ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên


ƯỚC TÍNH SỐ LƯỢNG BỆNH NHÂN ĐỒNG NHIỄM HIV VÀ LAO



tải về 3.39 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

ƯỚC TÍNH SỐ LƯỢNG BỆNH NHÂN ĐỒNG NHIỄM HIV VÀ LAO

THỂ HOẠT ĐỘNG TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2012

Đào Thị Minh An1, Nguyễn Thị Hương Giang1, Nguyễn Thị Thu Hường1.

1Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng-Đại học y Hà Nội


TÓM TẮT

Mục tiêu: Ước tính số lượng bệnh nhân (BN) đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động nhằm phân tích những bất cập trong công tác chẩn đoán và ghi nhận ca bệnh đồng nhiễm từ đó cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý trong lập kế hoạch cho chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, và quản lý đồng nhiễm HIV và Lao. Kết quả: Ước tính trên địa bàn tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 có 97 BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động. Số ước tính này cao hơn hẳn so với số liệu được báo cáo của tỉnh Sơn La từ 2006-2011. Tỉ lệ nhiễm Lao thể hoạt động trong số BN HIV là 13,4% và tỉ lệ nhiễm HIV trong số BN Lao là 33,9 %. Khuyến nghị: Để ghi nhận và ước tính đầy đủ ca bệnh đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động, các cơ sở điều trị ngoại trú HIV/AIDS (OPC)các cơ sở điều trị Lao cần có hồ sơ chuyển tuyến có ghi nhận đầy đủ về chẩn đoán HIV, Lao. Đối với việc quản lý và điều trị ca bệnh đồng nhiễm, cần có phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở OPC và cơ sở điều trị Lao trên địa bàn tỉnh trong công tác chuyển tuyến để đảm bảo các BN đồng nhiễm được chuyển tuyến thành công.



Từ khóa: Đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động, ước tính quần thể, Sơn La.

SUMMARY

Objectives: To estimate the number of patients co-infected with HIV and active TB to analyze the inadequacies in the diagnosis and recognition of co-infected cases which provide evidence for the managers in planning for the diagnosis, care, treatment, and management of HIV and TB co-infection. Results: Estimation number of patients co-infected with HIV and active TB in Son La province from 01/01/2012 to 31/12/2012 is 97 patients. This estimated numbers are much higher than the figures reported by the province Son La from 2006-2011. The rate of active TB infection among HIV population is 13.4% and the rate of HIV infection TB population is from 33.9%. Recommendation: To fully recorded and estimated cases of HIV and active TB co-infection, the OPCs and TB facilities need have referral records which have fully recorded diagnosis of HIV and TB state. For the management and treatment of co-infected cases, there should be close coordination between the OPCs and TB facilities in the referral activity to ensure the co-infected patients are successfully referral.



Keywords: HIV and TB co-infection, estimation population, SonLa.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Lao là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong ở người sống chung với HIV và HIV là lý do chính gây nên những thất bại trong các mục tiêu kiểm soát bệnh Lao [1].



Trên thế giới, theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2012, ít nhất một phần ba trong số 34 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới bị nhiễm Lao [2]. Năm 2011, ước tính 8,7 triệu người mắc bệnh Lao và 1,1 triệu người (13%) nhiễm HIV mắc Lao mới trên toàn cầu; 1,4 triệu người đã tử vong vì bệnh Lao và trong đó có 430.000 người (24%) đồng nhiễm HIV [2].

Tại Việt Nam, cả nước có tổng số 204.019 trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống tới thời điểm tháng 6/2012 [3].Tỉ lệ đồng nhiễm Lao thể hoạt động ở BN HIV có sự khác nhau giữa các tỉnh/thành phố: cao nhất là An Giang với 23,1%; Hải Phòng là 10,6%; Quảng Ninh là 7,6%; Hà Nội là 7,1%; thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% và Đồng Tháp là 5,5% [4]. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm BN Lao tăng từ 3,6% năm 2009 [5] đến 8% năm 2011 [6]. Một số khu vực, tỉ lệ này cao hơn hẳn như TP Hồ Chí Minh 9,3%, Hải Phòng 11,8%, Bình Dương 14% [5].

Sơn La là tỉnh đứng vị trí thứ 5 trong cả nước về số lượng người nhiễm HIV còn sống tính đến thời điểm tháng 6/2012 (6.294 trường hợp) [3].Theo ước tính, có khoảng 10% BN HIV có đồng nhiễm Lao thể hoạt động [7]. Trong khi đó, theo báo cáo của Trung tâm AIDS tỉnh Sơn La, không có số liệu BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động năm 2010 và 2011, trong khi số đồng nhiễm từ 2006-2009 tương ứng là 16, 11, 27 và 5 trường hợp.

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là số liệu báo cáo này đã ghi nhận đủ số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động ở địa bàn tỉnh Sơn La chưa? Việc cung cấp ước tính về số liệu đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động là cần thiết cho các nhà lập định chính sách trong việc lập kế hoạch cho quản lý, điều trị, chăm sóc nói riêng và cho mục tiêu giảm tử vong điều trị Lao, HIV nói chung.Vì vậy nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Ước tính số lượng bệnh nhân đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại tỉnh Sơn La năm 2012.

2. Ước tính tỉ lệ đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số bệnh nhân HIV và tỉ lệ đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số bệnh nhân Lao tại tỉnh Sơn La năm 2012.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 9 OPC thuộc 9 huyện/thành phố, 12 tổ chống lao (TCL) huyện và bệnh viện Lao và bệnh phổi (BVL&BP) tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.



2. Đối tượng nghiên cứu

BN HIV đăng kí khám và điều trị tại OPC và BN Lao đăng ký tại TCL và BVL&BP tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.

Hồ sơ bệnh án của các BN này được chọn làm đơn vị mẫu.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu từ bệnh án.



3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu toàn bộ 724 hồ sơ bệnh án của BN HIV đăng ký khám và điều trị tại các OPC và 286 hồ sơ của BN Lao đăng ký tại TCL và BVL&BP từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.



3.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

Bộ biến số về sàng lọc, quản lý, chuyển tuyến đồng nhiễm HIV và lao thể hoạt động được phát triển trên cơ sở hướng dẫn của WHO (2009) và Bộ Y Tế (2007); được điều tra thử và hoàn thiện.

Kỹ thuật bắt-bắt lại được dùng để ước lượng kích cỡ quần thể, thực hiện bằng cách lấy mẫu quần thể nhiều lần qua việc nhận diện sự xuất hiện các cá thể nhiều hơn một lần. Cách tiếp cận này được Laplace sử dụng đầu tiên vào năm 1786 để ước lượng dân số nước Pháp [8], sau đó được Lincoln-Petersen phát triển và sử dụng lần đầu tiên trong nghiên cứu sinh thái học năm 1896 để ước tính số cá chim [9]. Phương pháp tiến hành thu thập “bắt” mẫu đầu tiên a cá thể và đánh dấu tất cả các cá thể a này để nhận diện rồi “thả” trở lại tự nhiên. Sau đó tiến bắt mẫu lại một mẫu thứ hai b cá thể một cách độc lập và xác định số cá thể bị đánh dấu trong số a bắt lại được (c cá thể). Nếu mẫu thứ hai này là đại diện cho toàn bộ quần thể thì tỉ lệ các cá thể có đánh dấu trong mẫu này sẽ gần với tỉ lệ các cá thể có đánh dấu trong quần thể so với tổng số N cá thể của toàn quần thể đó. Từ đó ta ước lượng được cỡ mẫu quần thể:

N = 

Tuy nhiên với công thức trên sẽ không áp dụng được với trường hợp qua 2 lần bắt mẫu không có cá thể nào trùng nhau (c=0) và sẽ gặp phải sai số lớn nếu cỡ mẫu nhỏ, sau đó vào năm 1951 Chapman đã xây dựng công thức hiệu chỉnh cho trường hợp c=0 và hạn chế sai số hơn và từ đó được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu ước tính quần thể sinh thái [9].

N = - 1

Ước tính số lượng đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 bằng phương pháp bắt – bắt lại:


  • Tiến hành bắt mẫu đầu tiên (a BN): Các BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại OPC từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.

  • Tiến hành bắt lại mẫu thứ 2 (b BN): Các BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động đăng ký tại cơ sở Lao từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.

Ghi nhận BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trùng tên tại các cơ sở OPC và cơ sở Lao.

3.6. Biến số và chỉ số

Thu thập số liệu theo các biến số về đặc điểm nhân khẩu học, ước tính số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động, tỉ lệ BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN HIV, tỉ lệ BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN Lao.



3.7. Nhập liệu và phân tích số liệu

Các biến số được đưa vào bảng thu thập thông tin được thiết kế trên phần mềm Epi info 7.0. Thông tin từ 724 bệnh án tại OPC và 286 hồ sơ tại TCL và BVL&BP được nhập liệu từ 19 đến 23/11/2012 sau đó được làm sạch và phân tích phần mềm Stata 10.0 nhằm tính toán các thống kê mô tả: Tần số, phần trăm, trung bình, trung vị.



4. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng, mã số 117/2012/YTCC-HD3, ngày 21 tháng 8 năm 2012



KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân Lao và HIV

Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân Lao và HIV




Đặc điểm nhân khẩu




BN Lao (n=286)

BN HIV (n=724)







N

%

N

%

Tuổi


<18 tuổi

13

4,5

27

3,7

18 – 45 tuổi

178

62,2

648

89,5

45 – 60 tuổi

59

20,6

47

6,5

>60 tuổi

36

12,6

2

0,3

Giới


Nam

221

77,3

506

69,9

Nữ

65

22,7

218

30,1

BN Lao đăng ký tại TCL và BVL&BP tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 18 đến 45 tuổi (62,2%); nam nhiều hơn gấp 3 lần nữ (77,3% so với 22,7%). BN HIV đăng ký tại các OPC chủ yếu là nam 66,9%, BN nhóm tuổi 18-45 tuổi chiếm tỉ lệ cao 89,5%, BN trên 60 tuổi rất ít chỉ có 2 BN.



2. Ước tính số lượng bệnh nhân đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tỉnh Sơn La năm 2012

Sơ đồ 3.1. Quy trình bắt mẫu ước lượng số lượng bệnh nhân đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại tỉnh Sơn La


a= 67

Số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại OPC từ 1/1/2012 đến 31/12/2012

b = 58

Số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động đăng ký tại các cơ sở Lao (TCL và BVL&BP tỉnh) từ 1/1/2012 đến 31/12/2012

c = 40

Số BN đồng nhiễm Lao/HIV trùng tên tại các OPC và các cơ sở Lao

N = [(a+1)*(b+1)/(c+1)] - 1


Số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012

N = [(a+1)*(b+1)/(c+1)] - 1 = [(68*59)/41] -1 = 97




3. Tỉ lệ đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số bệnh nhân HIV và tỉ lệ đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số bệnh nhân Lao

Tổng số BN nhiễm HIV đăng ký tại các OPC tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 là 724 BN. Như vậy ước tính tỉ lệ BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN HIV là 97/724 (13,4%).

Tổng số BN Lao đăng ký tại các cơ sở lao tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 là 286 BN. Như vậy ước tính tỉ lệ BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN Lao tại tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 là 97/286 (33,9%).

BÀN LUẬN

Tỉ lệ đồng nhiễm Lao thể hoạt động trong nhóm người nhiễm HIV trên thế giới (2010) là 13% [10]. Tỉ lệ mắc bệnh Lao trong nhóm người nhiễm HIV tại Việt Nam theo các báo cáo từ các tỉnh dao động xung quanh mức 10% [8]. Tỉ lệ này ở Hải Phòng là 10.6%, thành phố Hồ Chí Minh là 6,5%, Đồng Tháp là 5,5%, Hà Nội là 7,1% và An Giang là 23,1% [4]. Ước tính số BN đồng nhiễm Lao thể hoạt động trong số BN HIV tại Sơn La (13,4%) là phù hợp so với số liệu báo cáo trên thế giới và tại Việt Nam.

Theo báo cáo của WHO, 2011 tỉ lệ nhiễm HIV trong số BN Lao là 34%, trong đó Châu Phi 44%, Swaziland 82%; Châu Mỹ 17% và tỉ lệ này ở các nước Châu Âu và Đông Nam Á là dưới 10% [1]. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm BN Lao tăng từ 3,6% năm 2009 [5] đến 8% năm 2011 [6]. Một số khu vực, tỉ lệ này cao hơn hẳn như TP Hồ Chí Minh 9,3%, Hải Phòng 11,8%, Bình Dương 14% [5]. Số liệu báo cáo của BVL&BP tỉnh Sơn La, số BN đồng nhiễm HIV trong số BN Lao toàn tỉnh là 65 BN (17%) năm 2011 và 43 BN (15%) vào 9 tháng đầu năm 2012. Ước tính tỉ lệ BN đồng nhiễm HIV trong số BN Lao tỉnh Sơn La trong nghiên cứu của chúng tôi là 33,9% gần với báo cáo của thế giới và cao hơn so với tỉ lệ này của các nước trong khu vực và Việt Nam và báo cáo của BVL&BP tỉnh Sơn La [3].

Để bắt được mẫu lần 1 là mẫu đại điện cho BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động thì việc bắt mẫu theo lý thuyết cần tiến hành xác định BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong toàn bộ số BN HIV được phát hiện trên địa bàn Sơn La năm 2012. Tuy nhiên việc xác định này là không khả thi vì thực tế những BN HIV sẽ gồm 2 nhóm là BN HIV đến đăng ký và được quản lý tại OPC và BN HIV không hoặc chưa đăng ký tại OPC và còn ẩn trong cộng đồng. Đối với nhóm BN HIV ở ngoài cộng đồng là 1 quần thể ẩn do họ không muốn tiết lộ tình trạng bệnh của mình hoặc tình trạng bệnh trên lâm sàng chưa ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên họ không đến đăng ký quản lý tại các OPC hoặc một số BN HIV sau khi được phát hiện lại di chuyển sang địa bàn khác sinh sống. Do vậy trên thực tế nghiên cứu tập trung xác định số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong nhóm BN HIV đăng ký và được quản lý tại các OPC trên địa bàn tỉnh nơi quản lý 42% BN HIV trên địa bàn. Trong khi đó tại Việt Nam, BN nhiễm HIV thường đến các cơ sở OPC ở giai đoạn muộn khi có các nhiễm trùng cơ hội. Đây chính là nguồn lây nhiễm Lao và HIV rất lớn cho cộng đồng. Kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 cho thấy 79,3% BN nhiễm HIV có Lao thể hoạt động đến cơ sở y tế ở giai đoạn miễn dịch CD4<500/mm3. Trong số này, trên 50% có CD4<200mm3 và trên 70% có CD4<100/mm3 [11]. Do vậy số ước tính đồng nhiễm 97 BN (sơ đồ 3.1) có thể sẽ được ước lượng cao hơn một chút so với số đồng nhiễm thực tế của quần thể.

Để bắt được số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trên nhóm BN Lao, về lý thuyết cần xác định con số này trên toàn bộ BN được chẩn đoán Lao tại tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012. Có nghĩa là thực hiện bắt mẫu lần 2 cần bắt BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong toàn bộ các BN Lao tại các cơ sở Lao trên địa bàn Sơn La. Tại tỉnh Sơn La, toàn bộ BN Lao được điều trị và quản lý tại các TCL tuyến huyện và BVL&BP. Như vậy 58 BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại các TCL và BVL&BP là toàn bộ mẫu lần 2 cần bắt.

Qua 2 lần bắt mẫu với ước lượng hơi cao hơn ở lần bắt mẫu 1 và ước lượng đầy đủ ở lần bắt mẫu 2 thì có thể nói là số ước tính được 97 là phản ánh gần đúng với thực tế số BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.



So với số báo cáo của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La thì năm 2010 và 2011 không có số liệu BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động và trong khi số đồng nhiễm từ 2006-2009 tương ứng với 16, 11, 27 và 5 trường hợp. Trong khi đó số liệu báo cáo của BVL&BP tỉnh Sơn La, số BN đồng nhiễm HIV trong số BN Lao toàn tỉnh từ 2007 đến 2009 tương ứng là 28, 30, 48 trường hợp và từ 2010 đến năm 2012 55, 65 và 68 BN. Như vậy số ước tính được trong nghiên cứu này 97 BN cao hơn không nhiều số báo cáo của BVL&BP tỉnh và cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo của tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, số liệu báo cáo của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La và số liệu báo cáo của BVL&BP không thống nhất. Điều này cho thấy sự phối hợp báo cáo hoạt động giữa 2 hệ cơ sở HIV và Lao được thực hiện chưa tốt.

KẾT LUẬN

Số lượng ước tính BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động tại tỉnh Sơn La từ 1/1/2012 đến 31/12/2012 là 97 BN, cao hơn so với báo cáo của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La và BVL&BP tỉnh Sơn La. Tỉ lệ ước tính BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN HIV là 13,4% phù hợp với tỉ lệ chung của Việt Nam và các nước trong khu vực. Tỉ lệ ước tính BN đồng nhiễm HIV và Lao thể hoạt động trong số BN Lao là 33,9% cao hơn so với tỉ lệ chung của Việt Nam và các nước trong khu vực nhưng gần với ước tính của thế giới.



KHUYẾN NGHỊ

Kỹ thuật bắt- bắt lại là kể thuật tốt dung ước tính kích cỡ quần thể đồng nhiễm HIV và lao thể hoạt động. Sơn La cần có kế hoạch xác định và quản lý 97 bệnh nhân đồng nhiễm dựa trên việc tăng cường công tác sàng lọc, ghi nhận đầy đủ về chẩn đoán HIV, Lao trên hồ sơ chuyển tuyến. Đối với việc quản lý và điều trị ca bệnh đồng nhiễm, cần có phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở OPC và cơ sở điều trị Lao trên địa bàn tỉnh trong công tác chuyển tuyến để đảm bảo các BN đồng nhiễm được chuyển tuyến thành công.



LỜI CẢM ƠN

Các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các khoản viện trợ từ WHO và MERCOR. Các tác giả cũng chân thành cảm ơn sự tham gia hợp tác của tất cả các cán bộ đang làm việc tại các OPC, TCL, BVL&BP tỉnh Sơn La đã có nhiều hỗ trợ cho nghiên cứu này.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.WHO (2012). TB/HIV Facts 2012-2013. http://www.who.int/tb/publications/factsheet_tbhiv.pdf

2.WHO (2012). Global Tuberculosis Report 2012. http://www.who.int/tb/publications/global_report/en/

3. Cục phòng chống HIV/AIDS (2012). Báo cáo sơ kết công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012.

4.Hoàng Hà (2012). Thực trạng HIV/AIDS và kết quả truyền thông phòng chống lao/HIV cho bệnh nhân HIV(+) ở một số xã/phường tp.Thái Nguyên. Đề tài cấp Đại học. Đại học Thái nguyên; 2012.

5. Bộ Y Tế (2012). Quyết định số 2494: Về khung kế hoạch phối hợp giữa chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và dự án phòng chống bệnh lao thuộc chương trình mục tiêu quốc gia y tế, giai đoạn 2012-2015. Hà Nội.

6. WHO (2011).Vietnam Tuberculosis profile.

https://extranet.who.int/sree/Reports?op=Replet&name=%2FWHO_HQ_Reports%2FG2%2FPROD%2FEXT%2FTBCountryProfile&ISO2=VN&LAN=EN&outtype=html

7. Đại sứ quán Hợp chủng Quốc Hoa kỳ tại Việt Nam (2012). Những biện pháp quan trọng phòng chống bệnh lao và HIV/AIDS. Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ HIV/AIDS của Tổng thống Mỹ (PEPFAR).

8. Vong S, Goyet S et al (2011). Under-recognition and reporting of dengue in Cambodia: a capture-recapture analysis of the National Dengue Surveillance System. Annual Research activity report. Institut Pasteur du Cambodge

9.Ken Pollock(2008).Begin Capture-recapture Material.

http://www4.ncsu.edu/~pollock/pdfs/ST506%20L7-08.pdf

10. WHO (2011). HIV/TB Facts 2011.

11. Lê Văn Nhi (2010). Các thể lâm sàng Lao ở bệnh nhân Lao/HIV theo các giai đoạn miễn dịch. Tạp chí nghiên cứu Y học (2010).




THỰC TRẠNG NHIỄM HIV VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN

QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC TRÊN NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG TÍNH

TẠI 3 THÀNH PHỐ, VIỆT NAM

Nguyễn Minh Sang1, Nguyễn Hữu Anh1, Nguyễn Văn Hùng2

Phạm Đức Mạnh2, Lê Minh Giang1,3

1 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS - Trường Đại học Y Hà Nội

2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS

3 Bộ môn Dịch tễ - Trường Đại học Y Hà Nội

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nam bán dâm đồng tính là một trong các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQTD). Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhiễm HIV và BLTQTD trên nhóm nam bán dâm đồng tính tại 3 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Nha Trang.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 710 nam giới tuổi từ 16-35 cho biết có bán dâm cho nam giới trong vòng 3 tháng trước điều tra. Thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang và chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích về địa điểm và thời gian (Time-location Targeted Sampling). Nghiên cứu được thực hiện tại 3 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Nha Trang từ 1/2009-7/2011. Số liệu được quản lý và phân tích thống kê mô tả bằng phần mềm STATA 11.1.

Kết quả: Tuổi trung bình của nam bán dâm đồng tính là 22. 60,3% có trình độ từ phổ thông trung học trở lên, gần 30% có nơi ở không ổn định và thu nhập trung bình trong tháng qua là 5,1 triệu đồng. Phần lớn thích quan hệ tình dục với nữ (63,5%) và số khách hàng nam trong tháng qua là 9,5±14,6. Tỷ lệ nhiễm HIV chung cho 3 thành phố là 4,2% trong đó ở từng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang lần lượt là 7,2%; 2%; 1,9%. Tỷ lệ nhiễm lậu, HPV, Chlamydia, giang mai là 28,8%, 33,2%, 17%, 3,4%.

Kết luận: Các chương trình can thiệp trên nhóm nam đồng tính cần quan tâm đến nguy cơ lây nhiễm HIV và BLTQTD trên nhóm nam bán dâm.

Từ khóa: HIV, Bệnh lây truyền qua đường tình dục, Nam bán dâm đồng tính

SUMMARY

Background: Populations of Male Sex Workers (MSW) are highly risking infecting with HIV/STIs. This study is conducted in order to describe the status of HIV/STIs infection among MSW in three cities: Ho Chi Minh City, Hanoi and Nha Trang.

Method: A cross-sectional survey on 710 MSW with age from 16 to 35 year olds who self-reported that they had sex with a male partner for material rewards within the last 90 days. Time Location Sampling is the usual approach to sample collection in this study conducted in three cities from 1/2009-7/2011.

Result: Of 710 MSW, the age average was 22,2; 60,3% having highest school completed was equally above high school; approximately 30% was temporary accommodation and the average of cash earned past 30 days was 5,1 (million VND). Characteristics of sexual behaviors and commercial sexual activities in MSW showed that the majority of them intended to be attracted to women (63,5 %), the average of the number of male clients in the past month was 9,5±14,6. The prevalence of HIV in 3 cities collectively was 4,2%, and the prevalence of Ho Chi Minh city, Hanoi and Nha Trang were 7,2%; 2,0%; 1,9% respectively. The rates of gonorrhea, HPV (Human Papilloma Virus), chlamydia and syphilis were 28,8%; 33,2%; 17%; and 3,4% respectively. MSW has also had several health issues such as 40% of them have risky symptoms of depression; 24,6% using of synthetic drug and approximately 60% never taken HIV test.

Conclusion: MSW who has highly risked their health issues throughout commercial sex activities. Further interventions on MSM should address the risk of HIV/STIs infection among MSW.

Keywords: HIV, STIs, Male Sex Worker
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tập trung tại nhóm nguy cơ cao bao gồm nhóm bán dâm, tiêm chích ma túy và nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (NQHTDĐT). Kết quả nghiên cứu tại Châu Á (khu vực xếp thứ 2 trên thế giới về số người sống chung với HIV) về tỷ lệ nhiễm HIV chỉ ra rằng trong tổng số 370000 trường hợp nhiễm mới tại khu vực này trong năm qua thì phần lớn những ca nhiễm mới thuộc nhóm quần thể có nguy cơ cao [5]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐT ở Nanjing - Trung Quốc là 5,12% (2008), Munbai - Ấn Độ là 10,24% (2009), Taiwan là 15% (2007) [5] và Bang kok- Thái Lan là 30,8 % (2007) [6].

Ở Việt Nam, kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NQHTDĐT đang có xu hướng gia tăng theo thời gian, bên cạnh đó nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQTD) cũng chiếm tỷ lệ cao tại các thành phố lớn [8] [7] [10]. Kết quả điều tra IBBS cho thấy trong khoảng thời gian từ 2006-2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NQHTDĐT tăng từ 8,8% đến 14,3% (tại Hà Nội) và từ 9,5% -15,3% (TP.Hồ Chí Minh), tỷ lệ nhiễm BLTQTD là 21,1% tại TP.Hồ Chí Minh và 18,7% tại Hà Nội [8]. Nguy cơ lây nhiễm HIV và BLTQTD trên nhóm NQHTDĐT liên quan đến nhiều yếu tố như hành vi quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn, tiêm chích ma túy, trình độ học vấn, đặc điểm tình dục…. [10].Trong các nhóm NQHTDĐT, nhóm nam bán dâm đồng tính (NBDĐT) là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và BLTQTD, tuy nhiên việc tiếp cận với nhóm này gặp nhiều thách thức bởi đây là quần thể ẩn do nhóm này chịu sự kì thị của xã hội về hành vi QHTD đồng tính và ngăn cấm của luật pháp với hành vi bán dâm [2]. Để có những hiểu biết rõ hơn về nhóm NBDĐT qua đó giúp tăng cường hiệu quả trong hoạt động can thiệp giảm tỷ lệ nhiễm HIV và BLTQTD trong nhóm này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm HIV và BLTQTD trên nhóm nam bán dâm đồng tính tại ba thành phố Hà Nội, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

710 nam giới tuổi từ 16-35 tự nhận có QHTD với nam giới khác với mục đích trao đổi vật chất trong thời gian 90 ngày trước điều tra.



2. Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 1/2009 - 7/2011.

Địa điểm nghiên cứu: những địa điểm tập trung nhóm NBDĐT tại 3 thành phố: Hà Nội, Nha Trang và TP.Hồ Chí Minh.

3. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

4. Cỡ mẫu nghiên cứu:

Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu sau để tính toán mẫu nghiên cứu cho 3 địa điểm nghiên cứu là Hà Nội, Nha Trang và TP.Hồ Chí Minh:



n =

Cỡ mẫu nghiên cứu tại Hà Nội: N = 400a; p = 0,08b; ME = 0,03; α=0,05. Cỡ mẫu tại Hà Nội được tính toán từ công thức trên là 250. Cỡ mẫu nghiên cứu tại TP.Hồ Chí Minh: N = 800a; p = 0,08b; ME = 0,03; α=0,05. Cỡ mẫu tại TP.Hồ Chí Minh được tính toán từ công thức trên là 306. Cỡ mẫu nghiên cứu tại Nha Trang: N = 300a; p = 0,08b; ME = 0,03; α=0,05. Cỡ mẫu tại Nha Trang là 154.

a: Dựa trên con số ước tính của Donn Colby và cộng sự năm 2003.[[4]]

b: Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự năm 2004 [[3]].

Các nghiên cứu viên dành thời gian để tiếp cận các địa điểm có tập trung số lượng lớn NBDĐT, làm quen và tạo lòng tin với các cá nhân có liên quan và cá nhân trong nhóm đối tượng đích; lập bản đồ các địa điểm và thời gian thường xuất hiện của nhóm này. Trên cơ sở đó mẫu nghiên cứu được phân theo các địa điểm và khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện của mẫu nghiên cứu theo phân nhóm đối tượng, địa điểm và thời gian hoạt động bán dâm.



5. Phân tích số liệu: Số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình STATA 11.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học

Độ tuổi trung bình của 710 đối tượng nghiên cứu là 22 tuổi.Trình độ học vấn dưới phổ thông trung học chiếm 39,7%,TP.Hồ Chí Minh có tỷ lệ NBDĐT có trình độ dưới phổ thông trung học là 48,7% cao hơn Hà Nội (28,4%) và Nha Trang (40,3%). Gần 30% đối tượng không có nơi ở ổn định trong 30 ngày qua và 51,1% sống trên 2 năm ở nơi ở hiện tại. Trong 3 thành phố, Hà Nội là thành phố có tỷ lệ NBDĐT di cư (76%) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (58,2%) và Nha Trang (39,3%). Thu nhập trung bình của 710 đối tượng trong 30 ngày qua là 5,1 triệu VNĐ.



2. Đặc điểm tình dục và hoạt động bán dâm của NBDĐT theo từng thành phố

Đặc điểm tình dục

Trong tổng số 710 đối tượng NBDĐT của cả 3 thành phố, 50% cho biết chỉ hấp dẫn tình dục với phụ nữ. Tỷ lệ QHTD với bạn tính nữ trong 30 ngày qua là 44,8%. Tỷ lệ NBDĐT cho biết có QHTD với bạn tình nữ ở Hà Nội (54,8%) và Nha Trang (51,9%) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (33%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ngược lại tỷ lệ QHTD với bạn tình nam tự nguyện không vì mục đích trao đổi để lấy vật chất của 3thành phố khá thấp chiếm 27,3%.



Hơn 90% trong tổng số 710 NBDĐT cho biết có QHTD với khách hàng nam trong 30 ngày qua. QHTD bằng miệng khá phổ biến chiếm hơn 98%, trong khi đó QHTD hậu môn thấp hơn với tỷ lệ QHTD hậu môn nhận là 58,9% và QHTD hậu môn đâm là 55,4%. 49,2% có sử dụng bao cao su khi QHTD hậu môn trong lần gần đây nhất.
Bảng 1. Đặc điểm tình dục

Chỉ số

N

Chung

TP.HCM

Hà Nội

Nha Trang

N=710

N=306

N=250

N=154

n

%

n

%

n

%

n

%

Hấp dẫn tình dục tự nhận

Chỉ hấp dẫn với đàn ông

710

259

36,5

122

39,9

78

31,2

59

38,3

Chỉ hấp dẫn với phụ nữ

710

355

50,0

153

50,0

140

56,0

62

40,3

Hấp dẫn cả hai

710

96

13,5

31

10,1

32

12,8

33

21,4

QHTD với các loại bạn tình trong 30 ngày qua

Bạn tình nữ

710

318

44,8

101

33,0

137

54,8

80

51,9

Bạn tình nam tự nguyện

710

194

27,3

94

30,7

46

18,4

54

35,1

Khách hàng nam

710

654

92,1

286

93,5

217

86,8

151

98,0

Hành vi QHTD với khách hàng nam trong 30 ngày qua

Miệng- Sinh dục

654

643

98,3

285

99,6

207

95,4

151

100,0

Hậu môn nhận

654

385

58,9

148

51,7

130

59,9

107

70,9

Hậu môn đâm

654

362

55,4

153

53,5

110

50,7

99

65,6

QHTD với khách hàng Việt Nam trong lần gần đây nhất

Sử dụng bao cao su

390

192

49,2

61

41,5

55

45,4

76

62,3


Đặc điểm hoạt động bán dâm

Phần lớn NBDĐT ở 3 thành phố có thời gian bán dâm dưới 2 năm (66,1%). Trên 50% thu nhập trong tháng qua của NBDĐT nhận được từ công việc bán dâm.Trung bình số tháng bán dâm trong 1 năm qua là 7,6. NBDĐT ở Hà Nội có số tháng bán dâm/năm là 4,7 thấp nhất trong 3 thành phố.Trung bình số khách hàng nam trong tháng qua là 9,5 khách.Tỷ lệ NBDĐT có QHTD với khách nước ngoài trong tháng qua là 17,7%. Bên cạnh tiền mặt thì bữa ăn (69,3%), quần áo, giầy dép (33,7%), chỗ ở (29,2%) và thẻ điện thoại (23,4%) là các hình thức vật chất phổ biến mà NBDĐT nhận được thông qua công việc bán dâm.



Bảng 2: Đặc điểm bán dâm theo thành phố


Chỉ số

Chung

TP.HCM

Hà Nội

Nha Trang

N=710

N=306

N=250

N=154

n

%

n

%

n

%

n

%

Số năm bán dâm

≤2 năm

469

66,1

184

60,1

183

73,2

102

66,2

> 2 năm

241

34,9

122

40,9

67

26,8

52

33,8

Số tháng bán dâm trong năm qua TB ± SD (tháng)




7,6±4,8

9,1±4,1

4,7±4,9

9,2±3,6

Phần trăm thu nhập từ bán dâm trong tháng vừa qua (N=654)




53,3±36,4

67,0±32,9

39,3±37,6

48,7±31,2

Số khách hàng nam trong tháng qua (N=654) TB ± SD (khách)




9,5±14,6

9,8±14,2

9,6±14,9

9,1±14,7

QHTD với khách nước ngoài trong tháng qua

126

17,7

51

16,7

50

20,0

25

16,2

Các hình thức khác tiền mặt nhân được từ bán dâm


Bữa ăn

492

69,3

244

79,7

121

48,4

127

82,5

Chỗ ở

207

29,2

86

28,1

56

22,4

65

42,2

Quần áo, giầy dép

239

33,7

104

34,0

85

34,0

50

32,5

Thẻ điện thoại

166

23,4

68

22,2

62

24,8

36

23,4


3.3 Tỷ lệ nhiễm HIV và BLTQTD của NBDĐT theo từng thành phố

Tỷ lệ nhiễm HIV chung của 3 thành phố là 4,2%. Tỷ lệ nhiễm HIV của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang lần lượt là 7,2%; 2,0%; 1,9%. Lậu, HPV là 2 bệnh BLTQTD có tỷ lệ mắc cao. Tại chung cả 3 thành phố, tỷ lệ mắc Lậu là 28,8%; HPV là 33,2%; Chlamydia là 17,0% và Giang mai là 3,4%. Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh luôn có tỷ lệ mắc HIV và BLTQTD cao hơn 2 thành phố còn lại.

Bảng 3: Tỷ lệ Nhiễm HIV và BLTQTD theo thành phố


Tỷ lệ nhiễm HIV và BLTQTD

Chung

TP.HCM

Hà Nội

Nha Trang

N=710

N=306

N=250

N=154

n

%

n

%

n

%

n

%

HIV

30

4,2

22

7,2

5

2,0

3

1,9

Lậu

204

28,8

167

54,8

32

12,8

5

3,2

HPV

236

33,2

181

59,2

48

19,2

7

4,5

Chlamydia

121

17,0

81

26,5

30

12,0

10

6,5

Giang mai

24

3,4

15

4,9

4

1,6

5

3,2


BÀN LUẬN

1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học

Trong tổng số 710 NBDĐT tham gia nghiên cứu (TP.Hồ Chí Minh là 306, Hà Nội là 250 và Nha Trang là 154), độ tuổi trung bình của NBDĐT là 22. Về trình độ học vấn thấp nhất tập trung ở TP.Hồ Chí Minh với 48,7% có trình độ dưới phổ thông trung học tiếp theo là Nha Trang (40,3%) và Hà Nội (28,4%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ NBDĐT có nơi ở tạm thời ở Hà Nội (53,6%) cao hơn các TP.Hồ Chí Minh (18%) và Nha Trang (7,1%) với p<0,05. Tỷ lệ này cũng phù hợp với tỷ lệ di cư từ nơi khác đến thành phố của NBDĐT ở Hà Nội (76%) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (58,2%) và Nha Trang (39,3%). Một số nghiên cứu cũng đề cập đến khó khăn của NBDĐT khi lên thành phố tìm kiếm các cơ hội việc làm, họ phải đối diện với những khó khăn về nơi ở, mức chi tiêu cao trong khi tìm kiếm công việc khó do sự hạn chế về trình độ học vấn vì vậy họ phải chấp nhận làm nhiều công việc không ổn định trong đó có cả công việc bán dâm [2].



2. Đặc điểm về tình dục và hoạt động bán dâm

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm tình dục của nhóm NBDĐT ở từng thành phố cho thấy điểm giống nhau là xu hướng hấp dẫn tình dục với nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là chỉ hấp dẫn với nam giới và thấp nhất là hấp dẫn với cả nam và nữ. Điều này cho thấy tính đa dạng bạn tình của nhóm bên cạnh bạn tình nam giới (khách, bạn tình tự nguyện), NBDĐT có cả nhóm bạn tình nữ giới. Trong các hành vi QHTD của NBDĐT, hành vi phổ biến nhất là QHTD đường miệng-sinh dục với tỷ lệ chung của 3 thành phố trên 98%. Hành vi này hầu như NBDĐT không sử dụng bao cao su khi QHTD tuy nhiên đây lại là hành vi có nguy cơ lây nhiễm các BLTQTD như Lậu, Chlamydia, Sùi mào gà [2]. Tỷ lệ QHTD hậu môn của 3 thành phố trên 50% tuy nhiên kết quả cho thấy tỷ lệ không sử dụng bao cao su khi QHTD với khách hàng nam giới trong lần gần đây cao nhất ở TP.Hồ Chí Minh (59,5%), tiếp đến là Hà Nội (55,6%) và Nha Trang (37,7%). QHTD qua đường hậu môn không an toàn đã được các nghiên cứu chỉ ra rằng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/STIs [9].

Kết quả về đặc điểm hoạt động bán dâm của NBDĐT cho thấy trên 60% trong tổng số 710 NBDĐT có thời gian bán dâm dưới 2 năm. Số khách hàng trung bình của NBDĐT trong tháng qua là 10 khách. Thu nhập của NBDĐT tháng qua từ công việc bán dâm chiếm khoảng 50% tổng thu nhập và ngoài thu nhập bằng tiền mặt NBDĐT còn nhận các hình thức vật chất khác như thức ăn, nơi ở…. Có thể thấy thời gian bán dâm không dài, NBDĐT không chỉ làm mỗi công việc bán dâm để kiếm sống mà họ còn tham gia các công việc khác. Hình thức trao đổi trong bán dâm thậm chí là những vật chất thiết yếu trong cuộc sống như thức ăn, nơi ở…, điều này phản ánh những thách thức trong cuộc sống của NBDĐT tại các thành phố lớn.

3. Tỷ lệ nhiễm HIV và BLTQTD của NBDĐT

Trong 3 thành phố, tỷ lệ nhiễm HIV tập trung cao nhất tại TP.Hồ Chí Minh (7,2%) gấp 3 lần Hà Nội (2%) và Nha Trang (1,9%). So sánh các thành phố thì tỷ lệ nhiễm Lậu, HPV,Chlamydia và Giang Mai cũng tập trung cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh (54,8%; 59,2%; 26,5%; 4,9%), Hà Nội có tỷ lệ nhiễm Lậu (12,8%), HPV (19,2%), Chlamydia (12%) đứng thứ hai sau TP.Hồ Chí Minh ngoại trừ tỷ lệ Giang Mai của Nha Trang (3,2%) cao hơn Hà Nội (1,6%). Tỷ lệ nhiễm BLTQTD của từng thành phố đều cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV.



KẾT LUẬN

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỷ lệ NBDĐT cao nhất, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV cũng tập trung cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ nhiễm BLTQTD trong nhóm NBDĐT cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV tại cả 3 thành phố. Cần quan tâm đến việc phát hiện, xét nghiệm và điều trị sớm các BLTQTD vì đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bảo (2009),Sử dụng chất gây nghiện và nguy cơ trong nhóm nam tình dục đồng giới, mại dâm và người chuyển giới tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

2. Lê Minh Giang và các cộng sự (2010),"Đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs trên nhóm Nam bán dâm đồng tính ở Hà Nội", Tạp chí nghiên cứu y học 66(1), tr. 111-119.

3. Nguyễn Anh Tuấn (2006),Tỷ lệ nhiễm và các hành vi nguy cơ lây truyền HIV trên nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004.

4. Donn Colby, Nghia Huu Cao and Serge Doussantousse (2004),"Men who have sex with men and HIV in Vietnam: A Review ", AIDS Education and Prevention. 16 (1), tr. 45-54.

5. E Kainne Dokubo et al (2013),"HIV Incidence in Asia: A Review of Available Data and Assessment of the Epidemic", AIDS Rev. 15(67-76).

6. Frits van Griensven and Jan W. de Lind van Wijngaarden (2010),"A review of the epidemiology of HIV infection and prevention responses among MSM in Asia", AIDS. 24(3), tr. S30 - S40.

7. Macarena C García, Samantha B Meyer and Paul Ward (2012),"Elevated HIV prevalence and risk behaviours among men who have sex with men (MSM) in Vietnam: a systematic review", BMJ Open. 2:e001511.

8. Ministry of Health-Vietnam (2011),Results from the HIV/STI intergrated biological and behavioral surveillance (IBBS) in Vietnam - Round II 2009.

9. Nicolosi A (1994),HIV epidemiology: models and methods, Raven Press, New York.



10. Quang Duy Pham et al (2012),"Prevalence of HIV/STIs and associated factors among men who have sex with men in An Giang, Vietnam", Sexually Transmitted Diseases. 39(10).
NGUY CƠ NHIỄM HIV VÀ BỆNH LTQĐTD Ở NAM BÁN DÂM ĐỒNG TÍNH TẠI BA THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM NĂM 2010

Vũ Đức Việt1, Nguyễn Minh Sang1, Văn Đình Hòa1,2, Lê Minh Giang1,2

(1) Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội

(2) Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTTD) làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, trong khi đó các nghiên cứu về BLTTD và yếu tố nguy cơ ở nhóm nam bán dâm đồng tính (NBDĐT) còn hạn chế. Nghiên cứu mô tả tỷ lệ mắc HIV, BLTQĐTD và mối liên quan với hành vi tình dục trong nhóm NBDĐT.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu theo phương pháp địa điểm-thời gian (Time-Location-Sampling), trên 710 nam giới có bán dâm đồng tính trong 90 ngày qua tại Hà Nội, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh từ 1/2009 đến 7/2011. Xét nghiệm HIV, giang mai, lậu, HPV, Chlamydia thực hiện theo quy trình của Bộ y tế. Đặc điểm tình dục đo lường qua bảng hỏi. Phân tích tương quan sử dụng thống kế Mantel Haenszel.

Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HIV, lậu, HPV, Chlamydia, giang mai lần lượt là 4,2%, 28,8%, 33,2%, 17,0% và 3,4%. Phân tích tương quan hiệu chỉnh theo thành phố cho thấy NBDĐT có nguy cơ nhiễm lậu cao gấp 4,33 lần khi có quan hệ tình dục đường miệng (OR=4,33; 1,30-14,4), 1,60 lần khi có quan hệ hậu môn nhận (OR=1,60; 1,09-2,35); NBDĐT có số khách hàng có quan hệ miệng trong tháng qua > 5 hoặc số khách hàng có quan hệ hậu môn nhận trong tháng qua > 5 tăng nguy cơ nhiễm lậu tương ứng là 1,60 và 1,87 lần. Nhiễm HPV cao gấp 1,95 lần ở NBDĐT có quan hệ miệng nhận (OR=1,95; 1,35-2,38); 1,92 lần khi số khách hàng có quan hệ miệng trong tháng qua > 5 (OR=1,92; 1,30-2,82).

Kết luận: Tỷ lệ mắc HIV, BLTTD cao trong NBDĐT tại ba thành phố điều tra; mắc BLTTD liên quan đến đường quan hệ tình dục và số lượng khách hàng. Can thiệp phòng chống HIV, BLTTD cần chú ý đến đặc điểm hành vi tình dục đa dạng nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính.

Từ khóa: HIV; Bệnh lây truyền qua đường tình dục, Nam bán dâm đồng tính.

SUMMARY

 Introduction: Sexually transmitted infections (STI) have been proved to increase risk of HIV acquisition while little is known about STI and associated risks among MSM in general and in male sex workers (MSW) in particular. This study describe prevalence of HIV, STIs and their association with sexual behaviors among MSW.

Study subjects and methods: A cross-sectional study using Time-Location-Sampling method was conducted among 710 men who reported exchanging sex for money and/or other materials in the last 90 days in Hanoi, Nha Trang and Ho Chi Minh city from 1/2009 to 7/2011. Tests for HIV, syphilis, gonorrhea, HPV and Chlamydia were conducted according to the MOH procedures. MSW's characteristics including sexual behaviors were measured through questionnaires. Mantel Haenszel method was used to analyze association among STI acquisition and risk factors.

Results: Prevalence of being infected with HIV, gonorrhea, HPV, Chlamydia, and syphilis was 4.2%, 28.8%, 33.2%, 17.0% and̀ 3.4% respectively. Analysis adjusted by city showed that MSW were more likely to be infected with gonorrhea; 4.33 times when having oral sex 4,33 (OR=4,33; 1,30-14,4), 1,60 times when having receptive anal sex (OR=1,60; 1,09-2,35). MSW whose number of clients having oral sex in the last month > 5 were 1.60 times to be infected with gonorrhea, MSW whose number of clients having receptive anal sex in the last month > 5 were 1.87 times to be infected. HPV infection was 1,95 times higher among MSW having receptive oral sex (OR=1,95; 1,35-2,38); 1,92 times higher among MSW whose number of clients having oral sex in the last month > 5 (OR=1,92; 1,30-2,82).

Conclusion: The study showed high prevalence of HIV and STIs among MSW in the three cities under survey, STI infection was associated with sexual behaviors and number of clients. HIV, STI interventions should take into account diverse sexual behaviors among MSW.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, nam bán dâm đồng tính (NBDĐT) đang nổi lên là nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Mại dâm nam bị coi là "một tệ nạn xã hội mới" ngày càng trở lên phổ biến, phức tạp và nguy hại hơn. Hoạt động bán dâm nam thường diễn ra một cách vội vã, quan hệ tình dục không bảo vệ, do đó nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục cao. NBDĐT vì nhiều lý do tham gia bán dâm mà không biết hậu quả cho bản thân, cũng như bạn tình của họ. Do lo ngại kỳ thị, hầu hết NBDĐT thường không muốn bộc lộ xu hướng tình dục của họ (1). Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hầu hết NBDĐT đều nhận họ là dị tính (2), nghĩa là họ có quan hệ tình dục với cả nam và nữ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa đặc điểm tình dục với nhiễm HIV, STI chưa được quan tâm nghiên cứu.

Hành vi của NBDĐT làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTTD) cho họ. NBDĐT làm việc tại cơ sở spa, massage nam có xu hướng có nhiều bạn tình trong khi gần như tất cả trong số họ không sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu cũng cho thấy mại dâm nam có liên quan đến sử dụng ma túy (3,4). Tuy nhiên NBDĐT là quần thể ẩn và khó tiếp cận, sự hiểu biết về những nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua được tình dục BLTTD và con đường lây truyền còn ít (5). Nghiên cứu chỉ ra rằng mắc BLTTD làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, trong khi đó hiểu biết về những bệnh này và yếu tố nguy cơ ở nhóm nam đồng tính nói chung và NBDĐT nói riêng còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ mắc HIV, BLTTD và đánh giá mối quan hệ giữa mắc BLTTD với một số yếu tố nguy cơ trong nhóm NBDĐT tại ba thành phố ở Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu theo thời gian - địa điểm (Time-Location Sampling). Tiêu chí đủ điều kiện tham gia nghiên cứu bao gồm: 1) sinh ra có giới tính sinh học là nam giới, 2) trong độ tuổi 16-35, 3) hiện đang cư trú tại các thành phố khảo sát, 4) có quan hệ tình dục với ít nhất một người nam để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác trong vòng 90 ngày qua; và 5) tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Những người tham gia hoàn thành một bảng câu hỏi và cũng được yêu cầu lấy mẫu máu để xét nghiệm HIV và giang mai và lấy bệnh phẩm họng, hậu môn và niệu đạo cho xét nghiệm lậu, HPV và Chlamydia. Các mẫu này sau đó được vận chuyển đến các phòng xét nghiệm tại Hà Nội, Viện Pasteur Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang. Xét nghiệm HIV sử dụng phương pháp ELISA Genscreen HIV1/2V2 (Biorad), E Murex HIV 1.2.0 (Abbott) xác định HIV-1/2. Giang mai được thử nghiệm với test huyết tương nhanh, sau đó được xác định bởi phản ứng hạt ngưng kết Treponema pallidum. Lậu, Chlamydia và HPV gồm hầu họng, hậu môn và niệu đạo được phân tích bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Số liệu được thu thập ở Hà Nội từ 4/2010 đến 12/2010, Nha Trang từ 6/2010 đến 12/2010; thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2012 đến 7/2011.

Tổng cộng có 710 NBDĐT đã tham gia vào nghiên cứu, số liệu được phân tích sử dụng phầm mềm Stata 11.0. Phân tích mô tả được thực hiện để kiểm tra phân bố của các biến STI và yếu tố nguy cơ liên quan. Tỷ suất chênh thô (OR thô) và tỷ suất chênh OR tổng hợp với khoảng tin cậy (CI) 95% được tính toán với phương pháp Mantel-Haenszel (ORM-H) điều chỉnh cho biến số thành phố.



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tỷ lệ mắc HIV và 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các vị trí xét nghiệm được trình bầy trong bảng 1, trong đó tỷ lệ dương tính chung với HIV là 4,2%, lậu, HPV, chlamydia và giang mai lần lượt là 28,8% , 33,2%, 12,0% và 1,6%. Tỷ lệ mắc lậu họng lên tới 23,7% và HPV hậu môn là 26,1%.

Bảng 1: Tỷ lệ mắc HIV và BLTTD (N=710)




Lậu

HPV

Chlamydia

Giang mai

HIV

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Chung a

204 a

28,8

236 a

33,2

121 a

17,0

24

3,4

30

4,2

Hầu họng

168

23,7

74

10,4

34

4,8













Hậu môn

62

8,7

185

26,1

65

9,2













Sinh dục

42

5,9

74

10,4

60

8,5













a: Dương tính nếu 1 trong ba vị trí dương tính.

Đặc điểm chính của NBDĐT được thể hiện trong Bảng 2. Về độ tuổi, phần lớn trong nhóm 20-24 tuổi, chiếm 49,9%. Bậc học cao nhất là Trung học chiếm 41,1%, hầu hết đối tượng là độc thân. Hơn một nửa số người tham gia (60,4%) di cư từ các tỉnh thành khác đến. Mức thu nhập đa dạng, hơn nửa số người tham gia kiếm được ít hơn 5 triệu đồng mỗi tháng. 71,8% trong số họ có nơi sống ổn định. Có khoảng 1/3 số người tham gia có sử dụng ma túy tổng hợp trong vòng 30 ngày qua.



Tỷ lệ NBDĐT nhận là “chỉ thích nam” là 23,4% trong khi đó “chỉ thích nữ” là 30,5%. Tỷ lệ NBDĐT có quan hệ đường miện (cả cho và nhận) trong vòng 30 ngày qua là rất cao, lên tới 96,2% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ có quan hệ tình dục với trên 5 khách hàng nam là 39,3%. Tỷ lệ có quan hệ hậu môn đam và hậu môn nhân với trên 5 khách hàng lần lượt là 19,2% và 27,9%.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương