NIỆm phật pháp yếU 念佛法要 Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập (惕園毛凌雲敬緝)



tải về 1.38 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.38 Mb.
#8425
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

3. Niệm Phật chẳng ngơi

Ðại sư Thiện Ðạo đời Ðường là Tổ thứ hai của Liên Tông. Nhân thấy đạo tràng Tịnh Ðộ Cửu Phẩm của thiền sư Ðạo Xước, ngài liền vui mừng bảo:

- Ðây chính là phương cách trọng yếu để thành Phật. Tu các hạnh khác ngoắt ngoéo khó thành; chỉ có pháp môn này là chóng thoát sanh tử.

Từ đó, ngài tinh tấn, siêng năng lễ niệm. Ít lâu sau, đến kinh sư, ngài khích lệ tứ chúng. Mỗi lần nhập thất, thường quỳ thẳng niệm Phật, nếu chưa kiệt sức thì chẳng nghỉ. Dù cho lúc trời lạnh đến mức đóng băng, ngài vẫn [niệm Phật đến khi] toát mồ hôi [mới thôi] để bày tỏ lòng chí thành. Thường khi ngài niệm Phật một tiếng, có một ánh quang minh từ trong miệng tỏa ra. Từ mười câu cho đến ngàn câu cũng đều như vậy, ai nấy đều thấy. Ngoài việc niệm Phật, sư liền diễn nói pháp môn Tịnh Ðộ, không hở lúc nào chẳng làm việc lợi sanh.

Hơn ba mươi năm, ngài chưa từng ngủ nghỉ, ngoại trừ lúc tắm gội, ngài chưa hề cởi y; hộ trì giới phẩm chẳng phạm mảy may. Tuyệt ý lợi danh, không hề cười đùa. Mỗi lần đi đâu, ngài thường đi một mình, không cho ai đi cùng, sợ phải bàn chuyện đời trở ngại việc tu đạo nghiệp. Ba y, bình bát, ngài đích thân cầm giữ, giặt rửa lấy. Thức ngon dành cho đại chúng, thức thô dở ngài dành cho mình; các thứ sữa, lạc, đề hồ đều chẳng nếm đến.Tất cả những thứ được cúng thí ngài đều dành để chép kinh Di Ðà được hơn mười vạn quyển, vẽ hơn ba trăm bức Tây Phương Thánh Cảnh, sửa chùa, dựng tháp, thắp đèn nối sáng suốt năm chẳng ngớt. Cả tăng lẫn tục được ngài giáo hóa có người tụng kinh Di Ðà từ mười vạn đến năm mươi vạn biến; nhật khóa niệm danh hiệu Phật từ một vạn đến mười vạn. Trong số ấy, những người đắc tam muội, vãng sanh Tịnh Ðộ chẳng thể ghi chép nổi.

Ngài đột nhiên bảo mọi người:

- Thân này đáng chán, ta sẽ về Tây!

Liền trèo lên cây liễu trước chùa, hướng về Tây, cầu:

- Nguyện Phật tiếp dẫn con, Bồ Tát giúp con khiến con chẳng mất chánh niệm, được sanh An Dưỡng!

Ðứng ngay ngắn mà tịch.

(theo Phật Tổ Thống Ký)
Nhận định:
Ðại Sư là hóa thân của Phật A Di Ðà, chỉ bày khuôn phép niệm Phật rộng độ chúng sanh. Xin hãy bắt chước ngài, tuyệt ý danh lợi, niệm Phật chẳng ngơi.

4. Thề lấy đài vàng

Ðại sư Hoài Ngọc đời Ðường họ Cao, người xứ Ðan Khâu. Chấp trì giới luật, ngày ăn một bữa. Tụng kinh Di Ðà ba mươi vạn biến, nhật khóa niệm Phật năm mươi vạn câu, thường hành sám hối. Chợt thấy thánh chúng Tây Phương đầy chật hư không, một vị cầm đài bạc đến đón. Sư bảo:

- Tôi một đời niệm Phật, thề đạt được đài vàng, sao lại chẳng được vậy?

Thánh chúng liền biến mất. Ngài lại càng thêm tinh tấn, đến hai mươi mốt ngày sau, người bưng đài lại đến bảo:

- Vì sư tinh tấn nhọc nhằn nên được thăng lên Thượng Phẩm. Hãy nên ngồi xếp bằng chờ Phật đến đón.

Ba ngày sau, ánh sáng lạ tràn ngập cả thất. Sư bảo:



- Nếu ngửi thấy mùi hương lạ thì báo mạng của ta sẽ tận.

Ngài viết kệ:



Một đời khổ hạnh siêu mười kiếp

Mãi lìa Sa Bà về Tịnh Ðộ.

Ngay lập tức, mùi hương ngập thất, thánh chúng đông nghịt. Phật và hai vị Bồ Tát cùng ngự đài vàng đến đón. Ngài mỉm cười mà tịch.

(theo Cao Tăng truyện, quyển 3)
Nhận định:

Theo Quán kinh, chỉ bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh mới ngự đài kim cang. Nếu chẳng bội phần tinh tấn, siêng khó, đốn siêu mười kiếp, làm sao đạt được như vậy? Ðủ chứng minh có chí ắt thành công, có nguyện ắt được thỏa. Xin hãy cùng bắt chước ngài tinh tấn, thề đạt được đài vàng.


5. Lấy việc lợi lạc chúng sanh làm đầu
Ðại sư Tự Giác đời Ðường, người xứ Bác Lăng. Xuất gia từ nhỏ, học Kinh, Luật, Luận siêng năng suốt cả chín năm, kinh luận nào cũng đều hiểu sâu sắc. Sau ngài trụ tại Trùng Lâm Sơn Viện trong núi Bình, nhặt quả, hái rau, ngày chỉ ăn một bữa, phát tâm đúc tượng đức Ðại Bi Quán Âm và dựng chùa Phật.

Gặp lúc đại hạn, tiết độ sứ xứ Hằng Dương là ông Trương thỉnh ngài cầu mưa. Ngài kiền thành khẩn cáo long thần, mưa to liền đổ xuống. Do đó, thí chủ chen nhau tụ về, đúc được tượng cao bốn mươi sáu thước, chùa cũng dựng xong. Ngài liền đối trước đàn, thệ nguyện nương nhờ Thánh lực sớm sanh Tịnh Ðộ. Chợt thấy hai đạo kim quang: A Di Ðà Phật và hai vị Ðại Sĩ từ trong quang minh giáng xuống, xòe tay sắc vàng xoa đầu sư, bảo:

- Giữ nguyện chẳng đổi, lấy việc lợi sanh làm đầu. Sanh chốn ao báu mặc tình thỏa nguyện.

Về sau, chợt thấy thần nhân đứng trong mây hiện nửa thân, bảo:

- Thời kỳ sư quy Tây đã đến rồi!

Ngài liền ngồi xếp bằng trước tượng Quán Âm mà hóa.

(theo Cao Tăng Truyện, quyển 3)
Nhận định:

Phàm những việc như: tạo tượng, lập chùa, cầu mưa lợi người v.v… đều là những trợ duyên cho Tịnh nghiệp. Ðem những việc ấy hồi hướng Tây Phương. Do làm được như vậy nên Phật dạy: “Giữ nguyện chẳng đổi, lấy việc lợi sanh làm đầu”. Nếu như ngài chẳng có mật hạnh niệm Phật, làm sao cảm được đức Phật đến xoa đầu?



6. Khổ hạnh chuyên niệm

Ðại sư Thừa Viễn đời Ðường là Tổ thứ ba của Liên Tông. Sư theo học ngài Ngọc Tuyền Chơn Công, được sai về ngụ tại Hành Sơn để giáo hóa. Ngài sống dưới gộp đá ở phía Tây Nam núi, ai cho ăn thì ăn, chẳng ai cho thì ăn bùn đất. Thân gầy mặt sạm, còm cõi như que củi. Phàm giáo hóa người, mong cho họ mau được chứng nên thường dạy họ chuyên niệm. Ngài viết [lời khuyên chuyên niệm] trên các đường, hẻm, khắc lên hang hốc, tận lực khuyên dạy, số người được ngài hóa độ tính ra đến cả vạn. Người ta mang đến vải vóc, chặt cây, san đá, xếp ngoài hang đá. Sư chẳng cự tuyệt, chẳng tính toán, mà chùa điện đều có đủ, đặt tên là chùa Di Ðà. Số tiền xây cất còn dư đem thí cho những người đói nghèo, bịnh tật.

Khi ấy, đại sư Pháp Chiếu ở Lô Sơn, nhập định đến được cõi An Lạc, thấy có vị mặc áo rách đứng hầu Phật. Phật bảo: “Ðây là ông Thừa Viễn ở Hành Sơn”. Xuất định, sư liền đi tìm, xin theo học, truyền giáo khắp nơi. Sau tổ Thừa Viễn tịch ở chùa, thọ chín mươi mốt tuổi.

(theo Liễu Hà Ðông Văn Tập)


Nhận định:
Ăn đất, mặc áo rách: dùng khổ hạnh để tiêu nghiệp. Của dư đem bố thí: chẳng tích chứa để lụy tâm. Dạy người chuyên niệm, tuy còn sống đã hầu Phật, hạnh của ngài chuyên tinh, vãng sanh Thượng Phẩm không còn ngờ gì nữa!
7. Phước huệ song tu
Ðại sư Ngũ Hội Pháp Chiếu đời Ðường, là Tổ thứ tư của Liên Tông; trụ tại chùa Vân Phong ở Hành Châu. Siêng tu chẳng lười, được Văn Thù Bồ Tát dùng sức oai thần đưa vào thánh cảnh Ngũ Ðài. Ngài làm lễ, thưa:

- Phật pháp mênh mông, tu pháp môn nào là thiết yếu nhất?

Ngài Văn Thù dạy:

- Nay ông niệm Phật thì chính là đúng thời. Trong các hạnh môn để tu, không có môn nào hơn được Niệm Phật. Cúng dường Tam Bảo, phước huệ song tu. Hai môn ấy là đường tắt trọng yếu nhất. Trong kiếp quá khứ, ta do niệm Phật và cúng dường nên đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Vì vậy, trong hết thảy các pháp Bát Nhã Ba La Mật, Thiền Ðịnh rất sâu, thậm chí chư Phật đều là từ niệm Phật mà thành. Thế nên biết rằng: Niệm Phật là vua của các pháp. Ông nên thường niệm chẳng để gián đoạn.

Sư hỏi:

- Niệm như thế nào?

Ðức Văn Thù dạy:

- Phía Tây thế giới này có đức A Di Ðà Phật. Ðức Phật ấy nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn. Ông nên niệm liên tiếp chẳng để gián đoạn thì khi mạng chung quyết định vãng sanh, vĩnh viễn chẳng thối chuyển.

Bồ Tát lại duỗi cánh tay sắc vàng xoa đảnh, thọ ký:

- Do ông niệm Phật nên chẳng bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Bồ Ðề. Nếu những kẻ thiện nam, thiện nữ mong chóng được thành Phật thì không chi hơn được pháp Niệm Phật, sẽ chóng chứng Bồ Ðề.

Sư hoan hỷ làm lễ, lui ra. Từ đấy, dốc chí niệm Phật, ngày đêm chẳng bỏ luống, thề sanh Tịnh Ðộ. Chợt thấy Phạm tăng Phật Ðà Ba Lợi bảo:

- Hoa sen của ông đã viên mãn. Ba năm nữa, hoa sẽ nở.

Ðến kỳ, ngài bảo đại chúng:

- Ta đi đây!

Ðoan tọa mà tịch.

(theo Cao Tăng Truyện tập ba và Lạc BangVăn Loại)


Nhận định:
Ðại Sư được đức Văn Thù khai thị: “Niệm Phật cúng dường, phước huệ song tu là khẩn yếu nhanh chóng nhất”. Xin hãy tin nhận vâng làm, ngày đêm chẳng để uổng, thề sanh Tịnh Ðộ, mau chứng Bồ Ðề.
8. Dụ trẻ nhỏ niệm Phật

Ðại sư Ðài Nham Thiếu Khang đời Ðường là Tổ thứ năm của Liên Tông. Ngài họ Châu, người xứ Tấn Vân, xuất gia từ nhỏ, thông kinh luận, giỏi Luật tạng. Sau ngài đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, do thấy bài Tây Phương Hóa Ðạo Văn của đại sư Thiện Ðạo phóng quang nên đến chùa Quang Minh ở Trường An chiêm lễ nơi đài hiện bóng của đại sư Thiện Ðạo; cảm được Ðại Sư hiện thân trên không dạy:

- Ông tuân lời ta dạy, rộng hóa độ hữu tình. Ngày sau công thành, ắt sanh An Dưỡng.

Ngài liền qua Tân Ðịnh, không ai biết đến ngài. Ngài bèn xin tiền để dụ trẻ nhỏ niệm Phật: cứ niệm được một tiếng cho một đồng. Lâu sau, trẻ niệm Phật để được tiền đã đông. Sư bảo:

- Niệm Phật mười tiếng ta mới cho tiền.

Nhiều năm như thế, hễ trai, gái, trẻ, già thấy Sư đều thưa A Di Ðà Phật. Tiếng niệm Phật vang khắp mọi nẻo đường.

Sau ngài đến núi Ô Long, kiến lập Tịnh Ðộ đạo tràng, xây đàn ba bậc. Vào mỗi ngày trai, thiện tín tụ lại xong; ngài liền lên tòa cao, lớn tiếng niệm Phật, đại chúng hòa giọng theo. Thấy Sư niệm Phật một tiếng, một vị Phật từ trong miệng bay ra. Mười tiếng là mười vị Phật như xâu chuỗi.

Sư nói:


- Các vị thấy Phật ắt được vãng sanh.

Chúng đều vui mừng. Người lễ Phật đông đến mấy ngàn, cũng có người chẳng được thấy. Sư chợt dặn dò kẻ Tăng, người tục:

- Nên khởi tâm tăng tấn đối với Tịnh Ðộ, sanh tâm chán lìa Diêm Phù Ðề. Hiện thời các ông thấy quang minh của ta thì đúng là đệ tử của ta.

Nói xong liền phóng ra mấy đạo quang minh lạ thường rồi tịch.

(theo Cao Tăng Truyện, tập 3)
Nhận định:
Xin tiền dụ trẻ niệm Phật là tài thí và pháp thí để rộng hóa độ hữu tình. Phật từ miệng bay ra, phóng quang mà tịch chính là niệm Phật thành công, ắt sanh An Dưỡng vậy!
9. Vạn hạnh trang nghiêm
Ðại sư Vĩnh Minh Trí Giác Xung Huyền Diên Thọ đời Tống là Tổ thứ sáu của Liên Tông. Ngài là con nhà họ Vương ở Tiền Ðường, trông nom việc thuế. Ngài thường dùng tiền công quỹ để mua loài vật phóng sanh nên mắc tội chết. Lúc sắp gia hình, Tiền Văn Mục Vương sai người rình xem thấy ngài chẳng đổi sắc, vương ra lệnh tha. Ngài liền xuất gia, tham học với ngài Chiếu Quốc Sư thuộc tông Thiên Thai, phát minh tâm yếu.

Do nguyện xưa chưa quyết, ngài lên Trí Giả Nham, làm hai cái thăm “nhất tâm thiền định” và “vạn hạnh trang nghiêm Tịnh Ðộ”, dốc lòng tinh thành cầu đảo, bảy lần rút đều trúng cái thăm Tịnh Ðộ. Do vậy, ngài một dạ tu Tịnh nghiệp, được đức Quán Âm dùng cam lộ rưới vào miệng, đắc đại biện tài, soạn bộ Tông Kính Lục và Vạn Thiện Ðồng Quy Tập chỉ quy Tịnh Ðộ.

Sau ngài trụ ở chùa Vĩnh Minh, mỗi ngày làm một trăm lẻ tám Phật sự. Ðêm lên ngọn núi khác, đi kinh hành niệm Phật, người ta nghe tiếng nhạc trời rền vang không trung. Ngài tụng kinh Pháp Hoa được một vạn ba ngàn bộ; đệ tử một ngàn bảy trăm người. Sư thường truyền Bồ Tát giới cho đại chúng, thí thức ăn cho quỷ thần, bỏ tiền chuộc mạng cho sanh vật, [những việc ấy] đều hồi hướng về Tịnh Ðộ cả.

[Một hôm], ngài chợt thắp hương, gọi đại chúng rồi ngồi xếp bằng mà tịch, thọ bảy mươi hai tuổi. Về sau, có vị Tăng bị bịnh, thấy mình xuống âm phủ, thấy Diêm vương thờ một bức họa bên trái điện, siêng năng lễ bái. Hỏi ra mới biết Sư đã vãng sanh Thượng Thượng Phẩm. Vua trọng đức của Ngài nên lễ kính vậy.

(Theo Lạc Bang Văn Loại)
Nhận định:
Ðại Sư là hóa thân của Phật A Di Ðà, do bảy lần bói đều rút được cái thăm Tịnh Ðộ nên mới nhất ý niệm Phật, thượng phẩm thượng sanh. Vì chí tại Thiền Ðịnh nên về hạnh ngài phải xả Thiền tu Tịnh để làm gương vậy.


Каталог: Luan
Luan -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
Luan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương