ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên


KẾT LUẬN 1. Đặc điểm và điều kiện sống của trẻ



tải về 3.39 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm và điều kiện sống của trẻ: Nghiên cứu 186 trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV, có 4,83% trẻ nhiễm HIV trong đó cao nhất là ở thành phố Huế chiếm 33,33%, sau đó đến Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà cùng 22,22%; Có 33,33% chưa được tiếp cận điều trị ARV. Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV phân bố chủ yếu ở địa bàn các huyện chiếm 79,41%. Nhóm tuổi từ 6 – 15 chiếm 72,03%; nam giới 53,85% và nữ 46,15%; 9,09% trẻ không được đi học; 30,06% trẻ mồ côi bố, mẹ hoặc cả hai. Ngoài ra, có 49,46% trẻ sống với bố, mẹ và 45,16% sống với người thân (ông, bà, anh chị..) và 5,37% trẻ sống tại cơ sở từ thiện (chùa, nhà thờ); 69,93% trẻ sống ở nông thôn và 30,07% ở thành thị. Có 49,66% trẻ sống trong hộ gia đình có trên 4 người; 41,95% sống trong những gia đình có mức sống dưới chuẩn nghèo; 78,32% trẻ sống trong gia đình có nhà cấp 4 và 5,6% trẻ sống trong các cơ sở từ thiện; về tình trạng sức khoẻ: Có 63,63% trẻ mắc các bệnh trong tháng qua, những bệnh thường gặp là bệnh đường hô hấp (61,53%), tiêu hóa (16,48%) và các bệnh nhiễm trùng khác (2,36%).

2. Nhu cầu, nguyện vọng

Có 43,35% trẻ đã được hỗ trợ về xã hội và 63,63% được hỗ trợ về y tế. Đa số có nguyện vọng nhu cầu về hỗ trợ việc làm cho gia đình đảm bảo thu nhập ổn định góp phần nuôi dưỡng các trẻ, hỗ trợ học phí, chi phí hàng tháng, chi phí đào tạo nghề cố định cho các trẻ đến năm 18 tuổi.



KIẾN NGHỊ

1. Xây dựng mô hình hỗ trợ xã hội, y tế cho trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã phường và các tổ chức tôn giáo;

2. Tổ chức khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe, tình trạng và nguy cơ nhiễm HIV cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

3. Hỗ trợ định mức cho trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo tinh thần Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

4. Tạo điều kiện công ăn việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nuôi dưỡng hoặc người bảo trợ cho trẻ. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sống cho trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS, “Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012, kế hoạch hoạt động năm 2013”.

2. Nguyễn Ngọc Linh (Long An), Phân tích tình hình và nhu cầu của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV tại Thị xã Tân An và huyện Đức Hoà tỉnh Long An năm 2005, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, Tạp chí Y học thực hành số 528+529, trang 270-273.

3. Nguyễn Văn Kính, Nghiên cứu thực trạng quản lý, chăm sóc cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục-Lao động II Hà Nội năm 2007, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tạp chí Y học thực hành số 742+743.

4. Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

5. Sở Y tế, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, “Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012, kế hoạch hoạt động năm 2013”.

6. Atwine B., Cantor-Graae E. and Banjunirwe F. (March 2005), ‘Psychological distress among AIDS orphans in rural Uganda’, Social Science & Medicine 61 555-564.

7. France Lert và cs, Trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam: các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận chăm sóc y tế, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tạp chí Y học thực hành số 742+743.

8. Monasch and J. Ties Boerma (2004), 'Orphanhood and childcare patterns in Sub-Saharan Africa: an analysis of national surveys from 40 countries', AIDS 18 (suppl. 2): S55-S65.

9. UNAIDS. AIDS Epidemic update 2011. Available at http://www.unaids.org/en/KnowledgeCentre/HIVData/EpiUpdate/EpiUpdArchi ve/ 2011/default.asp.



10. UNICEF/UNAIDS (2010) 'Children and AIDS: Fifth Stocktaking Report'.
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ HIỆN NHIỄM HIV VÀ CÁC HÀNH VI NGUY CƠ

LIÊN QUAN Ở NHÓM PHỤ NỮ BÁN DÂM VÀ NHÓM

NGHIỆN CHÍCH MA TÚY QUA GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM PHỐI HỢP ĐIỀU TRA HÀNH VI TẠI TỈNH THANH HÓA NĂM 2010, 2011 VÀ 2012
Nguyễn Bá Cẩn, Hà Đình Luận, Phạm Hoàng Anh

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa
TÓM TẮT

Giám sát trọng điểm (GSTĐ) HIV phối hợp điều tra hành vi được triển khai ở Thanh Hóa từ năm 2010 với sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế. Đối tượng được lựa chọn bao gồm: người nghiện chích ma túy (NCMT) tại cộng đồng ở 3 đơn vị Thành phố Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và Thị xã Sầm Sơn; Phụ nữ bán dâm (PNBD) tại cộng đồng ở Thành phố Thanh Hóa và Thị xã Sầm Sơn.

Kết quả: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm NCMT giảm dần từ 17% (2010), 16,3% (2011) và 11% (2012) (p<0,05); Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm PNBD cũng giảm 4,6% (2010), 4,7% (2011) và 4% (2012). Nhóm NCMT sử dụng BKT sạch luôn duy trì ở mức trên 95%; tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với PNBD trong tháng qua tăng từ 23,7% (2010) lên 74,5% (2012) (p<0,05), tỷ lệ dùng chung BKT giảm từ 26% (2010) xuống còn 6,7% (2012) (p<0,05).

Nhóm PNBD, sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất cũng duy trì ở mức cao trên 95%, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên trong tháng qua cũng tăng từ 58,7% (2010) lên 62,7% (2012) (p<0,05); tỷ lệ khám và điều trị STI cũng được cải thiện từ 75,3% (2010) lên 83,7% (2012). Đã phát hiện nhóm PNBD tiêm chích ma túy là 4,7% (năm 2010), 3,7% (năm 2011) và 4,3% (năm 2012). Hầu hết số người NCMT và PNBD có kết quả HIV dương tính chưa được tiếp cận điều trị ARV.

Khuyến nghị: Cần phải đẩy mạnh hơn nữa chương trình can thiệp giảm tác hại cho các nhóm NCMT và PNBD và bạn tình của họ. Duy trì hệ thống nhân viên tiếp cận cộng đồng hai nhóm này để tăng cường tiếp cận can thiệp và mở rộng độ bao phủ của dịch vụ cho đối tượng đích.

SUMMARY

Sentinel surveillance coordinate HIV behavioral surveys in Thanh Hoa has deployed since 2010 with the support of the World Health Organization, Project on HIV/AIDS in Vietnam, and Vietnam Administration HIV/AIDS for prevention and control- MoH. Subjects were selected including injecting drug users (IDUs) in 3 units community in Thanh Hoa City, Dong Son and Sam Son Town and women sex workers (FSW) in Thanh Hoa City and Sam Son Town.

Results: The prevalence of HIV among IDUs decreased from 17.0% (2010) to 16.3% (2011) and 11% (2012) (p < 0.05). HIV prevalence among FSW also down from 4.6% (2010), 4.7% (2011) to 4% (2012). IDUs use needles or syringes maintained at over 95%, the rate of consistent condom use among FSW in the last month increased from 23.7% (2010) to 74.5% (2012) (p < 0.05), needle sharing ratio decreased from 26% (2010) to 6.7% (2012) (p < 0,05).

Condom use in FSW during last sex also remained higher than 95%, the rate of condom use in the last month increased from 58.7% (2010) to 62.7% (2012) (p < 0.05); the rate of STI testing and treatment also improved from 75.3% (2010) to 83.7% (2012). Percentage of IUD among FSW was detected is 4.7% (2010), 3.7% (2011) and 4.3% (2012). Most of IDUs and FSW are HIV-positive results do not have access ARV treatment.

Recommendation: Need to further strengthen interventions reduce harm to the FSW and IDUs and their sexual partners. Maintain community outreach workers both groups to enhance intervention reach and expand the coverage of the target service.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh Hóa phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1995 tại huyện Đông Sơn, tính đến 30/6/2013 lũy tích người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh là 6.291; trong đó 3.594 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 1.028 người đã tử vong do AIDS. HIV có mặt tại 100% (27/27) huyện, thị xã, thành phố; 87,3% (556/637) xã, phường. Dịch HIV vẫn đang trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất là NCMT (64,4%) và PNBD (1,9%).

Trước đây, giám sát trọng điểm chỉ thu thập mẫu huyết thanh xét nghiệm xác định tỷ lệ nhiễm HIV hàng năm ở 6 nhóm nguy cơ, mà chưa tiến hành đánh giá hành vi nguy cơ trong nhóm quần thể nguy cơ cao như NCMT và PNBD là hai nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Để tìm hiểu các thông tin về hành vi nguy cơ trong nhóm NCMT và PNBD giúp cảnh báo sớm dịch HIV, xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp, giám sát hành vi lồng ghép trong hệ thống giám sát trọng điểm HIV ra đời thực sự là mốc quan trọng trong theo dõi, đánh giá chiều hướng dịch HIV/AIDS.

Năm 2010, Thanh Hóa là một trong hai tỉnh được thí điểm triển khai hoạt động giám sát trọng điểm lồng ghép điều tra hành với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và dự án Ngân hàng Thế giới, sự hỗ trợ kỹ thuật của Cục phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Qua việc triển khai thực hiện, chúng tôi tiến hành "Đánh giá tỷ lệ hiện nhiễm HIV & hành vi nguy cơ có liên quan ở nhóm NCMT và PNMD trong GSTĐ phối hợp điều tra hành vi tại tỉnh Thanh Hóa trong ba năm 2010-2012".



MỤC TIÊU

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT và PNBD từ năm 2010 đến năm 2012.

Đánh giá chiều hướng các chỉ số hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT và PNBD.

Đánh giá độ bao phủ của các chương trình can thiệp cho nhóm NCMT, PNBD.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Chọn mẫu: Chọn mẫu theo cụm – hai giai đoạn dựa vào danh sách đối tượng nguy cơ cao và bản đồ đối tượng nguy cơ cao.

Cỡ mẫu nghiên cứu: 600 người mỗi năm (300 NCMT và 300 PNBD).

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu trong chương trình GSTĐ.

Đối tượng nghiên cứu:

Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

Người NCMT có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu; PNBD đã từng bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu.

Địa điểm nghiên cứu:

Nhóm NCMT cộng đồng: Huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn.

Nhóm PNBD cộng đồng: Thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm 2010, 2011, 2012.



Phương pháp nghiên cứu:

Đạo đức nghiên cứu: Các đối tượng tham gia tự nguyện, được phép từ chối nếu không muốn tham gia. Các thông tin thu thập được đảm bảo bí mật.



Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu và sử dụng phần mềm Info 7.0 để phân tích.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của quần thể NCMT tại Thanh Hóa

Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm NCMT

Đặc điểm

Năm

2010

2011

2012

Tuổi (N)

150

300

300

Tuổi trung bình

29,6

29,8

29,4

Nhóm tuổi 25-30 (%)

28,0

27,3

27,3

Nhóm tuổi ≥ 30 (%)

49,0

50,0

43,0

Thời gian tiêm chích ma túy (N)

150

300

300

≤ 3 năm (%)

28,3

29,4

29,0

≥ 3 năm (%)

71,7

61,3

71,0

Quần thể NCMT tại Thanh Hóa có độ tuổi trung bình qua các năm cao hơn 29 tuổi. Nhóm tuổi ≥ 30 vẫn là nhóm tuổi chủ yếu chiếm tỷ lệ hơn 40% ở cả 3 năm điều tra. Độ tuổi nhóm NCMT của Thanh Hóa già hơn so với nhóm NCMT trong IBBS vòng 2 – 2009 là 25 tuổi. Người NCMT có thời gian tiêm chích ma túy trên 3 năm chiếm tỷ lệ trên 60% ở cả năm 2010, 2011 và 2012 so với nhóm dưới 3 năm tiêm chích.

2. Đặc điểm chung của quần thể PNBD tại Thanh Hóa

Bảng 2: Đặc điểm chung của nhóm PNBD

Đặc điểm

Năm

2010

2011

2012

Cỡ mẫu (n)

150

300

300

Tuổi










Tuổi trung bình

21,2

23,8

25,5

Nhóm tuổi 20-25

40,0

35,0

40,0

Nhóm tuổi 25-30

23,3

27,0

28,7

Thời gian hành nghề mại dâm










≤ 3 năm

32,0

40,7

35,0

> 3 năm

68,0

59,3

65,0

PNBD có độ tuổi trung bình trẻ hơn (dưới 25 tuổi). Trong đó, nhóm tuổi 20-25 chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 năm điều tra (35-40%). So với nhóm PNBD ở IBBS năm 2009, độ tuổi trung bình cũng tương đồng là 25 tuổi. PNBD có thời gian hành nghề mại dâm trên 3 năm cũng chiếm 2/3 so với nhóm PNBD hành nghề dưới 3 năm.

3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ trong nhóm NCMT

Bảng 3: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ trong nhóm NCMT

Đặc điểm

Năm

2010

2011

2012

Cỡ mẫu (n)

150

300

300

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (%)

17

16,3

11

Sử dụng ma túy và dùng chung BKT (n)

150

300

300

Tỷ lệ sử dụng BKT sạch trong lần gần đây nhất (%)

100,0

99,3

99,7

Tỷ lệ sử dụng chung BKT trong tháng qua (%)

26,0

27,7

6,7

QHTD và sử dụng BCS (n)

150

300

300

Tỷ lệ QHTD với GMD trong năm qua (%)

54,0

71,5

46,3

Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với GMD trong tháng qua (%)

23,7

75,0

74,5

Tiếp cận các dịch vụ (n)

150

300

300

Tỷ lệ được khám và điều trị STI trong 3 tháng qua (%)

-

-

3,7

Tỷ lệ xét nghiệm HIV và biết kết quả trong năm qua (%)

54,0

51,0

34,3

Tỷ lệ nhận BCS trong 1 tháng qua (%)

26,0

36,0

28,6

Tỷ lệ nhận BKT trong tháng qua (%)

96,6

92,3

99,7

Điều trị ARV (%)

3,0

0,6

0,0

Điều trị Methadone (%)

0,7

0,3

2,0

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại Thanh Hóa giảm đáng kể qua các năm: 17% năm 2010, 16,3% năm 2011 và 11% năm 2012 (p<0,05). Tỷ lệ này phù hợp với xu hướng giảm chung của GSTĐ cả nước 14,4% (2010), 13,4% (2011) và 11,8% (2012). Chiều hướng giảm cũng thể hiện rõ rệt ở Thành phố Hồ Chí Minh (từ trên 40% năm 2011 xuống 29,3% năm 2012), ở Hải Phòng là 66% (2006) giảm xuống với 48% (2009), hoặc ở Hà Nội 24% (2006) giảm xuống 21% (2009); tương đồng với các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) năm 2009 so với năm 2006.

Hành vi sử dụng BKT sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất luôn duy trì trên 99% ở cả ba năm tiến hành điều tra cho thấy ý thức sử dụ phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm NCMT là khá tốt. Tuy nhiên, việc duy trì hành vi sử dụng BKT sạch và không dùng chung BKT lại không song hành với nhau. Tỷ lệ sử dụng chung BKT giảm đáng kể vào năm 2012 (6,7%) so với 2011 (27,7%) và 26% năm 2010. Kết quả GSTĐ chung của cả nước, tỷ lệ dùng chung BKT trong 1 tháng qua cũng giảm đáng kể từ 36,3% (2011) xuống 16,7% (2012). Tỷ lệ giảm rõ rệt ở Bình Dương 57,9% (2011) xuống 34,5% (2012); Nghệ An từ 42% (2011) xuống 25% (2012).

Hành vi QHTD với PNBD ở nhóm NCMT trong 12 tháng qua tại Thanh Hóa cũng giảm từ 71,5% (2011) xuống 46,3% (2012). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với PNBD trong tháng qua tăng từ 23,7% (2010) lên 75% (2011) và 74,5% (2012). Tỷ lệ QHTD với PNBD giảm trong 12 tháng và tăng tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với PNBD trong 1 tháng qua là những dấu hiệu tích cực về ý thức phòng lây nhiễm HIV của nhóm TCMT. Đây có thể là yếu tố quyết định giảm tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT trong 3 năm qua. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của GSTĐ chung của toàn quốc.

Liên quan đến tiếp cận các dịch vụ can thiệp cho nhóm NCMT tại Thanh Hóa cho thấy chỉ số nhận BKT sạch trong tháng qua luôn duy trì ở mức trên 90%, nhưng các chỉ số nhận BCS, STI, điều trị Methadone còn rất hạn chế. Tư vấn xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm trong 1 năm qua ở nhóm NCMT chỉ đạt 34% năm 2012 trong khi tỷ lệ này là trên 50% ở năm 2010, 2011. Tỷ lệ này cũng tương tự kết quả IBBS 2009 (chỉ 30% số người NCMT ở tất cả các tỉnh được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV). Như vậy, người NCMT cần được giới thiệu nhiều hơn đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV trong năm để biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân, can thiệp dự phòng cho bản thân, bạn tình và gia đình của họ, giảm tỷ lệ lây nhiễm cho cộng đồng.



4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ trong nhóm PNBD

Bảng 4: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ trong nhóm PNBD

Đặc điểm

Năm

2010

2011

2012

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (n)

150

300

300

Tỷ lệ (%)

4,6

4,7

4,0

QHTD và sử dụng BCS

150

300

300

Tỷ lệ PNBD sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất

96,7

93,0

96,0

Tỷ lệ PNBD sử dụng BCS thường xuyên trong tháng qua

58,7

55,3

62,7

Sử dụng ma túy và dùng chung BKT (N)

150

300

300

Tỷ lệ PNBD đã từng TCMT

4,7

3,7

5,0

Tỷ lệ PNBD có TCMT trong tháng qua

2,7

3,7

4,3

Thời gian TCMT <=3 năm (n)

7

11

14

Tỷ lệ (%)

71,4

81,8

46,7

Tỷ lệ sử dụng chung BKT (n)

7

11

14

Tỷ lệ (%)

14,2

35,5

15,4

Tiếp cận các dịch vụ (n)

150

300

300

Tỷ lệ khám và điều trị STI trong 3 tháng qua

75,3

79,7

83,7

Tỷ lệ xét nghiệm HIV biết kết quả xét nghiệm trong năm qua

74,7

88,9

70,0

Tỷ lệ nhận BCS trong tháng qua

92,6

99,0

99,0

Tỷ lệ nhận BKT trong tháng qua

4,0

3,7

4,6

Tỷ lệ điều trị ARV

0,6

0,0

0,0

Tỷ lệ điều trị Methadone

0,0

0,0

0,0

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tại Thanh Hóa 4,6% (2010), 4,7% (2011) và 4% (2012). Kết quả của GSTĐ quốc gia là 4,4% (2010) giảm xuống 2,9% (2011) và 3% năm 2012. Điều tra IBBS 2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD giữa các tỉnh còn chêch lệch khá cao, cao nhất ở Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh (trên 15%) và tỷ lệ thấp nhất ở Quảng Ninh, Nghệ An dưới 3%.

Tỷ lệ PNBD sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất ở Thanh Hóa luôn ở mức trên 90%; Trong khi, tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS trong tháng qua lại có thay đổi từ 58,7% (2010), giảm xuống 55,3% (2011) và lại tăng lên 62,7% (2012). Tỷ lệ này tương đồng với sự thay đổi chung của GSTĐ quốc gia, tỷ lệ PNBD sử dụng BCS thường xuyên trong tháng qua chiếm 55% (2010), tăng lên 69,1% (2011) và lại giảm xuống 45% (2012). Kết quả của IBBS năm 2009 cũng thể hiện tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với bạn tình duy trì ở mức thấp ở tất cả các tỉnh/ thành trong cả hai nhóm mại dâm đường phố và mại dâm nhà hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn khi PNBD có QHTD với khách lạ.

Tiêm chích ma túy trong nhóm PNBD đang là vấn đề đáng quan tâm vì chính hành vi này là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong ba năm điều tra 2010-2012 chúng tôi đều phát hiện PNBD có tiêm chích ma túy và sử dụng chung BKT. Tỷ lệ PNBD tiêm chích ma túy trong tháng qua lần lượt là 2,7% (2010), 3,7% (2011) và 4,3% (2012). Tỷ lệ tiêm chích chung trong nhóm PNBD cao nhất là năm 2011. Điều quan trọng hơn là thời gian tiêm chích dưới 3 năm chiếm trên 70% (năm 2010 và 2011), trên 45% (2012). Đây là bằng chứng cho thấy có thể PNBD bắt đầu tiêm chích ma túy khi mới hành nghề mại dâm, cần can thiệp sớm cho nhóm PNBD mới hành nghề. Theo IBBS 2009, các số liệu về hành vi tự báo cáo của nhóm PNBD có thể còn thấp hơn so với thực tế ghi nhận trong các cuộc điều tra bởi vì PNBD ở Việt Nam nói chung thường bị kỳ thị do cả hai nguyên nhân: công việc bán dâm của mình và hành vi sử dụng ma túy. Theo báo cáo GSTĐ năm 2012, ở những nơi có dịch mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, PNBD có TCMT có nguy cơ bị nhiễm HIV cao gấp 3 lần so với PNBD không tiêm chích ma túy. Và ở những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD thấp, TCMT khiến nguy cơ lây nhiễm HIV tăng gấp 26 lần. Số liệu gợi ý rằng PNBD có TCMT là nhóm đích quan trọng cho các chương trình can thiệp trong thời gian tới.

Chương trình can thiệp cho nhóm PNBD được thực hiện khá tốt ở Thanh Hóa. Có trên 90% PNBD nhận được BCS trong tháng qua, tỷ lệ PNBD khám và điều trị STI trong 3 tháng qua tăng từ 75,3% (2010) lên 83,7% (2012), gần 100% PNBD có tiêm chích đều nhận được BKT trong tháng qua. Tỷ lệ PNBD được tư vấn, xét nghiệm HIV và nhận kết quả trong năm qua giảm dần từ 74,7% (2010), 88,9% (2011) xuống 70% (2012). Hầu hết PNBD có tiêm chích ma túy được điều trị Methadone, PNBD bị nhiễm HIV chưa tiếp cận điều trị ARV.


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương