ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tỷ lệ nhiễm HIV giảm rõ rệt trong nhóm NCMT tại tỉnh Thanh Hóa theo thời gian từ năm 2010-2012 (p<0,05). Được triển khai can thiệp các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, chiều hướng một số hành vi nguy cơ của nhóm NCMT như giảm tỷ lệ dùng chung BKT, tăng tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với PNBD có sự thay đổi tích cực (p<0,05); hành vi sử dụng BCS thường xuyên với khách hàng trong nhóm PNBD trong tháng qua cũng được cải thiện (p<0,05). Tuy nhiên, tình trạng tiêm chích, sử dụng chung BKT trong nhóm PNBD vẫn tồn tại. Độ bao phủ của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng đích của cả 3 năm điều tra. Theo đó, để chương trình can thiệp cho nhóm NCMT và PNBD đạt được mục tiêu và bền vững cần đẩy mạnh các hoạt động can thiệp: tăng cường chương trình phân phát và trao đổi BKT, BCS, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; Duy trì hệ thống nhân viên tiếp cận cộng đồng nhóm NCMT và PNBD trong việc tiếp cận, truyền thông và các dịch vụ cho can thiệp cho nhóm đối tượng đích trên địa bàn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Tiểu ban giám sát HIV, Kết quả giám sát trọng điểm 1994-2012.

2. Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2009), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2009-2010.

3. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa (2012), Báo cáo kết quả giám sát trọng điểm 2000-2012.



THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2012

1 Nguyễn Thị Thủy và cs Khoa PC HIV/AIDS

2 Phạm Đức Mạnh, 2 Nguyễn Văn Hùng

1 Viện VSDT Tây Nguyên

2 Cục Phòng, chống HIV/AIDS


TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 810 đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi sống tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi về phòng lây nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên nhóm đối tượng này. Chọn mẫu bằng phương pháp PPS và xử lý số liệu trên phần mềm Stata 10.0 và Epi Info 2000 cho thấy: 6,5% có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS; 57,8% biết HIV là căn bệnh truyền nhiễm; 7,5% cho rằng HIV đã có thuốc chữa khỏi và 11,2% nói đã có vaccin phòng bệnh; 34,3% biết đúng 3 đường lây của HIV; 43,9% biết đúng các cách phòng lây nhiễm HIV; 24% có thái độ tích cực với người nhiễm HIV; 86,6% không sử dụng BCS khi QHTD; 9,9% có hành vi phòng lây nhiễm HIV tốt. Nghiên cứu cũng cho thấy cần phải có chiến lược, mô hình cũng như hình thức truyền thông phù hợp với những đặc điểm khác nhau về dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa…của nhóm đối tượng này vì đây là một số yếu tố có liên quan.

SUMMARY

A cross-sectional descriptive study was performed on 810 subjects who are ethnic minorities aged 15-49 years living in the city of Buon Ma Thuot, Dak Lak Province. This study aims to explore the knowledge, attitude and behavior about HIV and a number of relevant factors in this population. PPS sampling method and data processing in software Stata 10.0 and Epi Info 2000 showed that 6.5% had adequate knowledge about HIV/AIDS, 57.8% knew that HIV infections; 7.5% for drugs that have been cured of HIV and 11.2% said had preventive vaccine; 34.3% knew the correct 3 types of HIV transmission; 43.9% correctly knew how to prevent HIV infection; 24% have positive attitudes to people living with HIV; 86.6% did not use condoms when having sex; 9.9% have behavioral HIV prevention possible. Studies also indicate the need for a strategy, as well as modeling appropriate forms of communication to the different characteristics of ethnicity, language, culture... of this group because it is one of the factors that related.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng nói chung và của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS [3][5]. Đặc thù về trình độ văn hóa, phong tục tập quán, hiểu biết, hành vi và các biện pháp can thiệp trên nhóm dân tộc ít người cũng có nhiều khác biệt so với người Kinh [2][4]. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần đưa ra những chính sách, chiến lược cũng như chương trình phù hợp để phòng chống sự lây lan HIV trong nhóm đối tượng này. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năm 2012” với 2 mục tiêu cụ thể:

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năm 2012.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về phòng lây nhiễm HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. BMT.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi đang sống tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk. Sử dụng phương pháp chọn mẫu xác xuất tỷ lệ với kích thước quần thể (PPS). Số liệu được xử lý trên phần mềm Stata và Epi Info 2000.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 - 9 năm 2012.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN



Biểu đồ 1: Các nguồn tiếp cận thông tin về HIV/AIDS

Trong tổng số 810 người có 758(93,6%) người đã từng nghe nói về HIV/AIDS.

Nguồn thông tin tiếp nhận chủ yếu qua kênh truyền thông đại chúng (Tivi, đài phát thanh…), kênh truyền thông trực tiếp như qua cán bộ y tế, CQĐP hay qua các buổi hội họp ít mang lại thông tin cho người đồng bào thiểu số ở đây.

Bảng 1: Hiểu biết chung về HIV/AIDS



Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)

HIV là bệnh truyền nhiễm

468

57,8

HIV do virus gây ra

440

54,3

HIV phát hiện qua XN máu

228

28,1

HIV đã có thuốc chữa

61

7,5

HIV đã có vacxin phòng

91

11,2

Có thuốc điều trị kéo dài sự sống cho người nhiễm HIV

182

22,5

Tỷ lệ hiểu biết một số kiến thức chung cần thiết về HIV/AIDS không cao, chỉ có 57,8% tổng số người được điều tra biết HIV là căn bệnh truyền nhiễm; 28,1% người biết HIV phát hiện được qua xét nghiệm máu. Vẫn có không ít người nghĩ rằng HIV đã có thuốc chữa (7,5%) hay đã có vacxin phòng chống căn bệnh này (11,2%).

Bảng 2: Kiến thức về đường lây và biện pháp phòng lây nhiễm HIV



Nội dung

n

Tần số

Tỷ lệ (%)

Biết các nguy cơ lây nhiễm

758

693

85,9

Biết đúng và đủ 03 đường lây

758

498

65,7

Biết đúng cách phòng lây nhiễm

Biết đúng các cách phòng lây nhiễm

758

333

43,9

Biết không đầy đủ

758

425

56,1

Nhận thức sai về cách phòng lây nhiễm HIV

Nằm màn tránh muỗi đốt

758

132

16,3

Không sống chung với người nhiễm HIV

758

74

9,1

Trong số những người đã từng nghe nói về HIV/AIDS, chỉ có 34,3% biết đúng và đủ 03 đường lây truyền của HIV. Tỷ lệ biết đúng các cách phòng lây nhiễm thấp (43,9%). Vẫn còn một số người cho rằng nằm màn hay không ngủ chung với người bị nhiễm HIV thì có thể phòng tránh việc bị lây nhiễm, đây là một trong những quan niệm sai lầm gây ra sự kỳ thị đối với người nhiễm.

Bảng 3: Thái độ đối với người nhiễm HIV



Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)

Thái độ khi biết người thân bị nhiễm HIV

Cảm thấy bình thường, không sợ hãi

348

43,0

Không cần giữ bí mật

407

50,2

Sẵn sàng chăm sóc tại nhà

721

89,0

Vẫn sống chung, dùng BCS khi QHTD

545

67,3

Thái độ khi biết hàng xóm bị nhiễm HIV

Xa lánh

89

11,0

Động viên an ủi

337

41,6

Giúp đỡ, chăm sóc khi cần thiết

256

31,6

Thái độ khi biết thầy/cô giáo bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh

Không đồng ý để thầy/cô đó tiếp tục dạy

158

19,5

Vẫn chấp nhận cho thầy/cô đó dạy học

511

63,1

Thái độ phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Phải được tách ra sống riêng biệt

178

22,0

Phải thấy xấu hổ về bản thân

157

19,4

Có lỗi vì là người mang bệnh cho cộng đồng

150

18,5

Đa số những người được phỏng vấn đều trả lời sẵn sàng chăm sóc người thân của mình tại nhà (89,0%); 50,2% cho rằng không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của người thân và 67,3% vẫn chấp nhận sống chung với vợ/chồng nhiễm HIV. Có 63,1% vẫn chấp nhận khi một thầy/cô giáo bị nhiễm HIV nhưng vẫn còn khỏe mạnh tiếp tục dạy học. 11.0% vẫn có thái độ xa lánh khi biết người hàng xóm quanh mình bị nhiễm HIV.

Bảng 4: Hành vi tiêm chích ma túy




Nội dung

N

Tần số

Tỷ lệ (%)

Có sử dụng ma túy

810

32

4,0

Có tiêm chích ma túy

32

23

71,8

Sử dụng chung BKT

23

0

0

Trong số 4% ĐTNC đã từng sử dụng ma túy có 71,8% tiêm chích, tuy nhiên không có ai sử dụng chung bơm kim tiêm.





Biểu đồ 2: Hành vi sử dụng BCS khi quan hệ tình dục
Có 71% trong số những người được phỏng vấn đã từng quan hệ tình dục, độ tuổi QHTD lần đầu <18 tuổi chiếm 8,5%. Trong đó 86,6% không bao giờ sử dụng BCS khi QHTD và chỉ có 3,1% trong số đó thường xuyên sử dụng BCS.

Bảng 5: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS




Các yếu tố

Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS

N

Tần số

Tỷ lệ (%)

CI

95%


Giới tính

Nam

328

22

6,7

p= 0,812

OR=1,07


Nữ

430

27

6,3

Tuổi

15 - 24

281

29

10,3

p= 0,001

OR=2,63


25 - 49

477

20

4,2

Dân tộc

Ê đê

548

36

6,6

p=0,849

OR=1,07


DTTS khác

210

13

6,5

Học vấn

Có đi học

672

48

7,1

p= 0,034

Không đi học

86

1

1,2

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

226

24

10,6

p=0,002

OR=2,41


Đã có gia đình

532

25

4,7

Tình trạng kinh tế

Không nghèo

712

49

6,9

p= 0,066

Nghèo

46

0

0,0

Biết đọc tiếng phổ thông



617

47

7,6

p=0,007

OR=5,73


Không

141

2

1,4

Nghề nghiệp

Nông dân

521

17

3,3

p=0,000

HS-SV, CBVC

132

22

16,7

Nghề khác

105

10

9,5

Nguồn nhận thông tin

Tivi, Đài phát thanh, sách báo

506

24

4,7

p= 0,006

OR=2,21


CBYT, hội họp, CQĐP

252

25

9,9

Bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS ở nhóm 15-24 tuổi cao hơn so với nhóm tuổi 25-49 (10,3% và 4,2%); những người có đi học cao hơn những người không đi học (7,1% và 1,2%); người sống độc thân cũng có kiến thức đầy đủ cao hơn người đã có gia đình (10,6% và 4,7%). Những người biết đọc thành thạo tiếng Việt có tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS cao hơn những người không biết (7,6% và 1,4%). Còn có sự khác nhau về tỷ lệ kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS giữa các nhóm nghề nghiệp, giữa các nguồn nhận thông tin về HIV/AIDS. Những sự khác nhau này cũng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6: Một số yếu tố liên quan đến thái đối với người nhiễm HIV


Các yếu tố

Thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV

n

Tần số

Tỷ lệ (%)

CI

95%


Giới tính

Nam

328

70

21,3

p=0,133

OR=1,30


Nữ

430

112

26,0

Nhóm tuổi

15 – 24

281

75

26,6

p= 0,185

OR=1,26


25-49

477

107

22,4

Dân tộc

Êđê

548

131

23,9

p=0,913

OR=1,01


DTTS khác

210

51

24,3

Học vấn


Có đi học

672

169

25,2

p=0,040

OR=1,89


Không đi học

86

13

15,1

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

226

58

25,7

p=0,487

OR=1,14


Đã có gia đình

532

124

23,3

Tình trạng kinh tế

Không nghèo

712

174

24,4

p=0,278

OR=1,54


Nghèo

46

8

17,4

Biết đọc tiếng phổ thông



617

158

25,6

p=0,031

OR=1,68


Không

141

24

17,0

Nghề nghiệp

Nông dân

521

113

21,7

p=0,006

HS-SV, CBVC

132

45

34,1

Nghề khác

105

24

22,9

Kiến thức về HIV

Đầy đủ

49

19

38,8

p=0,012

OR=2,12


Không đầy đủ

709

163

22,9

Tỷ lệ người có thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV ở những người có đi học (25,2%) cao hơn không đi học (15,1%); người biết đọc thành thạo tiếng phổ thông (25,6%) cao hơn người không biết (17,0%). Những người làm những nghề nghiệp khác nhau cũng có thái độ khác nhau đối với người có HIV. Những người có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS thì cũng có thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV cao hơn so với những người không có kiến thúc đầy đủ (38,8% và 22,9%). Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 7: Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng BCS


Các yếu tố

Hành vi có sử dụng BCS

n

Tần số

Tỷ lệ (%)

CI

95%


Giới tính

p=0,157

OR=0,71


Nam

234

37

48,1

Nữ

341

40

51,9

Tuổi

p=0,051

OR=1,78


15-24

91

18

19,8

25-49

484

59

12,2

Trình độ học vấn

p=0,489

OR=1,27


Có đi học

98

11

14,3

Không đi học

477

66

85,7

Dân tộc










p=0,250

OR=1,34


Ê đê

384

47

12,2

DTTS khác

191

30

15,7

Kiến thức về HIV




p=0,000

OR=3,07


Kiến thức đầy đủ

63

18

28,6

Kiến thức không đầy đủ

512

59

11,5

Những người có kiến thức đầy đủ về HIV sử dụng BCS khi QHTD cao hơn (28,6%) người có kiến thức không đầy đủ (11,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Những người từ 15-24 tuổi có tỷ lệ sử dụng BCS cao hơn nhóm 25-49 tuổi (19,8% và 12,2%). Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD cũng có sự khác nhau giữa người có đi học (14,3%) và không đi học (85,7%), giữa dân tộc Êđê (12,1%) và những dân tộc thiểu số khác (15,7%).



KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ

Tỷ lệ hiểu biết đúng 3 đường lây nhiễm HIV/AIDS thấp (34,3%); biết đúng các cách phòng lây nhiễm HIV (43,9%); tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS là rất thấp (6,5%). Chỉ có 24,0% có thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số có hành vi phòng lây nhiễm HIV tốt chiếm 9,9%. Có 4% đã từng sử dụng ma túy, trong đó 71,8% đã tiêm chích, tuy nhiên không có trường hợp nào dùng chung BKT. Tỷ lệ không bao giờ sử dụng BCS khi QHTD khá cao (86,6%).

Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố có liên quan thống kê đến kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS cũng như thái độ tích cực đối với người nhiễm như: Tuổi, tình trạng hôn nhân, khả năng đọc tiếng Việt, nghề nghiệp, nguồn nhận thông tin về HIV/AIDS. Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS còn là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi về phòng lây nhiễm HIV của ĐTNC.

Sở Y tế, trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cần đưa ra các mô hình, chương trình truyền thông thay đổi hành vi phù hợp với các nhóm dân tộc khác nhau: đa dạng hóa nội dung, phong phú về hình thức. Ngôn ngữ sử dụng nên có cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc để phù hợp cho những người biết đọc cũng như hình ảnh dễ hiểu cho những người không biết đọc. Tăng cường các hình thức truyền thông trực tiếp qua mạng lưới CBYT thôn buôn, hội họp..Tăng cường truyền thông sử dụng BCS khi QHTD trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu can thiệp trên nhóm đối tượng này.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế và các cs (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY): Hà Nội.



2. PGS.TS. Trịnh Quân Huấn và cs (2006), Tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

3. Nguyễn Trần Hiển (2010), Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế.

4. Phan Thị Thu Hương (2006), Tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa, Tạp chí Y học thực hành số, Bộ Y tế, số 742, 743.

5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (2012), Báo cáo tình hình HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2012: Đăk Lăk.

6. Bộ Y tế (2012), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS quý II năm 2012.

7. UNAIDS (2006), Cập nhật tình hình dịch AIDS - Báo cáo đặc biệt về HIV/AIDS tháng 12/2006.

7PHƠI NHIỄM MÁU VÀ DỊCH THỂ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN Y4 ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2012-2013
Trần Như Nguyên, Cao Thị Vân Anh

Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 sinh viên Y4 Đại học Y Hà Nội năm học 2012-2013 với 2 mục tiêu: 1/ Mô tả tình trạng phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên Y4 trường Đại học Y Hà Nội năm học 2012-2013; 2/ Khảo sát các biện pháp dự phòng và cách xử trí sau phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân của sinh viên Y4 Đại học Y Hà Nội năm 2012. Cho kết quả: Tỷ lệ sinh viên phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân là 67%, phơi nhiễm ở sinh viên nữ (80,5%) cao hơn nhiều ở nam sinh viên (49,6%), phơi nhiễm ở sinh viên cử nhân điều dưỡng cao nhất (83,3%). Đa số sinh viên có dự phòng sau phơi nhiễm: Tỷ lệ xử trí ngay sau phơi nhiễm là 81,6% báo cáo phơi nhiễm là 17,9% xét nghiệm máu 20,9% điều trị dự phòng 6,5%. Khuyến nghị: Trang bị đầy đủ bảo hộ cho sinh viên khi thực tập; giám sát việc thực hiện nội dung phòng ngừa chuẩn; quản lý và điều trị dự phòng các phơi nhiễm xảy ra.

Từ khóa: Phơi nhiễm máu, chấn thương kim, sinh viên y khoa, nhân viên y tế.

SUMMARY

A cross-sectional laboratory-based comparative study was performed among 50 samples from infants of HIV-infected mother involved in Prevention of Mother to Child HIV Transmission (PMCT) program during April 2010 to March 2011 to study the feasibility of dried blood spot (DBS) for early infant diagnosis of HIV in Myanmar. Whole blood was collected from HIV-exposed infants. Cell pallet was prepared from 500µl of whole blood and stored at -70°C. Each 50µl of whole blood was soaked onto the circle of Whatman 903 DBS card, dried and stored in sealable plastic bag with desiccant for at least two weeks at room temperature. Detection of viral nucleic acid for whole blood and DBS were done using Amplicor HIV-1 DNA PCR test and the results were compared. Out of 50 samples, there were 13 positive and 37 negative. There was no significant difference between whole blood and DBS sample results. This study highlights that the storage condition and the extraction method we used on DBS are reliable for the effectiveness of DBS samples in early infant diagnosis of HIV infection compared with whole blood samples.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhân viên y tế (NVYT) cũng như sinh viên y khoa có nguy cơ lây nhiễm các virus lây truyền qua đường máu (HIV, HBV, HCV, HTLV) khi tiếp xúc trực tiếp với máu, các chế phẩm từ máu, các dịch thể lẫn máu trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân (BN). Nguy cơ lây nhiễm lên đến 30% đối với HBV; 1,8 – 10% đối với HCV và 0,3% đối với HIV sau một lần tiếp xúc [1].

Một báo cáo năm 1996 ước tính hàng năm tại Mỹ có 196 721 ca phơi nhiễm (PN) máu, dịch thể qua da và niêm mạc, khoảng 800 000 lượt chấn thương do kim và y cụ sắc xảy với NVYT. Trong số những y cụ đó, 16 000 có nhiễm HIV, con số mang HBV và HCV được ước tính còn cao hơn [2]. Tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2005 trên toàn quốc có 975 trường hợp PN HIV/AIDS nghề nghiệp, trong đó có 746 trường hợp là NVYT [1].

Sinh viên (SV) là đối tượng thiếu kinh nghiệm lâm sàng, kĩ năng lâm sàng chưa thành thục, kiến thức y học chưa hoàn thiện, mệt mỏi với lịch học/thi dày đặc, lại phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới. Vì vậy tình trạng phơi nhiễm được dự tính là khá phổ biến. Mặt khác, SV còn rất lúng túng trong xử trí sau PN, có đến 52% SV không thực hiện một biện pháp sơ cứu nào sau PN và chỉ 14% có báo cáo PN với người phụ trách, 9% thử máu [3] và 2% được điều trị dự phòng sau PN khiến nguy cơ lây nhiễm sau PN càng tăng lên [4]. Hiện nay chưa thấy một nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về vấn đề này trong sinh viên Đại học Y Hà Nội khi đi thực hành lâm sàng. Vì vậy đề tài "Phơi nhiễm máu và dịch thể trong thực hành lâm sàng của sinh viên Y4 Đại học Y Hà Nội năm học 2012-2013" được thực hiện với các mục tiêu:

1. Mô tả tình trạng phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên Y4 trường Đại học Y Hà Nội năm học 2012-2013.

2. Khảo sát các biện pháp dự phòng và cách xử trí sau phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân của sinh viên Y4 Đại học Y Hà Nội năm 2012.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên khóa 2009-2015 (Y4) thuộc các mã ngành đào tạo: Bác sỹ đa khoa, Bác sỹ Y học Cổ truyền, Bác sỹ Răng hàm mặt, Bác sỹ Y học Dự phòng, Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân Kỹ thuật Y học đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội.



Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Thời gian và địa điểm:

Nghiên cứu thực hiện tại Đại Học Y Hà Nội từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.



Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:

Cỡ mẫu được ước tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước tính tỉ lệ:



Với α=0,05; e =0,1; p = 0,58 (Tỷ lệ phơi nhiễm dưới da với máu/dịch thể của sinh viên Y khoa, nghiên cứu của Đỗ Phương Loan tại 8 trường Đại Học Y toàn quốc năm 2006 [4]), cỡ mẫu cần thiết là 279, lấy tròn cỡ mẫu 300. Sinh viên được chọn ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách do phòng Quản lý Đào tạo Đại học cung cấp.



Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu:

Phỏng vấn gián tiếp có hướng dẫn bằng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn.



Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu được làm sạch và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Phần mềm thống kê Stata 10 được sử dụng trong phân tích số liệu. Các trắc nghiệm thống kê để đánh giá sự khác biệt giữa các tỷ lệ. Mức ý nghĩa thống kê p=0,05.



Đạo đức nghiên cứu:

Có sự đồng ý tự nguyện tham gia của sinh viên sau khi được giải thích về mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu đảm bảo giữ bí mật thông tin cá nhân và nghiên cứu chỉ nhằm phục vụ sức khỏe sinh viên và nhân viên y tế.



KẾT QUẢ CHÍNH

Trong tổng số 300 sinh viên tham gia vào nghiên cứu có 169 (56,3%) sinh viên nữ, 131 (43,7%) sinh viên nam. Sinh viên thuộc 6 mã ngành tham gia thực hành lâm sàng trong đó: 192 (64%) sinh viên Bác sĩ đa khoa, 42 (14%) sinh viên Bác sĩ răng hàm mặt, 30 (10%) sinh viên Cử nhân điều dưỡng, 13 (4,3%) sinh viên Bác sĩ y học cổ truyền, 12 (4%) sinh viên Cử nhân kĩ thuật y học, 11 (3,7%) sinh viên Bác sĩ y học dự phòng.



Tình trạng PN máu và dịch thể của sinh viên

Bảng 1: Tình trạng PN của SV theo lượt mắc



Phơi nhiễm

Số lượng (%)

Số lượt trung bình

Chưa từng

99 (33)

0

Đã từng

< 5 lượt

28(13,9)

201 (67)

7,1 ± 4,3

5-10 lượt

57(28,4)

> 10 lượt

116(57,7)

Tổng cộng

300 (100)




Tỷ lệ sinh viên từng ít nhất một lần phơi nhiễm với máu và dịch thể bệnh nhân là 67%. Trong đó số sinh viên có trên 10 lượt phơi nhiễm chiếm tỉ lệ cao nhất 57,7%. Số lượt PN trung bình là 7,1 ± 4,3 lượt/SV

Bảng 2: Tỷ lệ phơi nhiễm theo giới và mã ngành.




Giới và mã ngành

Số lượng (%)

P

Giới

Nam

65 (49,6)

0,000

Nữ

136 (80,5)

Mã ngành học

Bác sỹ đa khoa

128 (66,7)

0,292

Bác sỹ Y học Cổ truyền

8 (61,5)

Bác sỹ Răng hàm mặt

28 (66,7)

Bác sỹ Y học Dự phòng

6 (54,5)

Cử nhân Điều dưỡng

25 (83,3)

Cử nhân Kỹ thuật y học

6 (50)

Tỷ lệ phơi nhiễm ở sinh viên nữ (80,5%) cao hơn nam (49,6%), p < 0,05 (test χ2), phơi nhiễm ở nhóm SV ngành Điều dưỡng cao nhất (83,3%), thấp nhất là nhóm SV ngành Cử nhân Kĩ thuật Y học (50%), p > 0,05 (test χ2).

Bảng 3: Phân loại phơi nhiễm

Loại PN

Số lượng (%)

Số lượt Trung bình

PN da niêm mạc

Qua da lành

185 (92)

195 (97)

4,7 ± 3,7

Qua vết thương hở

52 (25,9)

Máu/dịch bắn vào mắt

7 (3,5)

Dịch/máu bắn vào miệng/mũi

4 (2)

Phơi nhiễm xuyên da

Do kim lòng rỗng

138 (68,7)

164 (81,6)

2,4 ± 2,3

Do kim không lòng

42 (20,9)

Dao mổ

20 (10)

Dao cạo, y cụ bén không xác định

0 (0)

Mảng ống nghiệm, lam kính

19 (9,5)

Trong nhóm sinh viên từng bị ít nhất một lượt PN, có 97% sinh viên đã từng bị PN qua da, niêm mạc, trong đó nhiều nhất là tiếp xúc trực tiếp qua da lành (92%). Số lượt phơi nhiễm da/niêm mạc trung bình 4,7 ± 3,7 lượt/SV.

Có 81,6% sinh viên từng bị PN do chấn thương xuyên da, trong đó nhiều nhất là PN với kim lòng rỗng (68,7%). Số lượt phơi nhiễm xuyên da trung bình 2,4 ± 2,3 lượt/SV.



Xử lý sau phơi nhiễm

Bảng 4: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (n=201)




Dự phòng

Nam

Nữ

Tổng

Số lượng (%)

Số lượng (%)

Số lượng (%)

Xử lý vết thương

53(81,5)

111(81,6)

164 (81,6)

Báo cáo phơi nhiễm

11(16,9)

25(18,4)

36 (17,9)

Đánh giá nguy cơ

26(40)

52 (38,2)

78 (38,8)

Đánh giá nguồn phơi nhiễm

32(49,2)

65 (47,8)

97 (48,3)

Xét nghiệm máu

13 (20)

29 (21,3)

42 (20,9)

Tư vấn phơi nhiễm

0

0

0

Điều trị dự phòng

4 (6,2)

9 (6,6)

13 (6,5)

Theo dõi kết quả các xét nghiệm

5 (7,7)

11 (8,1)

16 (8)

Có 81,6% sinh viên xử lý vết thương sau phơi nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất. Các bước dự phòng khác cũng khá phổ biến như đánh giá nguồn phơi nhiễm (48,3%), đánh giá nguy cơ sau phơi nhiễm (38,8%), xét nghiệm máu (20,9%). Chỉ có 17,9% báo cáo phơi nhiễm và không SV nào thực hiện đủ cả 8 bước dự phòng sau PN.

Bảng 5: Xử lý của sinh viên khi phơi nhiễm xuyên da




Biện pháp xử lý

Nam

Nữ

Tổng

Số lượng(%)

Số lượng(%)

Số lượng(%)

Không xử lý

11 (16,9)

28 (20,6)

39 (19,4)

Cả 5 bước xử lý vết thương

0

0

0

Xối ngay vết thương dưới vòi nước

25 (38,5)

33 (24,3)

58 (28,9)

Rửa bằng xà phòng và nước sạch

27 (41,5)

63 (46,3)

90 (44,8)

Sát trùng bằng dung dịch

43 (66,2)

93 (68,4)

136 (67,7)

Nặn máu vết thương

10 (15,4)

20 (14,7)

30 (14,9)

Để vết thương chảy máu

0

0

0

Xử trí phổ biến nhất của sinh viên khi bị kim, y cụ sắc nhọn đâm xuyên da là sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn (67,7%), rửa bằng xà phòng và nước sạch (44,8%). Vẫn còn 14,9% sinh viên nặn máu vết thương và 19,4% sinh viên không xử lý.

BÀN LUẬN

Tình trạng PN máu và dịch thể của sinh viên

Theo kết quả nghiên cứu có đến 67% sinh viên ít nhất một lần PN với máu và dịch thể bệnh nhân. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Phương Loan thực hiện tại 8 trường Đại học Y toàn quốc (2005) với kết quả là 91,7% [4]. Tuy nhiên lại cao hơn kết quả nghiên cứu trên sinh viên Y khoa của hầu hết các tác giả khác trên thế giới: Markovic-Denic và cộng sự (2012) khảo sát trên sinh viên Y khoa tại Belgrade, Serbia là 9,8% [5]; 29,5% ở sinh viên Y khoa của một trường đại học tại Đức theo Schmid, K và cộng sự (2007) [6]. Tỷ lệ PN trên sinh viên cũng cao hơn nhiều tỷ lệ phơi nhiễm trong nhóm NVYT làm việc tại các khoa phòng khác nhau trong bệnh viện [7]. Trung bình mỗi sinh viên qua 1 năm thực hành lâm sàng bị 7,1 ± 4,3 lượt phơi nhiễm. Sinh viên có trên 10 lượt PN chiếm tỉ lệ cao nhất 57,7%; sinh viên có dưới 5 lượt PN chỉ chiếm 13,9%. Kết quả này khác biệt với kết quả của Nguyễn Đỗ Nguyên thực hiện tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 với tỷ lệ sinh viên phới nhiễm dưới 5 lần là 43,5% và trên 5 lần chỉ chiếm 2,9%. Điều này cho thấy dù tỷ lệ sinh viên từng bị phơi nhiễm có giảm đi nhưng số lượt phơi nhiễm không giảm, mặt khác còn tăng lên và tập trung tại một nhóm sinh viên có các thao tác thực hành chưa đúng quy trình.

Tỷ lệ phơi nhiễm theo giới và mã ngành đào tạo có sự chênh lệch. Do sinh viên nữ thường có thể lực kém hơn sinh viên nam, khả năng chịu đựng những căng thẳng, mệt mỏi, sức ép công việc và học tập yếu hơn. Khi đối mặt với lịch trực dày đặc, đặc biệt là ca trực kéo dài 24h, sự tập trung và chính xác trong những thao tác giảm đi rõ rệt dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm cao. Đó là những lý giải cho tỷ lệ phơi nhiễm thu được ở sinh viên nữ (80,5%) cao hơn gấp 1,6 lần tỷ lệ PN ở SV nam (49,6%), sự khác biệt tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Trong kết quả nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư thực hiện năm 2009 trên đối tượng là NVYT cho thấy: PN thường gặp ở điều dưỡng viên (116 trường hợp; 35,5%), học viên điều dưỡng (34 trường hợp; 10,4%) [8]. Ở nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ PN ở SV Điều dưỡng cao nhất (83,3%). Tuy vậy, sự khác biệt tỷ lệ PN giữa các mã ngành chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Có 97,1% sinh viên bị PN qua da, niêm mạc. Trong số đó nhiều nhất là loại tiếp xúc trực tiếp qua da lành chiếm 92%. Loại PN này có tỷ lệ cao tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm rất thấp, thấp hơn nhiều các loại PN khác nên không cần quá lo ngại. 81,6% sinh viên bị PN do chấn thương xuyên da, nhiều nhất là PN với kim lòng rỗng chiếm 68,7%, và ít nhất là PN với dao mổ (10%); mảng ống nghiệm, lam kính vỡ (9,5%). Sở dĩ tỷ lệ PN với kim lòng rỗng chiếm tỷ lệ cao do tiêm truyền, lấy máu là thủ thuật chủ yếu được sinh viên thực hiện khi thực hành lâm sàng tại bệnh viện và cũng là thao tác gây PN nhiều nhất. Kết quả này cũng khá đồng nhất với kết quả theo dõi trong nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư thực hiện năm 2009 trên đối tượng là NVYT [8].

Dự phòng trước PN và xử lý sau PN của sinh viên

Theo kết quả của nghiên cứu, có 81,6% SV từng PN trả lời có thực hiện ít nhất một biện pháp xử lý sau phơi nhiễm. Có 19,4% SV không thực hiện bất cứ một biện pháp xử lý nào. Tỷ lệ sinh viên không có biện pháp xử lý gì sau PN đã giảm hơn hơn so với kết quả cuộc khảo sát tương tự trên SV Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (52%) nhưng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Phương Loan tại 8 trường Y toàn quốc (11,2%). Trong đó đối với phơi nhiễm do chấn thương xuyên da bởi y cụ sắc nhọn, xử lý thường gặp nhất của SV là sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn (67,7%), rửa bằng xà phòng và nước sạch (44,8%), xối ngay vết thương dưới vòi nước (28,9%). Vẫn còn sinh viên nặn máu vết thương (14,4%) và không có SV nào để vế thương tự chảy máu. Đa số sinh viên (82,1%) không hề báo cáo với người phụ trách ca trực sau khi phơi nhiễm và chỉ 17,9% SV có báo cáo sau PN. Kết quả này cũng tương tự tỷ lệ báo cáo sau phơi nhiễm của sinh viên theo nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ vào 14% [3], nghiên cứu của Đỗ Phương Loan tại 8 trường Đại học Y toàn quốc là 17,7% [4]. Tất cả đều thấp hơn so với các nghiên cứu trên sinh viên quốc tế như của Markovic-Denic, L., I. Ostric và cộng sự (2012) là 69,5% [5], của Talas, M. S. (2009) là 43.9% [9]. Các bước dự phòng khác cũng được sinh viên thực hiện rất hạn chế và không có bất cứ SV nào thực hiện đủ cả 8 bước dự phòng sau PN. Điều này thể hiện suy nghĩ chủ quan, coi thường nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu sau những tiếp xúc với máu và dịch thể bệnh nhân. Thể hiện thực trạng thiếu kiến thức và hiểu biết không thấu đáo của sinh viên, cộng thêm sự chủ quan bất cẩn cũng như thiếu sự hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát của các thế hệ đàn anh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.



KẾT LUẬN

Kết luận về tình trạng PN máu/dịch thể trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên

Tỷ lệ sinh viên có ít nhất một lần PN với máu và dịch thể bệnh nhân sau một năm thực hành lâm sàng tại bệnh viện là cao (67%)

Tỷ lệ phơi nhiễm ở sinh viên nữ (80,5%) cao hơn gấp 1.6 lần tỷ lệ PN ở SV nam (49,6%) với p < 0.05. Tỷ lệ PN ở cử nhân Điều dưỡng cao nhất (83,3%)

Kết luận về dự phòng trước phơi nhiễm và xử trí sau phơi nhiễm của sinh viên

Phần lớn sinh viên đã có biện pháp xử trí sau phơi nhiễm (81,6%) nhưng chưa đúng đắn và đầy đủ: Hầu hết sinh viên không báo cáo phơi nhiễm (82,9%) và không có sinh viên nào thực hiện đầy đủ 8 bước dự phòng sau phơi nhiễm.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Dự phòng PN nghề nghiệp với HIV/AIDS cho nhân viên y tế. NXB Y học.Trang 99-104, 169-188.

2. Tereskerz PM, Pearson RD, Jagger J. Occupational exposure to blood among medical students. New England Journal of Medicine 1996; 335: 1150-1153.

3. Nguyễn Đỗ Nguyên, Phạm Thế Vinh, Phạm Hồng Duy Anh, Mai Thị Thanh Thúy (2004). PN máu do chấn thương trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên Y khoa Đại học Y Dược TP HCM, Y Học TP HCM, tập 8, phụ bản số 1, 2004.

4. Đỗ Phương Loan (2006). Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và PN nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường đại học Y toàn quốc. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa- trường Đại học Y Hà Nội.

5. Markovic-Denic, L., I. Ostric, et al. (2012). Knowledge and occupational exposure to blood and body fluids among health care workers and medical students. Acta Chir Iugosl 59(1): 71-75.

6. Schmid, K., C. Schwager, et al. (2007). Needlestick injuries and other occupational exposures to body fluids amongst employees and medical students of a German university: incidence and follow-up. J Hosp Infect 65(2): 124-130.

7. Vương Thị Nguyên Thảo và cộng sự (2003). Tổng kết tình hình nhân viên y tế bị tai nạn nghề nghiệp gây PN với HIV tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2000 đến 7/2002. Hội nghị Quốc tế về bệnh nhiễm trùng và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện Bạch Mai. Bộ Y tế.

8. Lê Thị Anh Thư (2009). Hiệu quả của chương trình phòng ngừa PN do nghề nghiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy.Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, 2010 tr 429 – 435.

9. Talas, M. S. (2009). Occupational exposure to blood and body fluids among Turkish nursing students during clinical practice training: frequency of needlestick/sharp injuries and hepatitis B immunisation. J Clin Nurs 18(10): 1394-1403.



MÔ HÌNH TƯ VẤN XÉT NGHIỆM TỰ NGUYỆN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI 2 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA
Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Bá Cẩn
TÓM TẮT

Mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) lưu động được thí điểm tại 2 huyện điểm nóng về NCMT và HIV/AIDS là Quan Hóa và Mường Lát tỉnh Thanh Hóa từ 2009-2012. Kết quả nghiên cứu đánh giá sau 3 năm thực hiện cho thấy, đây là mô hình phù hợp cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Mô hình VCT lưu động thực sự đã đạt được mục tiêu đề ra, là “Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ VCT của các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao và cộng đồng; Hoàn thiện mô hình VCT phù hợp cho đối tượng đích là đồng bào dân tộc thiểu số và nhóm khách hàng nhiều nguy cơ và khó tiếp cận”.

Số lượng khách hàng mà mỗi đợt VCT lưu động tiếp cận trung bình là 40-50 người, cao hơn nhiều so với lượng khách hàng đến với điểm VCT cố định. Giảm bớt rào cản về địa lý, văn hóa và kinh tế cho đối tượng đích để họ được biết thêm nhiều thông tin về HIV/AIDS cũng như biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, điều trị khi có nhu cầu.

Các điểm VCT lưu động ở hai huyện được đặt tại các Trạm y tế xã, tận dụng cơ sở vật chất của TYT xã, địa điểm này được đánh giá là khá phù hợp với đa phần đối tượng đích nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung, đảm bảo sự riêng tư/tính bảo mật thông tin cho khách hàng.

Đa số các nhóm đối tượng đều hài lòng khi đến với dịch vụ VCT lưu động và một trong những lý do là họ không phải đi một quãng đường miền núi quá xa để sử dụng dịch vụ, không mất chi phí đi lại. Các kết quả đánh giá về sự chấp nhận của khách hàng về dịch vụ cho thấy khách hàng không những chấp nhận mà còn cảm thấy hài lòng về những gì mà dịch vụ đem lại.

Hoạt động VCT lưu động góp phần cải thiện khía cạnh công bằng trong tiếp cận dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV cho người dân có nguy cơ cao, cũng như chăm sóc liên tục cho người có HIV ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, VCT lưu động luôn đi kèm với truyền thông nên nhận thức của người dân về HIV/AIDS cũng được nâng cao, giảm kỳ thị trong cộng đồng với những người có HIV.

Cần có những nghiên cứu tiếp theo đánh giá hiệu quả kinh tế và tính phù hợp về mô hình này để tiếp tục nhân rộng cho vùng sâu, vùng xa.

SUMMARY

Mobile voluntary counseling and testing (VCT) was piloted from 2009 to 2012 in two districts with high injecting drug use and HIV prevalence (so called ‘hotspots’): Quan Hoa and Muong Lat districts of Thanh Hoa province. Results of the study showed that this is an appropriate model for HIV/AIDS control in remote areas with relatively high ethnic minority populations. The mobile VCT model achieved its dual objectives of: enhancing accessibility to VCT services for high risk target groups and communities; and developing an effective mobile VCT service model targeting minority ethnic groups, people at risk and hard to reach populations.

Each mobile VCT visit reached an average 40-50 people, much higher than the number of clients received by a fixed-site VCT clinic in town. Mobile VCT contributes to reducing the barriers formed by geography, culture and economy for the target population. In addition, ethnic minority people get an opportunity to learn more about HIV/AIDS prevention, find out their HIV status and understand that there are services available for HIV treatment and care if and when needed.

The mobile VCT in two hotspot districts (operating out of fixed-site VCT clinics in the District Health Centers) utilized the facilities of Commune Health Stations for day visits. These locations were considered suitable for the majority of the targeted clients and for the general community population, as they were perceived to ensure privacy/confidentiality of client information.

The majority of clients were pleased with the mobile VCT services. One of the main reasons reported by clients is that they do not have to travel long distances from their villages in mountainous areas to district centers in order to access the service – this saves time and travel costs. Results of the evaluation research were that clients not only accepted the mobile VCT service but also felt happy with all of the services offered.

Mobile VCT and integrated services contribute significantly to achieving equity in peoples’ access to health services and VCT, particularly those at high risk, the poor and remote ethnic minorities. Mobile services also provide continuity of care and treatment for people living with HIV in mountainous and remote regions. Finally, mobile VCT should always incorporate information, education and communication (IEC) activities that help to increase awareness around HIV/AIDS among individuals and in the community, and reduce stigma and discrimination towards people living with HIV/AIDS.

Further studies are needed to assess thecost-effectiveness and suitability of this model to help control HIV/AIDS in remote areas.
GIỚI THIỆU

Hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2002, là một trong các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cơ bản. VCT tập trung vào tư vấn và khuyến khích thay đổi hành vi cá nhân, giáo dục cộng đồng, khuyến khích cá nhân làm xét nghiệm HIV và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ. Từ tháng 2/2007, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, và Bộ Y tế đã phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai dịch vụ TVXNTN cố định trên quy mô rộng lớn theo các chương trình, dự án khác nhau như: dự án của Ngân hàng thế giới, dự án LIFE-GAP, dự án Quỹ Toàn cầu, tổ chức Marie Stopes quốc tế tại Việt Nam (MSIVN).

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, các cơ sở VCT cố định cũng bộc lộ một số tồn tại như: Độ bao phủ chưa cao; Các cơ sở VCT cố định chủ yếu được đặt ở các trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn nên chưa thu hút được khách hàng tiềm năng ở các vùng xa.

Để bao phủ tới các đối tượng dễ bị tổn thương tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ đã thí điểm mô hình VCT lưu động thích hợp dành cho các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, được triển khai tại huyện Quan Hóa và Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa từ 2009 đến 2012.



Mục tiêu.

Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ VCT của các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao và cộng đồng; hoàn thiện mô hình VCT lưu động phù hợp cho đối tượng đích là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa tại huyện Quan Hóa và Mướng Lát, tỉnh Thanh Hóa từ 2009 đến 2012.



  1. Mô tả thực trạng hoạt động của mô hình VCT lưu động đã triển khai tại hai huyện;

  2. Xác định ưu/nhược điểm cũng như các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của dịch vụ VCT lưu động và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoặc hạn chế các yếu tố đó, và mở rộng mô hình VCT lưu động.

PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) và nghiên cứu định lượng (phỏng vấn và hồi cứu số liệu thứ cấp). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp quan sát bằng bảng kiểm nhằm tìm hiểu hiện trạng hoạt động của mô hình VCT lưu động.



2. Đối tượng nghiên cứu:

2.1. Nghiên cứu định lượng

Phỏng vấn: Khách hàng sử dụng dịch vụ VCT lưu động.

Quan sát: Đối tượng là cơ sở vật chất và toàn bộ trang thiết bị y tế phục vụ cho dịch vụ VCT lưu động và các cuộc tư vấn của toàn bộ tư vấn viên của 02 đội VCT lưu động.

Hồi cứu số liệu thứ cấp: toàn bộ văn bản liên quan đến kết quả thực hiện dịch vụ VCT lưu động của hai đội, bao gồm các báo cáo hàng tháng/quý/năm.



2.2. Nghiên cứu định tính

Đối tượng phỏng vấn sâu gồm Lãnh đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, Cán bộ Trạm Y tế (TYT) xã điều phối hoạt động VCT lưu động, Khách hàng sử dụng dịch vụ VCT lưu động, Người biết đến dịch vụ VCT nhưng chưa sử dụng.

Đối tượng thảo luận nhóm: Cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã, Cán bộ đội TVXNTN lưu động

a.Thời gian: Từ tháng 4 - 7/2012

b.Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Quan Hóa (xã Hiền Kiệt, Hiền Chung) và huyện Mường Lát (xã Mường Lý), tỉnh Thanh Hóa.

3.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.1. Nghiên cứu định lượng

Cỡ mẫu: nghiên cứu dự kiến lấy mẫu 40 người/địa điểm vì vậy tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ VCT tại 3 địa điểm (3 xã Hiền Kiệt, Hiền Chung thuộc huyện Quan Hóa và xã Mường Lý thuộc huyện Mường Lát) được chọn vào mẫu đánh giá là 120 người.

Chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Khách hàng sau khi được tư vấn, xét nghiệm được điều tra viên tiếp cận tiến hành phỏng vấn.

Quan sát: Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế dùng cho VCT lưu động: 3 bảng kiểm; Nội dung và kỹ năng tư vấn của tư vấn viên: 12 bảng kiểm. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát mỗi tư vấn viên 2 lượt (1 khách hàng nam, 1 khách hàng nữ). Quan sát cả 3 tư vấn viên của mỗi đội. Như vậy, tổng số 2 đội VCT lưu động có 12 bảng kiểm quan sát.



3.2. Nghiên cứu định tính:

Được chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích:

Phỏng vấn sâu: 09 cuộc với khách hàng sử dụng dịch vụ VCT lưu động và 01 cuộc với người biết đến dịch vụ này nhưng chưa sử dụng; 03 cuộc với cán bộ TYT xã trực tiếp tham gia hoạt động này; và 02 cuộc với cán bộ lãnh đạo TTYT huyện. Tổng số 15 cuộc PVS.

Thảo luận nhóm: 03 cuộc với nhóm cán bộ phụ nữ + đoàn thành niên (1 cuộc/xã); và 02 cuộc với 2 đội VCT lưu động. Tổng số có 05 cuộc thảo luận nhóm.



4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Thông tin định lượng được làm sạch và mã hóa. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3 và phân tích bằng phần mềm SPSS17.

Thông tin định tính thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm, gỡ băng và phân tích theo chủ đề bằng phần mềm NVivo 8.

5. Đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu, bộ công cụ thu thập số liệu và thỏa thuận tham gia nghiên cứu sẽ được xem xét và phê duyệt của Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. Việc tham gia nghiên cứu của các đối tượng là hoàn toàn tự nguyện. Nghiên cứu tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo sự tôn trọng, nhân phẩm và sự tự nguyện của từng cá nhân tham gia. Chú trọng đảm bảo tuyệt đối tính bí mật cho người tham gia nghiên cứu.



KẾT QUẢ

1. Mô tả và đánh giá hoạt động của dịch vụ VCT lưu động tại hai huyện Quan Hóa và Mường Lát

Kết quả quan sát cho thấy, trong các TYT xã được chọn làm điểm VCT lưu động, 2 xã Hiền Kiệt và Hiền Chung ở huyện Quan Hóa đã đảm bảo tốt các yêu cầu này. Trong khi đó, xã Mường Lý do đặc thù về cấu trúc cũng như số lượng các phòng của TYT xã nên không đảm bảo được nguyên tắc một chiều. Ba tiêu chuẩn được đáp ứng nhiều nhất đó là: đủ diện tích, có bàn ghế dùng cho hoạt động tư vấn và đạt điều kiện vệ sinh. Chỉ có xã Hiền Chung đảm bảo được tiêu chuẩn “kín đáo”. Hai xã Mường Lý và Hiền Kiệt cửa sổ của các phòng tư vấn đều là cửa kính và có thể nhìn vào bên trong. Cả ba xã đều có đủ các trang thiết bị dùng cho việc xét nghiệm, tuy nhiên một số vật liệu khác tại phòng xét nghiệm còn chưa đáp ứng được các yêu cầu như tranh, ảnh tuyên truyền về HIV/AIDS, sơ đồ quy trình TVXNTN. Nguyên nhân, đội VCT lưu động huyện Quan Hóa cho rằng: “mỗi lần đi xuống cơ sở phải mang theo nhiều trang thiết bị mà lại đèo nhau đi xe máy nên chỉ cố gắng mang theo những thứ cơ bản và tối thiểu phục vụ cho việc tư vấn và xét nghiệm thôi”.

Về nhân lực, cả 2 đội đều thiếu cán bộ hành chính, nên việc tiếp đón khách hàng tại Mường Lát còn có sự lộn xộn khi khách hàng đến đông. Huyện Mường Lát không có tư vấn viên là người dân tộc biết nói tiếng Thái nên đã gặp khá nhiều khó khăn khi tư vấn cho khách hàng người Thái không nói được tiếng Kinh.

Về kỹ năng tư vấn, các tư vấn viên đội VCT lưu động chỉ đạt số điểm từ 33-72/100 điểm. Trong đó, kỹ năng “tiếp xúc ban đầu” có số điểm cao nhất, dao động trong khoảng 57-70/100. Tiếp theo là kỹ năng “khai thác thông tin”, có số điểm khá dao động giữa các tư vấn viên, từ 44-72/100. Cuối cùng là kỹ năng “cung cấp thông tin”, có số điểm thấp nhất, từ 33-61/100. Về trình độ chuyên môn của tư vấn viên (đánh giá buổi tư vấn trước xét nghiệm), theo hướng dẫn quốc gia về TVXNTN, có tổng cộng 14 nội dung cần tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên kết quả quan sát cho thấy, không có cán bộ tư vấn nào thực hiện đầy đủ 14 nội dung tư vấn. Lãnh đạo TTYT huyện Mường Lát cho biết: “trình độ của anh em cán bộ miền núi hầu hết là trung cấp, cái khó khăn nhất của anh em là kỹ năng truyền thông, nếu như mà duy trì hoạt động của đội VCT này thì phải tăng cường đào tạo kỹ năng truyền thông, tư vấn”.

Quy trình hoạt động của đội VCT lưu động gồm các bước chính như sau: (1) Lập kế hoạch; (2) Tuyên truyền về dịch vụ VCT trong vòng 1 tuần trước ngày làm việc tại xã; (3) VCT lưu động đầy đủ: làm đăng ký, tư vấn trước XN, lấy máu, xét nghiệm (test nhanh tại chỗ), trả kết quả và tư vấn cho khách hàng kết quả XN âm tính, và (4) VCT lưu động rút gọn (sau 1 tuần): trả kết quả và tư vấn cho khách hàng có kết quả XN dương tính (bằng test nhanh tại chỗ) được hẹn quay lại nhận kết quả. Kết quả đánh giá cho thấy, cả hai đội VCT lưu động của hai huyện đã làm đúng theo quy trình trên. Việc phối hợp với Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên địa phương cùng với tuyên truyền viên đồng đẳng là cách rất tốt mà các đội VCT lưu động đã sử dụng để tiếp cận được với tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Hơn nữa, đội truyền thông chủ yếu là người địa phương nên không gặp khó khăn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc.

Hoạt động xét nghiệm: Đội đã sử dụng test nhanh và hẹn trả kết quả cho khách hàng sau 1-2 giờ. Những kết quả nghi ngờ dương tính sẽ được đội mang mẫu máu về TTYT xét nghiệm lại để khẳng định và hẹn khách hàng đến nhận kết quả sau 10 ngày tại TYT xã.




Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương