ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình hình nhiễm HIV ở nước ta đang tăng lên, tập trung nhiều ở nhóm nguy cơ cao là người nghiện chích ma túy (NCMT), gái mại dâm [1],[2]. Cao Bằng là một tỉnh niềm núi phía bắc, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh cao, chiếm 42%. Sự giao lưu buôn bán qua cửa khẩu biên giới đã làm gia tăng các tệ nạn xã hội góp phần tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt là những người lái xe đường dài, người buôn bán đường biên từ các tỉnh khác thường lưu lại tại cửa khẩu và thị xã Cao Bằng có quan hệ tình dục (QHTD) với gái mại dâm và có hành vi NCMT. Tình hình nghiện ma túy diễn biến rất phức tạp. Ma túy cũng đã xâm nhập cả vào cán bộ, viên chức nhà nước và trường học. Tính đến 30/03/2009, số người nhiễm HIV ở Cao Bằng hiện còn sống là 2.242, trong đó giai đoạn AIDS là 760 và đã có 670 bệnh nhân AIDS đã chết. Để có những thông tin giúp cho công tác phòng chống HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành này nhằm mục tiêu: Khảo sát tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng NCMT ở một số huyện thị thuộc tỉnh Cao Bằng.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Là người NCMT tại 6/13 huyện và thị xã. Gồm: thị xã Cao Bằng, huyện Trùng Khánh, Hòa An, Phục Hòa, Nguyên Bình và Thông Nông. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2009-9/2009.



2. Phương pháp nghiên cứu:

- Mô tả cắt ngang. Chọn mẫu có chủ đích, bao gồm toàn bộ người nghiện ma túy tại địa bàn nghiên cứu điều tra được, với cỡ mẫu là 360 người.

    a. Kỹ thuật thu thập số liệu:

    b.Phỏng vấn sâu trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo mẫu phiếu in sẵn.

    c.Lấy mẫu huyết thanh của đối tượng đối tượng để xét nghiệm khẳng định HIV sau khi đã phỏng vấn sâu.

- Xử lý số liệu: bằng phần mềm EPI INFO 6.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong số 360 người NCMT có 353 nam, chiếm 98,06%, nữ có 7 người chiếm 1,94%.

Bảng 1. Phân bố người NCMT theo nhóm tuổi


Các nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

<15 tuổi

1

0,3

Từ 15 - < 20 tuổi

8

2,2

Từ 20 - < 25 tuổi

71

19,7

Từ 25 - < 30 tuổi

90

25,0

Từ 30 - < 35 tuổi

71

19,7

Từ 35 - < 40 tuổi

58

16,1

Từ 40 tuổi trở lên

62

17,2

Tổng số

360

100,00

Nhận xét: Người NCMT dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (2,50%). Khoảng 2/3 người NCMT (64,44%) ở độ tuổi từ 20 - < 35, trong đó cao nhất là ở độ tuổi từ 25 - < 30 tuổi (25%).

Bảng 2. Phân bố người NCMT theo tôn giáo


Tôn giáo

Số lượng

Tỷ lệ %

Đạo phật

4

1,1

Đạo Thiên chúa

2

0,6

Không theo tôn giáo nào

352

97,8

Loại khác

1

0,3

Tổng số

360

100,00

Nhận xét: Người NCMT chủ yếu không theo tôn giáo nào (97,78%), theo đạo phật chiếm 1,11%, các tôn giáo khác chiếm tỷ lệ rất thấp.

Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Người NCMT

HIV (+)

Tỷ lệ %

<15 tuổi

1

0

0,00

Từ 15 - < 20 tuổi

8

2

25,0

Từ 20 - < 25 tuổi

71

9

12,7

Từ 25 - < 30 tuổi

90

33

36,7

Từ 30 - < 35 tuổi

71

30

42,3

Từ 35 - < 40 tuổi

58

12

20,7

Từ 40 tuổi trở lên

62

1

1,6

Tổng số

360

87

24,2

Nhận xét: Tỷ lệ người NCMT bị nhiễm HIV chung là 24,2%, đa số là ở độ tuổi từ 20 - < 40 tuổi, đỉnh cao là từ 25-35 tuổi.

Bảng 4. Tỷ lệ dùng lại và làm sạch BKT trong 1 tháng qua


Đặc trưng

Dùng lại BKT

Cho người khác dùng chung BKT

Làm sạch BKT khi dùng lại

n=359

%

n=358

%

n=28

%

Có tái sử dụng

28

7,8

...

...

...



Luôn luôn

0

0

0

0

9

32,1

Hầu hết các lần

0

0

1

0,28

5

17,9

Khoảng một nửa số lần

1

0,28

0

0,00

0

0,0

Đôi khi

27

7,50

23

6,42

7

25,0

Không bao giờ

331

92,2

334

93,30

7

25,0

Nhận xét: Đa số người NCMT không dùng lại BKT (92,2%) và không đưa cho người khác dùng lại BKT (93,3%).

Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng NCMT


Tình trạng hôn nhân

Số lượng

%

Chưa lập gia đình

208

57,8

Đang có vợ

134

37,2

Đã ly dị

14

3,9

Đang ly thân

3

0,8

Góa vợ

1

0,3

Tổng số

360

100,00

Nhận xét: Hơn một nửa số người NCMT là chưa lập gia đình (57,78%); đang có vợ là 37,22%; ly dị, ly thân hoặc góa là không đáng kể.




Biểu đồ 1. Số người NCMT đã từng dùng BCS trong quan hệ tình dục (n= 236)
Nhận xét: Tỷ lệ người NCMT đã từng dùng bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục là 61%, tỷ lệ chưa từng dùng BCS còn khá cao (26%).

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu 360 người NCMT tại 6 huyện, thị thuộc tỉnh Cao Bằng thấy hầu hết là nam giới (98,06%), nữ giới chỉ chiếm 1,94%.

Phân bố người NCMT theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu bảng 3.1 thấy chủ yếu là người trẻ, khoảng 2/3 (64,44%) số người NCMT là ở độ tuổi từ 20 đến dưới 35; cao nhất là từ 25 đến dưới 30 tuổi, chiếm 25%. Người NCMT dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (2,50%), tuổi trung bình là 31,5 (người trẻ nhất là 14 tuổi và già nhất là 56 tuổi). Tuổi trung bình của người NCMT tại Cao Bằng cao hơn so với ở tỉnh Bến Tre (29,7 tuổi), Thanh Hoá (29,2 tuổi), thấp hơn so với tuổi của người NCMT tại Thái Nguyên (35,3 tuổi), Lai Châu (35,3 tuổi) [6]. Độ tuổi mà người NCMT tập trung nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi khác với thời kỳ năm 1993. Khi đó, người NCMT chủ yếu tập trung ở độ tuổi trên 30. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với mô hình chung của Việt Nam hiện nay là người NCMT đang được “trẻ hóa”[3]. Người NCMT ở Cao Bằng chủ yếu là nam giới, trưởng thành, độ tuổi lao động hoặc đang định hình nghề nghiệp, điều đó ít nhiều gây ảnh hưởng tới tâm lý và lực lương lao động của một tỉnh nghèo ở miền núi biên giới.

Nghiên cứu về tôn giáo của người NCMT, kết quả bảng 3.2 thấy đa số người NCMT trong nghiên cứu của chúng tôi không theo tôn giáo nào (97,78%), theo đạo phật chiếm 1,11%, còn lại là thuộc các tôn giáo khác. Do đặc thù Cao Bằng là một tỉnh vùng cao biên giới, người sinh sống chủ yếu trên địa bàn có trên 85% là dân tộc Tày, Nùng. Có thể, vấn đề tôn giáo không ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa của người dân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chưa tham khảo được tài liệu nói về tỷ lệ các tín đồ của các tôn giáo trên địa bàn nghiên cứu nên chưa thể bàn luận kỹ được vấn đề này.

Tình hình nhiễm HIV, kết quả nghiên cứu bảng 3.3 thấy người NCMT bị nhiễm HIV chiếm tỷ lệ là 24,2%. Chủ yếu là ở độ tuổi từ 20 đến dưới 40, mà những người NCMT chủ yếu là nam giới (98,06%) như kết quả đã nêu trên. Cho nên, việc lây nhiễm HIV cho người NCMT cũng chủ yếu là nam giới. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở người NCMT trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu được tổng hợp báo cáo của Chương trình Giám sát trọng điểm Quốc gia năm 2006 là nam giới bị nhiễm HIV chiếm 82,77% trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi chiếm 52,76% [5]. Từ kết quả nghiên cứu trên, vấn đề đặt ra là những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc lây nhiễm HIV cho những nam giới trẻ tuổi NCMT này. Để lý giải vấn đề này chúng tôi lần lượt nghiên cứu thói quen sử dụng ma túy, tình trạng hôn nhân gia đình, hoạt động tình dục của họ.

Đối tượng sử dụng ma túy trong nghiên cứu của chúng tôi đều là nghiện chích. Vì vậy, BKT là một dụng cụ thiết yếu của họ. Khả năng tiếp cận được BKT là một yếu tố liên quan đến hành vi dụng BKT. Kết quả nghiên cứu việc sử dụng chung bơm kim tiêm trong 01 tháng qua tại bảng 3.4 thấy đa số người NCMT (93,3%) không dùng chung BKT khi chích ma túy. Tỷ lệ tái sử dụng BKT thấp (7,8%), tương tự như ở Thái Nguyên là 7,78% [4]. Trong số người NCMT dùng lại BKT có khoảng 50% trả lời là luôn luôn làm sạch hoăc làm sạch trong hầu hết các lần dùng lại BKT. Vẫn còn 50% số người NCMT không bao giờ hoặc chỉ đôi khi làm sạch BKT khi sử dụng lại. Mặc dù mẫu nghiên cứu về người tái sử dụng BKT còn chưa đủ lớn, song với tỷ lệ cao người NCMT không dùng lại BKT và không dùng CBKT thì phần nào phản ánh được việc tiếp cận BKT của người NCMT ở Cao Bằng là khá thuận lợi. Hành vi sử dụng CBKT có liên quan chặt chẽ tới việc tiếp cận hoặc nhận được BKT và nó làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có thể sơ bộ nhận xét can thiệp giảm hại bằng cách cung cấp BKT cho người NCMT để phòng tránh lây nhiễm HIV ở Cao Bằng được triển khai tốt. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu này của chúng tôi mới thực hiện trong 01 tháng vừa qua.

Nghiên cứu tình trạng hôn nhân gia đình, kết quả bảng 3.5 thấy tỷ lệ người NCMT có vợ là 37,22%. Số còn lại (62,78%) gồm: chưa lập gia đình (57,78%), ly dị (3,89%), ly thân (0,83), góa vợ (0,28%). Nam giới NCMT đang ở độ tuổi có nhu cầu hoạt động tình dục cao lại không có vợ sẽ làm cho họ bất ổn về tâm lý, tình cảm và kinh tế. Những yếu tố bất ổn đó đã tạo điều kiện để họ sống tự do, buông thả, QHTD không an toàn (với gái mại dâm, với nhiều bạn tình) gây bất lợi cho việc phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS và gây khó khăn cho việc tiếp cận với các chương trình can thiệp được triển khai trên địa bàn.

Khảo sát hành vi tình dục ở người NCMT, kết quả tại biểu đồ 3.1 thấy tỷ lệ người NCMT đã từng dùng BCS trong QHTD là 61%, tỷ lệ chưa từng dùng BCS còn khá cao (26%). Lý do không dùng BCS khi QHTD được người NCMT lý giải là do không thích. Họ cảm thấy không thoải mái dùng BCS. Họ cho rằng dùng BCS trong QHTD sẽ làm cho bạn tình hiểu rằng mình thiếu tin tưởng vào bạn mình. Như vậy, hành vi không dùng BCS được coi như một dấu hiệu thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau từ cả hai phía. Tuy tỷ lệ người NCMT không dùng BCS trong QHTD chỉ chiếm 26%, nhưng khi xâu chuỗi những số liệu lại thì thấy người NCMT ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu là nam giới, đang ở độ tuổi có nhu cầu hoạt động sinh lí cao lại không có vợ và không dùng BCS trong QHTD với bạn tình thì có thể đây là nguy cơ cao gây lây nhiễm HIV. Vì vậy, nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền tác dụng của BCS và tình dục an toàn cho người NCMT và bạn tình của họ.



KẾT LUẬN

Người NCNT tại 6 huyện, thị thuộc tỉnh Cao Bằng thấy chủ yếu là nam giới (98,06%), độ tuổi từ 20 đến < 35 chiếm 64,44%; cao nhất là từ 25 đến < 30 tuổi chiếm 25%, không theo tôn giáo chiếm 97,78%, theo đạo phật chiếm 1,11%. Người NCMT không có vợ chiếm 62,78% gồm: chưa lập gia đình (57,78%), ly dị (3,89%), ly thân (0,83), góa vợ (0,28%).

Tỷ lệ người NCMT bị nhiễm HIV chiếm là 24,2%. Chủ yếu là từ 20 đến dưới 40 tuổi ( 96,55%).

Đa số người NCMT (93,3%) không dùng CBKT. Tỷ lệ tái sử dụng BKT thấp (7,8%).

Có khoảng 50% người NCMT không làm sạch hoặc chỉ đôi khi làm sạch BKT để dùng lại.

Tỷ lệ người NCMT chưa từng dùng BCS trong QHTD còn cao (26%).



TÀI LIỆU TAM KHẢO

1. Chung Á (1998), " HIV/AIDS - Hiện trang và một vài khía cạnh xã hội, một số nét cơ bản về sự phát triển dịch bệnh trên thế giới và Đông Nam Á", tạp chí Thông tin Dược, số 12 trang 5.

2. Lưu Thị Minh Châu, Trần Như Nguyên, Mai Thu Hiền (2004). Tỷ lệ nhiễm và hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma tuý tại TP Hà Nội, báo cáo tham luận tại Hội nghị Khoa học Quốc gia về HIV/AIDS lần thứ 3 ngày 24 - 26/11/2005 TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Trần Hiển (1995). Phương thức lây truyền HIV và giám sát dịch tế học nhiễm HIV, nhà xuất bản y học Hà Nội

4. Nguyễn Lê Minh, Lê Ái Kim Anh(2004). Mô tả thực trạng hành vi nguy cơ của người nhiễm HIV/AIDS và sự chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2004, Báo cáo tham luận tham luận tại Hội nghị

5. Nguyễn Anh Tuấn và đồng nghiệp (1999)." Nghiên cứu tác động của nguồn thông tin đến hiểu biết, nhận thức nguy cơ về HIV/AIDS trên đối tượng TCMT", Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2 tại TP Hồ Chí Minh.



6. Dự án phòng chống HIV/AIDS Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ. Báo cáo điều tra đánh giá hành vi nguy cơ cao nhóm người NCMT (2007), tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Long.

THỰC TRẠNG HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHIÊM HIV/AIDS

Ở HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG

Bế Thị Phoi – Trung tâm Y tế Quảng Uyên, Cao Bằng

Nguyễn Quý Thái – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Trần Văn Tiến – Bệnh viện Da liễu Trung ương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng, nhận thức về hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Quảng Uyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mẫu thuận tiện gồm 237 người nhiễm HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu, từ tháng 11/2009 đến 5/2010. Kết quả: Người nhiễm HIV chủ yếu là nam giới (97,89%); dân tộc kinh (89,03%); NCMT (97,47%); tuổi trẻ (53,16% ≤ 30 tuổi); có vợ/chồng là 33,33% (khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân); sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột là 54,01%; sống với vợ/chồng là 83,54% số người đã có vợ/chồng; thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD với vợ/chồng là 68,55%, sinh thêm con là 5,06%, dự định sinh thêm con là 12,66%. Người nhiễm HIV dự định sẽ kết hôn là 21,77%, trong đó có 29,63% dự định sẽ sinh con. Kết luận: còn nhiều người nhiễm HIV/AIDS chưa nhận thức đúng về hôn nhân gia đình và có hành vi QHTD không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, có thể để lại hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng.

Từ khóa : nhiễm HIV/AIDS, nghiện chích ma túy, sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục, hôn nhân gia đình.

SUMMARY

Objectives: To describe marital status and awareness of HIV/AIDS patients at Quang Uyen district. Method: A cross-sectional study was performed with a convenience sampling of 237 HIV/AIDS patients at the surveyed area from November 2009 to May 2010. Results: Most of HIV patients are male of 97.89% ; 89.03% of the patients are Kinh ethnic peoples. The rate of patients who are drug users was 97.47%. More than half of the patients (53.16%) are under 30 years old. Only 33.33% of the cases have got marriaged, the rest are singles, devorced, separated and widowers; 54.01% of the patients are living with their parents or siblings; 83.54% of marriaged cases live with their partners and 68.55% of them usually use comdoms in sexual activities with their companions. The number of couples having more children was 5.06% and this rate was 12.66% for couples who intend to have more children. There was 21.77% of HIV patients getting married and 29.63% among them want to have children. Conclusions: There was a huge number of HIV patients still maintaining unappropreated awareness about marriage and having unsafe sexual behaviors that increase risks of HIV transmission and cause harms to their family and community.

Keywords: HIV/AIDS infection, drug users, condom usesage, sexual activities, marital status.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quảng Uyên là một huyện miền núi phía bắc thuộc tỉnh Cao Bằng. Tính đến 12/2009 đã có 237 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 79 người chuyển AIDS. Các đối tượng nhiễm HIV nói chung chủ yếu là nam giới, tuổi trẻ, nghiện chích ma tuý (NCMT) và thường có hành vi tình dục không an toàn [1],[4],[5]. Ngoài NCMT được coi là hành vi nguy cơ cao gây lan truyền HIV từ nhóm này ra cộng đồng thì hành vi tình dục không an toàn cũng rất quan trọng và được coi là hoạt động đồng hành làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là những đối tương đang ở độ tuổi hoạt động tình dục mạnh. Để có những dữ liệu phục vụ cho việc tuyên truyền vận động phòng chống lây nhiễm HIV trong gia đình và cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhận thức về hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Gồm 237 người nhiễm HIV, có hộ khẩu thường trú ở 17 xã, thị trấn tại huyện Quảng Uyên, có sổ theo dõi sức khoẻ của y tế cơ sở; thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến 5/2010.



2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, mẫu thuận tiện gồm toàn bộ những người HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu.



Phỏng vấn trực tiếp người tự nguyện tham gia nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

Lấy máu xét nghiệm HIV bằng các kỹ thuật test nhanh, serodia HIV và ELISA.

Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI INFO 6.04, SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, kết quả nghiên cứu thấy nam giới chiếm tỷ lệ là 97,89%, dân tộc kinh là 89,03%, NCMT là 97,47%, từ 30 tuổi trở xuống là 53,16%, trên 30 tuổi là 46,84%.

Bảng 1. Tình trạng hôn nhân gia đình


Nội dung

n

%

Tình trạng hôn nhân

(n = 237)



Có vợ/chồng

79

33,33

Chưa có vợ/chồng

124

52,32

Ly dị

14

5,91

Goá

5

2,11

Ly Thân

15

6,30

Tình trạng cuộc sống

(n = 237)



Sống với bố, mẹ

109

45,99

Sống với anh, chị, em

19

8,02

Sống với vợ/chồng

66

27,85

Sống với họ hàng

2

0,84

Sống với bạn bè

12

5,06

Sống lang thang

2

0,84

Sống một mình

11

4,64

Sống với người khác

16

6,75

Nhận xét: Tỷ lệ người nhiễm HIV có vợ/chồng là 33,33%, chưa có vợ là 52,32%, số còn lại là ly dị, góa hoặc sống ly thân. Tỷ lệ người còn sống chung với bố mẹ và anh, chị, em ruột là 54,01%.

Bảng 3.2: Sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD vợ/chồng



Sử dụng BCS thường xuyên

n

%



85

68,55

Không

39

31,45

Cộng

124

100.00

Nhận xét: Tỷ lệ người nhiễm HIV sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên trong 12 tháng qua khi quan hệ tình dục (QHTD) với vợ/chồng/người yêu là 68,5%.

Bảng 3. Sinh thêm con sau khi nhiễm HIV ở người có vợ/chồng



Tình trạng sinh con

n =79

%



4

5,06

Không

75

94,94

Cộng

79

100,00

Nhận xét: có 5,06% cặp vợ chồng sinh thêm con sau khi đã biết một trong số họ bị nhiễm HIV.

Bảng 3.4: Dự định sinh thêm con ở người nhiễm HIV đang có vợ/chồng



Dự định sinh con

n= 79

%



10

12,66

Không

69

87,34

Cộng

79

100,00

Nhận xét: Có 12,7% người nhiễm HIV vẫn dự định sinh thêm con mặc dù đã biết bị nhiễm HIV.

Bảng 3.5: Dự định kết hôn và sinh con ở người nhiễm HIV chưa lập gia đình



Thông tin

Thái độ

n

%

Dự định kết hôn (n = 124)



27

21,77

Không

97

78,23

Dự định sinh con (n=27)



8

29,63

Không

19

70,37

Nhận xét: Trong số người nhiễm HIV chưa lập gia đình có 21,8% dự định kết hôn. Trong số người dự định kết hôn có 29,6% dự định sinh con.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương