Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC


Không kỳ vọng điều gì và không điều gì sẽ làm thất vọng Bạn



tải về 0.9 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Không kỳ vọng điều gì và không điều gì sẽ làm thất vọng Bạn
Bạn có thể tránh sự thất vọng do bởi không có sự kỳ vọng nào với cái nhìn về danh dự của bạn. Nếu bạn không kỳ vọng điều gì, do đó không việc gì có thể gây thất vọng cho bạn và bạn về không gánh chịu điều gì.

Hãy điều gì đó, có ích lợi cho những người khác để giảm nổi đau. Nếu bạn có thể làm điều đó không có mong cầu bất cứ tưởng thưởng nào, do đó bạn có thể không có lý do để thất vọng. Bạn có thể là một con người biết bằng lòng. Hạnh phúc xuất hiện nơi trí huệ của bạn do những điều tốt bạn đã làm, chính đó là một phần thưởng lớn.

Hạnh phúc đó sinh ra sự thỏa mãn bao la trong cuộc đời bạn. Do sự mong cầu tưởng thưởng, bạn không những lỡ cơ hội hạnh phúc, mà còn thường xuyên trải nghiệm qua những thất vọng cay đắng. Và không cầu mong điều gì là vũ khí tốt nhất bạn có thể tự bảo vệ mình tránh những người muốn làm hại bạn. Có một câu nói: “ Hãy cảnh giác trước một người không muốn việc gì cả’’.

Có lẽ bạn có thể là một người có bản chất tốt và như thế bạn không hại những người khác. Tuy nhiên, bạn bị chỉ trích mặc dù bạn làm tốt. Vì vậy, bạn có thể hỏi: “Tốt sinh ra tốt, xấu sinh ra xấu, tại sao tôi phải chịu đau khổ khi tôi hoàn toàn trong sáng. Tại sao tôi phải gánh nhận nhiều nổi khó khăn? Tại sao tôi bị phiền toái bởi quá nhiều sự xáo trộn? Tại sao tôi bị người khác chỉ trích mặc dầu tôi làm tốt?’’. Câu trả lời đơn giản là khi bạn làm được vài công trạng tốt, có hte63 bạn đã chống lại với nhiều sức mạnh đang hoạt động của quỷ thần mà bạn không biết.

Những sức mạnh quỷ thần đó tự nhiên cắt đi những công trạng tốt. Nếu không, có thể là bạn đang đối mặt với những hậu quả xấu của cái việc làm xấu trong quá khứ (Nghiệp) đang chí muồi vào giây phút hiện tại. Bởi việc tiếp tục với những thiện nghiệp, với sự hiểu biết trong sáng, tất nhiên bạn sẽ tự tại với những phiền toái như thế. Vì bạn là người lúc bắt đầu sinh ra sự thất vọng, điều hợp lý là chỉ bạn mới có thể vượt qua chúng bởi sự nhận thức những tình huống có thực trong đời sống trên thế gian của bạn.

Nhiều điều kiện sống trên đời nằm quá tầm kiểm soát của chúng ta, những thay đổi không mong đợi, những ảnh hưởng trái chiều và những điều không chắc chắn xảy đến làm thất vọng chúng ta. Đó là điều tại sao thỉnh thoảng khó làm tốt trong những hoàn cảnh thay đổi như thế. Nếu mọi người suy nghĩ đến lời khuyên này của Đức Phật, mọi người có thể góp phần vào sự bảo vệ lẫn nhau. Để làm một người nghèo, biết hài lòng và hạnh phúc là tốt hơn một người giàu có lo âu và trĩu nặng bởi lòng tham.

Nhiều người phàn nàn khi nói rằng chúng ta đã làm quá nhiều cho họ nhưng họ hầu như không nói một lời cám ơn. Tại sao thái độ như thế quan trọng nếu chúng ta có thể trải nghiệm qua sự an lạc do bởi giúp người khác?

Đức Phật đã xem thái độ như thế là một đức tính lớn lao. Tuy nhiên, trên thực tế đức tính nầy hiếm có trong bất kỳ xã hội nào. Bạn không thể luôn luôn mong đợi những người khác hàm ân bạn do bởi những gì bạn đã làm. Con người có khuynh hướng bỏ quên, đặc biệt khi nhớ lại những ân sủng trong quá khứ. Nếu người ta vì quên mà biểu lộ thái độ nầy, bạn phải học để chấp nhận chúng là như thế. Chỉ như vậy, bạn có thể tránh được sự thất vọng. Bạn có thể an lạc không cần xét đến người ta có hàm ân, vì lòng tốt và sự giúp đở của bạn hay không. Bạn chỉ cần nghĩ và cảm nhận thỏa mãn rằng, bạn đã làm xong bổn phận cao quí của một con người đối với đồng loại của mình.


HÃY THA THỨ VÀ HÃY QUÊN
Giữ thái độ thù nghịch nơi những người gây ra vấn nạn chỉ tạo thêm nhiều nạn vấn và sự phiền nhiễu. Bạn phải nhận thức rằng, cảm giác tiêu cực và những động thái thù nghịch chỉ có thể mang đến những tổn hại và khổ đau cho cả bạn lẫn người gây nên nạn vấn.

Để gây ra một hành động phục thù, bạn phải nuôi dưỡng mạnh mẽ lòng thù địch trong tâm của bạn. Lòng thù địch nầy giống như thứ chất thuốc độc. Khi chất độc nầy khởi phát nơi bạn, chắn chắc nó sẽ làm tổn hại bạn trước khi nó có thể gây hại đến bất cứ ai khác. Trước khi bạn có thể ném một thanh sắt nóng cháy vào một người khác, bạn sẽ chịu phỏng trước hành vi của bạn chỉ đơn giản chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về căn bản giữa bạn và đối thủ của bạn.

Do việc ghét bỏ người khác, bạn chỉ cho họ sức mạnh chống lại bạn. Bạn không thể giải quyết mọi nạn vấn của bạn. Nếu bạn trở nên giận dữ với một người chỉ đơn thuần mĩm cười với bạn vậy là bạn cảm thấy thua và đau khổ. Vì anh ta không đồng hợp tác với bạn để thực hiện ý muốn của bạn, chính anh ta mới là người chiến thắng. Đức Phật dạy chúng ta cách sống an lạc khi chúng ta đối mặt với những phiền não. “A! hạnh phúc thay chúng ta sống không sân hận giữa sân hận, giữa những người sân hận, chúng ta sống không sân hận.’’ (Kinh pháp cú)

Chúng ta sống một cách an lạc không làm cháy lên ngọn lửa của thù địch. Có thể chúng ta không đủ sức mạnh để trải rộng sự thương yêu thông cảm mọi kẻ thù, nhưng vì lợi ích cho chính sức khỏe, sự an lạc của chính chúng ta cũng là cho những người khác, ít nhất bạn phải học làm thế nào để tha thứ và quên.

Do việc không ghét bỏ hoặc đè bẹp người gây phiền phức của bạn, bạn hành sự như một người lịch duyệt. Hành xử trong thái độ như thế, bạn phải hiểu rằng người khác đã lầm đường do sự giận hờn, tính ích kỹ và sự vô minh. Vì thế, anh ta không khác với những ai khác đã một lần hoặc nhiều lần đã hiểu biết sai lầm bởi trạng thái tiêu cực tương tự của trí huệ.

Đức Phật nói: “Người gây tạo tội lội không phải do bản chất độc ác. Họ tạo ra tội bởi vì họ vô minh.’’ Vì thế họ cần có sự hướng dẫn.

Chúng ta không nên xỉ vả họ. Điều không phù hợp sự công bằng chúng ta nói rằng họ đáng phải kết tội để chịu khổ mãi mãi khi không bao giờ quá trễ để sửa đổi nơi họ. Chúng phải nên cố gắng giải thích bằng cách thuyết phục rằng, họ thật sự đã sai lầm. Với sự hiểu biết nầy, bạn có thể chữa trị cho người gây tội lội vì bạn kiên nhẫn như người đang khổ đau vì bệnh tật và cần chữa trị. Khi bệnh tật được chữa trị, người mặc nhiên kiên nhẫn và mọi người khác sẽ tốt đẹp và an lạc. Người mê muội phải được hướng dẫn bởi người tỉnh thức “ Đời sống tốt đẹp do cảm hứng bởi yêu thương và hướng dẫn bởi sự hiểu biết.’’

Nếu có người làm một điều lầm lỗi với bạn vì họ vô minh và hiểu lầm, đó là thời cơ để phản ánh sự yêu thương thông cảm của bạn và người gây tội lỗi. Có ngày người ấy sẽ nhận ra điều khờ dại và xoa dịu thói độc ác của mình. Vì tốt hơn là cho anh ta một cơ hội trở thành người tốt. Sự chừa bỏ những việc làm sai trái trong quá khứ sẽ làm biến đổi anh ta thành một người tốt hơn và cuối cùng anh ta sẽ đánh giá một cách xác thực những suy nghĩ tốt của bạn.

Lời khuyên đầy sự thông cảm của Đức Phật là: “ Thù hận không chấm dứt bởi hận thù. Chỉ có lòng yêu thương mới xóa bỏ hận thù. Đây là một định luật mãi mãi trường tồn.’’

Nếu bạn có thể phản ánh tình yêu thương thông cảm của bạn, không có điều tai hại nào đến với bạn. Điều này sẽ giúp bạn đạt đến sự lành mạnh về cả mặt thể lý lẩn tâm thần. Cuộc sống có nhịp điệu riêng của chính nó. Khi bạn được nơi này thì bạn lại đánh mất nơi khác. Những người không hiểu được nguyên tắc này thường nhận lấy nhiều phiền não. Và phải đối mặt những khó khăn trong cuộc đời.

Nếu có người cứ lập lại nhiều lần việc làm sai trái đối với bạn, bạn phải hành sự một cách khôn khéo, hầu sửa đổi người ấy mỗi lần anh ta tạo lầm lỗi. Mặc dầu không dễ làm việc này, bạn phải nên cố gắng hết sức mà làm theo những mẫu điển hình của Đức Phật. Sau đó bạn sẽ đi đến chỗ hiểu rằng cuối cùng không có gì là không thể làm đươc. Thái độ của Đức Phật trong hoàn cảnh như thế có thể tóm tắt như sau: “ Điều xấu đến với tôi càng nhiều bao nhiêu,những điều dốt tôi sẽ phản ánh lại bấy nhiêu.’’

Nhiều người vẫn nghĩ rằng không thể chuyển đổi xấu thành tốt. Hãy cố gắng và nhìn vào chính bạn. Nếu bạn thấy khó chuyển đổi ác ra thiện, lúc ấy bạn có thể vẫn còn làm được một sự phục vụ to tát cho chính bạn và cho những người khác bởi ít nhất là không hoán đổi “cái ác thành cái ác. Sự cân nhắc mang tính thông cảm thì cần thiết với người gây ra lầm lỗi thiếu sự hiểu biết.’’


LÀM THẾ NÀO GIẢM BỚT NỔI THỐNG KHỔ TÂM THẦN
Trên thực tế, không có việc gì là cực xấu hoặc cực tốt trên đời này. Bởi vì mọi việc có thể chào đón bởi nhóm người này và có thể bị ghét bỏ bởi những người khác. Bởi chúng ta định nghĩa điều thiện ác tùy theo nhu cầu của chúng ta. Bản chất của mọi việc là không tốt không xấu. Theo Phật giáo, thế giới tồn tại nơi một sự xung đột trong đó chúng ta là một phần. “ Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ học được điều gì nơi bất cứ người nào đồng ý với tôi.’’(Dudley Field Malone)

Nếu chúng ta có sự tham lam ích kỹ mạnh mẽ để sinh tồn và cảm nhận, chúng ta sẽ bị trả giá cho quan điểm sai lầm của ta về cuộc sống. Suy nghĩ đầy ước muốn, khát khao sự vĩnh cữu và bám víu vào những cảm giác như là cái tôi hoặc là cái của tôi chỉ làm sai lệch trí huệ và sự cảm nhận thời gian của nó. Những khát vọng không thực hiện đầy đủ chịu thua những kết quả của sự gây gỗ, sự va chạm, những thất bại trong giao tiếp, nổi sợ hãi, lo âu, sự cô đơn và lo lắng. Không có lối thoát ra khỏi những sự đè nén lên con người.

Nếu bạn ước ao xóa tan nổi thống khổ tâm thần trong bạn, bạn phải chinh phục được sự tham lam ích kỹ. Hành trình của cuộc đời tùy thuộc vào việc bạn có chọn được con đường đúng hay không và sự phát huy về mặt tinh thần để tháo gở những căng thẳng của cuộc sống thế tục hay là bạn vẫn tiếp tục nuông chìu theo những thú vui dục lạc với sự hiện diện hầu như rộng khắp.

Một cách để bạn tự làm giảm bớt nổi thống khổ tinh thần ngẫu nhiên là biết mức độ đau khổ và khó khăn so với những trãi nghiệm của người. Khi bạn đau khổ, bạn thường cảm thấy cuộc đời chống lại bạn và mọi việc quanh bạn đều sai. Tuy nhiên, nếu bạn lấy một ghi chú tâm thần về những việc xung quanh và bạn đem những đều may mắn của bạn, ngạc nhiên thay, bạn sẽ thấy rằng thực ra bạn còn tốt hơn rất nhiều người khác.

Bạn đã thổi phồng quá mức không đúng lúc những khó khăn và nạn vấn của bạn. Trong thực tế, những người khác xấu hơn, họ không cần lo lắng, không thích hợp cho chính họ. Nếu bạn đối mặt với những nạn vấn, bạn nên cố gắng giải quyết thay vì lo lắng và tạo ra sự đau khổ tâm thần nơi bạn. Người trung hoa có một câu châm ngôn thực dụng về việc giải quyết sự khó khăn. “Nếu bạn có một vấn đề lớn, hãy cố gắng làm nhẹ nó thành ra nhỏ. Nếu bạn gặp một vấn đề nhỏ, hãy cố gắng giảm nhẹ nó ra thành không có gì.’’

Một phương cách khác làm giảm nhẹ khó khăn của bạn là nghĩ đến những việc bạn đã trãi qua trước đây, dưới những tình huống giống nhau hoặc thậm chí còn xấu hơn nữa. Và làm thế nào với lòng kiên nhẫn, sáng kiến và nổ lực của bạn, bạn đã có thể chinh phục mọi khó khăn tưởng chừng như không thể tránh được. Bằng cách làm như thế, bạn sẽ không cho phép những khó khăn hiện nay “nhấn chìm’’bạn. Trái lại, nhìn đời trong một viễn cảnh mới, bạn có thể đủ sức để giải quyết bất kỳ khó khăn nào bạn hiện đang đối mặt.

Bạn phải nên nhận ra rằng, bạn đã đi qua nhiều tình huống xấu hơn trước đây và bạn đã chuẩn bị để trực tiếp đối mặt với chúng, với bất cứ điều gì có thể đến. Với trạng thái trí huệ này, bạn sẽ sớm lấy lại sự tự tin và đặt mình vào một vị trí tốt đẹp hơn và giải tỏa bất cứ khó khăn nào tồn tại dành cho bạn.

Nếu bạn đang đối phó với một vấn đề, chắc chắn phải có một biện pháp cứu chữa để vượt thắng nó vậy tại sao lại lo? Nói cách khác, thậm chí không có giải pháp cho vấn đề của bạn, một lần nửa tại sao phải lo, bởi vì sự lo lắng của bạn không thể đóng góp bất bất cứ điều gì để giải tỏa khó khăn cho bạn!

Sự gia tăng tất cả các bệnh và sự rối loạn tâm thần là một trong những căn bệnh đáng báo động trong thời đại tân tiến. Ngày càng có nhiều những bệnh nhân của chứng tâm thần trên toàn thế giới đặc biệt nơi các quốc gia đang tạo ảnh hưởng.

Trong nhiều trường hợp các yếu tố tội phạm trong xã hội của chúng ta được đề cập trong cùng nhịp thở với bệnh tâm thần. Một kết quả tích cực và xa hơn trực tiếp từ việc nghiên cứu các công trình của FREUD, là sự nhận biết rằng tội phạm hình sự và tội phạm thanh thiếu niên là những người mang bệnh tâm thần, họ cần sự điều trị bệnh hơn là sự trừng phạt. Chính nơi quan điểm rộng mở và vấn đề là nền tảng của tất cả mọi sự cải cách xã hội tiến bộ để thay thế sự trừng phạt bằng sự phục hồi nhân phẩm.

Khi chúng ta không hiểu những người khác sống như thế nào, chúng ta không thể học hỏi nơi những lối sống khác nhau. Sự gặp gỡ mang tính cá nhân với những người có lối sống khác với chúng ta làm cho chúng ta cảm thấy thêm thông cảm. Tính cố chấp thường sinh ra nơi sự vô minh của những người khác nhau về nhu cầu và cách suy nghĩ.
HÃY TỰ THAY ĐỔI
Bạn có thể được điều gì bằng cách thay đổi cả thế giới? Bạn có thể đạt đến sự hoàn thiện không? Không bao giờ, bạn sẽ chỉ có thể nuôi dưỡng sự giả dối của bạn và làm đầy cái tôi của bạn thôi. Bạn sẽ bị trói buộc vào vòng quay của sự sống. Nhưng do tự thay đổi chính mình, bằng sự nhận thức ra bản ngã qua sự vô vị lợi, kỷ luật tự giác và tự luyện tập, bạn có thể đạt đến sự hoàn hảo.

Bởi sự đạt đến sự hoàn hảo như thế, đời sống của bạn trở nên có ý nghĩa và bạn có thể hồi đáp sự phụng sự to tát đến những người khác. Người người sẽ được truyền cảm hứng bởi những điển hình của bạn, họ sẽ theo bạn và cũng đạt đến những mục đích thông thường nơi đời sống. Điều này là vì sao một con người SIDDHARTA, người muốn trở thành một vị Phật, đã từ bỏ vương quốc để trở thành một thầy tu khổ hạnh. Bởi vì trở thành một vị vua, Ngài chỉ có thể phục vụ những đối tượng của Ngài, nhưng bởi sự tự chuyển hóa thông qua cố gắng của bản thân, Ngài có thể đủ năng lực cứu vớt cả thế giới.

Con người hôm nay là kết quả của hàng triệu ý nghĩa và hành động trong quá khứ. Anh ta không phải là mẫu tạo sẵn để anh ta trở thành và tiếp tục trở thành. Đặc điểm của anh ta được quyết định bởi tiến trình suy nghĩ của chính mình. Con người không phải do thiên nhiên mà được hoàn hảo. Anh ta phải tự rèn luyện mình để được hoàn hảo.

Cuộc sống không tùy thuộc theo một mình nhân loại. Nhiều dạng thức đời sống có mặt trong vũ trụ này. Tuy nhiên, con người có sự suy nghĩ to lớn hơn năng lực của sự hợp lý. Trong sự tôn kính đó, họ vượt trội những sinh vật khác bởi vì họ có trí thông minh để đúc khuôn mẫu lối sống của họ để loại bỏ những đau khổ thế gian. Do đó, nếu mục đích của cuộc sống chỉ là để tiêu trừ sự đau khổ, con người có thể đạt đến cứu cánh đó thông qua những nổ lực cá nhân của chính họ. Nhưng cuộc đời sẽ là một sự thất bại nếu nó không được sử dụng một cách thích hợp. Anh ta đã tô vẽ bức tranh hoàn mỹ nhất về một con người đang gắng sức và tranh đấu từ cuộc đời này sang cuộc đời khác trong sự đòi hỏi cho sự hoàn thiện của anh ta.

Thật ra, cuộc sống là một sự trãi nghiệm thống nhất. Không có điều gì để so sánh nó. Không có sự đo lường giá trị của nó có thể quyết định trong giới hạn của nhiều sự việc khác, và tiền bạc không thể mua nó. Vì thế, nhiều người đã không học điều gì để làm với “Viên ngọc vô giá’’này. Cuộc sống không mang ý nghĩa những sự cảm nhận hoặc những thân xác vật lý nhưng là do những ý nghĩa từ trí huệ con người.

HÃY LÀM CHO ĐỜI SỐNG HỮU ÍCH NHẤT
Quan điểm quan trọng về đời sống là chúng ta có nó và làm cho nó có ích lợi nhất. Thực ra, điều này là một giá trị lớn lao của sự sống, cơ hội làm tối đa sự lợi ích của nó. Nhiều người theo đuổi một đời sống hẹp hòi, khổ đau và bực bội vì họ không cố gắng làm cho đời sống hữu ích nhất. Họ tiêu phí hầu hết thời giờ lo lắng và tranh giành sự sinh tồn, làm việc như những kẻ nô lệ, chạm chán vô số những khó khăn và vật chướng ngại.

Chúng ta tiêu hao một số lượng năng lực lớn lao trong mặt trận tình cảm, đấu tranh giành sự sống, đấu tranh giành quyền lực, đấu tranh để chiếm đoạt, đấu tranh vì tiếng tăm và đấu tranh để tránh nguy hiểm. Thông thường, chúng ta đạt một chút thỏa mãn tạm thời nhưng phần kết thúc tức nhiên là đau khổ.

Hãy nhìn thế giới và ta có thể nhìn thấy con người đang đánh đấm nhau như thế nào, đang nổ bom, không tặc và tàn hại lẫn nhau. Cả thế giới như một ngôi nhà điên. Người ta đã quên nhân cách tốt đẹp của họ và đã cho phép tánh thô lổ, độc ác, dối trá, cướp bóc, che dấu tính dữ dằn, bủn xỉn, tham lam và vô minh chế ngự họ. Một cách hiển nhiên thấy rõ rằng,không có chổ trong trí huệ của con người để vun trồng những ý nghĩ tốt. Vì thế làm thế nào người ta có thể tìm thấy hòa bình, hạnh phúc, sự hài lòng trong một trận chiến nơi đó cứ tiếp tục chiếm đoạt hoặc trốn chạy sự nguy hiểm. “Lòng vô nhân của người với người tạo ra sự vô vàn sự đau thương.’’

Nếu bạn có thể hiểu bản chất cuộc sống và thế giới, bạn có thể biết một cách chắn chắc tại sao nhất thiết cần phải xâm phạm đến sự tự do và bạn sẽ không trì hoãn việc nổ lực đạt mục đích đối với trạng thái hạnh phúc này.

Ngày nay ta đang đấu tranh để chạy thoát khỏi khổ đau qua cách thức của thế gian, chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng loại trừ đau khổ của bạn bằng cách phát triển phương diện tinh thần của đời bạn, thì bạn có thể tìm thấy nguồn an lạc thật sự.
KHI BẠN TỰ BẢO VỆ MÌNH, BẢO VỆ CẢ NGƯỜI KHÁC
Con người phải học hỏi để tự chữa trị khỏi những quan điểm sai lầm và chứng điên cuồng phổ cập ở mức độ cá nhân, trước khi có sự an lạc và hòa hợp trong phạm vi gia đình xã hội và sự lành mạnh thuộc phạm vi toàn cầu. Ở mức độ cá nhân, chúng ta phải canh giữ trí tuệ của mình với sự tỉnh thức và do làm như vậy tự bảo vệ mình, đồng thời bảo vệ luôn cả người khác. Kinh Pháp Cú nói. “Nếu bạn giữ người thân của chính bạn hãy tự giữ mình cho tốt’’

Nhu cầu tự canh giữ mình tốt bằng thực hành sự quan tâm được chứng minh bởi sự phân tích của Đức Phật qua câu chuyện một người biểu diễn đu bay và một cậu bé. Ngày xưa, có một người đu bay biểu diễn những màn nguy hiểm với một người học trò. Một sự trượt nơi ông ấy hoặc nơi người học trò có thể mang đến bi thương. Trong một hoặc nhiều lần biểu diễn ông ta trèo lên một cây sào tre và bảo người học trò. “ Này nhỏ, hãy trèo lên cây sào và đứng trên vai của ta’’ Sau khi cậu bé đã làm như thế, người thầy nói. “Này nh, hãy bảo vệ ta và ta sẽ bảo vệ ngươi. Bằng cách bảo vệ lẫn nhau, chúng ta sẽ biểu diễn những trò ảo thuật, kiếm tiền và trèo xuống cây sào an toàn.’’ Cậu học trò suy nghĩ một thoáng rồi trả lời. “Không, thưa thầy con sẽ không làm thế. Tại sao thầy không tự bảo vệ thầy và con tự bảo vệ con. Vì tự bảo vệ và tự giữ mình chúng ta sẽ biểu diễn những trò của chúng ta, kiếm tiền và leo xuống cây sào an toàn.’’ Đây là phương pháp. Theo Đức Phật, khi người học trò đã nói với người thầy của cậu ta rằng. “Con sẽ tự bảo vệ lấy con.’’ như thế chúng ta nên phải thực hành sự quan tâm để tự bảo vệ lấy chính mình. Việc làm này cũng sẽ bảo vệ những người khác. Bằng việc làm tự bảo vệ mình, người ta bảo vệ cả người khác. Bằng việc làm bảo vệ những người khác, người ta tự bảo vệ lấy chính mình. Và người ấy làm việc này bởi hành vi lập lại sự thực hành, phát triển và công việc hằng ngày thường xuyên với sự bao dung, sự vô hại, lòng từ ái và sự cảm thông. Vì thế, do việc thực hành những đức tính này chỉ có thể được vun trồng với sự quan tâm đến người khác, con người mang đến sự bảo vệ và sự an toàn cho mọi người.

Chúng ta không được hiểu sai ý nghĩa hành vi tự phục vụ cho chính bản thân của mình là cá nhân chủ nghĩa và sự ích kỹ. Bằng cách tự phục vụ cho tự bản thân mình, chúng ta không mang ý nghĩa cho sự tuông trào lòng tham lam, vì điều này trong ý nghĩa chân thật nhất, không phải là phục vụ cho chính mình. Phục vụ cho chính mình là nghĩa là con người phải nên thực hành rèn luyện tự kỹ, đạo đức và tâm thần. Trong khi đang thực hành những phẩm hạnh này, con người đang thực hiện sự phục vụ cao nhất đến những người khác. Hơn nữa, làm thế nào con người có thể thực sự phụng sự người khác nếu người ấy yếu kém về phương diện đạo đức và tâm thần?

Chúng ta tự phụng sự chính mình và những người khác bằng cách xa lánh tội lỗi, làm điều thiện và làm thanh tịnh trí huệ của mình. Đây là điểm cốt yếu của tất cả những gì Phật dạy. Tránh xa tội lỗi là chừa bỏ những việc làm có động lực từ những cội rễ tâm thần bất thiện, đó là lòng tham dục, sự thù hận và tánh lừa dối. Nói cách khác, chúng ta thường xuyên phấn đấu với sự tinh tấn hầu thực hiện được lòng thương người và sự khôn ngoan. Đây chính là điều có ý nghĩa của việc hành thiện. Chúng ta thanh lọc trí huệ của chúng ta bằng cách giảm chế và cuối cùng loại bỏ những ý nghĩ không lành mạnh trong trí huệ. Thêm vào đó chúng ta trãi rộng ý nghĩ của chúng ta đến sự yêu thương và lòng từ ái vô biên đến tất cả mọi loài không có sự phân biệt, chúng ta phát tỏa thiện ý đến tất cả mọi loài và cầu mong rằng họ sẽ vui khỏe và hạnh phúc, không bị tổn hại nguy hiểm và không chịu được sự đau đớn và khổ sở.

Cầu mong tất cả mọi người vui khỏe và hạnh phúc.

Cầu mong bạn và tất cả vấn nạn của bạn được được kết thúc.

Trong khi chúng ta đã chúng kiến những thành tựu hoa mắt trên lĩnh vực chủ nghĩa vật chất ở thế kỷ XX, chúng ta đã bất hạnh không thể đạt đến hòa bình và hạnh phúc trên lĩnh vực tâm thần. Sự chạy đua của con người đã gây ra một sự gia tăng về số lượng những vấn nạn chỉ có thể được giải quyết bởi sự chú ý đến sự phát triển về mặt tinh thần.

Quyển sách nầy nhằm mục đích xem xét những vấn nạn phổ biến nhất thường tấn công vào chúng ta hằng ngày trong tu thế là cha mẹ, chồng vợ và con cái trong đời sống hàng ngày của chúng ta.


- Đừng kỳ vọng và không điều gì sẽ làm thất vọng bạn.

- Khi bạn tự bảo vệ chính mình, đồng thời bạn bảo vệ mọi người.

- Bạn có trách nhiệm và sự an lạc bên trong con người của bạn.

- Thế giới không là gì ngoài một loạt những đợt sóng.

- Chính bạn tạo ra thiên đàng và địa ngục của bạn.

- Cuộc sống không tránh khỏi khổ đau.

- Thế giới là một bãi chiến trường.

- Yêu thương cảm thông.

- Không chỉ trích người khác.

- Hãy không thiên vị.

- Tài ngoại giao (Thuật xử trí)
Dù bất cứ nơi đâu, lời dạy của Đức Phật đạt thành tựu, ở thành thị hay vùng quê xa xôi, mọi người sẽ thụ đắc những lợi ích thật phi thường.

Đất đai và con người sẽ được bảo bọc trong sự an lành.

Mặt trời và mặt trăng sẽ chiếu soi sáng tỏ.

Gío và mưa sẽ xuất hiện thuận thời và không có những tai họa.

Quốc gia sẽ phồn vinh và sẽ không còn xử dụng binh lính và vũ khí nữa.

Con người sẽ sống đạo đức và tuân thủ luật lệ.

Họ sẽ trở nên lịch sự và khiêm tốn và họ sẽ hài lòng không có sự bất công.

Sẽ không còn trộm cướp và bạo lực.

Người mạnh sẽ không hiếm đáp kẻ yếu và mọi người sẽ nhận lấy phần chia sẽ của sự an lạc dành cho họ.
-----------------------------------------

- Chúng tôi xin chân thành tri ân đến Bà Trần Thúy An, Châu Thuần Bảo đã giúp đỡ để quyển sách này được in ra.

Đánh vi tính: Ngọc Trang, Hạnh Trân

Sửa bản in : Long Vân

Trình bày : Xuân Phong
Sách đã xuất bản:

- Luận Đại Thừa Bách Pháp



- Mười Tông phái Phật giáo

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương