ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên


Tiếp cận với các chương trình can thiệp



tải về 3.39 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

Tiếp cận với các chương trình can thiệp


Tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ can thiệp của nhóm NCMT: (48,0%) nhận được BKT sạch, số lượng NCMT xét nghiệm HIV và biết kết quả trong vòng 12 tháng(36,0%). Tỷ lệ nhận được BKT sạch của nhóm NCMT 48,0%.

Tỷ lệ xét nghiệm HIV biết kết quả trong vong 12 tháng của nhóm GMD là (39,85%), nhận được BCS miễn phí trong vòng 6 tháng qua là (70,0%).



KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiêm chích an toàn, sử dụng BCS khi QHTD, quảng bá các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị miễn phí HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Cần tăng cường cung cấp BKT và BCS miễn phí trên địa bàn toàn tỉnh để tạo tính sẵn có nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này sang cộng đồng dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2007), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/AIDS tại Việt Nam 2005-2006.

2. Nguyễn Thanh Long và cs (2007), “ Nghiên cứu hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI trên nhóm nghiện chích ma túy tại Cần Thơ, 2006-2007, Tạp chí Y học thực hành số 742+743, Bộ Y tế xuất bản.

2. Nguyễn Thanh Long và cs (2010), “Hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực nông thôn miền núi tỉnh Bắc Giang năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành số 742+743, Bộ Y tế xuất bản.

4. Trương Tấn Minh và cs (2008), “Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm Gái mại dâm tại Khánh Hòa”, Tạp chí Y học thực hành số 742+743, Bộ Y tế xuất bản.

5. Hoàng Huy Phương và cs (2009), “Tỷ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma túy tỉnh Ninh Bình 2009”, Tạp chí Y học thực hành số 742+743, Bộ Y tế xuất bản.

6. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình (2012), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch triển khai hoạt động năm 2013.
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, MÔI TRƯỜNG SỐNG, SỨC KHỎE

VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA TRẺ NHIỄM VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV TẠI THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2012

Nguyễn Lê Tâm và cộng sự

TÓM TẮT

Nghiên cứu 186 trẻ nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 cho thấy có 9 (4,83%) trẻ nhiễm HIV tập trung chính ở thành phố Huế(3), Phong Điền (2), Phú Lộc(2), Hương Trà (2) trong đó 33,33% chưa được tiếp cận điều trị ARV . Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV phân bố chủ yếu ở địa bàn các huyện chiếm 79,41%. Về tuổi nhóm tuổi từ 6 – 15 chiếm 72,03%, nam giới 53,85%; 9,09% trẻ không được đi học; 30,06% trẻ mồ côi bố, mẹ hoặc cả hai; 49,46% trẻ sống với bố, mẹ và 45,16% sống với người thân và 5,37% trẻ sống tại cơ sở từ thiện. Về điều kiện sống: có 69,93% trẻ sống ở nông thôn và 30,07% ở thành thị; có 49,66% trẻ sống trong Hộ gia đình có trên 4 người (P<0,05); 41,95% sống trong những gia đình có mức sống dưới chuẩn nghèo; 78,32% trẻ sống trong gia đình có nhà cấp 4 và 5,6% trẻ sống trong các cơ sở từ thiện; Về tình trạng sức khoẻ: Có 63,63% trẻ mắc các bệnh trong tháng qua, những bệnh thường gặp là bệnh đường hô hấp (61,53%), tiêu hóa (16,48%) và các bệnh nhiễm trùng khác (2,36%). Về nhu cầu, nguyện vọng: Có 43,35% trẻ đã được hỗ trợ về xã hội và 63,63% được hỗ trợ về y tế.

SUMMARY

Among186 HIV-infected children and children affected by HIV in Thua Thien Hue province in 2012, 9 was HIV infected who were living mostly in Hue City (3), Phong Điền (2), Phú Lộc(2), Hương Trà (2) of which 33,33% have not received ARV treatment. Children affected by HIV mainly distributed in the districts they accounted for 79.41%. The proportion of 6-15 year old group is 72.03 %; 53.85 % is male and 9.09 % of the children are not in school; 30.06 % is orphan mother/father or both; 49.46 % of children live with their parents; 45.16% live with their ralatives and 5.37 % living in charities. About living conditions: 69.93 % children living in rural areas and 30.07 % in urban areas, among them 49.66 % children live in households with more than 4 people (P < 0.05 ), 41.95 % live in families living below the poverty line, 78.32 % of children living in families with 4 and 5.6 % of children living in institutions charity; Regarding health status: 63.63 % of children havehealth problems last month, they are respiratory disease (61.53 %), gastrointestinal (16.48 %) and other infections (2.36 %) . About their needs and aspirations: 43.35 % of children were on social assistance, and 63.63 % for medical assistance;

ĐẶT VẤN ĐỀ

HIV/AIDS không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống an toàn và sự phát triển toàn diện của trẻ em - đối tượng phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS gây ra [1]. Đến cuối năm 2012, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 186 cháu bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV. Trẻ nhiễm HIV được quản lý chăm sóc và hỗ trợ điều trị ARV, còn những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV chưa thực sự được quan tâm đúng mức [10]. Nhằm phác hoạ một bức tranh về tình hình và những vấn đề mà trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đang gặp phải qua đó đưa ra những khuyến nghị các giải pháp tác động nhằm làm giảm nguy cơ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài " Thực trạng và nhu cầu y tế, xã hội của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012" nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tình hình của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

2. Tìm hiểu nhu cầu y tế, xã hội của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

- Hộ gia đình người nhiễm HIV có trẻ dưới 18 tuổi.

- Bản thân trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.



2.Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.



* Cỡ mẫu:

Toàn bộ 186 trẻ nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV.

186 người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV đang sinh sống tại tỉnh.

3. Phương pháp thu thập số liệu

3.1. Công cụ:

Mẫu thu thập thông tin, số liệu được soạn sẵn.



3.2. Lực lượng thực hiện:

Cán bộ chuyên trách HIV/AIDS các tuyến.



3.3. Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng điều tra.

4. Xử lý số liệu: Theo phần mềm thống kê EPI INFO 6.04.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:

1.1. Tình trạng nhiễm HIV và nguy cơ nhiễm HIV

Bảng 1.1. Tình hình nhiễm HIV của trẻ




Tình trạng hiện tại

Tần số

Tỷ lệ %

Nhiễm HIV

9

4,83

Bị ảnh hưởng bởi HIV

177

95,16

Cộng

186

100

Bảng 1.1 cho thấy trong tổng số 186 trẻ nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV có 4,83% trẻ nhiễm HIV và 95,16% trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV, số trẻ nhiễm HIV ít hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính (2007)[3]
1.2. Tuổi

Bảng 1.2. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi



Nhóm tuổi

Tần số

Tỷ lệ %

< 6 tuổi

49

26,57

6 - 15 tuổi

134

72,03

16 – 18 tuổi

3

1,40

Cộng

186

100

Bảng 3.2 cho thấy nhóm tuổi từ 6 – 15 chiếm 72,03%, đây là nhóm tuổi mà mẹ ít được tiếp cận chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con [5].
1.3. Giới

Bảng 1.3. Phân bố trẻ theo giới



Giới

Tần số

Tỷ lệ %

Nam

100

53,85

Nữ

86

46,15

Cộng

186

100

Nam chiếm 53,85% và nữ là 46,15% gần như tương đồng nhau, tỷ lệ này có khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính tại Hà Nội năm 2007.[3].
1.4. Phân bố theo địa bàn

Bảng 1.4. Phân bố trẻ theo địa bàn



Đơn vị

Trẻ nhiễm HIV

Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV

Tần số




Tần số

Tỷ lệ %

Phong Điền

2




25

13,97

Quảng Điền

0




8

4,41

Hương Trà

2




9

5,15

Thành phố Huế

3




36

20,59

Hương Thuỷ

0




14

8,08

Phú Vang

0




52

29,41

Phú Lộc

2




20

11,02

Nam Đông

0




0

0

A Lưới

0




3

1,47

Cộng

9




177

100

Trong số 9 trẻ nhiễm HIV, phân bố tập trung chính ở thành phố Huế (3), Phong Điền (2), Phú Lộc(2), Hương Trà (2) trong khi trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV chiếm từ cao xuống thấp lần lượt là Phú Vang, Huế, Phong Điền, Phú Lộc [6],[7].
1.5. Tình trạng học vấn

Bảng 1.5. Phân bố trẻ theo tình trạng học vấn



Học vấn

Tần số

Tỷ lệ %

Còn học

155

83,22

Không học

17

9,09

Còn nhỏ

14

7,69

Cộng

186

100

Có 83,22% trẻ đang đi học, 7,69% trẻ chưa đến tuổi đi học và không được đi học là 9,09%. Theo France Lert thì lo lắng lớn nhất đối với những trẻ nhiễm HIV trong độ tuổi đi học là gia đình phải giấu bệnh và không nhận được sự đồng cảm.[7].

2. Điều kiện sống, môi trường sống

2.1. Trẻ hiện đang sống với

Bảng 1.6. Phân bố trẻ theo người nuôi dưỡng



Hiện đang sống với

Tần số

Tỷ lệ %

Bố mẹ

92

49,46

Người thân (ông, bà...)

84

45,16

Cơ sở từ thiện

10

5,37

Cộng

186

100

Bảng 3.6 cho thấy có 49,46% trẻ sống với bố, mẹ và 45,16% sống với người thân (ông, bà, anh chị..) và 5,37% trẻ sống tại cơ sở từ thiện (chùa, nhà thờ).[8].
2.2. Nơi sinh sống

Bảng 1.7. Phân bố trẻ theo nơi sinh sống



Nơi ở

Tần số

Tỷ lệ %

Thành thị

56

30,06

Nông thôn

130

69,93

Cộng

186

100

Bảng 3.7 cho thấy: 69,93% sống ở nông thôn và 30,06% ở thành thị. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều trong việc chăm sóc, tiếp cận các dịch vụ y tế xã hội.[9].
2.3. Tình trạng hộ gia đình trẻ đang sinh sống

2.3.1. Số người trong gia đình

Bảng 1.8. Phân bố trẻ trong hộ gia đình



Hộ gia đình

Tần số

Tỷ lệ %

Giá trị P

≤ 4 người

94

50,34

P<0,05

> 4 người

92

49,66

Cộng

186

100

Bảng 3.8 cho thấy 49,66% trẻ sống trong hộ gia đình có trên 4 người và dưới hoặc bằng 4 người là 50,34%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trẻ sống trong những gia đình có từ 4 người trở lên sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ.[4].
2.3.2. Thu nhập bình quân đầu người

Bảng 1.9. Phân bố trẻ trong thu nhập của hộ gia đình



Thu nhập/người/tháng

Tần số

Tỷ lệ %

≤ 400.000đ

78

41,95

> 400.000đ

98

52,45

Không trả lời, ở chùa

10

5,6

Cộng

186

100

Có 52,45% trẻ sống trong gia đình có thu nhập trung bình trên 400.000đ/người/tháng và 41,95% sống trong gia đình có thu nhập trung bình dưới 400.000đ/người/tháng (mức chuẩn nghèo năm 2010) và 5,6% trẻ sống ở chùa, nhà thờ. [4].
2.3.3. Tình trạng nhà ở

Bảng 1.10. Phân bố trẻ theo tình trạng nhà ở



Loại nhà

Tần số

Tỷ lệ %

Kiên cố

30

16,08

Cấp 4

146

78,32

Chùa, cơ sở từ thiện

10

5,60

Cộng

186

100

Bảng 1.10 cho thấy đa số trẻ sống trong nhà cấp 4 (78,32%), nhà kiên cố (16,8%) và 5,6% sống ở các cơ sở từ thiện.[10].
3.3. Tình trạng sức khỏe và nhu cầu

3.3.1. Tình trạng sức khỏe

3.1.1. Điều trị kháng vi rút

Bảng 3.11. Phân bố trẻ theo tiếp cận điều trị ARV



Điều trị ARV

Tần số

Tỷ lệ %



6

66,67

Không

3

33,33

Cộng

9

100

Bảng 3.11 cho thấy có 66,67% trẻ nhiễm HIV đang được điều trị ARV, trong khi có 3 trẻ (33,33%) chưa được tiếp cận điều trị ARV do: quá nhỏ, đi lại khó khăn.....[1].

3.1.2. Mắc bệnh trong tháng qua

Bảng 3.12. Phân bố trẻ theo tiền sử mắc bệnh trong tháng qua



Đã từng có bệnh

Tần số

Tỷ lệ %



118

63,63

Không

68

36,37

Cộng

186

100

Có 63,63% trẻ đã từng mắc bệnh và 36,37% không mắc bệnh trong tháng qua[10].

3.1.3. Các bệnh hay gặp

Bảng 3.13. Phân bố trẻ theo bệnh lý thường gặp



Bệnh lý thường gặp

Tần số

Tỷ lệ %

Hô hấp

73

61,86

Tiêu hóa

19

16,10

Nhiễm trùng khác

26

2,20

Cộng

118

100

Bảng 3.13 cho thấy nhiễm khuẩn đường hô hấp (61,86%), tiêu hóa (16,10%) và nhiễm trùng khác (2,2%). Kết quả này ngược với kết quả của Nguyễn Văn Kính[3]

Bảng 3.14. Phân bố trẻ theo nhu cầu y tế, xã hội



Nhu cầu

Tần số

Tỷ lệ %

Xã hội

81

43,35

Y tế

91

63,63

Không rõ, không trả lời

15

8,06

Bảng 3.14 cho thấy có 43,35% trẻ nhận được hỗ trợ về xã hội và 63,63% được hỗ trợ về y tế.

KẾT LUẬN

Số trẻ nhiễm HIV tại Thừa Thiên Huế tập trung chính tại Thành phố Huế, Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà Có 33,33% trẻ nhiễm HIV chưa được tiếp cận điều trị ARV.

Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV phân bố chủ yếu ở địa bàn các huyện chiếm 79,41%. Nhóm tuổi từ 6 – 15 chiếm 72,03%; nam giới 53,85% và nữ 46,15%; 9,09% trẻ không được đi học; 30,06% trẻ mồ côi bố, mẹ hoặc cả hai. Ngoài ra, có 49,46% trẻ sống với bố, mẹ và 45,16% sống với người thân (ông, bà, anh chị ..) và 5,37% trẻ sống tại cơ sở từ thiện (chùa, nhà thờ); 69,93% trẻ sống ở nông thôn và 30,07% ở thành thị. Có 49,66% trẻ sống trong Hộ gia đình có trên 4 người; 41,95% sống trong những gia đình có mức sống dưới chuẩn nghèo; 78,32% trẻ sống trong gia đình có nhà cấp 4 và 5,6% trẻ sống trong các cơ sở từ thiện;Về tình trạng sức khoẻ: Có 63,63% trẻ mắc các bệnh trong tháng qua, những bệnh thường gặp là bệnh đường hô hấp (61,53%), tiêu hóa (16,48%) và các bệnh nhiễm trùng khác (2,36%).

Có 43,35% trẻ đã được hỗ trợ về xã hội và 63,63% được hỗ trợ về y tế.



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương