ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên


Nhu cầu và hoạt động của 2 phòng tư vấn



tải về 3.39 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

2. Nhu cầu và hoạt động của 2 phòng tư vấn

Bảng 5. Nhu cầu của khách hàng về địa điểm đặt phòng tư vấn






Số lượng

Tỷ lệ

Trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện

40

9.8

Cơ sở y tế tỉnh có dịch vụ tư vấn

232

57

Dịch vụ khám chữa bệnh

90

22.2

Khác (phòng tư vấn tư nhân)

44

10

Tổng

406

100

Nhận xét: Đa số cho rằng phòng tư vấn HIV/AIDS nên đặt tại cơ sở y tế tỉnh (57%), 22,2% cho rằng nên đặt ở tất cả các dịch vụ khám chữa bệnh. Chỉ có khoảng 10% thích cơ sở VCT đặt ở tại Trung tâm y tế huyện hoặc trạm y tế xã.

Bảng 6. Thời gian mở cửa phòng tư vấn theo giờ hành chính




Ý kiến của khách hàng

Số lượng

Tỷ lệ

Có phù hợp

388

95.6

Không phù hợp

18

4.4

Tổng

406

100

Nhận xét: Có 95,6% khách hàng cho rằng thời gian mở cửa phòng tư vấn khách hàng như hiện tại (theo giờ hành chính) là thích hợp nhất. Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác. Trong 18 khách hàng cũng có 4 người cho rằng họ sợ gặp người quen, 4 người không có thời gian, số còn lại họ nghĩ rằng vào giờ hành chính nên phải chờ đợi lâu.

Bảng 7. Nội dung tư vấn với khách hàng trước và sau xét nghiệm



Nội dung tư vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Tư vấn trước xét nghiệm







Giới thiệu những nội dung sẽ được thảo luận

246

60.6

Thảo luận về tính bí mật

390

96.1

Thảo luận về nguy cơ của khách hàng

232

57.1

Thảo luận các biện pháp giảm nguy cơ

338

83.3

Trình diễn sử dụng bao cao su

290

71.4

Kế hoạch giảm nguy cơ

160

39.4

Nguồn hỗ trợ

82

20.2

Bàn về xét nghiệm HIV

354

87.2

Chuẩn bị xét nghiệm

134

33

Phiếu hẹn

384

94.6

Tư vấn sau xét nghiệm







Thông báo kết quả

406

100%

Kế hoạch tương lai (nếu dương tính)

4/4

100%

Giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ khác

90

22.2

Lập lại kế hoạch giảm nguy cơ

80

19.7

Trao đổi về cách tiết lộ hoặc giới thiệu bạn tình/ bạn nghiện chích chung

302

74.4

Nhận xét: Tư vấn viên đã chú trọng đến các bước của quy trình tư vấn, tuy nhiên một số điều cần chú ý khi tư vấn cho khách hàng: chỉ có 57,1% thảo luận về nguy cơ của khách hàng, 39,4% thảo luận về kế hoạch làm giảm nguy cơ, 20,2% xác định nguồn hỗ trợ và chỉ có 33% giải thích cho bệnh nhân để chuẩn bị xét nghiệm.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. Đặc điểm khách hàng của hai phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đã được thẩm định tại Thành Phố Huế năm 2011.

- Tỷ lệ nữ chiếm 58,1%, nhóm 20-39 tuổi chiếm 68,4%

- Trình độ học vấntiểu học và trung học cơ sở chiếm 62,8%,

- Nhóm đối tượng khách hàng 21,2% là mại dâm, tiếp viên karaoke, tiếp viên nhà hàng và dịch vụ cắt tóc thanh nữ.

- 42,4% khách hàng là độc thân, 33,5%, đã kết hôn và 12,3% đã li dị

- 93,1% quyết định đến dịch vụ TVXNTN từ một đến ba tháng.

- 43,8 cảm thấy e ngại khi đi xét nghiệm tại phòng VCT, 31% sợ bị phát hiện có hành vi nguy cơ cao, 11,6% khách hàng sợ cán bộ y tế hắt hủi, mọi người xa lánh.

- 61% khách hàng có kiến thức và quan niệm đúng về HIV/AIDS.



2. Nhu cầu và hoạt động của 2 phòng tư vấn

- 57% khách hàng cho rằng dịch vụ VCT nên đặt tại bệnh viện tỉnh, 22,2% có ý kiến nên đặt ở tất cả các dịch vụ khám chữa bệnh.

- 98,5% khách hàng cho rằng thời gian tư vấn khách hàng như hiện tại (kéo dài từ 10-30 phút) là thích hợp nhất.

- 57,1% khách hàng được thảo luận về nguy cơ, 39,4% được thảo luận về kế hoạch làm giảm nguy cơ, 33% giải thích cho bệnh nhân để chuẩn bị xét nghiệm.

- 74,4% khách hàng được trao đổi về việc giới thiệu bạn tình, bạn chích chung đến phòng VCT.

KIẾN NGHỊ

- Quảng cáo dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng thêm giờ mở cửa phòng tư vấn để có quyết định chính xác vì nếu được thì lượng khách hàng đến với phòng tư vấn sẽ ngày càng tăng hơn và có chế độ bồi dưỡng cho những nhân viên trực ngoài giờ.

- Các tư vấn viên cần chú trọng hơn nữa các quy trình, tránh bỏ sót các bước cần thiết và khuyến khích khách hàng giới thiệu người quen, bạn tình, bạn chích chung đến phòng tư vấn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS, NXB Y học, 2003.

2. Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trường Đại học Y tế công cộng Chương trình Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, NXB Y học, 2008.

3. Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, NXB Y học, 2008.



4. Cục phòng chống HIV/AIDS, Báo cáo tổng kết công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2009.

5. Lục Duy Lạc và cs, Đánh giá tỷ lệ nhiễm và các yếu tố liên quan ở những người tự nguyện đến xét nghiệm nhiễm HIV tại Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2010, Tạp chí Y học thực hành, 2010.
ƯỚC TÍNH TỶ LỆ MỚI NHIỄM HIV TẠI VIỆT NAM

BẰNG SINH PHẨM LAG AVIDITY

Nguyễn Anh Tuấn1, Phạm Hồng Thắng1, Hoàng Thanh Hà1, Trần Hồng Trâm1,

Lê Vi-Linh2, Yen Duong3, Bharat S. Parekh3, Siobhán O'Connor3,

Nguyễn Trần Hiển1, Phạm Đức Mạnh4

1 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

2 CDC tại Việt Nam

3 CDC Atlanta, Hoa Kỳ

4 Cục Phòng, chống HIV/AIDS
TÓM TẮT

Mục tiêu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng sinh phẩm LAg Avidity ước tính tỷ lệ mới nhiễm và xác định chiều hướng nhiễm HIV trên những quần thể nguy cơ cao tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu sử dụng lại toàn bộ các mẫu máu được lưu giữ từ các nghiên cứu hệ thống giám sát các chỉ số hành vi và sinh học IBBS I (năm 2005-2006 tại 7 tỉnh) và IBBS II (2009-2011 tại 12 tỉnh) tại Việt Nam. Trên các mẫu đã được khẳng định HIV dương tính trong hai nghiên cứu IBBS I và IBBS II, sử dụng sinh phẩm LAg Avidity để xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm phản ứng với sinh phẩm này thì mẫu đó được coi là nhiễm HIV trong khoảng thời gian 4-5 tháng trước đó.

Kết quả:

Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại miền Bắc là 0,0% cho cả hai năm 2005 và 2009 và tại miền Nam là 1,07% cho năm 2005 và 3,62% cho năm 2009.

Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm PNBD tại miền Bắc là 0,0% cho năm 2005 và 1,38% 2009 và tại miền Nam là 1,66% cho năm 2005 và 0,63% cho năm 2009.

Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm NCMT tại miền Bắc là 1,75% cho năm 2005 và 7,35% cho năm 2009 và tại miền Nam là 0,85% cho năm 2005 và 1,75% cho năm 2009.

Tại miền Bắc cho thấy tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm NCMT miền Bắc trong năm 2009 không so sánh được với năm 2005 do các tỷ lệ hiện nhiễm tính được đều có giá trị âm. Tương tự như vậy, tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm PNBD của năm 2009 đã không so sánh được với tỷ lệ mới nhiễm HIV của năm 2005. Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm MSM đã tăng gấp 4,2 lần kể từ năm 2005.

Các nhóm miền Nam cho thấy tỷ lệ mới nhiễm HIV trong năm 2009 trên nhóm NCMT cao gấp 3,38 lần so với tỷ lệ mới nhiễm HIV trong năm 2005. Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm PNBD trong năm 2009 cũng cao gấp 0,38 lần so với tỷ lệ mới nhiễm HIV trong năm 2005. Tỷ lệ mới nhiễm HIV trên nhóm MSM trong năm 2009 cao gấp 2,05 lần so với tỷ lệ mới nhiễm HIV trong năm 2005.

Kết luận:

Có thể sử dụng sinh phẩm LAg Avidity trong các dịch vụ TV-XN-TN để phát hiện liệu một người là mới nhiễm HIV trong 4-5 tháng gần đây không để đưa ra các hướng dẫn nhằm giúp họ giảm các hành vi nguy cơ làm lây nhiễm cho những người khác. Cần có nghiên cứu tổng hợp các số liệu về tỷ lệ mới nhiễm để đưa ra các chiến lược nghiên cứu hợp lý.

SUMMARY

Objectives:

The study aimed at estimating the rate of new HIV infections by LAg Avidity and identifying the trend of HIV infection among the most-at-risk population in Vietnam.

Methods:

Retrospective study was applied in which all blood samples stored in the behavior and biology indicator surveillance system researches IBBS I (in 2005-2006 in 7 Vietnamese provinces) and IBBS II (2009-2011 in 12 Vietnamese provinces) were reused. HIV-infected-samples which were confirmed as positive in these two studies IBBS I and IBBS II were retested with LAg Avidity. The retested samples were considered as HIV-infected in the last 4-5 months if the retested results responded to LAg Avidity.

Main findings:

The rate of new HIV infections among injection drug users in the North was 0,0% in both 2005 and 2009; and in the South was 1,07% in 2005 and 3,62% in 2009.

The rate of new HIV infections among female sex workers in the North was 0,0% in 2005 and 1,38% in 2009; and in the South was 1,66% in 2005 and 0,63% in 2009.

The rate of new HIV infections among injection drug users in the North was 1,75% in 2005 and 7,35% in 2009; and in the South was 0,85% in 2005 and 1,75% in 2009.

In the North, the comparison between the rate of new HIV infections among the injection drug users in 2009 and the rate in 2005 couldn’t be made because the rate of current HIV infections has the negative value. The rate of new HIV infections among female sex workers in 2009 couldn’t be compared with the rate in 2005 because of the same reason. The rate of new HIV infections among MSM has increased by 4.2 times since 2005.

In the South, the rate of new HIV infections in 2009 among injection drug users was 3.38 times higher than the rate in 2005. The rate of new HIV infections in 2009 among female sex workers in 2009 was also 0.38 times higher than the rate in 2005. The rate of new HIV infections in 2009 among MSM was 2.05 times higher than the rate in 2005.

Conclusion: LAg Avidity can be applied in voluntary counseling and testing services so as to identify whether or not one person is newly-HIV-infected in the last 4-5 months in order to deliver him instructions of how to limit risky behaviors of disease transmission. It is necessary to conduct a study synthesizing data of the new HIV infections so as to implement the most suitable research campaign.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các phương pháp chẩn đoán HIV hiện tại chỉ cho phép tính toán được tỷ lệ hiện nhiễm quan trọng nhưng còn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu sự lan truyền HIV. Do vậy, cần có các ước tính chính xác tỷ lệ mắc mới HIV hay còn gọi là tỷ lệ mới bị nhiễm HIV trong một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, để xác định được tỷ lệ mới nhiễm là rất khó. Mặc dù các nghiên cứu thuần tập tương lai theo dõi những người khỏe mạnh đến khi có huyết thanh chuyển đổi nhiễm HIV là tiêu chuẩn vàng để ước tính tỷ lệ mới nhiễm HIV, nhưng những nghiên cứu này lại rất mất thời gian, phức tạp và tốn kém tiền bạc. Để khắc phục những điểm này, các phòng thí nghiệm đã phát triển các loại kỹ thuật thử nghiệm để đo lường tỷ lệ mới nhiễm dựa vào các dấu ấn miễn dịch sinh học trong quá trình tiến triển nhiễm HIV trong các quần thể nghiên cứu cắt ngang.

Kỹ thuật miễn dịch gắn men ái tính kháng nguyên giới hạn rIDR‐m – rIDR-m Limiting Antigen Avidity Enzyme Immunoassay (sinh phẩm LAg-Avidity) là kỹ thuật thế hệ mới xác định tỷ lệ mới nhiễm tập trung vào các đặc tính kháng thể bao gồm cả ái lực của kháng thể kháng HIV dựa trên nguyên tắc là các kháng thể được tổng hợp sớm trong quá trình nhiễm HIV sẽ gắn với kháng nguyên không mạnh bằng những kháng thể hoàn chỉnh hơn được tổng hợp ở giai đoạn sau. Ái lực kháng thể tăng lên theo quá trình nhiễm bệnh là do đáp ứng miễn dịch đối với quá trình nhiễm bệnh hoàn thiện hơn. Kỹ thuật mới này sử dụng một protein tái tổ hợp chung cho nhiều phân nhóm (rIDR‐M) gộp 3 trình tự của các khu vực quyết định miễn dịch (rIDR) của gp41, đại diện cho các đa dạng phân nhóm HIV‐1 từ A đến E (nhóm M). Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh phẩm này cho kết quả tốt như nhau đối với tất cả các phân nhóm HIV‐1 khác nhau đang lưu hành trên thế giới. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu đánh giá trên thực địa nhằm xác định độ chính xác của sinh phẩm LAg-Avidity để ước tính tỷ lệ mới nhiễm.

Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng sinh phẩm LAg Avidity ước tính tỷ lệ mới nhiễm và xác định chiều hướng nhiễm HIV trên những quần thể nguy cơ cao tại Việt Nam.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một khái niệm mới được nhóm kỹ thuật của TCYTTG đưa ra trong xác định tỷ lệ mới nhiễm bằng xét nghiệm thông qua số liệu điều tra cắt ngang là phương cách xét nghiệm lây nhiễm gần đây[1]. Do chỉ bằng cách xét nghiệm chúng ta không biết chính xác một người bị nhiễm vào chính xác thời gian nào mà chúng ta chỉ biết khoảng thời gian nào đó mà thôi. Ước tính tỷ lệ mới nhiễm qua xét nghiệm các mẫu từ nghiên cứu cắt ngang gần bằng tỷ lệ những trường hợp mới nhiễm trên 100 người-năm có nguy cơ. Tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi số người có nguy cơ lây nhiễm gần đây, số được phân loại bằng xét nghiệm là bị nhiễm gần đây và thời gian trung bình mà sinh phẩm phát hiện được coi là mới nhiễm.



ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Là các đối tượng của nhóm nguy cơ cao gồm nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ mại dâm (PNMD) và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đã được tiến hành điều tra cho cả hai vòng trong hệ thống giám sát các chỉ số hành vi và sinh học (IBBS) tại Việt Nam.



THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Áp dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu sử dụng lại toàn bộ các mẫu máu được lưu giữ từ các nghiên cứu IBBS I và IBBS II.

Nghiên cứu IBBS I được triển khai năm 2005-2006 tại 7 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và An Giang (NCMT và PNMD tại 7 tỉnh, MSM tại 2 tỉnh). Nghiên cứu IBBS II được tiến hành năm 2009-1201 tại 12 tỉnh Hà Nội. Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP HCM, Cần Thơ, và An Giang (NCMT tại 12 tỉnh, PNMD tại 11 tỉnh và MSM tại 4 tỉnh).

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM

Trên các mẫu đã được khẳng định HIV dương tính trong hai nghiên cứu IBBS I và IBBS II, sử dụng sinh phẩm LAg Avidity để xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm phản ứng với sinh phẩm này thì mẫu đó được coi là nhiễm HIV trong khoảng thời gian 4-5 tháng trước đó.

Hạn chế của sinh phẩm xét nghiệm phát hiện những trường hợp mới nhiễm là phân loại sai một số các trường hợp nhiễm đã lâu (đã nhiễm hơn 1 năm) thành mới nhiễm trong các nghiên cứu cắt ngang [2]. Tỉ lệ nhiễm đã lâu bị phân loại sai là mới nhiễm được gọi là tỷ lệ phân loại sai gần đây (tỷ lệ FRR). Để hiệu chỉnh sai số này, chúng tôi đã sử dụng công thức tính toán tỷ lệ mới nhiễm hiệu chỉnh [3,4] như sau:

Trong đó:



Ir : tỷ lệ mới nhiễm HIV

N : số những trường hợp HIV âm tính trong cuộc điều tra

P : số những trường hợp HIV dương tính trong cuộc điều tra

R : số mẫu được phân loại là mới nhiễm HIV gần đây

ω : số ngày trung bình thời gian mới nhiễm HIV gần đây

ε : tỷ lệ phân loại sai (FRR)

Cỡ mẫu

Theo tài liệu hướng dẫn của UNAIDS [1], cỡ mẫu cho từng nhóm nghiên cứu được tính toán dựa trên các số liệu đầu vào của IBBS I và IBBS II là:




Nhóm & năm

ω

CoV ω (%)

FRR (%)

CoV FRR (%)

Tỷ lệ hiện nhiễm (%)

Tỷ lệ mới nhiễm (%)

Hệ số thiết kế (Design Effect)

Cỡ Mẫu

NCMT

























2005

141

7.40

2.33

15.11

36.30

5.00%

1.2

2070

2009

141

7.40

2.33

15.11

30.70

5.00%

1.2

1767

PNMD

























2005

141

7.40

2.33

15.11

8.60

1.50%

1.2

3806

2009

141

7.40

2.33

15.11

8.50

1.50%

1.2

3785

MSM

























2005

141

7.40

2.33

15.11

8.99

5.00%

1.5

770

2009

141

7.40

2.33

15.11

13.67

5.00%

1.5

1278

Trong đó:

ω : số ngày trung bình thời gian mới nhiễm gần đây

CoV ω : Hệ số biến thiên của ω

FRR : Tỷ lệ phân loại sai

CoV FRR : Hệ số biến thiên của FRR

CoV Tỷ lệ mới nhiễm : Hệ số biến thiên của tỷ lệ mới nhiễm

Hệ số thiết kế : Hiệu chỉnh cho những thiết kế chọn mẫu không phải là mẫu ngẫu nhiên đơn

Hệ số điều chỉnh FRR của Việt Nam đã được tính toán cụ thể từ một nghiên cứu trước đây cho chúng ta FRR của miền Bắc là 2,62% (95% CI: 1,61; 3,64; CoV 19,7) và FRR cho miền Nam là 0,69% (95% CI: 0,14; 1,24; CoV 40,7).


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương