ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

2. Đối tượng nghiên cứu


2.1 Dân số mục tiêu: Thai phụ nhiễm HIV tại TPHCM

2.2 Dân số chọn mẫu: Thai phụ nhiễm HIV sanh có hồ sơ tại các cơ sở Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, TPHCM.


3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu


Thời gian: từ ngày 01/01/2012 đến khi đủ số lượng mẫu

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhân Dân gia định, Bệnh viện ĐKKV Củ Chi, BV ĐKKV Hóc Môn, Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện Bình Chánh.


4. Cỡ mẫu: Đây là nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỉ lệ nên cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ trên một dân số hữu hạn:


Với α=0,05 -> Z=1,96; p= 0,5 (chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này nên lấy p=0,5 cho số mẫu lớn nhất) ; d= 0.05

N = 600 (là tổng số đối tượng thai phụ hiện được quản lý, chăm sóc và điều trị trong chương trình phòng

lây truyền HIV từ mẹ sang con)

Cỡ mẫu tính được từ công thức trên là 235 cùng với ước lượng mất mẫu 5% nên cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 248.

5. Kỹ thuật chọn mẫu


Chọn mẫu liên tục hồ sơ bệnh án thai phụ nhiễm HIV sanh con từ ngày 1/1/2012 trong 606 hồ sơ tại các điểm trọn gói như bệnh viện Từ Dũ, Hùng vương, Nhân dân Gia đinh, BVĐKKV Củ chi và Hóc môn, Thủ Đức, Bình Chánh cho đến khi đủ cỡ mẫu trên. Đây- là các bệnh viện có số thai phụ nhiễm được quản lý và sanh nhiều nhất (>95%) so với số thai phụ nhiễm sanh trong năm 2012 tại TPHCM.

6. Vấn đề y đức: Nghiên cứu thu thâp dữ liệu bằng cách hồi cứu hồ sơ bệnh án, có nghiên cứu trên đối tượng con người nhưng không can thiệp hay tác động vào con người. Số liệu sẽ được mã hoá và cất giữ một cách an toàn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Có tổng số 252 hồ sơ đối tượng thỏa tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra với đầy đủ thông tin được đưa vào phân tích. Kết quả được thể hiện như sau:

1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

BẢNG 1: Đặc điểm xã hội học (N = 252)



Đặc điểm

Tần số

Tỉ lệ (%)

Tuổi







≤ 20

30

11,90

21 – 25

67

26,59

26 – 30

97

38,49

31 – 35

37

14,68

> 35

21

8,33

Nơi cư trú







Tỉnh

106

42,06

TP.HCM

146

57,94

Trình độ học vấn







Mù chữ, cấp 1

63

25,41

Cấp 2

116

46,77

Cấp 3

57

22,98

> Cấp 3

12

4,84

Nghề nghiệp







Viên chức

7

2,78

Công nhân

49

19,44

Buôn bán

36

14,29

Nội trợ

122

48,41

Khác

38

15,08

Tình trạng hôn nhân







Đã kết hôn

215

85,32

Độc thân

4

1,59

Ly hôn

10

3,97

Đang sống chung với bạn tình

23

9,13

Số con hiện có







0

86

34,26

1

136

54,18

≥ 2

29

11,55

Đa số thai phụ đi khám thai ở cơ sở y tế nhà nước chiếm 79,98% và 17,5% thai phụ đi khám thai lần đầu ở phòng mạch tư nhân. Đa số thai phụ nhiễm biết về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV 47,2% và 40,5% không rõ tại sao mình bị nhiễm HIV. Hành vi nguy cơ lây nhiễm nổi bật nhất là thai phụ có nhiều bạn tình (77,3%). Có 47,2% thai phụ nhiễm biết nguy cơ lây nhiễm HIV của chồng/bạn tình và 68,9% chồng/bạn tình thai phụ nhiễm có nhiều bạn tình.

2. Thời điểm xét nghiệm HIV của thai phụ

Bảng 2: Thời điểm xét nghiệm HIV của thai phụ

Đặc điểm

Tần số (n=252)

Tỉ lệ (%)

Thời điểm xét nghiệm HIV

<12 tuần (sớm)

29

11,51

12 tuần- trước chuyển dạ (trễ)

142

56,35

Chuyển dạ (rất trễ)

81

32,14


3. Một số các yếu tố liên quan vớixét nghiệm HIV sớm và trễ(trễ và rất trễ)




Sớm

Trễ và rất trễ




KTC 95%

Nơi cư trú













TP.HCM

22 (15,07)

124 (84,93)




0,91 (0,84 – 0,99)

Tỉnh

7 (6,60)

99 (93,40)

Trình độ học vấn**(kiểm định tính khuynh hướng)




Mù chữ, Cấp 1

4 (6,34)

59 (93,64)




1

Cấp 2

10 (8,62)

106 (91,38)




0,93 (0,87 – 0,99)

Cấp 3

9 (15,79)

48 (84,21)




0,86 (0,76 – 0,98)

> Cấp 3

4 (33,33)

8 (66,67)




0,80 (0,66 – 0,97)

Nghề nghiệp













Viên chức

3 (42,86)

4 (57,14)




1

Công nhân

9 (18,37)

40 (81,63)




1,43 (0,89 – 2,30)

Buôn bán

2 (5,56)

34 (94,44)




1,65 (1,16 – 2,35)

Nội trợ

9 (7,38)

113 (94,44)




1,62 (1,20 – 2,20)

Khác

6 (15,79)

32 (84,21)




1,47 (0,92 – 2,35)

Nơi khám thai lần đầu













Phòng mạch tư

1 (2,27)

43 (97,73)




1

Cơ sở y tế nhà nước

28 (14,43)

166 (85,57)




0,88 (0,78 – 0,98)


BÀN LUẬN

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Thai phụ nhiễm sống ở Tỉnh ngoài TPHCM chiếm 42,1% trong tổng số thai phụ nhiễm HIV sanh tại TPHCM. Kết quả này cao hơn so với 26,4% nghiên cứu của Vũ Thị Nhung (2005-2008) tại BV Hùng Vương nhưng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ban Mai về nơi cư trú của chồng thai phụ nhiễm 38% . Có thể lý giải một phần là do Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại TPHCM triển khai rất hiệu quả, tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 5% nên có thể thai phụ nhiễm HIV ở tỉnh biết và đến với TPHCM nhiều hơn.

Nguy cơ làm xét nghiệm HIV trễ và rất trễ của 2 nhóm thai phụ có nghề nghiệp là nội trợ và buôn bán cao gấp 1,64 lần và 1,62 lần so với nhóm thai phụ nghề nghiệp viên chức. Điều này có thể giải thích do do thai phụ làm buôn bán và nội trợ ít tiếp xúc với các kênh truyền thông và hoạt động xã hội nên có thể chưa tiếp cận được các chương trình truyền thông dành cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi mang thai có thể thai phụ nhiễm chưa thấy sự cần thiết phải khám thai sớm . Thai phụ nhiễm có thể cũng không biết được các xét nghiệm cần thiết phải làm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi thai đã lớn, thai phụ nhiễm đi khám thai thai và làm xét nghiệm HIV mới phát hiện bị nhiễm HIV. Do đó, các thai phụ nhiễm này không còn lựa chọn nào khác là phải sanh con và tiếp cận với điều trị thuốc ARV trễ hoặc không kịp uống ARV.

2. Đặc điểm xét nghiệm HIV của thai phụ nhiễm HIV trong thai kỳ

Qua kết quả tổng hợp thì có 77% thai phụ đến khám thai lần đầu tại cơ sở y tế nhà nước và 23% thai phụ đến các cơ sở y tế tư hoặc không đi khám thai trong thai kỳ. Điều này cho chúng ta thấy có một tỉ lệ khá nhiều (23%) thai phụ nhiễm HIV có xu hướng không đi khám thai hoặc chỉ đến khám thai tại phòng mạch tư.

Thai phụ xét nghiệm HIV trong lúc mang thai chiếm gần 68%. Trong đó, thai phụ xét nghiệm HIV sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ chỉ chiếm 11,5%. Thời điểm làm xét nghiệm của thai phụ trong thai kỳ của nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Nhung 2005-2008 tại bệnh viện Hùng vương là 54,6% và kết quả này cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến là 42,1%.

3. Mối liên quan giữa đặc điểm thai kỳ và thời điểm làm xét nghiệm HIV

Nơi cư trú của thai phụ nhiễm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thời điểm làm xét nghiệm HIV của thai phụ (p<0,05). Thai phụ sống tại TPHCM có tỉ lệ làm xét nghiệm trễ bằng 0,91 lần so với thai phụ sống ở Tỉnh. Lý do có thể có là thai phụ nhiễm ở tỉnh không tin vào kết quả xét nghiệm ở tỉnh nên muốn đến TPHCM sanh và làm xét nghiệm HIV để hưởng dịch vụ tốt hơn . Hoặc thai phụ đã biết tình trạng nhiễm HIV của mình trong quá trình mang thai nhưng thai phụ giấu không cung cấp vì sợ phân biệt đối xử. Thai phụ nhiễm ở Tỉnh muốn sanh xa nhà để không ai biết mình bị nhiễm và muốn giấu đi tình trạng nhiễm HIV nên đến khi gần sanh thì mới đến cơ sở y tế tại TPHCM sanh.

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và thời điểm làm xét nghiệm của thai phụ nhiễm HIV. Thai phụ nhiễm HIV có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ làm xét nghiệm sớm càng cao so với thai phụ có trình độ học vấn thấp. Khuynh hướng này có ý nghĩa thống kê (p= 0,006). Điều này thể hiện người có trình độ học vấn càng cao thì càng quan tâm nhiều đến sức khỏe nên đi khám thai càng sớm.

KẾT LUẬN

Tỉ lệ thai phụ xét nghiệm HIV sớm trong thai kỳ 29/252 (11,5%), trễ 142/252 (56,4%) và rất trễ là 81/252 (32,1%)

Thai phụ nhiễm HIV khám thai lần đầu tại cơ sở y tế nhà nước có tỉ lệ xét nghiệm sớm hơn 1,12 lần so với thai phụ nhiễm khám thai tại phòng mạch tư, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,026; PR=0,88 (0,78-0,98).

Những thai phụ nhiễm làm nghề buôn bán thì có tỉ lệ xét nghiệm HIV trễ và rất trễ gấp 1.65 lần so với những thai phụ có nghề nghiệp là viên chức (KTC 95% 1,16 – 2,35). Tương tự với thai phụ làm nội trợ thì tỉ lệ xét nghiệm HIV trễgấp 1,62 lần so với thai phụ làm viên chức (KTC 95% 1,20 – 2,20).

Thai phụ nhiễm HIV tại TPHCM có tỉ lệ xét nghiệm trễ và rất trễ bằng 0,91 lần so với thai phụ nhiễm của Tỉnh đến sanh tại TPHCM, p=0,038, KTC 95% (0,84-0,99).

Thai phụ nhiễm có học vấn càng cao thì tỉ lệ làm xét nghiệm trễ và rất trễ càng thấp. Khuynh hướng này có ý nghĩa thống kê p= 0.006.

Ngoài ra, không có mối liên quan giữa thời điểm làm xét nghiệm HIV sớm, trễ và rất trễ với các yếu tố như tuổi của thai phụ, số con hiện có của thai phụ, thai phụ biết về nguy cơ lây nhiễm HIV, các loại nguy cơ lây nhiễm HIV của thai phụ, thai phụ biết về nguy cơ lây nhiễm HIV của chồng/bạn tình thai phụ, các loại nguy cơ lây nhiễm HIV của chồng/bạn tình thai phụ.

Trên cùng nhóm thai phụ nhiễm HIV có cùng nơi sinh sống, nơi khám thai lần đầu, cùng trình độ học vấn và cùng nghề nghiệp thì:

Thai phụ nhiễm HIV sống ở thành phố Hồ Chí Minh đi khám thai sớm hơn thai phụ nhiễm HIV ở tỉnh khác là 1,07 lần với p là 0,026, KTC 95% (0,87-0,99)

Thai phụ nhiễm HIV khám thai tại cơ sở y tế nhà nước đi khám thai sớm hơn phòng mạch tư 1,2 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với KTC 95% (0,75-0,86). Ngoài ra thai phụ nhiễm HIV không đi khám thai, giấu nơi khám thai thì khám thai trễ và rất trễ hơn thai phụ nhiễm HIV khám thai ở phòng mạch tư gấp 1,11 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với KTC 95% (0,06-1,22).

Thai phụ nhiễm HIV có trình độ học vấn cấp 3 đi khám thai sớm hơn 1,14 lần so với thai phụ nhiễm HIV có trình độ học vấn cấp 1 và mù chữ, KTC 95% (0,78-0,93). Thai phụ nhiễm HIV có trình độ học vấn trên cấp 3 đi khám thai sớm hơn gấp 2,5 lần so với thai phụ nhiễm HIV học cấp 1 và mù chữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, KTC 95% (0,61-0,85),.



Khuyến nghị

Cần lồng ghép truyền thông về HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm vào các buổi sinh hoạt cho nhóm đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ, các phụ nữ buôn bán và nội trợ. Từ đó giúp nâng cao kiến thức giúp các thai phụ nhiễm HIV có thể tự tin tiếp cận sớm hơn với CT PLTMC.

Đối với những tỉnh có tỷ lệ nhiễm thai phụ XN HIV trễ cao, các tỉnh này cần phối hợp thực hiện CT PLTMC với các tỉnh lân cận để chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích thai phụ ở tỉnh nên đến khám thai sớm, làm xét nghiệm HIV và sanh tại Tỉnh. Trường hợp thai phụ nhiễm ở tỉnh có nguyện vọng chuyển đến TPHCM sanh thì cần phải chuyển sớm để thai phụ tiếp cận sớm và liên tục với điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Phối hợp với các phòng mạch tư để các phòng mạch tư tư vấn thai phụ làm xét nghiệm HIV sớm và khi phát hiện thai phụ nhiễm HIV thì tư vấn chuyển đến các cơ sở y tế có chương trình dự phòng lây truyền HIV trọn gói.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy Ban Phòng Chống AIDS (2011) "Báo cáo chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con TPHCM 2011 - phòng theo dõi đánh giá ".

2. Huỳnh Thị Thu Thủy Nguyễn Ban Mai, Lê Trường Giang, Phạm Thị Hải Ly (2010) "Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại Bệnh viện Từ Dũ 2008-2009". Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, 653-657.

3. Dương Lan Dung Nguyễn Viết Tiến, Đỗ Quang Hà, Phan Thu Nga, Nông Minh Hoàng và các cộng sự (2010) "Tình hình phụ nữ mang thai nhiễm HIV và các biện pháp can thiệp điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại một số cơ sở sản khoa phía Bắc trong giai đoạn 2006-2009". các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. 408-413.

4. Vũ Thị Nhung (2010) "Đánh giá chương trình phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Bễnh viện Hùng Vương 2005-2008". Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, 377-380.

5. Lê Thị Kim Phượng Trương Trọng Hoàng, Phạm Thị Hải Ly, Nguyễn Thị Kim Chi, Lê Trường Giang (2010) "Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của Phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009". Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, 231-234.



NHIỄM HIV VÀ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY, GÁI MẠI DÂM

TẠI 4 HUYỆN/THÀNH PHỐ - TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2012

Đỗ Huy Giang

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề tài "Thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm Nghiện chích ma túy, Gái mại dâm tại 4 huyện/thành phố - tỉnh Thái Bình, năm 2012”với mục đích xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và gái mại dâm và mô tả đặc điểm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy và gái mại dâm tại tỉnh Thái Bình năm 2012. Thời gian điều tra (từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012). Đối tượng nghiên cứu gồm 200 người nghiện chích ma túy và 150 gái mại dâm. Kết quả nghiên cứu phát hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại thời điểm điều tra là 11,0%, nhóm gái mại dâm (1,33%). Tỷ lệ nghiện chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm trong vòng 1 tháng qua ở mức cao (13,5%). Số nghiện chích ma túy có quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12 tháng qua chiếm 25%. Tỷ lệ gái mại dâm dùng bao cao su thường xuyên với khách hàng trong tháng gần đây nhất 68,0%. Số gái mại dâm từng tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ 7,33%. Tỷ lệ nhận được bơm kim tiêm sạch của nhóm nghiện chích ma túy 48,0%, nhận bao cao su của nhóm gái mại dâm 70%.

SUMMARY

This study purpose to determine the prevalence of HIV infection among injecting drug users and prostitutes and describe risk behaviors for HIV infection among injecting drug users and sex workers in Thai Binh province in 2012. The period of investigation is from 6/2012 to 12/2012. Study subjects included 200 IDUs and 150 prostitutes. The study found that HIV prevalence among injecting drug at the time of the survey was 11.0%, this percentage of female sex workers is 1.33 %. Percentage of IDUs users sharing needles within 1 month is at a high level (13.5 %). None of addiction drug users have sex with prostitutes in the last 12 months, accounting for 25 %. Ratio prostitutes to use condoms with regular clients in the most recent month are 68.0 %. No. prostitutes each injection drug users accounted for 7.33 %. Percentage received clean needles by injecting drug group is 48.0 % of the group receiving condoms 70% of prostitutes.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính trong lây nhiễm HIV hiện nay thuộc về hành vi của con người chính vì thế càng làm cho việc khống chế dịch HIV/AIDS trở nên khó khăn. Đại dịch đã gây nên những hậu quả không những cho bản thân cá nhân và gia đình người nhiễm HIV/AIDS mà còn ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - chính trị của các Quốc gia trên thế giới.

Tại Thái Bình, tính đến 31/12/2012 lũy tích số người nhiễm HIV tại tỉnh: 4.210 người, số bệnh nhân AIDS còn sống là 1.072 người, có 834 người đã tử vong do AIDS, số xã/phường phát hiện có người nhiễm là 252/286 [6]. Trong những năm gần đây tỷ lệ nhiễm HIV được báo cáo chủ yếu do nghiện chích ma túy và hoạt động mại dâm như năm 2010 NCMT (16,0%), GMD (1,33%), năm 2011 NCMT (13,5%), GMD (1,33%). Việc tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV đối với nhóm NCMT và GMD là vấn đề cần thiết nhằm góp thêm luận cứ khoa học, trả lời cho câu hỏi: Việc cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình can thiệp giảm hại và sự vào cuộc của các cấp chính quyền dẫn đến hành vi sử dụng bơm kim tiêm sạch và bao cao su của các đối tượng NCMT và GMD đã tác động như thế nào đến tỷ lệ nhiễm HIV? Làm cơ sở cho việc xây dựng và củng cố các hoạt động can thiệp phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương góp phần làm giảm sự lây truyền HIV trong cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm Nghiện chích ma túy, Gái mại dâm tại 4 huyện/thành phố - tỉnh Thái Bình, năm 2012”

Mục tiêu nghiên cứu:

1.Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Nghiện chích ma túy và Gái mại dâm.

2.Mô tả đặc điểm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm Nghiện chích ma túy và Gái mại dâm tại tỉnh Thái Bình năm 2012.


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương