ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

BÀN LUẬN

Tỷ lệ từng xét nghiệm HIV ở nam giới dân tộc Khơ-me và Hoa-Nùng trong nghiên cứu này (8,1%)thấp hơn hoặc tương đương so với tỷ lệ xét nghiệm HIV ở nam giới nông thôn phía Bắc năm 2005 (Thái Bình, 9,9% [7]) và 2007 (Ba Vì, 8% [4]), thấp hơn ở nam giới Thái Lan năm 2006 (43,3% [8]) hay quần thể nam giới lao động đường phố và lao động nhập cư vào thành thị Việt Nam được báo cáo năm 2013 (Hà Nội, 31% [9]).

Có năm yếu tố được tìm thấy có tương quan đến việc gia tăng tỷ lệ xét nghiệm HIV ở nam giới dân tộc Khơ-me và Hoa-Nùng. Các yếu tố như học vấn cao hơn, từng QHTD, có thói quen đọc sách/ báo, từng mắc bệnh LTQĐTD có tương quan đến việc tăng tỷ lệ từng XN HIV; kết quả tương tự cũng được chỉ ra ở vài nghiên cứu trước đây [10-12]. Những người có trình độ học vấn cao hơn, có thói quen đọc sách báo sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn thông tin về sức khỏe, từ đó họ sẽ tự tìm đến các dịch vụ y tế, đồng thời cũng tự tin hơn trong việc giao tiếp với nhân viên y tế để được tư vấn và xét nghiệm [11]. Ngoài ra, những người từng có quan hệ tình dục hay tường thuật từng mắc bệnh LTQĐTD có xu hướng XN HIV nhiều hơn có thể do họ ý thức được các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV nên dễ tìm đến với XN HIV hơn [12].

Riêng yếu tố nơi cư trú, nam giới dân tộc Hoa-Nùng ở Đồng Nai có tỷ lệ xét nghiệm thấp hơn ở 2 tỉnh còn lại là An Giang và Kiên Giang (dân tộc Khơ-me), điều này có thể do đặc thù tập quán của từng dân tộc khác nhau trong việc XN HIV mà cũng có thể do hình thức và chất lượng của hoạt động can thiệp phòng chống HIV chưa phù hợp với đặc thù của dân tộc Hoa-Nùng.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tỷ lệ từng xét nghiệm HIV ở nam giới dân tộc Khơ-me và Hoa-Nùng tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Nai còn thấp, đặc biệt là ở dân tộc Hoa-Nùng tại Đồng Nai. Các yếu tố về trình độ học vấn, quan hệ tình dục, thói quen đọc sách báo, từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có tương quan đến việc tham gia xét nghiệm HIV.



Cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động xét nghiệm HIV trong nam giới dân tộc thiểu số, chú trọng truyền thông trực tiếp cho cả những người có học vấn thấp, ít đọc sách báo, những người chưa từng QHTD hay chưa từng mắc bệnh LTQĐTD vì HIV không chỉ lây truyền qua QHTD mà còn có thể lây truyền qua các hành vi không an toàn khác liên quan đến đường máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÉT NGHIỆM HIV KHI MANG THAI

Ở PHỤ NỮ KHƠ-ME VÀ HOA NÙNG TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Vũ Thượng1, Nguyễn Duy Phúc1, Trần Ngọc Hữu1,

Hồ Hoàng Cảnh2, Trần Thọ Anh3, Vũ Đình Tuyển4, Khưu Văn Nghĩa1

1: Viện Pasteur Tp. HCM

2:BQLDA PC HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai

3:BQLDA PC HIV/AIDS tỉnh An Giang

4:BQLDA PC HIV/AIDS tỉnh Kiên Giang


TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả các yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ Khơ-me và Hoa Nùng (KM-HN) tại Việt Nam.

Phương pháp: một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 2413 người KM-HN tại 3 tỉnh khu vực phía nam (KVPN) trong năm 2012, trong đó có 149 phụ nữ có sanh con trong 2 năm qua. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được phỏng vấn về một số yếu tố xã hội, kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV cũng như xét nghiệm HIV khi mang thai.

Kết quả: tỉ lệ PN KM-HN có xét nghiệm HIV khi mang thai là 47,3%. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy PN KM-HN tuổi từ 30-49, đọc thành thạo tiếng Kinh, được đề nghị làm xét nghiệm HIV và nhận được thông tin về phòng chống HIV/AIDS từ cán bộ y tế xã phường thì có khuynh hướng xét nghiệm HIV nhiều hơn khi mang thai.

Kết luận: Cần phổ biến lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm khi mang thai trên nhiều kênh thông tin, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố liên quan với xét nghiệm HIV khi mang thai được tìm thấy trong nghiên cứu này.

Từ khóa: Phụ nữ Khơ-me, Hoa Nùng, xét nghiệm HIV.

SUMMARY

Objectives: To evaluate the factors associated with HIV testing among pregrant women of Khme and Hoa-Nung (KM-HN) in Vietnam.

Methods: a cross-sectional study was conducted in 2413 women of KM-HN ethnic groups in 3 southern provinces in 2012, of which 149 women gave birth in the past 2 years. Study subjects were interviewed on social factors, knowledge, attitudes and behaviors related to HIV as well as HIV testing during pregnancy.

Results: The propotion of KM-HN women got HIV test during their pregnancy was 47.3%. Multivariate regression analysis showed that KM-HN women aged 30-49, Kinh fluently readers, were offered an HIV test and received information about HIV/AIDS from the commune health staff were likely to be more HIV testing during pregnancy.

Conclusion: The benefit of the early HIV testing during pregnancy should be promoted through diversified communication channels, particularly focused on the factors associated with HIVtesting during pregnancy found in this study .

Keywords: Khơ-me, Hoa Nùng ethnics, women, HIV testing.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/AIDS vẫn là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam (tích lũy đến 30/11/2012 có 208.866 HIV còn sống, 59.839 AIDS còn sống và 62.184 tử vong do AIDS). Nữ giới đang có xu hướng tăng dần ở người nhiễm HIV (31,5% trong năm 2012) [1].

Để hướng đến tầm nhìn “ba không” của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) luôn là một trong những chương trình được ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Và gần đây nhất, trong quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, việc phòng chống HIV/AIDS cần chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc ít người - quần thể được xem có trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết, điều kiện kinh tế còn hạn chế so với cộng đồng dân cư bình thường - để có thể đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020 [4]. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh là chủ yếu (85,7%). Dân tộc KM-HN chiếm gần 25% trong số các dân tộc thiểu số, và hơn 2/3 dân tộc KM-HN tập trung đông nhất tại KVPN [3].

Một trong những yếu tố quan trọng giúp chương trình DPLTMC thành công là việc xét nghiệm HIV sớm ở các bà mẹ trong thời kỳ mang thai nhằm phát hiện và điều trị dự phòng kịp thời, giúp giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ mang thai (PNMT) được xét nghiệm HIV còn thấp, 55% ở Zimbabwe và 60% ở Ghana [6, 7]. Tại Việt Nam, có 60% PNMT được xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai năm 2012 [1], và hiện chưa có số liệu này trên quần thể phụ nữ DTTS. Việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ DTTS nói chung và phụ nữ KM-HN nói riêng là hết sức quan trọng, góp phần cải thiện chiến lược can thiệp giúp tăng tỉ lệ xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ KM-HN.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên 2413 người KM-HN từ 15-49 tuổi trong thời gian tháng 7-12/2012 tại 3 tỉnh KVPN là Đồng Nai, An Giang & Kiên Giang. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được sử dụng để xác định những hộ cần điều tra dựa trên danh sách hộ gia đình mà địa phương cung cấp. Tại hộ gia đình được chọn, toàn bộ người sống trong hộ gia đình từ 12 tháng trở lên và có tuổi từ 15 đến 49, nếu đồng ý, được phỏng vấn về các yếu tố dân số xã hội, thông tin về tình dục, sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức và thái độ về phòng chống HIV/AIDS, xét nghiệm HIV. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1; làm sạch và phân tích bằng Stata 10.

Trong số những người tham gia điều tra thì chỉ có 149 phụ nữ KM-HN có sinh con trong 2 năm qua sẽ được hỏi các thông tin liên quan đến việc tư vấn và làm xét nghiệm trong lần mang thai đó. Phân tích hồi qui đơn biến và đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan với việc có xét nghiệm HIV khi mang thai ở các phụ nữ này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc tính dân số xã hội, kiến thức, thái độ và hành vi liên quan HIV/STI và xét nghiệm HIV

Gần 74% phụ nữ KM-HN có độ tuổi dưới 30. Hơn 51% có học vấn thấp, cao nhất tại An Giang (70%). Gần 35% làm nghề tự do, buôn bán; hơn 26% là thất nghiệp. Chưa đến 70% đọc thành thạo tiếng Kinh, tại An Giang chỉ đạt 44%; cũng chỉ hơn 11% đọc thành thạo tiếng dân tộc mình. Thói quen đọc báo, nghe đài, xem ti vi ít nhất 1 lần/tuần lần lượt là 14,8%, 40,3% và 83,9% (Bảng 1).

Tỉ lệ phụ nữ KM-HN có kiến thức cần thiết về HIV và có thái độ tích cực với người nhiễm HIV lần lượt là 14,8% và 29,1%. Hơn 90% biết được 1 trong 3 giai đoạn HIV lây truyền từ mẹ sang con. Có 6% tự nhận thấy bản thân mình có nguy cơ nhiễm HIV, cao nhất tại Kiên Giang 8,3% (Bảng 1).

Chỉ hơn 45% phụ nữ KM-HN được cán bộ y tế tư vấn lây truyền HIV từ mẹ sang con, tại Đồng Nai chỉ đạt 29%. Hơn 44% được đề nghị và hơn 47% có làm xét nghiệm HIV. Có 6% mắc STI và 6% có triệu chứng STI trong 12 tháng qua (Bảng 1).



  1. Một số các đặc tính dân số xã hội, kiến thức, hành vi liên quan đến HIV/STI và xét nghiệm HIV ở phụ nữ KM-HN tại Việt Nam, 2012

Đặc tính

Đồng Nai

An Giang

Kiên Giang

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

Tuổi

17-19 tuổi

20-29 tuổi

30-49 tuổi

Trung bình

Biến thiên



31

3,2


77,4

19,4


26,8

19-40


70

5,7


61,4

32,9


27,6

14-49


48

6,3


72,9

20,8


25,9

18-42


149

5,4


68,5

26,2


26,9

17-49


Trình độ học vấn

Mù chữ/cấp 1

Từ cấp 2 trở lên


31

19,4


80,6

70

70,0


30,0

48

45,8


54,2

149

51,7


48,3

Tôn giáo

Có theo một tôn giáo

Không theo tôn giáo nào


31

16,1


83,9

70

100,0


0,0

48

100,0


0,0

149

82,6


17,4

Dân tộc

Khơ-me


Hoa Nùng

31

0,0


100,0

70

100,0


0,0

48

100,0


0,0

149

79,2


20,8

Nghề nghiệp

Làm ruộng/làm rẫy

Công nhân

Nghề tự do, buôn bán

Thất nghiệp


31

22,6


38,7

19,4


19,4

70

30,0


2,9

34,3


32,9

48

29,2


4,2

45,8


20,8

149

28,2


10,7

34,9


26,2

Đọc thành thạo tiếng Kinh




31

96,8

70

44,3

48

77,1

149

65,8

Đọc thành thạo tiếng Dân tộc




31

25,8

70

5,7

48

10,4

149

11,4

Thói quen đọc báo

Ít hơn 1 lần/tuần

Ít nhất 1 lần/tuần

Không đọc/Không biết chữ



31

25,8


38,7

35,5


70

2,9


2,9

94,3


48

12,5


16,7

70,8


149

10,7


14,8

74,5


Thói quen nghe đài

Ít hơn 1 lần/tuần

Ít nhất 1 lần/tuần

Không nghe



31

12,9


25,8

61,3


70

4,3


31,4

64,3


48

10,4


62,5

27,1


149

8,1


40,3

51,7


Thói quen xem ti vi

Ít hơn 1 lần/tuần

Ít nhất 1 lần/tuần

Không xem



31

3,2


93,6

3,2


70

4,3


70,0

25,7


48

0,0


97,9

2,1


149

2,7


83,9

13,4


Có kiến thức cần thiết về HIV (CSDP-20)



31

9,7


70

11,4


48

22,9


149

14,8


Có thái độ tích cực với người nhiễm (CSDP-22)



31

3,2


70

44,3


48

23,4


148

29,1


Biết 1 trong 3 giai đoạn HIV lây truyền từ mẹ sang con



31

87,1


70

92,9


48

89,6


149

90,6


Biết có thuốc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con



31

54,8


70

52,9


48

62,5


149

56,4


Được cán bộ y tế tư vấn lây truyền mẹ con

Được tư vấn

Không được tư vấn

Không biết

Không khám thai


31

29,0


64,5
3,2

3,2


70

48,6


42,9
7,1

1,4


48

52,1


45,8
0,0

2,1


149

45,6


48,3
4,0

2,0


Được đề nghị làm xét nghiệm HIV



29

41,4


69

66,7


47

14,9


145

44,8


Làm xét nghiệm HIV

Không



Không biết

30

40,0


53,3

6,7


69

59,4


40,6

0,0


47

34,0


63,8

2,1


146

47,3


50,7

2,0


Có mắc STI trong 12 tháng qua




31

16,1

70

1,4

48

6,3

149

6,0

Có triệu chứng STI trong 12 tháng qua



31

9,7


70

2,9


48

8,3


149

6,0


Dùng BCS với chồng/người yêu trong 12 tháng qua

Luôn luôn

Hầu hết

Đôi khi


Không bao giờ

31

22,6


3,2

3,2


71,0

65

0,0


3,1

0,0


96,9

47

4,3


2,1

4,3


89,4

143

6,3


2,8

2,1


88,8

Nhận thông tin về HIV/AIDS trong 12 tháng qua



31

100,0


70

91,4


48

97,9


149

95,3


Nhận thức nguy cơ nhiễm HIV của bản thân

Có nguy cơ

Không có nguy cơ

Không biết


31

6,5


87,1

6,5


70

4,3


74,3

21,4


48

8,3


87,5

4,2


149

6,0


81,2

12,8



Ghi chú: 1 người được cho là có kiến thức cần thiết về HIV khi trả lời đúng 5 câu sau:a)QHTD chung thủy với một bạn tình làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; b)Luôn sử dụng BCS đúng cách khi QHTD có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; c) Nhìn một người có bề ngoài khỏe mạnh thì không thể biết người đó có bị nhiễm HIV hay không; d) Muỗi hay côn trùng cắn không làm lây truyền HIV; e) Ăn chung với người nhiễm thì không bị lây nhiễm HIV; 1 người được cho là có thái độ tích cực với người nhiễm HIV khi đồng ý với các ý kiến sau sau:a)chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hang bị nhiễm HIV; b)Không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của thành viên trong gia đình; c) Sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm HIV tại nhà; d) Chấp nhận một nữ giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được phép giảng dạy.

Các yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV khi mang thai

Phân tích hồi qui đa biến cho thấy phụ nữ KM-HN có tuổi từ 30-49 (so với 17-19: OR=17,3; KTC 95%: 1,2-251,4), đọc thành thạo tiếng Kinh (OR=5,7; KTC 95%: 1,4-23,9), nhận thông tin về HIV từ cán bộ y tế (OR=4,4; KTC 95%: 1,2-16,0),được đề nghị xét nghiệm HIV (OR=149,4; KTC 95%: 31,5-709,7) có xu hướng làm xét nghiệm HIV nhiều hơn.

Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến xét nghiệm HIV khi mang thai ở phụ nữ KM-HN Việt Nam, 2012


Biến độc lập

Đơn biến

Đa biến

ORthô

(KTC95%)


ORHC

(KTC 95%)



p

Tuổi

17 - 19 tuổi

20 - 29 tuổi

30 - 49 tuổi


1

1,6 (0,4 - 6,9)

1,7 (0,3 - 8,0)


1

11,1 (0,9 - 133,8)

17,3 (1,2 - 251,4)

0,06


0,04

Dân tộc

Hoa Nùng

Khơ-me


1

1,3 (0,6 - 3,0)



-

-

Trình độ học vấn

Mù chữ/cấp 1

Từ cấp 2 trở lên



1

1,1 (0,6 - 2,2)



-

-

Tôn giáo

Không theo tôn giáo nào

Có theo một tôn giáo



1

1,6 (0,6 - 3,9)



-

-

Nghề nghiệp

Thất nghiệp

Làm ruộng/làm rẫy

Công nhân

Nghề tự do, buôn bán, làm thuê



1

1,4 (0,6 - 3,3)

1,0 (0,3 - 3,3)

1,3 (0,6 - 3,1)



-

-

Đọc thành thạo tiếng Kinh

Không



1

1,8 (0,9 - 3,6)



1

5,7 (1,4 – 23,9)



0,02

Đọc thành thạo tiếng Dân tộc

Không



1

0,7 (0,3 - 2,0)



-

-

Kiến thức cần thiết về HIV

Không



1

0,7 (0,3 - 1,8)



-

-

Thái độ tích cực với người nhiễm

Không



1

2,3 (1,1 - 4,8)



-

-

Biết 1 trong 3 giai đoạn HIV lây từ mẹ sang con

Không



1

0,9 (0,3 - 2,8)



-

-

BIết có thuốc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con

Không



1

1,3 (0,7 - 2,5)



-

-

Nhận thức nguy cơ nhiễm HIV của bản thân

Không có nguy cơ

Có nguy cơ

Không biết


1

2,2 (0,5 - 9,4)

3,4 (1,1 - 10,0)


-

-

Nhận thông tin về HIV/AIDS trong 12 tháng qua

Không



1

2,4 (0,5 - 12,9)



-

-

Nhận thông tin HIV/AIDS từ ti vi

Không



1

0,7 (0,3 - 1,8)



-

-

Nhận thông tin HIV/AIDS từ đài

Không



1

0,9 (0,5 - 1,8)



1

0,4 (0,1 - 1,3)



0,11

Nhận thông tin HIV/AIDS từ loa phát thanh

Không



1

1,4 (0,6 - 3,0)



-

-

Nhận thông tin HIV/AIDS từ sách báo

Không



1

2,9 (1,0 - 8,7)



-

-

Nhận thông tin HIV/AIDS từ cán bộ y tế xã phường

Không



1

1,1 (0,6 - 2,2)



1

4,4 (1,2 - 16,0)



0,02

Được bác sỹ tư vấn lây truyền mẹ con

Không được tư vấn/Không khám thai

Được tư vấn

Không biết


1

4,5 (2,2 - 9,1)

11,9 (1,3-108,2)


-

-

Được đề nghị làm xét nghiệm HIV

Không



1

44,8 (16,5 - 121,4)



1

149,4(31,5-709,7)



<0,001

Mắc STI trong 12 tháng qua

Không



1

1,8 (0,4 - 8,0)



-

-

Có biểu hiện triệu chứng STI trong 12 tháng qua

Không



1

0,6 (0,1 - 2,7)



-

-

Dùng BCS với chồng/người yêu trong 12 tháng qua

Không bao giờ/Đôi khi

Thường xuyên



1

2,4 (0,7 - 8,5)



1

2,0 (0,2 - 16,5)



0,54


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương