y theo Diệt Ðế mà phát tâm.

Câu thứ tư: “Thề độ chúng sanh” chính là “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Do xem thấy chúng sanh bị sanh, lão, bịnh, tử bức bách chịu đại khổ não nên phát ra lời nguyện này. Ðây chính là y theo Khổ Ðế mà phát tâm.


Каталог: Luan
Luan -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
Luan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương