Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

TẤT CẢ CHÚNG TA KHÔNG ĐỒNG ĐỀU
Thỉnh thoảng, có những lời phàn nàn từ những người chưa từng gây ra hoặc đã cho ai bất cứ sự phiền lụy nào và vì thế họ trở thành những nạn nhân vô tội của những tên lừa đảo quỷ quyệt. Họ cảm thấy nản lòng, mặc dầu đời sống tốt đẹp họ đã sống qua. Họ cảm thấy họ bị thương tổn dù họ không có lỗi lầm gì nơi chính họ. Dưới những hoàn cảnh như thế, nạn nhân vô tội cần phải nhận thức rằng, cuộc đời này được tạo ra do bởi đủ hạng người. Người tốt và người chưa tốt, người xấu và người chưa hẳn là xấu, với tất cả những đặt tính không bình thường tạo lập nên thế giới của chúng ta. Nạn nhân vô tội có thể tự an ủi rằng anh ta thuộc loại tốt trong khi kẻ quấy rối sự an lành thuộc về người xấu và có dịp nào đó, anh ta sẽ vẫn phải gánh chịu một cách kiên nhẫn hành vi tội lỗi của người xấu.

Thí dụ chúng ta có thể lấy trường hợp : “một người lái xe giỏi và cẩn thận với một người lái xe kém và thiếu thận trọng’’. Tài xế giỏi và cẩn thận nhận tất cả mọi lời dặn để lái xe cẩn thận nhưng tuy nhiên anh gặp một tai nạn không do lỗi của chính anh, lỗi do nơi người lái xe thiếu cẩn trọng kia.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy người tốt có thể chịu đau khổ, mặc dầu họ là người tốt, bởi vì có những người xấu và thiếu cẩn trọng xung quanh ta. Cuộc đời vốn không tốt nhưng cũng chẳng xấu. Nó sinh ra nhiều tội phạm, cùng nhiều vị thánh, người vô tri cùng người tỏa sáng. Phía ngoài của cùng một ngày vẽ đẹp và sự xấu xí, những vật hữu ích và cả những vật vô dụng, có thể cùng được tạo ra. Chất lượng của sản phẩm gốm tốt tùy thuộc nơi người làm gốm. Người làm gốm trong thực tế chính là bạn. Khuôn đúc nên hạnh phúc hay đau khổ của bạn nằm trong tay của bạn bất kể hoàn cảnh xung quanh bạn là như thế nào.
SỰ PHÂN LOẠI CON NGƯỜI
Đức Phật đã phân chia con người thành 4 loại:

(1) Người làm việc để mình tốt, nhưng không cho người khác tốt.

(2)Người làm việc để người khác tố,t nhưng không cho mình được tốt.

(3)Người làm việc không để mình tốt, cũng không cho người khác tốt.

(4)Người làm việc để cho chính mình tốt cũng như cho những người khác cùng tốt.

- Người làm để mình tốt nhưng không cho người khác tốt là người có cố gắng tiêu trừ những ý nghĩ, lời nói và việc làm xấu xa, nhưng họ không khuyến khích người khác tiêu trừ lòng tham lam, sự thù ghét và những sự sai lầm.

- Người làm để người khác tốt, nhưng không cho mình được tốt là người động viên người khác tiêu trừ những ý nghĩ lời nói và hành vi tội lỗi nhưng họ không cố gắng loại bỏ lòng tham lam, sự thù địch và những sự sai lầm nơi chính họ.

- Người không làm để mình được tốt, cũng không cho những người khác tốt là người không cố gắng tiêu trừ những ý nghĩ, lời nói và hành vi xấu xa tội lỗi nơi người ấy, cũng không khuyến khích những người khác loại trừ mọi hành vi lời nói xấu xa tội lỗi.

- Người làm để mình tốt, cũng như để cho những người khác cùng tốt là người cố gắng loại bỏ những hành vi, lời nói và ý nghĩ xấu xa nơi chính người ấy và cũng khuyến tấn người khác tiêu trừ mọi lòng tham, sự thù địch và sự sai trái (Anguttara Nikaya)
PHONG CÁCH VÀ TẬP QUÁN
Tiêu chuẩn phong cách tốt khác nhau giữa những xã hội. Ở nhiều nước, khách mời dự tiệc ăn tối được mong muốn ăn uống càng ầm ĩ càng tốt. Không những được xem như không bất lịch sự nếu những vị khách nôn ói vào cuối buổi tiệc vì điều này chứng tỏ họ đã thưởng thức bữa ăn. Những phong cách ở bàn ăn như thế được xem là thô lổ, có phong cách xấu và không văn minh trong những cộng đồng khác.

Trong nhiều quốc gia, đặt một ngón tay lên miệng hay lên mũi dù bất cứ lý do gì đều được xem như là bất kính nhất, nhưng không có nghĩa lý do gì, trong nhiều quốc gia khác. Nhiều người đánh bằng chiếc giày là hạ thấp con người cho nên có những người khác dùng chiếc giày vải đi trong nhà để phạt vào mông đứa trẻ.

Chúng ta khám phá ra những nét đặc thù của phong cách và tập quán ảnh hưởng vào những cộng đồng khác nhau một cách sâu sắc nhất khi đi du lịch. Chúng ta không nên vỏ đoán một cách vội vàng điều gì là đúng hoặc không thích hợp.

Từ bản thân của phong cách không tốt cũng không xấu. Nhưng khi chúng gây tổn thương hay làm thương tích cho những cảm nhận của người khác, chúng ta phải phân định một việc làm là thuộc phong cách tốt hay phong cách xấu.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi chưa từng xảy ra, chúng ta phải chẳng nên bám theo một cách mù quáng những truyền thống, tập tục, phong cách và những nghi lễ thực hành bởi tổ tiên của chúng ta đã chấp nhận những việc làm này tùy theo hoàn cảnh của họ. Nhiều tập tục và truyền thống truyền tay bởi tổ tiên của chúng ta có thể là tốt, trong khi nhiều cái khác kém hữu ích và không thích hợp với đời sống hiện đại. Chúng ta phải nên xem xét với một trí huệ rộng mở để biết những việc làm này có phù hợp và có ý nghĩa hay không đối với đời sống mới.

Trong kinh Kamala, Đức Phật đã cho một lời khuyên về tập tục, truyền thống lòng tin và sự thực hành. ‘ Khi bạn tự biết điều gì không tinh khiết, sai trái, xấu cho bạn và cho người khác, vậy hãy từ bỏ chúng...Khi tự bạn biết một điều gì đó là trong sạch tốt cho bạn và cho những người khác bạn hãy chấp nhận và làm theo chúng’.

Ngày nay, nhiều vị lớn tuổi không thể khoan thứ những ý tưởng và lối sống mới mẽ của giới trẻ. Họ mong muốn con cháu của họ đi theo một truyền thống lối sống của thế hệ cha ông. Thay vì chấp nhận một thái độ như thế, họ nên để con cháu của họ bắt kịp thời đại khi những việc làm kia là có hại. Những người lớn tuổi nên nhớ lại cách làm của cha mẹ họ giải quyết theo cách xử sự đang thịnh hành vào thời của họ. Những sự khác biệt do sự nhận thức giữa các bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ là nguyên nhân thông thường của sự xung đột trong gia đình. Điều này không mang ý nghĩa rằng cha mẹ nên do dự thảo luận và hướng dẫn con em của họ nếu chúng nó đi lầm đường và những việc làm sai lầm. Nhưng khi sửa sai chúng, tốt hơn nên nhớ rằng sự ngăn ngừa là tốt hơn sự trừng phạt. Cha mẹ phải nên giải thích cho con em của họ tại sao những việc làm là sai, vì bọn trẻ chưa đủ trưởng thành để hiểu tại sao những việc nào là đúng và những việc khác là sai.


SỰ PHÂN BIỆT CHỐNG LẠI PHỤ NỮ
Đức Phật nói rằng nếu chúng ta biết mọi việc chúng ta phải học để “thấy sự việc đúng như bản chất của nó’’. Chính là sau một sự phân tích về phụ nữ trong mối quan hệ với nam giới mà Ngài đã đi đến một kết luận rằng, không có một sự chướng ngại nào cho phụ nữ trong việc khuyến tấn họ trong việc hành đạo như nam giới và đạt quả vị cao nhất trong cuộc đời là quả A-La-Hán hay là quả vị Thánh, một mức độ cao nhất của tâm hồn tinh sạch. Đức Phật đã phải đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ trong việc ban bố quyền tự do đầy đủ cho nữ giới trong việc hành đạo.

Vào thời Đức Phật trước khi Ngài giải phóng phụ nữ, lúc đó theo phong tục và truyền thống, người phụ nữ xem như là vật sở hữu được dùng làm thỏa mãn thú vui của đàn ông. Manu, nhà lập pháp cổ của Ấn Độ đã ra nghị định rằng phụ nữ yếu kém hơn đàn ông. Vì thế, vị trí của phụ nữ trong xã hội vô cùng thấp kém, nó bị giới hạn trong nhà bếp. Thậm chí họ không được phép đi vào các đền thờ và không được phép hành đạo với bất kỳ hình thức nào.“Khi chúng ta đã chú ý trước tiên, dưới đầu đề ‘Kiểm soát sinh sản’, sự phân biệt chống lại nữ giới bắt đầu thậm chí trước khi đứa bé sinh ra đời. Việc phá thai ở nữ giới đang thịnh hành ở nhiều khu vực trên thế giới, chứng tỏ có sự kiện gây kinh sợ này. Xa hơn, dưới đầu đề ‘Phong trào giải phóng phụ nữ có hiệu quả của nó trên đời sống gia đình’, sự phân biệt chống lại nữ giới nơi những xã hội giàu sang, đặc biệt nơi những quốc gia có tham vọng đặt vị trí quản lý hàng đầu trong ban lãnh đạo tập đoàn sẽ được đối đãi theo chi tiết.

Tuy nhiên, trong những quốc gia đang phát triển và kém phát triển, hoàn cảnh có thể được miêu tả là dưới mức xấu và đáng thương tâm hơn theo các lý do sẽ biểu lộ. Theo các lề lối của Ấn Độ, nam giới thống trị xã hội, sự góa bụi là một số phận kinh khủng đối với người phụ nữ. Có rất nhiều trường hợp phụ nữ góa chồng (nhiều người trong lứa tuổi 20) bị ném ra khỏi gia đình và bị xã hội lãng tránh sau khi chồng chết.

Trong những gia đình mê tín, người góa phụ thường bị những người gia đình bên chồng nguyền rủa về cái chết của người chồng và thậm chí bị khai trừ. Có vài sự lựa chọn dành cho góa phụ. Đạo Hindus (Bà La Môn giáo) không tán thành tái kết hôn dối với người nữ mặc dù không có rào cản nào dành cho nam giới. Cho đến thời hiện đại, người góa phụ vẫn còn được kỳ vọng nhảy vào giàn hỏa của chồng theo một tục lệ được gọi là Suttee ’’ (Người đàn bà chết theo chồng trên giàn hỏa). Mặc dù người Anh đã xóa bỏ điều luật này cách đây vài thập niên, trường hợp sau cùng được biết xảy ra mới đây vào khoảng 1996 . Hầu hết phụ nữ Ấn Độ có rất ít để mong đợi khi họ trở thành góa phụ.

Một thí dụ buồn điển hình có thể kể ra, một góa phụ phải chịu kết hôn dưới tuổi là một tục lệ thịnh hành ở vùng quê Ấn Độ. Cô bé than vãn:“Tôi đã kết hôn khi tôi mới lên 5 tuổi, chồng của tôi là người mà tôi chưa từng gặp mặt, lên 13 tuổi và chết 1 tháng sau ngày cưới. Bây giờ tôi là một góa phụ’’. Theo ngân hàng thế giới 65% phụ nữ Ấn Độ lớn hơn 60 tuổi là những góa phụ. Con số đó tăng lên đến 80% đối với các phụ nữ lớn hơn 70.

Hiệp Hội Phụ Nữ Dân Chủ toàn Ấn Độ báo cáo rằng ở Ấn Độ nơi nhận dạng người phụ nữ được quyết định bởi tình trạng phụ thuộc vào người đàn ông của phụ nữ đó, tình trạng góa bụi có một sự liên quan lớn hơn việc đơn thuần mất một người chồng.

Hoàn cảnh không tốt đẹp hơn ở những quốc gia lân cận khác. Trong một thời gian dài những gia đình đã xem con gái yếu kém hơn con trai và cư xử với họ một cách tùy tiện. Thông thường một người con gái chỉ xem là thích hợp với công việc trong nhà . Cô ta sống qua một loạt các hành xử xã hội phát sinh nuôi nấng và tăng cường phân biệt chống lại cô. Vì vậy, cô ta trở thành một gánh nặng kinh tế và có nguy cơ về đạo đức. Vì thế, người ta mong mỏi cô ta sống khỏe mạnh, chăm chỉ dạy dỗ trẻ con và là một người mẹ tốt. Nhiều cậu trai nhỏ lớn lên suy nghĩ chị em gái của chúng là yếu kém hơn và đã nhìn thấy (các chị em gái đó) cư xử ít tốt đẹp hơn chính các cậu trai đó. Những đều tin tưởng như vậy được củng cố bởi những thành viên của xã hội bao gồm luôn chính những người phụ nữ.

Có lẽ sự phát biểu lớn nhất, đơn giản là thiếu sự trợ giúp và sự hạn chế về phương diện người nữ khi họ muốn làm một việc gì với cuộc sống của họ bên kia những vai trò truyền thống đã quy định cho họ như là giúp đỡ mọi việc trong gia đình, trông nom những đứa con ruột, nấu ăn và giặt giũ . Trong thực tế, những người con gái dưới sự huấn luyện lâu dài trở thành người vợ tốt khi họ trưởng thành. Như khi một cô gái 16 tuổi ở Rawalpindi chỉ ra rằng: “Xã hội của chúng ta không chăm sóc con gái tốt. Những người ở đây không giáo dục tốt những đứa con gái của họ vì đối với họ con gái không phải là của họ’’. Người ta xem những đứa con gái là tùy thuộc vào tương lai gia đình bên chồng và bất cứ sự đầu tư nào cho tương lai của chúng đều vô ích. Họ đi đến gia đình nhà chồng vào tuổi còn nhỏ, nhiều nơi thường vào tuổi 13. Phần còn lại cuộc đời dùng việc chăm sóc gia đình nhà chồng sanh đẻ và nuôi lớn những đứa con để duy trì và làm mạnh lên dòng dõi gia đình nhà chồng.

Cô ấy nói:“ Chúng ta cần loại bỏ lối suy nghĩ này và thực hiện giáo dục cưỡng bách và miễn phí để nó không trở thành một đều phá sinh. Con gái cũng có thể có việc làm, làm việc ở những vị trí nơi không ai là không tán thành và có thể ưa chuộng hơn với những con gái khác để cha mẹ không thể phản đối. Tôi luôn luôn hối tiếc rằng tôi sinh ra là gái. Thỉnh thoảng khi tôi không được phép làm một điều gì, tôi đi vào phòng của tôi, tôi khóc và cầu xin Trời làm cho tôi thành 1 đứa con trai’’.

Mặc dầu chúng ta chỉ cho những thí dụ từ Ấn Độ, những câu chuyện tương tự xảy ra xung quanh Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi và cả Châu Âu và Châu Mỹ. Chương trình trẻ em gái ở nhiều quốc gia đang thay đổi một cách chậm chạp tất cả việc này bằng sự phát triển một điều cốt lỏi của các thiếu nữ để hành động như là một chất xúc tác để tạo ra nhựng sự hiểu biết ở địa phương về vấn nạn trẻ em gái và sự phân biệt họ đối mặt. Sự phát triển của giáo dục gặt hái hầu như cố định. Nhiều em gái đã phải đấu tranh giành quyền đi học. Trong cuộc đấu tranh này nhiều em được giúp đỡ bởi những bà mẹ thiếu học thức họ tin rằng cuộc đời của họ sẽ tốt đẹp hơn nếu họ có một nền học vấn tốt hơn.

Trong cộng đồng vị trí của người phụ nữ là ở trong nhà, một phụ nữ có chồng mang nợ sự phục tùng đầu tiên đối với bổn phận là người vợ và người mẹ, không có điều như thế trong “Gỉai phóng phụ nữ’’ Thậm chí trong nhiều xã hội tiến bộ, người phụ nữ vẫn bị làm cho xấu hổ, chẳng hạn ở những nơi công cộng họ được yêu cầu không những ngồi tách xa nam giới và còn phải ngoài tầm nhìn của họ nghĩa là ngồi ở phía sau họ. Khi người phụ nữ được đặt ở cuối của một căn phòng hay một hội trường, việc đó hành xử một sự biểu lộ tinh vi rằng vai trò được mong đợi của họ là ở phía sau và “ Không cùng với nhau’’so với nam giới. Nhiều người tin rằng phụ nữ có khuynh hướng thêm về tội lỗi. Vì thế, tốt hơn nên để họ làm mọi việc trong nhà để họ có thể quên đi thái độ tội lỗi tự nhiên của họ.
KHÔNG ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KHÁC
Nếu bạn học cách giữ gìn trí huệ của bạn một cách đúng đắn, những việc xảy ra bên ngoài sẽ không tác động đến bạn. Bạn không được đổ lỗi cho hoàn cảnh khi mọi việc đi sai. Bạn không được nghĩ rằng bạn kém may mắn, rằng bạn là nạn nhân của số phận, rằng có người nào chửi rủa bạn. Bất kể đến lý do gì bạn nêu lên, bạn không được trốn tránh trách nhiệm về những hành vi của chính bạn. Hãy cố gắng giải quyết mọi khó khăn của bạn mà không buồn bực. Hãy cố gắng làm việc một cách vui vẻ cho dù dưới mọi hoàn cảnh phải cố gắng nhiều nhất.

Hãy can đảm đối đầu với bất cứ thay đổi nào nếu sự thay đổi là tự nhiên hoặc cần thiết, vì thế hãy đủ dũng cảm để chấp nhận những gì bạn không thể tránh được. Hãy đủ khôn ngoan để hiểu rằng những điều kiện cuộc sống thế gian không chắc chắn gây ảnh hưởng mọi người. Vì vậy mà bạn phải phát triển tính can đảm để đối mặt với những sự thất vọng và mọi khó khăn không nản lòng. Những sự khó khăn là điều thông thường trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta phải đương đầu với chúng một cách can đảm. Nếu bạn biết cách làm thế nào để chiến thắng chúng không phát sinh ra những vấn nạn trầm trọng hơn bạn thật sự là người lịch lãm.

Những người cố gắng phụng sự những người khác cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Thậm chí họ còn chạm chán nhiều chỉ trích hơn cả những người không phụng sự người khác một chút nào cả. Bạn không nên nản chí thay vì có sự hiểu biết để nhận thức rằng sự phục vụ vô vị lợi cuối cùng mang đến hạnh phúc như là phần thưởng cho chính nó. Trong sự dâng tặng sự phụng sự của chúng ta cho những người khác phải có kiến thức và sự hiểu biết.

Bertrand Russel, một triết gia Anh Quốc nói “Tình yêu không có sự hiểu biết và sự hiểu biết không có tình yêu không thể sinh ra một đời sống tốt’’.

TÍNH TỐI THƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
Trong số tất cả các loài sinh vật, con người đứng vượt trội như là một loại phi thường. Trong khi đem so sánh những đặc điểm, chức năng và sự cư xử với những loài sinh vật khác, con người đứng hơn hẳn tất cả. Thực tế trong sự phân loại quá trình tiến hóa con người được xem như có liên quan đến thế giới động vật. Trên thực tế, con người thường có lúc cư xử giống như loài động vật.

Tuy nhiên, con người nhiều ưu điểm hơn loài vật, anh ta là một con người, nghĩa là anh ta có thể tốt bụng, dịu dàng, có lòng nhân từ và thông minh. Chính nơi con người, tánh tự ý thức phát triển ở mức độ cao và chính con người hơn tất cả động vật, được phú cho những cảm nhận về đúng và sai, thiện và ác và với năng lực phán đoán và lựa chọn điều đúng và việc thiện loại bỏ đều xấu và tội lỗi. Cảm nhận này trong sự lựa chọn lẽ phải và việc thiện và hành xử theo sự lựa chọn đó, phải nói rằng chỉ nhìn thấy ở con người, và chính là sự cảm nhận về Nghiệp, tính công bằng chính trực, được nói đến rất nhiều trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

Chính là trên căn bản của Nghiệp hoặc sự công bằng chính trực mà tôn giáo cùng là đời sống đạo đức được xây dựng và thậm chí sinh hoạt xã hội trở nên cao thượng khi mọi người nhận chân giá trị và áp dụng với từng cá nhân cũng như là cho đời sống tập thể. Không có nghiệp, không xã hội nào có thể tồn tại và sinh hoạt chỉ trong vòng một ngày. Chính vì bởi lý do con người cảm nhận về Nghiệp rằng tất cả sự tiến bộ đều có thể dành cho anh ta, về phương diện xã hội cũng như tinh thần và chính vì phẩm hạnh đặc biệt này phân biệt con người khác với tất cả những loài khác.

Trong việc ăn, ngủ và những nhu cầu vật chất khác, con người có giá trị ngang bằng con vật. Chính là sự cảm nhận về Nghiệp, sống công bằng ngay thẳng với tất cả mọi sự liên quan của nó, phân biệt con người với con vật chính là Nghiệp làm cho con người có tánh nhân bản, không có nó, anh ta chỉ đơn giản là một con vật hoặc tệ hơn một con vật.

Tuy nhiên, khi con người sinh ra với một đặc ân hiếm có như thế, người ta không nên hoang phí nó. Nó phải nên đặt vào nơi phụng sự tốt nhất và cao nhất rằng nó có khả năng đáng nên thành tựu với sự cảm nhận của tánh cấp thiết. Thật là sự đáng tiếc lớn lao nếu con người quên mục đích thật sự sinh ra đời của mình và chỉ chạy theo dục lạc thế gian. Một triết gia Hindu nhận xét một cách rõ ràng : “có sự ngu si nào lớn lao hơn một người có được thân người hiếm khi có, lại quên việc mục đích giải thoát thật sự ra khỏi cuộc đời này!’’. Con người phải trở nên thành hoàn thiện và anh ta phải nên bày tỏ tính cao quý bên trong. Đó là mục đích của tất cả nổ lực của tôn giáo, mục tiêu của tất cả sự thực thi về phương diện tinh thần.
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
Những thú vui của thể xác và hạnh phúc thuộc về vật chất có tính phù du, chúng đến rồi đi lần lượt mang đến niềm vui và nổi khổ. Khi niềm vui đến con người cảm thấy hân hoan phấn khởi và khi nổi khổ đến con người cảm thấy thất vọng chán nản. Tất cả mọi hy vọng và niềm vui trên thế gian đang thoáng qua. Chúng nó không ban sự an lạc và hạnh phúc vĩnh cửu cho con người. Không bền chặc là đặt điểm của thế gian này. Tất cả mọi sự sáng tạo trên đời đang chịu một sự thay đổi thường xuyên và liên tục. Mọi việc trên đời này đều là chủ thể để sinh ra, lớn lên, phát triển, hư hoại tan biến và chết đi. Không có một điều gì trong vòng sáng tạo có thể chạy thoát ra khỏi một loạt những sự dịch chuyển này.

Để tìm thấy cái thật, nó tự bộc lộ và bất tử, con người được yêu cầu quay lưng với những vật thể không có thật trên đời này. Khi anh ta nhận thức được sự vô nghĩa của việc chạy theo cuộc đời và những vật thể của nó, anh ta quay lưng lại với chúng. Anh ta cầu cứu tới sự từ bỏ, anh ta tự rút lui khỏi chúng và hướng sự tìm kiếm của mình vào bên trong. Cuộc hành trình của anh ta kết thúc khi anh ta đạt đến “Sự thật của sự thật’’ và “Ánh sáng của ánh sáng’’.

Sự quay lại này đánh dấu sự bắt đầu một nổ lực tinh thần thuần túy. Theo cách nói của tôn giáo, mọi việc khác hơn điều này giống như đồ chơi của một đứa trẻ con. Vật chơi cần thiết cho đứa trẻ, vì sự phát triển của nó theo từng giai đoạn nhưng nó không còn được cần đến khi giai đoạn đó đã qua.

Đời sống tôn giáo đó là một cuộc phiên lưu. Nó đòi hỏi một sức mạnh tinh thần, nơi nào có cơ hội của sự hoài nghi hiện diện, nó đúng và thích ứng để con người nghi hoặc. Người thiếu ý chí hoặc tâm hồn yếu đuối không thể đạp bàn chân trên lối đi tinh thần “Người yếu đuối không thể nhận ra được cái bản ngã”. Tôn giáo cung ứng sự thách đố lớn nhất đối với con người. Nó thách đố anh ta từ bỏ quá nhiều sự dính líu.

Không một sự suy xét kỷ nào khác nên giữ con người quay lại. Tất cả tôn giáo cảnh báo con người chống lại những nguy hiểm và cạm bẫy con người chạm trán trong cuộc hành hương về tinh thần của mình. Chúng qui định những phương pháp bởi đó anh ta có thể tránh những cảm bẫy và vượt qua những khó khăn và sự nguy hiểm trên đường đi. Có nhiều phương pháp để thích ứng với sự trang bị về tâm thần và khả năng về tinh thần của con người luôn khao khát luôn đa dạng.

Hôm nay bạn có thể là nhà triệu phú, ngày mai bạn có thể là người đi ăn mày. Hôm nay bạn rất mạnh khỏe và xinh đẹp, ngày mai vẻ mỹ miều và tuổi trẻ tan biến đi. Một cách tương tự, bạn có thể kết thúc sự nghèo khổ và bệnh tật bởi Nghiệp (những việc làm của bạn). Lời khuyên này là một điều kỳ diệu có thực có thể chữa trị tất cả trạng thái bị ứng chế của chúng ta. Nó là những liều thuốc bổ cho những trái tim yếu đuối.

Sức mạnh không đến từ khả năng thuộc thể chất. Nó đến từ một ý chí bất khuất”(Mahatma Gandhi).

Con người tìm kiếm sự giàu có để thỏa mãn sự thôi thúc về lạc thú. Khát vọng tìm kiếm sự thỏa mãn, sự giàu có giúp anh ta đạt được sự thỏa mãn này. Nếu không được kiểm soát bởi giá trị đạo đức và tinh thần cùng với điều nghiêm huấn, sự thôi thúc cho những dục lạc trong con người anh ta trở thành một sự thôi thúc vô tận, mỗi sự thỏa mãn tăng nhiều hơn gấp 10 những sự thôi thúc vì dục lạc.

Nếu bạn muốn một người lắng nghe bạn trong một thời gian lâu dài, hãy nói với anh ta về chính người ấy và anh ta sẽ lắng nghe”.

Tham vọng rượt đuổi sự thỏa mãn và sự thỏa mãn rược đuổi sự tham vọng, để lại một con người là một miếng mồi của con đường vô đạo đức. Một con người hoàn toàn và toàn vẹn về mọi mặt và làm đầy đủ bổn phận lý tưởng đã lùi xa về phía sau. Nhưng anh ta trở thành đã lâm vào cảnh khổ để anh ta thấy ra rằng trái tim của anh ta vẫn đang đầy tham vọng dục vọng, cơ thể trở nên già cổi và không thích hợp làm một công cụ hưởng lạc, mà trái tim lại vẫn còn trẻ trung trong sự thôi thúc của dục lạc. Sự việc lóe sáng này làm anh ta có suy nghĩ và ôn lại cuộc đời mình với vòng lạc thú gấp 2 lần của nó, anh ta bị tác động với sự ngu muội của tất cả việc đó và cố gắng tự gỡ rối mình ra khỏi vòng lẫn quẫn.

Nếu bạn muốn được tốt, trước hết hãy biết rằng bạn có thể xấu” Sự tiến bộ về mặt tinh thần chỉ có thể có ở nơi nào có sự tự tại của tư tưởng (tâm).Tuy nhiên, nơi nào niềm tin mù quáng ngự trị thắng thế hơn thì nơi đó sẽ không có sự tiến bộ về mặt tâm thần. Tự tại trong suy nghĩ dẫn đến nghị lực và sự tiến bộ về mặt tâm thần, trong khi chủ nghĩa giáo điều dẫn đến sự đình trệ. Trải nghiệm xa hơn chứng tỏ rằng niềm tin có tính giáo điều đi khắp nơi nắm tay với tánh hẹp hòi cố chấp. Bất cứ nơi nào niềm tin giáo điều xuất hiện thì sự tự tại không có mặt.

Sự phát triển về mặt tinh thần quan trọng hơn là sự thụ đắc những tiện nghi vật chất. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, chúng ta không thể kỳ vọng nơi những sự thoải mái và hạnh phúc của con người có mặt cùng một lúc. Cuộc sống của tất cả mọi người đều nằm trong khuôn khổ chủ yếu, bởi giá trị tinh thần và những nguyên tắc đạo đức chỉ có tôn giáo mới cung ứng một cách hiệu quả.

Con người là sinh vật vượt trội nhất trong tất cả mọi loài. Theo Phật giáo, con người còn cao hơn cả trời. Điều này là tại sao? Chính vì các vị trời chỉ tạm hưởng kết quả của những hành động trong quá khứ, nhưng con người chứa đựng bên trong của mình những tiềm lực bổ sung. Anh ta là chủ nhân của chính vận mạng của mình. Trên bãi chiến trường, nhờ chính trí huệ của mình anh ta có thể chinh phục toàn thế giới. Nhưng để làm được việc này, anh ta phải hiểu bản chất của Nghiệp, nguyên tắc chi phối thế giới bên ngoài lẫn bên trong của mình.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ
Bạn là người có trách nhiệm về sự an lành và nuôi dạy con cái của bạn. Nếu các con của bạn trưởng thành mạnh mẽ, khỏe mạnh và là một công dân hữu ích, đó là do kết quả nổ lực của bạn. Nếu đứa trẻ lớn lên và phạm tội, chính bạn là người phải gánh chịu trách nhiệm. Đừng đổ lỗi cho người khác. Là cha mẹ, bổn phận của bạn là phải hướng dẫn con của bạn đi vào con đường đúng. Mặc dù có nhiều trường hợp thanh thiếu niên phạm tội không cải hóa được, tuy vậy là cha mẹ bạn có trách nhiệm về hành vi cư xử của con cái bạn.

Một đứa trẻ ở lứa tuổi dễ ảnh hưởng nhất, cần sự yêu thương chăm sóc sự tác động và sự chú ý của cha mẹ. Không có tình thương yêu và sự hướng dẫn của cha mẹ, đứa trẻ khiếm khuyết về mặt tâm lý và sẽ thấy cuộc đời là một nơi còn hoang mang để sống trong đó. Tắm gội tình thương của cha mẹ không có nghĩa là trẻ muốn chi được nấy, dù hợp lý hay khác hơn. Nuông chìu quá mức trong thực tế có thể làm hư đứa trẻ. Người mẹ trong việc ban tặng tình thương và chăm sóc trẻ, cũng phải nên nghiêm khắc và cứng rắn nhưng không cọc cằn thô lỗ trong sự đối xử cơn giận của đứa trẻ. Biểu lộ tình yêu thương với một bàn tay kỷ luật, đứa trẻ sẽ hiểu. Kém may mắn thay! thường thường tất cả tình thương của cha mẹ trong xã hội hiện nay còn thiếu sót một cách đáng buồn. Sự đổ xô vào tiến bộ vật chất. Sự tăng lên khát vọng bình đẳng về phái tính, đã gây kết quả nơi nhiều bà mẹ kết nối chồng của họ vào công việc đầu tắt mặt tối !

Nhiều người mẹ đấu tranh để giữ vững hình ảnh gia đình của họ hoặc biểu tượng địa vị bằng sự làm việc nơi văn phòng hay các cửa hiệu hơn là ở nhà chăm chút những nhu cầu của con cái. Những đứa trẻ được bỏ vào tay chăm sóc của bà con hoặc người giúp việc, những đứa trẻ bị bỏ vào các thiết bị của chúng tại nhà thường là bị tước đi tình thương và sự chăm sóc của tình mẫu tử. Người mẹ cảm thấy có tội do sự thiếu hụt quan tâm của mình, sẽ cố gắng làm dịu lòng đứa trẻ bằng cách ban cho tất cả mọi thứ yêu cầu của chúng, những việc làm như thế chỉ làm hư hỏng cho con cái.

Cung cấp cho trẻ những món đồ chơi hiện đại, tinh vi là có hại cho sự hình thành cá tính như là xe tăng, súng máy, súng lục và gươm đao là sự không lành mạnh về mặt tâm lý. Đứa trẻ đang được dạy một cách không có ý thức để bỏ qua sự hủy diệt thay vì được dạy lòng từ ái, sự cảm thông và sự giúp đỡ. Một đứa trẻ như thế sẽ phát triển khuynh hướng độc ác khi nó trưởng thành. Ban tặng cho con trẻ những món đồ chơi như thế không thay thế được tình thương và ảnh hưởng của cha mẹ.

Các bậc cha mẹ thường bị đặt trước tình trạng khó xử, vội vàng chạy về nhà sau một ngày lao động vất vả, những cha mẹ cực khổ có nhiều công việc ở nhà đang đợi họ. Khi mọi việc trong ngày được làm xong, sẽ đến giờ ăn cơm tối với xem truyền hình và còn lại chút ít thời gian nào, sẽ khó đủ để tham dự vào quyền được hưởng chính đáng của con trẻ về tình thương và ảnh hưởng của cha mẹ.

Với sự kêu gọi giải phóng phụ nữ, nhiều phụ nữ nghĩ rằng giải pháp để tranh đua với nam giới nằm ngoài gia đình. Những phụ nữ như thế có thể cân nhắc một cách cẩn thận có nên sanh con hay không. Thật là điều vô trách nhiện khi có một bà mẹ sinh một đứa con ra đời và sau đó “từ bỏ”nó. Bạn phải có trách nhiệm với những gì bạn tạo ra. Một đứa trẻ có quyền hưởng thụ về phương diện vật chất, nhưng quan trọng hơn là phương diện tinh thần và phương diện tâm lý. Sự cung ứng tiện lợi vật chất thuộc hàng thứ 2 so với sự cung ứng tình thương và sự quan tâm của cha mẹ.

Chúng ta biết có nhiều gia đình nghèo nuôi dạy con tốt tràn đầy lòng yêu thương mặc dù có lợi tức kém. Trên một phương diện khác, nhiều người giàu đã cung cấp để mọi tiện nghi vật chất cho con của họ, nhưng do bởi lấy đi tình thương cha mẹ , những đứa con này lớn lên trở thành người khiếm khuyết về tâm lý và đạo đức.

Nhiều phụ nữ có thể cảm thấy rằng, khuyên họ chuyên tâm vào việc chăm lo gia đình là chẳng khác nào hạ thấp họ và những phản ánh nếp nghĩ của người già và bảo thủ. Điều có thực là trong quá khứ, người phụ nữ đã bị đối xử kém nhưng điều này do bởi những vô minh của phần lớn nam giới hơn là bản chất yếu đuối vốn có nơi người phụ nữ. Người nội trợ trong văn tự Sanskrit“Gruhini” nghĩa bóng là “người lãnh đạo của một gia đình”. Tất nhiên đều này không ngụ ý rằng nữ giới là phụ thuộc. Tốt hơn thế, nó có nghĩa là một sự phân chia trách nhiệm đối với nam giới và nữ giới.

Trong nhiều quốc gia, người chồng giao trọn trách nhiệm cho người vợ giải quyết mọi chuyện trong nhà. Điều này để anh ta rãnh trí tập trung làm những việc tốt nhất bên ngoài. Khi mỗi bên hiểu biết về bổn phận của mình. Giữa họ không có sự xung đột, không khí gia đình hạnh phúc và an lạc, nơi đó các con có thể trưởng thành tốt.

Dĩ nhiên, người chồng phải hiểu rằng, người vợ cần được quan tâm chăm sóc, rằng cô ấy được tư vấn về mọi quyết định trong gia đình, rằng có đủ tự do để cô ấy phát huy cá tính và rằng cô ấy cần có thời gian rãnh rổi để theo đuổi những lợi ích cá nhân của nàng. Trong sự cảm nhận này, chồng và vợ đều có trách nhiệm ngang nhau đối với sự an lạc của gia đình. Họ không ở trong cuộc tranh đua với nhau.

Một người mẹ phải nên cân nhấc kỹ lưỡng, cô ấy có nên tiếp tục làm một người mẹ hoạt động với tất cả những cạm bẫy có mặt, hay là một người nội trợ ban tặng tất cả sự chăm sóc và ảnh hưởng của bà dành cho những đứa con đang phát triển hay không. Lạ thay, nhiều bà mẹ hiện đại đặc biệt ở các nước với chế độ quân sự đối mặt với sự thiếu hụt về nhân lực, phụ nữ được huấn luyện sử dụng súng và những vũ khí giết người khác, trong khi đúng ra họ phải nên âu yếm con cái của họ và dạy dỗ chúng nó được tốt hoặc là những công dân biết tuân theo luật lệ.

Thái độ trong thời đại của một bà mẹ đi làm hướng về các con có khuynh hướng làm xoáy mòn thời kỳ tôn kính của lòng hiếu thảo của đạo làm con vốn được kỳ vọng tán thành nơi con trẻ. Việc thay bú mẹ bằng bú bình lại là một nguyên nhân đáng quan tâm khác. Cho đến ngày nay, khi những người mẹ đã dùng bú mẹ và âu yếm trẻ trong vòng tay, ảnh hưởng dịu dàng giữa mẹ và con lớn hơn rất nhiều.

Một bà mẹ cho con bú sữa mẹ qua bản năng làm mẹ, thường trải qua một sự thỏa mãn vô cùng lớn lao từ việc hiểu rằng bà ấy đang sinh ra một đứa con đúng với thiên chức làm mẹ là một việc không một ai khác có thể làm được. Ảnh hưởng của bà mẹ nơi đứa con lớn lên và trở nên rõ ràng hơn nhiều. Dưới những hoàn cảnh như thế, lòng hiếu thảo của đạo làm con, sự cố kết gia đình và sự vâng lời vẫn là việc không thay đổi hiện nay.

Sự thực hành những truyền thống này là để dành cho sự tốt đẹp và sự an lạc của trẻ. Nó tùy thuộc vào cha mẹ, đặc biệt người mẹ ban cho các con tình thương, sự chăm sóc và sự quan tâm là quyền được hưởng chính đáng của chúng. Người mẹ chịu trách nhiệm về tình trạng ngoan hay ngang bướng của trẻ. Vì vậy, chính người mẹ có thể giảm thiểu nạn thiếu nhi phạm pháp. Trong mức độ cao nhất của sự suy nghĩ bạn, có thể thấy mọi việc nơi chúng nó, không phải nơi bạn. Vì vậy, bạn biết rằng bạn chịu trách nhiệm về mọi việc.

Có bao nhiêu người trẻ nhận ra lòng từ ái của cha mẹ? Họ không thấy điều này cho đến khi chính họ trở thành cha mẹ hoặc họ mất cha mẹ, chúng ta phải nên bày tỏ tấm lòng của mình qua thái độ hiếu thảo của đạo làm con. Bởi việc có trách nhiệm ân cần chăm sóc hiếu hạnh và vâng lời đối với cha mẹ của chúng ta.



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương