ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên



tải về 3.39 Mb.
trang18/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22
(Accessed on Febuary 2, 2010).

3. Amplicor HIV-1 DNA Test, version 1.5, Roche Molecular System, USA.

4. Fischer, A., Lejczak, C., Lambert, C., Servais, J., Makombe, N., Rusine, J., Staub, T., Hemmer, R., Schneider, F., Schmit, J.C., Arendt, V. (2004), Simple DNA Extraction Method for Dried Blood Spots and Comparison of Two PCR Assays for Diagnosis of Vertical Human Immunodeficiency Virus Type 1 Transmission in Rwanda. In Journal of Clinical Microbiology, Vol. 42, No. 1, p 16-20, Available from < http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed /14715726> (Accessed on 23 March, 2010).

5. Leelawiwat, W., Young, N.L., Chaowanachan, T., Ou, C.Y., Culnane, M., Vanprapa, N., Waranawat, N., Wasinrapee, P., Mock, P.A., Tappero, J., McNicholl, J.M. (2008), DBS for the diagnosis and quantitation of HIV-1: Stability status and evaluation of sensitivity and specificity for the diagnosis of infant HIV-1 infection in Thiland. In Journal of Viological Methods, p 109-117, Availiable from < http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18952125 > (Accessed Febuary 10, 2010).

6. McCabe, E.R.B., Huang, S., Seltzer, W.K., Law, M.L. (1987), DNA microextraction from dried blood spots on filter paper blotters: potential applications to newborn screening. In Human Genetics, Vol 75, No 3, p 213-216, Available form (Accessed on Feb 19, 2010).

7. Mitchell, C., Jennings, C., Brambilla, D., Aldrovandi, G., Amedee, A.M., Beck, I., Bremer, J.W., Coombs, R., Decker, D., Fiscus, S., Fitzgibbon, J., Luzuriaga, K., Moye, J., Balumbo, P., Reichelderfer, P., Somasundaran, M., Stevens, W., Frenkel, L. (2008), Diminished HIV type-1 DNA Yield from DBS after storage in a Humid Incubator at 37º C compared to -20º C, In Journal of Clincal Microbiology, Vol 46, No. 9, p 2945-2949, Availiable from (Accessed Febuary 10, 2010).

8. Pediatric HIV Diagnosis and Laboratory Monitoring (2006), Report of a forum for collaborative HIV research working group meeting, Department of Prevention Community Health, The George Washingtom University, School of Public Health and Health Services, p 4-24.

9. Spooner, N., Lad, R., Barfield, M. (2009), The Use of Dried Blood Spot Samples for the Quantitative Bioanalysis of Drugs in PreClinical & Clinical Studies, GlaxoSmithKline, UK, Available


CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XÉT NGHIỆM HIV

TRÊN NAM GIỚI KHƠ-ME VÀ HOA-NÙNG Ở VIỆT NAM
Khưu Văn Nghĩa1, Dương Minh Tin1, Trần Phúc Hậu1,

Phan Trọng Lân1, Phan Thị Thu Hương2, Nguyễn Vũ Thượng1

1Viện Pasteur Tp. HCM, 2Cục Phòng, chống HIV/AIDS

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm (XN) HIV ở nam giới Khơ-me và Hoa-Nùng.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1.076 nam giới người Khơ-Me và Hoa-Nùng (KM-HN) từ 15 đến 49 tuổi tại 3 tỉnh KVPN (Đồng Nai, An Giang và Kiên Giang) vào năm 2012. Người tham gia được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn để thu thập các thông tin về đặc điểm dân số xã hội, hành vi, kiến thức, thái độ về HIV/AIDS và XN HIV. Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến việc đã từng XN HIV.

Kết quả: Tỉ lệ nam giới KM-HN từng XN HIV là 8,1%(KTC 95%: 6,5-9,7). Nam giới KM-HN sống tại Kiên Giang có khuynh hướng XN HIV cao hơn tại Đồng Nai và An Giang (OR = 3,3; KTC 95%: 1,8-6,3) và (OR=2,5; KTC 95%: 1,2-5,2) tương ứng. Nam giới KM-HN có trình độ học vấn từ cấp 3 (phổ thông trung học) trở lên (OR=2,4; KTC 95%: 1,2-4,8), đã từng QHTD (OR=3,4; KTC 95%: 1,6-7,0), có thói quen đọc sách báo (OR=2,4; KTC 95%: 1,4-4,2) và tường thuật đã từng mắc bệnh LTQĐTD (OR=8,7; KTC 95%: 2,3-32,2) có khuynh hướng làm XN HIV nhiều hơn.

Kết luận: Tỉ lệ nam giới KM-HN từng XN HIV còn thấp. Cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động xét nghiệm HIV trong nam giới KM-HN, chú trọng truyền thông trực tiếp cho cả những người có học vấn thấp, ít đọc sách báo, những người chưa từng QHTD hay chưa từng mắc bệnh LTQĐTD.

Từ khóa: XN HIV, KM-HN, Khơ-me, Hoa-Nùng, Nam giới, Việt Nam

SUMMARY

Objective: To evaluate factorsassociated with HIV testing among male Kho-me and Hoa-Nung ethic groups in Vietnam.

Methods:

A cross-sectional design applied among 1,076 male of ethnic groups of Kho-me and Hoa-Nung (KM-HN) from 15 to 49 years at 3 provinces (Dong Nai, An Giang and Kien Giang) in 2012. Participants were interviewed using standardized questionnaires to collect information about socio-demographic characteristics, behaviors, knowledge and attitudes about HIV / AIDS and HIV test. Logistic regression analysis was used to identify factors associated to each HIV test.

Results: The rate of KM-HN men underwent a HIV test was 8.1% (95% CI: 6.5 to 9.7). KM-HN men who are living in Kien Giang (OR = 3.3, 95% CI: 1.8 to 6.3) and An Giang (OR = 2.5, 95% CI: 1.2 to 5.2) were likely higher reports to take HIV test than that in Dong Nai. KM-HN men graduated at high school and above or more (OR = 2.4, 95% CI: 1.2 to 4.8), had had sex (OR = 3.4 95% CI: 1.6 to 7.0), have the habit of reading (OR = 2.4, 95% CI: 1.4 to 4.2) and have had sexually transmitted disease (OR = 8.7, 95% CI: 2.3 to 32.2) tend to do more HIV test.

Conclusions: The rate of KM-HN men got HIV test in this study was low. Thus, there should be a promotion and advocacy for KM-HN men to get HIV test, focusing on direct communication for those with low education, less reading, even those who never wore no sex or sexually transmitted diseases.

Keywords: HIV test, KM-HN, Khmer, Hoa-Nung, male, Vietnam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xét nghiệm HIV là một bước thiết yếu để dự phòng, chăm sóc - điều trị HIV/AIDS và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ. Việc phát hiện và điều trị sớm nhiễm HIV còn giúp giảm khả năng lây truyền HIV từ người nhiễm sang bạn tình của họ; những người có HIV âm tính có thể tiếp tục bảo vệ mình khỏi lây nhiễm qua các biện pháp phòng ngừa như tiêm chích an toàn và tình dục an toàn [1].

Tính đến 30/11/2012, lũy tích số trường hợp HIV và AIDS còn sống trên cả nước lần lượt là 208.866 và 59.839. Số tử vong do AIDS là 62.184 trường hợp [2].Ước tính vào năm 2012, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người Việt Nam trưởng thành (15-49 tuổi) vào khoảng 0,47%, tỷ lệ này ở nam cao gấp 2,5 lần ở nữ [3]. Tuy nhiên, độ bao phủ của xét nghiệm để phát hiện nhiễm HIV vẫn còn hạn chế, đặc biệt ở những vùng xa không có triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS [1] hay vùng nông thôn[4]. Trong khi đó, hai dân tộc Khơ-me và Hoa Nùng (KM-HN) chiếm gần 25% số lượng người các dân tộc thiểu số cả nước, phần lớn lại tập trung ở khu vực nông thôn phía Nam [5].Các dân tộc này được biết còn nhiều hạn chế về trình độ học vấn, kiến thức phòng chống HIV/AIDS và thái độ tích cực với người nhiễm HIV; tỷ lệ XN HIV còn thấp, trong khi tỷ lệ tường thuật từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục lại khá cao[6].

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố liên quan đến việc xét nghiệm HIV ở nam giới trưởng thành người KM-HN, hai quần thể có thể tiềm tàng nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong khi điều kiện tiếp cận với các hoạt động phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế[6].



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đây là một nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 1.076 nam giới dân tộc thiểu số 15-49 tuổi cư trú tại Đồng Nai, An Giang và Kiên Giang, từ tháng 7 đến tháng 12/2012, áp dụng phương pháp điều tra hộ gia đình dựa vào cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo danh sách do địa phương cung cấp.Tại mỗi hộ gia đình được chọn, toàn bộ nam giới15-49 tuổi sống trong cùng hộ gia đình từ 12 tháng trở lên được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, bao gồm các thông tin về dân số xã hội, tình dục, sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức và thái độ liên quan đến HIV/AIDS, xét nghiệm HIV. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều tự nguyện và có xác nhận bằng phiếu đồng ý tham gia.

Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, làm sạch và phân tích bằng Stata 10. Phân tích hồi qui đơn biến và đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan đến việc từng có xét nghiệm HIV ở những người tham gia nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Về đặc tính dân số xã hội, Bảng 1. cho thấy phần lớn nam giới KM-HN có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (87,4%); gần 2/3 đang có vợ/ chồng hoặc sống chung không kết hôn (61,7%) và có theo ít nhất một tôn giáo (65,9%). Tỷ lệ biết nói, đọc và viết thành thạo tiếng dân tộc mình và tiếng Kinh lần lượt là 20,5% và 32,3%. Nghề nghiệp phần lớn là lao động chân tay (58,5%); tuổi trung bình là 30,3. Hầu hết người KM-HN tham gia nghiên cứu sống tại địa phương từ 10 năm trở lên (95,4%) và hơn 2/3 đã từng quan hệ tình dục (67,7%). Tỷ lệ tường thuật từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 1,2%.

Về kiến thức, thái độ liên quan đến HIV/STI, tỷ lệ đạt kiến thức cần thiết về HIV và có thái độ tích cực với người nhiễm HIV theo chỉ số dự phòng quốc gia lần lượt là 15,2% và 12,9%. Gần 2/3 nam giới DTTS đã từng nghe nói về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (58,5%). Tỷ lệ thường xuyên đọc báo/ tạp chí, nghe đài và xem truyền hình ít nhất 1 lần/ tuần lần lượt là 18,9%; 39,6% và 86,1% (Bảng 1.).

Tỷ lệ từng xét nghiệm HIVở nam giới người DTTS tham gia nghiên cứu là 8,1% (KTC 95%: 6,5-9,7); tỉ lệ tương ứng ở Đồng Nai, An Giang và Kiên Giang lần lượt là 5,0% (KTC 95%: 2,8-7,2); 6,8% (KTC 95%: 4,1-9,4) và 12,6% (KTC 95%: 9,1-16,1) (Bảng 1.).

Bảng 1. Một số đặc tính dân số xã hội, kiến thức, thái độ, thói quen và xét nghiệm HIV ở nam giới KM-HNtại Việt Nam, 2012



Đặc tính

Kiên Giang
(N=357)

Đồng Nai
(N=379)

An Giang
(N=340)

Tổng
(N=1076)

n (%)

n (%)

n (%)

n (%)

Dân tộc













Hoa-Nùng

0 (0,0)

378 (99,7)

0 (0,0)

378 (35,1)

Khmer

357 (100,0)

1 (0,3)

340 (100,0)

698 (64,9)

Trình độ học vấn













Trung học cơ sở trở lên

310 (86,8)

310 (81,8)

320 (94,1)

940 (87,4)

Mù chữ, tiểu học

47 (13,2)

69 (18,2)

20 (5,9)

136 (12,6)

Tình trạng hôn nhân













Độc thân, góa, ly thân, ly dị

129 (36,1)

179 (47,2)

104 (30,6)

412 (38,3)

Đang có vợ/chồng, sống chung không hôn nhân

228 (63,9)

200 (52,8)

236 (69,4)

664 (61,7)

Tôn giáo













Không theo tôn giáo nào

9 (2,5)

357 (94,9)

0 (0,0)

366 (34,1)

Có theo một tôn giáo

347 (97,5)

19 (5,1)

340 (100,0)

706 (65,9)

Biết nói, đọc, viết thành thạo tiếng dân tộc mình

37 (10,4)

87 (23,0)

96 (28,2)

220 (20,5)

Biết nói, đọc, viết thành thạo tiếng Kinh

113 (31,7)

47 (12,4)

187 (55,0)

347 (32,3)

Nghề nghiệp













Lao động chân tay

165 (46,2)

294 (77,6)

170 (50,0)

629 (58,5)

Lao động trí óc

41 (11,5)

48 (12,7)

22 (6,5)

111 (10,3)

Lao động tự do

108 (30,3)

31 (8,2)

59 (17,4)

198 (18,4)

Làm thuê, Thất nghiệp

43 (12,0)

6 (1,6)

89 (26,2)

138 (12,8)

Tuổi (năm)













Trung bình (độ lệch chuẩn)

29,8 (9,6)

30,5 (11,2)

30,4 (10,0)

30,3 (10,3)

Số năm sinh sống tại địa phương













< 5 năm

15 (4,2)

3 (0,8)

10 (2,9)

28 (2,6)

5 - < 10 năm

12 (3,4)

4 (1,1)

6 (1,8)

22 (2,0)

≥ 10 năm

330 (92,4)

372 (98,2)

324 (95,3)

1026 (95,4)

Đã từng QHTD

263 (73,7)

223 (58,8)

242 (71,2)

728 (67,7)

Tường thuật từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

9 (2,5)

1 (0,3)

3 (0,9)

13 (1,2)

Kiến thức cần thiết về HIV (CSDPQG-20)*

69 (19,3)

53 (14,0)

42 (12,4)

164 (15,2)

Thái độ tích cực với người nhiễm HIV (CSDPQG-22)**

28 (9,4)

44 (12,3)

43 (18,2)

115 (12,9)

Đã từng nghe nói về các BLTQĐTD

171 (47,9)

313 (82,6)

145 (42,7)

629 (58,5)

Thói quen đọc sách báo, tạp chí













Không biết chữ, không đọc

249 (69,8)

169 (44,6)

299 (87,9)

717 (66,6)

Ít hơn 1 lần/tuần

61 (17,1)

83 (21,9)

12 (3,5)

156 (14,5)

Ít nhất 1 lần/tuần

47 (13,2)

127 (33,5)

29 (8,5)

203 (18,9)

Thói quen nghe đài













Không nghe

145 (40,6)

155 (41,0)

178 (52,4)

478 (44,5)

Ít hơn 1 lần/tuần

48 (13,5)

77 (20,4)

46 (13,5)

171 (15,9)

Ít nhất 1 lần/tuần

164 (45,9)

146 (38,6)

116 (34,1)

426 (39,6)

Thói quen xem ti vi













Không xem

12 (3,4)

3 (0,8)

88 (25,9)

103 (9,6)

Ít hơn 1 lần/tuần

20 (5,6)

4 (1,1)

23 (6,8)

47 (4,4)

Ít nhất 1 lần/tuần

325 (91,0)

372 (98,2)

229 (67,4)

926 (86,1)

Từng xét nghiệm HIV

[Khoảng tin cậy 95%]



45 (12,6)

[9,1- 6,1]



19 (5,0)

[2,8-7,2]



23 (6,8)

[4,1-9,4]



87 (8,1)

[6,5-9,7]



Ghi chú: n: cỡ mẫu; N: tần số;%: Tỷ lệ phần trăm;QHTD: Quan hệ tình dục; BLTQĐTD: bệnh lây truyền qua đường tình dục; CSDPQG: chỉ số dự phòng quốc gia;

* 1 người được cho là có kiến thức cần thiết về HIV khi trả lời đúng 5 câu sau: a) QHTD chung thủy với một bạn tình làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; b) Luôn sử dụng BCS đúng cách khi QHTD có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; c) Nhìn một người có bề ngoài khỏe mạnh thì không thể biết người đó có bị nhiễm HIV hay không; d) Muỗi hay côn trùng đốt không làm lây truyền HIV; e) Ăn chung với người nhiễm thì không bị lây nhiễm HIV.

** 1 người được cho là có thái độ tích cực với người nhiễm HIV khi đồng ý với các ý kiến sau: a) Chấp nhận mua rau/thức ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS; b) Không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm của thành viên trong gia đình; c) Sẵn sàng chăm sóc các thành viên trong gia đình bị nhiễm HIV/AIDS tại nhà; d) Chấp nhận một giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được phép giảng dạy.

Các yếu tố tương quan đến việc từng xét nghiệm HIV ở nam giới KM-HN: Mô hình phân tích hồi quy đa biến ở Bảng 2 cho thấy nam giới KM-HN sống tại Kiên Giang và An Giang, có trình độ học vấn từ cấp 3 (phổ thông trung học) trở lên, đã từng QHTD, có thói quen đọc sách báo và tường thuật đã từng mắc bệnh LTQĐTD có tỉ lệtừng XN HIV cao hơn các nhóm khác. Nam giới DTTS sống tại An Giang và Kiên Giang có tỷ lệ từng XN HIV cao hơn tại Đồng Nai lần lượt gấp2,5 (KTC 95%: 1,2-5,2) và 3,3 (KTC 95%: 1,8-6,3) lần; Những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỷ lệ từng XN HIV cao hơn 2,4 lần (KTC 95%: 1,2-4,8) so với nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Những người đã từng quan hệ tình dục cũng có tỷ lệ từng XN HIV gấp 3,4 lần (KTC 95%: 1,6-7,0) so với những người chưa từng QHTD. Những người có thói quen đọc sách báo, tạp chí có tỷ lệ từngXN HIV cao hơn gấp 2,4 lần (KTC 95%: 1,4-4,2) những người không đọc. Đặc biệt, những người tường thuật đã từng mắc bệnh LTQĐTD có tỷlệ từngXN HIV cao gấp 8,7 lần (KTC 95%: 2,3-32,2) so với những người chưa từng mắc bệnh LTQĐTD.

Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến XN HIV ở nam giới KM-HN tại Việt Nam, 2012





n

Từng XN HIV (%)

Phân tích đơn biến

OR (KTC 95%)



Phân tích đa biến

ORHC (KTC 95%)



Tuổi(Biến liên tục)







1,03 (1,00-1,05)




Tỉnh cư trú













Đồng Nai

379

5,0

11

11

Kiên Giang

357

12,6

2,7 (1,6-4,8)

3,3 (1,8-6,3)

An Giang

340

6,8

1,4 (0,7-2,6)

2,5 (1,2-5,2)

Trình độ học vấn













Dưới cấp 3

940

7,3

11

11

Từ cấp 3 trở lên

136

13,2

1,9 (1,1-3,3)

2,4 (1,2-4,8)

Tình trạng hôn nhân













Độc thân, góa, ly thân, ly dị

412

5,6

11




Đang có vợ/chồng, sống chung không hôn nhân

664

9,6

1,8 (1,1-2,9)




Tôn giáo













Không theo tôn giáo nào

366

5,2

11




Có theo một tôn giáo

706

9,6

1,9 (1,2-3,3)




Biết nói, đọc, viết thành thạo tiếng dân tộc mình













Không

856

7,7

1






220

9,6

1,3 (0,8-2,1)




Biết nói, đọc, viết thành thạo tiếng Kinh













Không

729

8,1

1






347

8,1

0,99 (0,62-1,59)




Nghề nghiệp













Lao động chân tay

629

7,2

1

1

Lao động trí óc

111

7,2

1,0 (0,5-2,2)

0,94 (0,34-2,57)

Lao động tự do

198

8,6

1,2 (0,7-2,2)

0,96 (0,51-1,80)

Làm thuê, Thất nghiệp

138

12,3

1,8 (1,0-3,3)

1,9 (0,9-3,7)

Số năm sinh sống tại địa phương













< 5 năm

28

14,3

1




5 - < 10 năm

22

9,1

0,6 (0,1-3,6)




≥ 10 năm

1026

7,9

0,5 (0,2-1,5)




Đã từng QHTD













Không

348

3,7

1

1



728

10,2

2,9 (1,6-5,3)

3,4 (1,6-7,0)

Kiến thức cần thiết về HIV (CSDPQG-20)













Không

912

7,5

1






164

11,6

1,6 (0,9-2,8)




Thái độ tích cực với người nhiễm HIV (CSDPQG-22)













Không

778

9,5

1

1



115

11,3

1,2 (0,6-2,3)

1,1 (0,5-2,1)

Đã từng nghe nói về các bệnh LTQĐTD













Không

447

5,2

1






629

10,2

2,1 (1,3-3,4)




Thói quen đọc sách báo, tạp chí













Không đọc, không biết chữ

717

5,9

1

1

Có đọc

359

12,5

2,3 (1,5-3,6)

2,4 (1,4-4,2)

Thói quen nghe đài













Không nghe

478

4,8

1

1

Có nghe

597

10,6

2,3 (1,4-3,8)

1,3 (0,7-2,2)

Thói quen xem Tivi













Không xem

103

3,9

1




Có xem

973

8,5

2,3 (0,8-6,4)




Từng mắc bệnh lây truyển qua đường tình dục













Không

1061

7,5

1

1



13

53,9

14,3 (4,7-43,6)

8,7 (2,3-32,3)

Ghi chú: n: cỡ mấu; %: Tỷ lệ phần trăm; p: Giá trị p;OR: tỉ số chênh; ORHC: tỉ số chênh hiệu chỉnh;KTC: Khoảng tin cậy; XNHIV: xét nghiệm HIV; CSDPQG:chỉ số dự phòng quốc gia; LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục

Các biến số được đưa vào mô hình đa biến bao gồm: tuổi, tỉnh cư trú, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quan hệ tình dục, kiến thức về HIV, thái độ với người nhiễm HIV, thói quen đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, từng nghe nói về bệnh LTQĐTDvà từng mắc bệnh LTQĐTD(tổng cộng 14 biến số).
Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương