ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang20/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Chú thích: HC=Hiệu chỉnh, -:Không nằm trong mô hình cuối cùng; KTC=Khoảng tin cậy

BÀN LUẬN

PNMT nếu được phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV sẽ làm tăng hiệu quả điều trị dự phòng giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ phụ nữ KM-HN có xét nghiệm HIV khi mang thai chưa cao (47,3%) có thể một phần do các chị chưa được cán bộ y tế tư vấn về DPLTMC (48,3%). Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cao hơn so với PNMT tại Quảng Trị [2].

Phụ nữ KM-HN có tuổi càng lớn càng có xu hướng làm xét nghiệm HIV nhiều hơn; kết quả này cũng được tìm thấy tương tự ở một nghiên cứu tại Cameroon [10]. Việc xét nghiệm HIV khi mang thai phổ biến hơn ở phụ nữ KM-HN đọc thành thạo tiếng Kinh có thể do họ có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin về phòng chống HIV/AIDS từ nhiều kênh khác nhau mà đa số bằng tiếng Kinh.

Hơn nữa, phụ nữ KM-HN được nhận thông tin về phòng chống HIV/AIDS từ cán bộ y tế xã phường cũng làm xét nghiệm HIV nhiều hơn khi mang thai. Điều này có thể do địa bàn của người DTTS thường cách xa các bệnh viện tuyến trên nên đối với các bệnh thông thường, họ thường tìm đến các trạm y tế xã phường và đây chính là kênh cung cấp thông tin về sức khỏe khá thiết thực và thường xuyên đối với họ. Thực tế qua thảo luận trực tiếp với các cán bộ y tế xã phường cho thấy họ quản lý rất tốt các hộ dân trong địa bàn và đây cũng là lực lượng nồng cốt tham gia tích cực trong cuộc điều tra này.

Đặc biệt trong nghiên cứu này, “được cán bộ y tế đề nghị làm xét nghiệm HIV” là yếu tố liên quan mạnh nhất với việc có xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ KM-HN. Điều này cho thấy vai trò chủ động của cán bộ y tế khi đề nghị phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV có ý nghĩa tích cực trong việc tăng tỉ lệ phụ nữ KM-HN xét nghiệm HIV. Trong khi đó, ở các nghiên cứu khác trên thế giới, tính sẵn có các điểm dịch vụ xét nghiệm HIV, khoảng cách từ nơi cư ngụ đến cơ sở y tế, chất lượng các dịch vụ y tế, khám thai ở các bệnh viện quận/huyện có liên quan đến xét nghiệm HIV ở PNMT [5, 8, 9].

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang phần nào hạn chế khi giải thích các mối liên quan mang tính nhân quả. Cỡ mẫu trong nghiên cứu này có thể cũng không đủ để phát hiện nhiều hơn nữa các yếu tố liên quan. Việc thu thập thông tin có thể gặp một số sai sót khi phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng KM-HN trong quá trình phỏng vấn. Một số phụ nữ KM-HN đi học hoặc đi làm xa nhà trong thời gian điều tra nên không được chọn vào nghiên cứu, điều này có thể dẫn đến sai số hệ thống do chọn mẫu.



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tỉ lệ làm xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ KM-HN vẫn còn ở mức thấp (47%). Việc được cán bộ y tế đề nghị xét nghiệm HIV là yếu tố liên quan mạnh nhất với xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ KM-HN. Cần tiến hành một nghiên cứu khác với cỡ mẫu đủ lớn để tìm hiểu thêm các rào cản đối với việc xét nghiệm HIV ở phụ nữ mang thai nói chung. Có thể cân nhắc đến các yếu tố liên quan với hành vi xét nghiệm HIV khi mang thai được tìm thấy trong nghiên cứu này để tăng tỉ lệ phụ nữ KM-HN cũng như DTTS làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai.



Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn BQLDA Trung ương, DAPC HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Cục PC HIV/AIDS đã hỗ trợ cho điều tra này; các đồng nghiệp T.P.Hậu, P.Đ.Đ.Thùy, P.T.M.Hằng, T.T.T.Nga, D.M.Tin, N.T.B.Hồng, P.T.Bình, B.T.H.Loan, T.T.K.Phượng viện Pasteur Tp. HCM và BQLDA, TTPC HIV/AIDS các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang đã nhiệt tình hỗ trợ việc thu thập số liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục phòng chống HIV/AIDS (2013). Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS nãm 2012 và kế hoạch công tác nãm 2013

2. Nguyễn Thị Thanh Tịnh và cs (2010). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xét nghiệm HIV tự nguyện của bà mẹ mang thai tại thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị-Tỉnh Quảng Trị năm 2009. Y học Thực hành, 742+743: 394-401.

3. Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Hà Nội.

4. Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2012). “Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.

1. Karamagi, C.A., et al(2006). Antenatal HIV testing in rural eastern Uganda in 2003: incomplete rollout of the prevention of mother-to-child transmission of HIV programme?BMC Int Health Hum Rights, 6: p. 6.

2. Nyuzaghl, J., S. Ohene and K. Odoi-Agyarko (2011). Acceptability of routine offer of HIV Testing (opt-out approach) among pregnant women in the Wa municipality. Ghana Med J. 45(1): p. 10-5.

3. Perez, F., et al (2006). Acceptability of routine HIV testing ("opt-out") in antenatal services in two rural districts of Zimbabwe.J Acquir Immune Defic Syndr.,41(4): p. 514-20.

4. REZAEIAN, S. and N. ESMAILNASAB (2013). Social Determinants of Health Associated with Self-Reported HIV Testing among Women. Iranian journal of public health,42(4): p. 436.

5. Sarin, E., et al (2013). HIV Testing Among Pregnant Wives of Migrant Men in a Rural District of India: Urgent Call for Scale Up.Women Health,53(4): p. 369-83. doi: 10.1080/03630242.2013.796306.



6. Tchendjou, P.T., et al (2011). Factors associated with history of HIV testing among pregnant women and their partners in Cameroon: baseline data from a Behavioral Intervention Trial (ANRS 12127 Prenahtest).J Acquir Immune Defic Syndr,57(Suppl 1): p. S9-15. doi: 10.1097/QAI.0b013e31821ec6e2.

HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGUYỆN TỈNH SƠN LA 2012

Đào Thị Minh An, Đàm Văn Hưởng, Nguyễn Tuấn Anh,

Bùi Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Hương Giang, Vũ Toàn Thịnh


TÓM TẮT

Đến thời điểm tháng 6/2013, Sơn La là tỉnh đứng thứ 5 cả nước về số lượng người nhiễm HIV còn sống và đứng thứ 2 về tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000. Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) là điểm vào cho các hoạt động/chương trình giảm hại cho các đối tượng có hành vi nguy cơ. Hoạt động này tại Sơn La hiện tại đang triển khai như thế nào.

Mục tiêu: Mô tả kết quả hoạt động của dịch vụ VCT tỉnh Sơn La năm 2012. Điều tra cắt ngang,hồi cứu 8.352 hồ sơ khách hàng (KH) sử dụng dịch vụ tại 7 VCT (3Lifegap, 3 Quĩ Toàn Cầu (QTC), 1 Ngân Hàng Thế Giới (NHTG)) tỉnh Sơn La từ 01/01 đến 31/12/2012.

Phương pháp: Lượt KH, tỉ lệ phần trăm các nhóm KH, tỉ lệ khai báo, ghi nhận thông tin của KH, tỉ lệ chỉ định xét nghiệm HIV, tỉ lệ HIV(+) trong các nhóm KH, tỉ lệ KH được VCT tư vấn kết nối tới các dịch vụ y tế liên quan được xác định bằng các thông tin ghi nhận trong hồ sơ VCT được nhập trong phần mềm Prevent HIV và được phân tích bằng sử dụng phần mềm Stata 10.

Kết quả chính: Năm 2012 có 8.352 lượt KH sử dụng dịch vụ VCT tại Sơn La trong đó KH tự nhận không có hành vi nguy cơ (KCHVNC) chiếm tỉ lệ cao nhất 34,1%; nghiện chích ma túy (NCMT) 28%; mại dâm (MD) 2,5% và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) 0,05%. Trong số lượt KH thuộc VCT-NHTG, 63,5% tự nhận là KCHVNC; trong tổng số lượt KH của VCT-life gap,75,1% không có thông tin về địa chỉ. Số lượt KH của VCT-QTC (Phù Yên, Thuận Châu, Sông Mã) và VCT-NHTG (Mường La) dao động nhiều qua các tháng. Có 99,9% lượt KH của 7 VCT năm 2012 được chỉ định xét nghiệm HIV. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm tự nhận “NCMT”, “KCHVNC” và nhóm không tự nhận thuộc bất kể đối tượng nào “không chọn” là 20,1%; 5,7% và 14,5% tương ứng. Trong khi đó tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm tự nhận “nhiều bạn tình”, “MD”, “quan hệ tình dục không an toàn (QHTDKAT)” và “MSM” là thấp hơn 5,2%, 2,4%, 0,4% và 0% tương ứng (hình 2).Về hoạt động kết nối KH với các dịch vụ cần thiết, 92.3% trong 673 KH có HIV(+) được ghi trong hồ sơ VCT có được kết nối với phòng khám ngoại trú HIV/AIDS (OPC); 76.8% trong 95 KH tự báo cáo có biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) được kết nối với cơ sở khám và điều trị STD; 60.9% trong 133 khách hàng tự báo cáo có biểu hiện lâm sàng lao được kết nối với cơ sở chẩn đoán, điều trị lao; 37.5% trong 32 phụ nữ có thai nhiễm HIV được kết nối tới dịch vụ phòng lây truyền mẹ con (LTMC) và 7.3% trong 2.342 KH tự nhận là NCMT được kết nối tới trung tâm giáo dục lao động xã hội trong đó không có KH nào được kết nối tới cơ sở điều trị methadone thay thế.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy KH tự nhận thuộc nhóm KCHVNC chiếm tỉ lệ cao nhất 34,14% và tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm tự nhận KCHVNC và nhóm không tự nhận thuộc bất kể nhóm đối tượng nào cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tự nhận có hành vi nguy cơ cũng như tỉ lệ KH hoàn toàn không có thông tin về nơi cư trú khá cao đã phản ánh phần nào kĩ năng khai thác thông tin KH của cán bộ VCT là chưa tốt. Do vậy cần nâng cao kỹ năng cho cán bộ VCT về khai thác thông tin KH đặc biệt cho nhóm VCT-NHTG và VCT-Life gap. Cần nâng cao kỹ năng tư vấn chuyển tuyến cho KH tới các dịch vụ cần thiết và cần có thêm nghiên cứu đánh giá tỉ lệ chuyển tuyến thành công của VCT tới các dịch vụ liên quan.

Từ khóa: VCT, hoạt động, dịch vụ dự phòng HIV/AIDS, Sơn La

SUMMARY

Rationale: As of June 2013 Son La province has been ranked 5th nationwide in the number of people living with HIV, and ranked 2nd in the rate of HIV infection per 100,000. Voluntary Counseling Testing for HIV (VCT) is the entry point for harm reduction programs for subjects with risk behavior.

Objective: to describe the results of VCT service in Son La province in 2012.

Methods: A cross-sectional design applied with retrospective 8352 client profile (KH) using VCT services at 7 sites (3Lifegap, 3 Global Fund, 1 World Bank (WB)) in Son La province from 01/01 to 31/12/2012. Client episodes, distribution of customer groups, declared rate, client informationrecorded, the proportion of clients received an offer of HIV testing, the proportion of clients with HIV (+), the proportion of clients were VCT consultancy services connected to relevant health services is determined by the information recorded in their profile. Data was entered in PreventHIV software and analyzed using Stata 10 software.

Results: In 2012, 8352 clients using VCT services in Son La reported that they had no risk behaviors, accounted for the highest percentage of 34.1%; IDU 28 %, FSW 2.5% and MSM 0,05%. Among clients of VCT - WB , 63.5% respondents self-identified as no risk behaviors; 75.1% clients of the VCT - life gap had no address information. Number of client episodes at the VCT –Global Fund (in Phu Yen, Thuan Chau, Song Ma) and VCT - WB (in Muong La) fluctuated significantly over the month. 99.9 % clients at 7 VCT sites in 2012 got HIV testing. HIV infected prevalence among " IDU " , “no risk behavior" and “not select any group at all” was 20.1%, 5.7% and 14.5% respectively, while this prevalence among groups claiming "multiple sex partners", "FSW", “not safe sex" and "MSM" were less than 5.2%, 2.4%, 0.4% and 0% respectively. Regarding important linkage services, 92.3% among 673 clients with HIV ( + ) was recorded at VCT can be introduced to the OPC , 76.8 % of the 95 self-reported clients who had a STD was introduced to the STD testing and treatment services, 60.9 % of 133 self-reported clients with clinical signs of tuberculosis were introduced to the diagnosis and treatment of tuberculosis; 37.5% of the 32 HIV infected pregnant women were introduced to PMTCT services; and 7.3% of the 2342 self-reported clientswith IDU were introduced to the center of social work education in which no client had been to access to methadone replacement treatment facility.

Conclusion: This study shows that the highest percentage among groups self-reported as no risk behavior (accounted for 34.14%). The HIV infected prevalence in “no risk behavior” group and “not selected any group at all” were significantly higher than group acknowledges risk behavior. In addition, the percentage of clients had not address information was rather high that might reflect that the information exploration skills of VCT staff is not good. It is therefore important to improve staff skills in information extraction, particularly for VCT staff at VCT-WB and VCT-Life gap. Furthermore, improving counseling skills for client’ referral to needed services is needed. Additional studies on evaluating the success rate of VCT referral to relevant services is needed.

Keywords: VCT, activities, prevention services HIV/AIDS, Sơn La
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức cao và khó kiểm soát, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Tại Sơn La, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 10/1998. Tính đến tháng 6/2013, Sơn La đã là tỉnh đứng thứ 5 cả nước về số lượng người nhiễm HIV còn sống với 6635 trường hợp và đứng thứ 2 về tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 . Trước thực trạng đó, Sơn La đã triển khai rất nhiều chương trình phòng chống HIV/AIDS. Dịch vụ VCT là điểm vào cho các hoạt động/chương trình giảm hại cho các đối tượng có hành vi nguycơ. Với sự tài trợ của dự án Life-Gap, NHTG và QTC, dịch vụ VCT được triển khai từ năm 2004 và đến năm 2013 có 7 VCT (thành phố, bệnh viện (BV) Da Liễu, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, Phù Yên) .

Mặc dù chương trình VCT đã triển khai 9 năm tại Sơn La nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hoạt động cũng như tính kết nối của dịch vụ VCT với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS khác. Vì vậy, để cung cấp thông tin cho tỉnh Sơn La lập kế hoạch cho chương trình VCT đạt hiệu quả, nghiên cứu này nhẳm mục tiêu: mô tả kết quả hoạt độngcủa dịch vụ VCT tỉnh Sơn La năm 2012.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hồ sơ KH sử dụng dịch vụ tại 7 VCT trên địa bàn tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012

Thiết kế: điều tra cắt ngang, hồi cứu 8.352 hồ sơ KH sử dụng dịch vụ tại 7 VCT (3Life-gap, 3 QTC, 1 NHTG) tỉnh Sơn La từ 01/01 đến 31/12/2012.

Biến số và chỉ số nghiên cứu:


  • Lượt KH

  • Tỉ lệ phần trăm các nhóm KH

  • Tỉ lệ khai báo, ghi nhận thông tin của KH

  • Tỉ lệ chỉ định xét nghiệm HIV

  • Tỉ lệ HIV(+) trong các nhóm KH

  • Tỉ lệ KH trong hồ sơ VCT có ghi nhận được tư vấn kết nối tới các dịch vụ y tế liên quan.

Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu KH sử dụng VCT được nhập trong phần mềm PrevenHIV và excel; được làm sạch và phân tích trong Stata 10.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần xuất, tỉ lệ phần trăm.

Xác định sự kết nối KH từ VCT tới các dịch vụ khác bằng thông tin ghi nhận kết nối KH trong hồ sơ VCT.



2. Kết quả chính

Năm 2012 có 8.352 lượt KH sử dụng dịch vụ VCT tại Sơn La trong đó KH tự nhận KCHVNC chiếm tỉ lệ cao nhất 34,1%; NCMT28%; MD 2,5% và MSM 0,05% đặc biệt có 0,6% KH không tự nhận thuộc nhóm đối tượng nào (không chọn). Trong số lượt KH thuộc VCT-NHTG, 63,5% tự nhận là KCHVNC; trong tổng số lượt KH của VCT-life gap,75,1% không có thông tin về địa chỉ.




Hình 1: Số lượt khách hàng sử dụng dịch vụ VCT tại Sơn La năm 2012

Số lượt KH của VCT-QTC (Phù Yên, Thuận Châu, Sông Mã) và VCT-NHTG (Mường La) dao động nhiều qua các tháng (Hình 1).




Hình 2: Tỉ lệ chỉ định xét nghiệm HIV và tỉ lệ HIV (+) theo các nhóm khách hàng
Có 99,9% lượt KH của 7 VCT năm 2012 được chỉ định xét nghiệm HIV.Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm tự nhận “ NCMT”, “KCHVNC” và nhóm “khôngchọn” là 20,1%; 5,7% và 14,5% tương ứng. Trong khi đó tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm tự nhận nhiều bạn tình (NBT), MD, quan hệ tình dục không an toàn (QHTDKAT) và “MSM” là thấp hơn 5,2%, 2,4%, 0,4% và 0% tương ứng (Hình 2).


Hình 3: Tỉ lệ khách hàng được ghi nhận kết nối với các dịch vụ liên quan
Về hoạt động kết nối KH với các dịch vụ cần thiết, 92,3% trong 673 KH có HIV(+) được ghi trong hồ sơ VCT có được kết nối với OPC; 76,8% trong 95 KH tự báo cáo có biểu hiện của STD được kết nối với cơ sở khám và điều trị STD; 60,9% trong 133 KH tự báo cáo có biểu hiện lâm sàng lao được kết nối với cơ sở chẩn đoán, điều trị lao; 37,5% trong 32 phụ nữ có thai nhiễm HIV được kết nối tới dịch vụ phòng LTMC và 7,3% trong 2.342 KH tự nhận là NCMT được kết nối tới trung tâm giáo dục lao động xã hội trong đó không có KH nào được kết nối tới cơ sở điều trị methadone thay thế (Hình 3).

BÀN LUẬN

Dịch vụ VCT là dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện mà ở đó KH có quyền lựa chọn việc ghi danh hay không ghi danh. Tuy nhiên đối với cả hai tình huống KH ghi danh và không ghi danh, việc CB tư vấn khai thác thông tin từ KH để xếp KH vào các nhóm đối tượng theo qui định là yêu cầu đặt ra . Kỹ năng tư vấn của CB tư vấn càng cao thì khả năng có được thông tin chính xác từ KH là càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy KH tự nhận thuộc nhóm KCHVNC chiếm tỉ lệ cao nhất 34,14% và trong tổng số lượt KH của VCT-life gap, 75,1% không có thông tin về địa chỉ đã phản ánh phần nào kỹ năng khai thác thông tin của CB tư vấn là chưa tốt. Trên thực tế đa phần KH phải là những người có hành vi nguy cơ mới đi sử dụng dịch vụ VCT ngoại trừ những KH có nhu cầu tư vấn, xét nghiệm HIV trước hôn nhân [1].Tuy nhiên tỉ lệ nhóm KH có nhu cầu tư vấn xét HIV tiền hồn nhân ở Việt Nam hiện nay là chưa cao mà đa phần là do được khi yêu cầu thì họ mới đến các cơ sở VCT [2]. Bên cạnh đó phân tích tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm KH tự khai nhận thuộc nhóm KCHVNC và nhóm không tự nhận thuộc bất kể nhóm đối tượng nào cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở 2 nhóm này cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tự nhận có hành vi nguy cơ. Kết quả này lại một lần nữa cho thấy đã có sự xếp lẫn đối tượng có hành vi nguy cơ vào nhóm KCHVNC và điều này chứng tỏ kỹ năng khai thác thông tin của CB tư vấn là chưa tốt và cần được cải thiện hơn.

Về hoạt động kết nối KH với các dịch vụ cần thiết, tỉ lệ KH được ghi nhận trong hồ sơ VCT là được kết nối với các dịch liên quan cũng phản ánh phần nào kỹ năng tư vấn kết nối của CB tư vấn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng thực hành tư vấn kết nối của CB tư vấn cho KH có HIV(+) tới dịch vụ OPC là khá tốt (92,3% trong 673 KH có HIV(+) được ghi trong hồ sơ VCT có được kết nối với OPC); tiếp đến là kết nối KH tới dịch vụ khám và điều trị STD, cơ sở chẩn đoán điều trị lao ở mức độ kết nối vừa phải (76,8% trong 95 KH tự báo cáo có biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục được kết nối tới dịch vụ khám và điều trị STD; 60,9% trong 133 khách hàng tự báo cáo có biểu hiện lâm sàng lao được kết nối với cơ sở chẩn đoán, điều trị lao). Tuy nhiên việc kết nối KH từ VCT tới dịch vụ phòng lây truyền mẹ con, cai nghiện tại trung tâm giáo dục lao động là rất thấp (37,5% và 7,3% tương ứng). Đặc biệt hoàn toàn chưa có kết nối KH tới cơ sở điều trị methadone thay thế. Tại VCT BV da liễu Hồ Chí Minh năm 2009, tỉ lệ KH được kết nối từ VCT đến ít nhất một loại dịch vụ dao động từ 90-100%, trong đó tỉ lệ KH được giới thiệu đến OPC và cơ sở STD đều trên 80%, đến cơ sở điều trị lao là 50% [3]. Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hồ Chí Minh năm 2011, 83,6% KH HIV (+) đến lấy kết quả được giới thiệu đến OPC [5]; 100% thai phụ ở Hồ Chí Minh và Quảng Trị phát hiện HIV (+) được gửi đến dịch vụ LTMC. Kết quả nghiên cứu trên 19.168 KH tại VCT Epthiopia năm 2009 cho thấy 88,4% KH có HIV (+) được giới thiệu đến OPC và chỉ có 25% có tên tại OPC ; và 88% KH được gửi đến dịch vụ LTMC . Tại Zimbabwe năm 2011, 50% KH có triệu chứng lao được gửi đến cơ sở lao .

KẾT LUẬN

Tỉ lệ KH tự khai nhận KCHVNC hoặc không tự khai nhận ở bất kể nhóm nào còn cao

Tỉ lệ KH không khai báo địa chỉ cá nhân còn cao đặc biệt ở OPC-Lifegap

Tính kết nối KH từ VCT tới các dịch vụ khám điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, lao, phòng lây truyền mẹ con, cai nghiện còn chưa tốt



KHUYẾN NGHỊ

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin KH và kỹ năng tư vấn kết nối KH với các dịch vụ liên quan là nội dung cần được ưu tiên trong các lớp tập huấn về VCT



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2007), Quyết định 647/QĐ-BYT ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2007: Về việc ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện,Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2012), Quyết định 25/QĐ-BYT ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2011: Về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, 2012: Hà Nội.

3. Hội da liễu Thành phố Hồ Chí Minh (2010). Bản tin da liễu 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013 tại : www.bvdl.org.vn/uploads/49.doc.

4. Trung tâm phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh (2011). Báo cáo tình hình dịch 6 tháng đầu năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013 tại: http://pachcm.org.vn/pacweb/PostPrintPreview.aspx?id=ef305e72-c867-4d3d-997d-d18f18bb7e17.

5. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La (2013), Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2013. Sơn La.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2013), Quyết định số 220/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quảng Trị.

7. Alemie, G.A. and S.A. Balcha (2012), VCT clinic HIV burden and its link with HIV care clinic at the University of Gondar hospital. BMC Public Health, 2012. 12: p. 1010.

8. A, M. and M. Y (2008), Assessment of Linkage between VCT and reproductive health services (FP, ANC and delivery) in Butajira Hospital and Health Center, SNNPR, Ethiopia,Jan-Feb/2006. Ethiop.J.Health Dev, 2008. 22(2).

9. Gudukeya, S. and D.K. Hatzold (2011). TB screening in VCT Attendees - PSI Zimbabwe’s Experience. 2011; Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013 tại: http://www.brti.co.zw/Downloads/tb_day/12.pdf.


TỈ LỆ, ĐẶC ĐIỂM NHIỄM HIV VÀ HÀNH VI NGUY CƠ Ở NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TỈNH CAO BẰNG NĂM 2009

Đàm Quốc Hương - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Cao Bằng

Nguyễn Quý Thái - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Trần Văn Tiến - Bệnh viện Da liễu Trung ương
TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tình hình và yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng NCMT ở tỉnh Cao Bằng. Phương pháp: mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là 360 người NCMT, ở 6 huyện, thị thuộc tỉnh Cao Bằng, được phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu in sẵn, lấy máu xét nghiệm HIV. Kết quả: người NCMT tại 6 huyện, thị thuộc tỉnh Cao Bằng chủ yếu là nam giới (98,1%), độ tuổi từ 20 đến < 35 chiếm 64,4%; cao nhất là từ 25 đến < 30 tuổi, chiếm 25,0%, không theo tôn giáo chiếm 97,8%, theo đạo phật chiếm 1,1%. Tỷ lệ người NCMT bị nhiễm HIV chiếm là 24,2%. Chủ yếu là từ 20 đến < 40 tuổi. Đa số người NCMT (93,3%) không dùng CBKT. Tỷ lệ tái sử dụng BKT thấp (7,8%). Khoảng 50% người NCMT không làm sạch hoặc chỉ đôi khi làm sạch BKT để dùng lại. Người NCMT có vợ chiếm 37,2%. Số còn lại (62,8%) gồm: chưa lập gia đình (57,8%), ly dị (3,9%), ly thân (0,8), góa vợ (0,3%). Tỷ lệ chưa từng dùng BCS còn cao, chiếm 26%. Kết luận: nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Cao Bằng hiện nay chủ yếu là nam giới, trẻ tuổi, chưa vợ, có thể liên quan nhiều tới hành vi QHTD không an toàn và một phần do sử dụng CBKT.

Từ khóa: nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy, sử dụng CBKT, bao cao su, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

SUMMARY

Objectives: Investigate situation and risk factors for HIV transmission in injecting drug users in Cao Bang province. Method: A cross-sectional study was carried out in 360 injecting drug users at 6 districts in Cao Bang province. All the participants was interviewed in person following a designed form and had their blood collected for HIV tests. Results: Most of the injecting drug users at the 6 districts of Cao Bang are male of 98.06%. 64.4% of the cases are from 20 to 35 years old and cases from 25 to 30 years old accounted for the highest rate of 25.0%. The proportion of non-religious cases was 97.8% and this number was 1.1% in Buddhism group. The rate of injecting drug users having HIV was 24.2% and most of them are from 20 to 40 years old (96.6%). 93.3% of the injecting drug users did not share needles. There was only 7.8% of the cases reused their needles. The rate of injecting drug users who did not or rarely clean their needles before reusing was 50.0%. There were 62.8% of the drug users having wife. The rest (37.2%) were single of 57.8%, divorced of 3.9%, separated of 0.8% and widowers of 0.3%. The number of cases who have ever used condom was still high of 26.0%. Conclusion: Most of HIV drug users in Cao Bang are young, single males who have unsafe sexual behaviors and needle sharing.

Keywords: HIV transmission, injecting drug users, needle sharing, condom, STD.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương