ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu 237 người nhiễm HIV ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng thấy nam giới chiếm tỷ lệ là 97,89%, dân tộc kinh chiếm là 89,03%, có NCMT là 97,47%, từ 30 tuổi trở xuống là 53,16%, trên 30 tuổi là 46,84%. Người nhiễm HIV ở tuổi lao động tăng thì sẽ giảm sự đóng góp sức lao động cho xã hội. Chúng tôi chưa xác định được tỷ lệ những người bị lây nhiễm HIV này là do NCMT là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tỷ lệ cao người nhiễm HIV có NCMT (97,47%,) cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của ban phòng chống AIDS- Bộ Y tế năm 2001 là đa số người nhiễm HIV được phát hiện là do NCMT [2],[3]. Như vậy, có thể khái quát đặc điểm chung của người nhiễm HIV trong nghiên cứu của chúng tôi là: hầu hết nam giới, người dân tộc kinh, trẻ tuổi, có NCMT. Những đặc điểm này ảnh hưởng đến thực trạng và nhận thức về hôn nhân gia đình của họ như thế nào, đó là những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này.

Nghiên cứu thực trang hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV, kết quả bảng 3.1 thấy tỷ lệ các đối tượng này có vợ/chồng là 33,33%. Như vậy, còn khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân. Đối với người nhiễm HIV chưa lập gia đình thì thường hay có những hành vi tiêu cực hơn vì nhận thức của họ về cuộc sống còn đơn giản, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ người nhiễm HIV chưa lập gia đình cao cũng có những thuận lợi cho công tác tư vấn nhằm kịp thời hạn chế hậu quả do HIV/AIDS gây ra đó là: nhận thức về hôn nhân, dự định sinh con và hành vi tình dục an toàn với các loại bạn tình .... Vì vậy, những vấn đề mà chúng tôi quan tâm ở những người nhiễm HIV đang có vợ/chồng là thực trạng gia đình của họ và hành vi tình dục trong quan hệ vợ chồng. Đối với người chưa có vợ/chồng thì chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của họ về hôn nhân và gia đình (có con hay không).

Kết quả nghiên cứu về thực trạng cuộc sống cũng tại bảng 3.1 thấy có 54,01% người nhiễm HIV đang sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột, có thể do những đối tượng này còn trẻ và chưa lập gia đình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa khảo sát được thái độ đối xử của gia đình đối với họ để tìm hiểu xem tỷ lệ gia đình chấp nhận hỗ trợ gúp đỡ họ là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tỷ lệ người nhiễm HIV còn chung sống với gia đình cao cho thấy nhiều người nhiễm HIV trên địa bàn nghiên cứu có cơ hội và điều kiện thuận lợi để được chăn sóc từ gia đình. Số người nhiễm HIV vẫn sống với vợ/chồng là 66/79 (chiếm 83,54%). Sống cùng với vợ hoặc chồng sẽ có những điều kiện thuận lợi để họ được chăm sóc về bệnh tật và tinh thần. Tuy nhiên, người nhiễm HIV cần phải nhận thức đúng về cuộc sống gia đình và có hành vi tình dục an toàn với vợ hoặc chồng.

Nghiên cứu hành vi tình dục an toàn trong quan hệ vợ chồng của người nhiễm HIV, kết quả bảng 3.2 thấy chỉ có 68,55% số người thường xuyên sử dụng BCS trong quan hệ tình dục. Vẫn còn gần 1/3 số người không thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD. Trong khi phần lớn họ còn đang ở độ tuổi hoạt động tình dục mạnh mà có hành vi tình dục không an toàn sẽ góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho vợ hoặc chồng. Mặc dù nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không cao như so với tiêm chích ma túy, nhưng việc người nhiễm HIV thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD là cần thiết để làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho vợ hoặc chồng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là để đạt tỷ lệ 100% người nhiễm HIV sử dụng BCS khi QHTD với vợ chồng thì cần phải tăng cường giáo dục để họ thay đổi hành vi tình dục một cách triệt để. Thành công của công tác dự phòng lây nhiễm HIV phụ thuộc vào việc thay đổi hành vi của các đối tượng nguy cơ cao, gồm việc tăng cường sử dụng BCS trong QHTD, giảm số lượng bạn tình trong nhóm những người có hoạt động quan hệ tình dục mạnh; giảm hành vi dùng chung bơm kim tiêm trong những đối tượng NCMT.

Tỷ lệ người đã có vợ/chồng sinh thêm con sau đã bị nhiễm HIV là 5,06% (bảng 3.3). Điều này đưa đến những khó khăn trong việc theo dõi và điều trị dự phòng cho các trẻ sau sinh. Người nhiễm HIV đang có vợ/chồng, có dự định sinh thêm con, kết quả bảng 3.4 thấy có 12,66 % người mặc dù họ đã biết mình bị nhiễm HIV. Dự định sẽ kết hôn ở những người chưa lập gia đình bị nhiễm HIV, kết quả nghiên cứu bảng 3.5 thấy là 21,77%, trong đó có 29,63% số người có dự định sẽ sinh con. Để đảm bảo tránh lây nhiễm HIV cho vợ/chồng và những đứa con họ sinh ra thì cần thiết phải điều trị dự phòng. Điều đó sẽ gây tốn kém cho gia đình và xã hội. Hơn nữa hiện nay việc cung cấp thuốc điều trị HIV/AIDS cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi chưa tham khảo được nghiên cứu nào để so sánh kết quả của mình, song với kết quả này đã đặt ra cho công tác tư vấn, thông tin, giáo dục - truyền thông của huyện Quảng Uyên một nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ có cách nhìn nhận đúng đắn về hôn nhân và sinh con sau khi đã bị nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù việc kết hôn và sinh con là một điều tất yếu trong cuộc sống, là quyền của mỗi con người song trong bối cảnh của bệnh dịch HIV/AIDS hiện nay thì người nhiễm HIV và gia đình của họ cần phải có những cân nhắc thận trọng trước khi đi đến quyết định nên hay không nên kết hôn và sinh con sau khi đã bị nhiễm HIV/AIDS, tránh để lại những hậu quả không tốt cho gia đình và cho cộng đồng.



KẾT LUẬN

Người nhiễm HIV ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng chủ yếu là nam giới (97,89%), dân tộc kinh (89,03%), NCMT (97,47%), tuổi trẻ (53,16% ≤ 30 tuổi).

Tỷ lệ người nhiễm HIV có vợ/chồng là 33,33%, còn khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân.

Sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột là 54,01%. Sống với vợ/chồng chiếm 83,54% số người đã có vợ/chồng.

Người nhiễm HIV thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD với vợ/chồng là 68,55%, sinh thêm con là 5,06%, dự định sinh thêm con là 12,66%.

Người nhiễm HIV dự định sẽ kết hôn là 21,77%, trong đó có 29,63% dự định sẽ sinh con.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tôn Thất Bách, Nguyễn Trần Hiển (2001). Báo cáo đánh giá nhanh thực trạng sử dụng ma tuý và tác hại của sử dụng ma tuý lên sức khoẻ ở những người tiêm chích ma tuý thành phố Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội - Uỷ ban phòng chống AIDS TP Hà Nội - Tổ chức y tế thế giới, tr 32 - 37.

2. Bộ y tế - Ban phòng chống AIDS - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (2002), Kết quả điều tra cơ bản dự án "cộng đồng hành động phòng chống AIDS" Tại: Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, Hà Nội, tr 23 – 26.

3. Sở Y tế Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống AIDS và tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên từ 1996-2003, Thái Nguyên.

4. Sở Y tế Thái Nguyên (2004), Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học - Xây dựng các mô hình can thiệp có hiệu quả phòng lây nhiễm HIV/AIDS và giảm lạm dụng ma tuý tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

5. Hạc Văn Vinh (2000), Chương trình thống kê và tin học ứng dụng EPI INFO 6.04, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.






Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương