Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

BẢN CHẤT CUỘC SỐNG
Cuộc sống nó tự đào thải trong khi chúng ta đang chuẩn bị để sống”, một học giả đã nói “chúng ta phải trả giá nổi sợ và sự lo vì tạo ra những sự ham muốn ích kỷ”, một tu sĩ khác đã nói: “sanh ra con người là sanh ra nổi sầu đau. Càng bám víu vào cuộc đời một cách liều lĩnh bao nhiêu, anh ta cũng trở nên ngu tối bấy nhiêu. Sự khao khát sống còn của anh ta trong tương lai làm cho anh ta yếu kém khả năng sống trong hiện đại”, một triết gia Trung quốc đã nói như thế: “Chúng ta là kết quả của những việc ta đã làm và chúng ta sẽ là kết quả của những việc ta đang làm”. Đức Phật cũng nói như thế. Khi chúng ta cân nhắc tất cả những quan điểm này, chúng ta có thể tìm thấy đầu mối để hiểu biết về bản chất cuộc đời và mục đích của nó. Nếu mục đích cuộc sống của chúng ta chỉ để thỏa mãn cảm giác của mình, thì chúng ta phải chuẩn bị để đón nhận với nhiều vấn đề phát sinh từ đó. Mặc dầu các khoa học gia đã khám phá ra biết bao đều kỳ diệu đối với tiện nghi của con người, tuy thế họ vẫn không thể hiểu biết một cách đầy đủ mọi mục đích của cuộc sống, vì thế một nhà khoa học nổi tiếng khác có nói:

-Có không một mục đích trong đời?



-Điều gì là mục đích của cuộc sống?

-Cái gì hoặc ở đâu hay khi nào?

-Ngoài không gian đi đến vũ trụ.

-Đi đến mặt trời, đi đến trái đất, đến cuộc sống.

-Đến nhân loại và phải đến nhiều hơn nữa.

-Nhưng khi hỏi đến mục đích của ai và từ đâu?

-Câu trả lời không có, tại sao?

Dường như không ai cư xử như là một “con người” thật sự. Theo Phật giáo, con người không phải là một bản chất thực thể cố định, nhưng là một sự biểu hiện, sự hiện hữu theo nghĩa đen chỉ trong giây phút hiện tại trên căn bản của một khả năng tiềm tàng. Cuộc sống của con người không hiện hữu cũng không được sinh ra như là một vật thí nghiệm của một đấng siêu phàm nào. Cuộc đời có những đặc tính riêng của chính nó. Chúng ta không thể hiểu biết về bản chất của cuộc sống do bởi sự ngu dốt và những ham muốn mạnh mẽ của chúng ta. Điều đó giải thích tại sao chúng ta khẩn cầu được sống để gánh chịu mọi đau khổ trên đời này. Vì thế chúng ta không thể nào khám phá ra bằng có hay không bất cứ những mục đích đặc thù nào đối với cuộc sống trên đời này nếu chúng ta không có được sự hiểu biết thích đáng. Cuộc đời được mô tả là sự kết hợp của tinh thần và vật chất. Do kết quả của sự kết hợp này, con người sinh ra và tiếp tục thay đổi cho đến khi sự tan biến diễn ra. Tuy nhiên, năng lực về tinh thần tan biến đó và các phân tử lại tái lập những yếu tố hay vật chất và tái xuất hiện ở các dạng thức khác và trong những phạm vi khác nhau khi cuộc đời phù hợp với nghiệp báo của người đó trong đời trước. Sự liên tục của dòng đời cứ trôi mãi vô tận lâu dài như Nghiệp lực và duy trì lòng khao khát có mặt trên đời này.


THÚ VUI NHỤC DỤC VÀ MÔI TRƯỜNG
Dạng thức vật chất của đời sống được xếp ngang hàng với một đóng bọt nước, trong đó cảm giác giống như cái bong bóng, tri giác được mô tả là một ảo tưởng cấu trúc của tinh thần giống như một cây chuối và sự ý thức chỉ là một ảo ảnh.Với một sự phân tích về cuộc đời như thế, khó có thể xác định được thực thể hay là mục đích của cuộc đời. Sự phân tích này là một thời truy vấn một sự thách thức to lớn đối với mọi đức tính tôn giáo vì theo Đức Phật không có điều gì là cuộc sống trường tồn và không thực thể nào có mặt mà không thay đổi và không hoại diệt.

Cơ thể con người chỉ là một tổng hợp trù tượng đối với sự hợp thành hoặc những yếu tố thuộc về hóa học thường xuyên thay đổi. Cuộc đời là một điểm trên một dòng nước trôi mãi không ngừng và góp phần của nó vào dòng sông lớn của cuộc đời. Trong vũ trụ có năm định luật hoặc sức mạnh tự nhiên gọi chúng là:

-Utuniyama (luật về mùa).

-Bijaniyama (luật về hạt giống).

-Cihaniyama (luật về sức mạnh tâm thần).

-Kammaniyama (nghiệp lực)

và Dhammaniyama (luật vũ trụ).

Không khó hiểu rằng con người sử dụng những năng lực cố hữu về nguyên nhân, trí thông minh và sự sáng tạo để thay đổi môi trường theo sự thích nghi của anh ta. Nhưng con người không biết rằng sức mạnh thuộc về luân lý do chính anh ta tạo ra mang đến sự thay đổi tương ứng với môi trường của niềm hạnh phúc hay sự đau buồn dù anh ta có thích hay không. Những phân tích khoa học về vũ trụ chứng minh rằng thế giới không là gì ngoài sự liên tục không phá vỡ được của một loạt những sự vật động Einstein nói: “Tất cả vấn đề đều được tạo ra bởi những đợt sóng và chúng ta sống trong một thế giới đầy sóng”. Hãy xem kỹ như thế nào nhiều người lớn lên để rồi được tham đắm với vẻ đẹp thể chất của thân thể con người, một sự hào hẩn đang được khai thác trên truyền hình và phim ảnh. Nhiều ngôi sao điện ảnh trẻ và đẹp phô trương phong điệp này vào mọi thời, càng lâu dài trẻ và đẹp, người ta có thể là hạnh phúc. Một triết lý của khoái lạc chủ nghĩa dành cho người trẻ nhưng điều gì xảy ra khi thời gian bắt kịp với cùng những ngôi sao điện ảnh đó?Chỉ còn là một dúm người được chuẩn bị để đi vào lứa tuổi được chiếu cố! Nhiều người khác thử những phương tiện khác nhau để chống lại tuổi già và đúng như tiên đoán là rất ít sự thành công.Vì lệ thuộc vào danh tiếng và vẻ đẹp quá khứ, nhiều người trở nên rối loạn tinh thần, cam chịu lối sống theo quá khứ và thế giới riêng mình hơn là sống theo hiện tại. Lời cam kết đáng thương của những người sinh ra đẹp là những người thường lui tới sự nhớ về quá khứ của họ. Phật giáo không khuyến khích chúng ta phát triển sự liên quan với thân thể con người.

Chúng ta cũng không nên quên nó nhưng phải nên chăm sóc nó với sự trân trọng và giữ sạch sẽ cá nhân. Nó dạy rằng xa hơn sự chăm sóc cơ thể là nhu cầu làm tinh sách trí huệ và phát triển phẩm hạnh con người.Trên hết một cơ thể được chăm sóc tốt là một khí cụ qua đó chúng ta có thể duy trì một trí huệ lành mạnh.
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TINH THẦN
Julian Huxley nói:“Cuộc sống phải nên dẫn đến sự hoàn thành vô số việc có thể làm được:về thể xác,về tâm thần,về tinh thần vv..Điều gì một người có khả năng. Và con người có khả năng về những việc to lớn hơn cao quí hơn”.

Bạn được sinh ra trên đời này để làm một việc tốt nào đó và không đánh mất thời gian trong khi ăn không ngồi rồi. Nếu bạn lười biếng bạn là gánh nặng cho đời. Bạn phải luôn luôn nghĩ đến việc ngày càng tinh tấn hơn trong điều thiện và sự khôn ngoan. Bạn sẽ lạm dụng quyền trở thành một con người nếu bạn không tự chứng tỏ ra xứng đáng với ân huệ đã mang bạn đến cuộc đời này. Uổng phí cuộc đời này trong việc gây đau buồn quá khứ, trong sự vô công rỗi nghề và sự không quan tâm là chứng tỏ sự không thích hợp của con người trong cuộc đời này. Cây của nền văn minh cắm rễ sâu trong nhiều giá trị tinh thần mà hầu hết con người chúng ta chưa nhận ra. Không có những cội rễ này những chiếc lá sẽ héo úa và để lại một gốc cây không sự sống. Đức Phật dạy chúng ta không lười biếng, thức sớm và chịu khó làm việc để có lợi tức và bảo vệ những gì ta đã kiếm ra. Không được thờ ơ và lãng phí nó, Đức Phật nhìn cuộc sống thế gian với cái nhìn đúng, không có bất cứ một thái độ vị kỷ hay ích kỷ nào. Mặc khác, Đức Phật dạy rằng nếu ta để cuộc đời này đi vòng quanh trong chu kỳ sinh tử, trong mọi sự đau đớn về vật chất và tâm thần, thì không có một mục đích thực sự cho cuộc đời này, nhưng chúng ta có thể làm lợi ích cho đời vì mục đích cao đẹp hơn bằng việc làm vì những người khác, bằng sự vun trồng đạo đức, bằng sự rèn luyện trí huệ và sống một cuộc sống của con người đàng hoàng trong an lạc và hòa hợp với phần còn lại của cuộc đời. Theo Đức Phật con người không phải là con rối không có trách nhiệm. Con người được đánh giá là thành quả cao nhất của cây tiến hóa.


SỰ BẤT NHƯ Ý
Tất cả chúng ta đều trải nghiệm sự bất như ý. Bao nhiêu lần trong một ngày chúng ta trải nghiệm đều này? Chúng ta không bao giờ thỏa mãn bất cứ đều gì ta nắm giữ bởi gì chúng ta muốn có một đều khác ngay khi chúng ta có nó. Chúng ta muốn từ bỏ một việc gì đó ngay khi chúng ta đạt được nó bởi vì nó mất đi sự hấp dẫn. Chúng ta gọi đều này là sự vô thường.Vì thế suốt cả cuộc đời chúng ta ra sức đấu tranh để thâu tóm mọi việc và chúng ta luôn luôn trải nghiệm sự bất như ý vì chính chúng ta và mọi việc chúng ta thâu tóm đều thường xuyên thay đổi. Để được thực thụ hạnh phúc chúng ta phải khắc phục yếu kém này của con người. Cuộc đấu tranh để nhận biết tại sao chúng ta đau khổ, phải nên là mục đích của cuộc đời chúng ta.Tất cả chúng ta đều mong muốn đi đến cuộc sống rất hạnh phúc, như ý và an lạc nhưng có mấy người trong chúng ta trải qua được hạnh phúc như thế? Chúng ta sẵn lòng làm mọi cách thức có thể làm để có được sự thỏa mãn nhưng khó mà trải nghiệm qua thứ thỏa mãn thật sự. Sự đau khổ trong cuộc đời này đến từ ba nguyên nhân chính:

a)Xung đột với thiên nhiên.

b)Xung đột với những người khác.

c)Và xung đột với chính mình.

Một tỷ lệ rất lớn của sự đau khổ chúng ta trải nghiệm được mang đến qua sự phi nhân của con người với con người. Nó có thể tự bày tỏ khi trò hề của một người nói đùa thực dụng, dưới lốp áo trò vui trong sạch tốt đẹp, làm cho đời sống của người bạn và gia đình đau khổ, hoặc chúng ta thấy nó qua một cá nhân kháu kỉnh là người giáng xuống ngón đòn gây đau khổ xuống những người khác.Tại điểm kết thúc cuối cùng của sợi xích là những con người đang xung đột với con người mà họ chưa từng quen biết và gặp mặt gieo rắc sự chết chóc và sự hủy diệt trên phạm vi toàn thế giới. Như thế, chính là bản chất của những sự việc.Vì thế cuộc chiến này giữa con người đã diễn ra ngàn năm thậm chí có sự giống hệt trong vương quốc của loài vật. Giải pháp không phải cải cách thế giới trên phạm vi rộng nhưng nằm trong sự cải cách của tự thân chúng ta. Giáo pháp sẽ đặt chúng ta ở trong sự quan hệ tốt đẹp hơn với những điều khi chúng hiện hữu và sẽ hướng dẫn chúng ta dọc theo con đường cho đến khi sự đau khổ vơi bớt. Đức Phật đã chỉ ra rằng mặc dù chúng ta có thể giúp những người khác tìm thấy con đường nhưng chúng ta không thể ban sự giải thoát đến cho họ.Tuy nhiên, trước khi chúng ta cố gắng giúp người ta, nên tự giúp mình trước bằng sự phấn đấu hoàn thiện tinh thần.


SỰ BẤT TỬ SAU KHI CHẾT
Tất cả các câu hỏi con người hỏi về đời sống điều liên quan đến cái thực tại của sự chết, anh ta khác với tất cả mọi loài sinh vật, dường như có sự hiểu biết về chính cái chết của mình không bao giờ chấp nhận hòa giải một cách đầy đủ để chia sẻ số phận tự nhiên của tất cả mọi thuyết hữu cơ về sự sống khác.

Nếu chỉ có con người có thể hiểu biết về cuộc đời ngắn ngủi và cái chết là không thể tránh được anh ta có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống.Trong việc chống lại cái chết, con người sử dụng khoa học để đạt đến sự kéo dài nào đó việc này có thể đem so sánh với một đứa trẻ chơi đùa với cát trên bãi biển cứ mãi xây đắp trong tuyệt vọng một tòa lâu đài cát để rồi sau đó một làn sóng đến cuốn đi mất. Con người thường tạo ra cái chết thành trung tâm của đối tượng tôn giáo để cầu gọi thần thánh hiện về ban phúc cho được sống mãi.

Cái chết xảy ra đối với tất cả mỗi loài sinh vật, nhưng chỉ có con người đã biết tạo ra, ngoài nổi sợ hãi thường xuyên và sự kinh sợ thần chết, một ý chí để chịu đựng và ngoài sự khao khát tồn tại trong tất cả các dạng thức có thể hiểu được, con người biết tạo ra tôn giáo, đổi lại đã cố gắng ban cho sự kết thúc cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa.

Mặc dù mọi tôn giáo trên đời này tin ở sự hiện hữu của đấng thần linh tồn tại nơi cuộc đời sẽ là một sự trải nghiệm hạnh phúc vĩnh viễn, như thế chúng ta phải nghe thấy rằng những tín đồ mộ đạo nhất của bất cứ một tôn giáo nào tất cả đều muốn từ bỏ cuộc sống thế gian để trở về với đấng toàn năng trên thiên đàng.

Tương tự như thế, ngay cả các Phật tử đều thích bám víu vào cuộc sống quí giá ở thế gian mặc dầu họ đã nhận thức một cách đầy đủ rằng cuộc sống trên đờ này không là gì cả ngoài sự đau khổ và như thế hạnh phúc cuối cùng là sự giải thoát khổ đau.

Vấn nạn lớn nhất mà nhiều quốc gia hiện nay đang phải đối mặt là sự bùng nổ dân số. Người ta phải tìm nhiều phương pháp về phương tiện để kèm chế chỗ căng phồng của dòng chảy của cuộc đời này. Hàng triệu người này cần thực phẩm, chổ ở, tiện nghi và sự an ninh. Đối với họ câu hỏi không phải là “mục đích của cuộc sống là gì?”mà là câu hỏi làm gì với cuộc đời?”.

Câu trả lời đơn giản là phải nên hành xử lối sống hữu ích phong phú và tìm thấy bất cứ niềm hạnh phúc nào người ta nắm bất qua thái độ sống thực tế và đúng đắn hơn là cứ mãi lo lắng quá mức chịu đựng về những lời tuyên bố siêu hình của một mục đích cuộc sống hảo huyền nào đó.

Tuy nhiên, tôn giáo đặt dấu chân để an ủi con người, thức tỉnh được con người đối với thực tại rằng đời sống không phải chỉ đau buồn và tuyệt vọng, thường nhìn theo chỉ một phương diện vật lý. Còn có một hy vọng cho một đời sống tốt hơn.

Tất cả mọi sự tiến bộ trên đời này do con người tạo ra vì sự kiện rằng con người biết rằng anh ta chết và anh ta muốn lưu lại dấu ấn phía sau khi anh ta chết. Nếu con người đạt đến sự bất tử và cuộc sống trên thế gian là vô tận, anh ta có khuynh hướng xem thường mọi việc và đánh mất sự khích lệ và tất cả mọi sáng kiến đối với sự tiến bộ, nơi anh ta sẽ không có khát vọng làm cho thế giới này là một nơi tốt đẹp hơn.

Nếu không có sự chết cuộc đời sẽ trở nên tù hãm, đơn điệu, trở thành gánh nặng và buồn chán không thể nói hết. Nếu con người được ban cho một sự hiểu biết sâu sắc để nhận ra và biết đích xác thời gian của cái chết, anh ta sẽ hành xử hoàn toàn khác hẳn và đầy đủ mục đích hơn là những gì anh ta làm “Thân thể con người biến thành tro bụi nhưng tên tuổi và ảnh hưởng của anh ta vẫn còn mãi”.

Dù cho tổ tiên chúng ta đã chết và đã ra đi, chúng ta vẫn nghĩ tưởng rằng họ vẫn còn ở quanh ta, không phải bằng thể xác, nhưng do bởi ảnh hưởng họ tạo ra từ thế hệ này sang thế hệ khác ảnh hưởng của họ mãi mãi vẫn còn.

Thuật ngữ “tổ tiên” chúng ta đề cập đây không những dành cho các tiền bối sanh chúng ta mà dành cho tất cả những ai đã góp phần vào sự thịnh vượng và hạnh phúc của những người khác.Trong sự cảm nhận này, chúng ta nói rằng các vị anh hùng các bậc thức giả, các triết gia và các thi sĩ đã ra đi nhưng vẫn hiện hữu trong chúng ta qua các ảnh hưởng của họ.

Khi chúng ta kết nối chính mình với những người hy sinh vì nghĩa và những nhà tư tưởng chúng ta đi đến để chia sẻ những suy nghĩ khôn ngoan nhất của họ, những ý tưởng cao đẹp ngay cả âm nhạc hấp dẫn họ đã sáng tạo qua nhiều thế kỷ. Khi một tiếng khóc trái tim của một con người vì một mục đích là sự nhận thức mờ tối của bản chất cuộc đời, khi một người nhận thức thấu đáo về điều thiên liêng của hai bản chất cao quí bên trong của chính mình, anh ta không còn kêu gào về mục đích của cuộc đời nữa?Vì anh ta hiểu rằng chính mình là mọi mục đích rồi. Những người biết suy nghĩ đều biết rằng khoa học về lịch sử con người được quyết định không phải do đều xảy ra trên bầu trời nhưng do bởi điều xảy ra trong trái tim của mọi người.

Đức Phật nói rằng không có một nhân vật siêu phàm nào khác cao hơn một con người hoàn hảo. Con người có thể và phải tự nâng mình lên trên sự giới hạn của cá nhân, nhưng anh ta không tự nâng mình lên cao khỏi những lề luật và những đặc tính chính yếu của lòng từ ái của mình.


TẠI SAO SỢ TỪ GIẢ CỎI ĐỜI NÀY?
Đối với hầu hết con người, chết là sự kiện không mời gọi. Với qua nhiều tham vọng cần được thỏa mãn, việc phải làm trong đời với muôn nổi đau khổ không bao giờ chấm dứt. Con người cảm thấy thoải mái với ảo tưởng về hạnh phúc hơn là thấy được thực tại của cái chết. Nếu tất cả mọi người đều phải suy nghĩ về điều đó, nó chỉ có một đường khe cửa trong giờ thứ mười một.

Những điều gắn bó cuộc sống thế gian gây ra nổi sợ không lành mạnh về cái chết. Nhưng sự thật cả cuộc đời chẳng là gì cả ngoài sự đau khổ. Cái chết là điều tự nhiên và không thể tránh khỏi. Không phải phân nửa sự kinh sợ là ý nghĩ của chính sự chết. Trí huệ tự nó có khả năng để tạo ra và giản rộng ra những hình ảnh sai lầm về cái chết.

Lý do là một trí huệ không thuần thục nhìn thấy cuộc đời với sự vô thường và sự bất như ý giống như bám vào ảo tưởng chìm vào trong nước bám được cọng rơm. Nó phát sinh ra sự không dễ chịu cho những ai thiết tha cầu nguyện đến một đấng siêu nhiên tưởng tượng xin tha thứ và dẫn về thiên đàng khi cuộc sống dường như hết hy vọng. Dĩ nhiên nỗi sợ chết và sự biểu hiện của một bản năng tự bảo vệ. Nhưng có một cách thức vượt qua nổi sợ đó, hãy hành động bất vị lợi ích với sự an lạc của người khác để nắm lấy hy vọng và sự tự tin trong giây phút chết. Chủ nghĩa vị tha gột rửa tất cả mọi liên quan có tính ích kỷ.

Thanh lọc trí huệ không dính líu đến thế sự sẽ bảo đảm đến hạnh phúc khi từ giả ra đi. Đó là sự thiền định bền bỉ về cái chết để hiểu sự vô thường của cuộc đời và sự khôn ngoan để chỉnh sửa những sai lầm trong lối sống, điều đó xóa tan nỗi sợ hãi về cái chết. Làm mạnh mẽ trí huệ để đối mặt với những sự việc và những điều thực tế của cuộc đời.Tránh xa những tham vọng không thực tế và không thực dụng. Hãy phát triển lòng tự tin, lúc đó bạn sẽ được thư thả nhiều hơn trong sự vượt qua mọi trở ngại khó khăn trong cuộc đời.“Khi bạn được sinh ra, bạn khóc và thế giới vui mừng. Hãy sống một đời của bạn trong thái độ như thế khi bạn chết, thế giới khóc và bạn sẽ được giải thoát mọi khổ đau”.

Nói cách khác, ta phải hiểu rằng cuộc đời này không chết. Khi thân thể không thích hợp để duy trì sự sống nó sẽ rời khỏi thể xác đó gọi là cái chết.Tuy nhiên đó chưa phải là sự kết thúc của cuộc đời. Đời sống đã phân ly đã bắt đầu xây dựng một ngôi nhà hay là một thể xác mới khác tùy theo thiện nghiệp hay ác nghiệp trong quá khứ.
NHỮNG PHƯƠNG CHÂM XỬ THẾ CỦA TÔN GIÁO LÀ QUAN TRỌNG
Là con người, chúng ta có trách nhiệm để tán thành những nguyên tắc đạo đức tốt vì chính lợi ích của bản thân cũng như những người khác. Điều này tạo ra sự cảm nhận tốt vì khi chúng ta quán sát các lời giáo huấn, chúng ta cũng bảo vệ luôn cả những người khác. Ấy là nói chúng ta chưa hoàn hảo nếu ta muốn có những người láng giềng tốt, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta có một cái hàng rào chắc chắn hoặc khác hơn có sẽ dẫn đến sự tranh cãi sự xáo trộn và sự hiều lầm.

Khi ta dựng lên một hàng rào hay vách tường chắc tốt, chúng ta không những bảo vệ ngôi nhà và gia đình của mình, đồng lúc chúng ta cần bảo vệ luôn cả ngôi nhà của người hàng xóm nữa.Vì thế, việc quan sát các lời châm ngôn hoàn toàn chính xác giống như thế. Khi ta quyết định không giết hoặc hại những người khác là ta đã để cho họ sống một cách an lành không có nỗi sợ hãi.

Đó là sự đóng góp cao nhất mà ta có thể dâng nộp cho những người khác. Chúng ta phải nên chấm dứt việc lừa đảo và dối gạt người khác để có thể sống một cách bình an không một nỗi sợ hãi hoặc nghi ngờ. Nếu chúng ta biết làm đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của mình .Chúng ta đứng về phía nhân phẩm và sự thông minh. Lẽ tự nhiên là khi làm như thế, chúng ta giữ lấy sự an lạc, sự hòa hợp và sự thanh thản trong cuộc đời của chúng ta.

Nhưng khi Robert Frost nói trong bài thơ yêu dấu “Mending Wall” nếu ta có bổn tánh tốt và những người hàng xóm của ta có bổn tánh tốt thì những cái rào chắn trở nên dư thừa. Rất nhiều cái gọi là xã hội nguyên thủy trong quá khứ đã hành xử những lối sống thật lý tưởng. Nhưng về sau này đặc biệt chúng ta liên quan đến đời sống đô thị chúng ta cần những hàng rào của đạo giáo để bảo vệ chính mình và những người khác.

Để làm điều này chúng ta uan sát những giáo điều. Gíao điều là người kỷ luật để rèn luyện trí huệ. Chúng ta tự rèn luyện mình bằng cách quan sát những giáo luật, hiểu biết được những nguy hiểm khi làm trái với chúng. Có những sự khác nhau về những lời giáo huấn của Đức Phật với những điều răn và giáo luật của các tín ngưỡng khác. Nhiều người tuân theo sự bắt buộc của tôn giáo họ vì sợ bị trừng phạt. Điều hoàn toàn có thể là không có nơi sợ hãi địa ngục nhiều người sẽ không tuân thủ giáo luật của họ một cách nghiêm túc. Nhưng những phật tử tuân theo giáo lý bằng cách không làm các điều xấu mà họ biết là sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta phải thêm vào một lối dặn dò ở đây. Chỉ là điều mà một người tự gọi mình là Phật tử không có nghĩa rằng anh ta xem mình là tinh sạch một cách tự động. Một phật tử là một người vâng theo lời Phật dạy một cách tôn kính để làm cho người ấy và chính anh ấy thành một người cao quí. Điều này đòi hỏi nhiều tánh chân thật và sự cố gắng.

Những Đạo sư luôn luôn giữ rằng hạnh phúc con người không phụ thuộc vào sự thỏa mãn những đam mê và khát vọng về vật chất hoặc vào sự thụ đắc sự giàu có về của cải. Điều này là sự trải nghiệm của người theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Cho dù chúng ta có đủ mọi dục lạc của thế gian, chúng ta vẫn chẳng được hạnh phúc và an lạc nếu trí huệ của ta thường xuyên bị ám ảnh bởi sự lo âu và lòng thù hận, phát sinh từ sự vô minh với sự quan tâm đến bản chất thật của sự sinh tồn. Chân hạnh phúc không thể định nghĩa trong các thuật ngữ giàu có, quyền hành, con cái, danh tiếng hay sự phát minh. Những điều này không còn nghi ngờ dẫn đến vài sự thỏa mãn về vật chất tạm thời chứ không phải đưa đến hạnh phúc trong sự cảm nhận về nguyên tắc cơ bản. Điều này là đặc biệt khi sự chiếm hữu được đoạt một cách bất công hoặc không chính đáng. Chúng trở thành một nguồn cội khổ đau, tội lỗi và đau buồn hơn là hạnh phúc dành cho người chiếm hữu.

Những phong cảnh hấp dẫn, âm nhạc du dương, mùi hương thơm ngát, những vị ngon và những sự gần gũi với những thể xác cám dỗ dẫn ta sai đường và đánh lừa chúng ta, chỉ tạo ra con người chúng ta trở thành tên nô lệ của những dục lạc thế gian.Trong khi, không một ai sẽ phủ nhận rằng có một hạnh phúc tạm thời thấy trước cũng như là sự thỏa mãn của cảm giác, những vui thú đó thoáng qua. Khi những cảm giác đó được nhìn lại qua sự hồi tưởng một người có thể hiểu được sự phù du và bản chất bất như ý của những dục lạc như thế lót đường đi đến sự hiểu biết tốt đẹp hơn về sự thực tế này.

Nếu sự sở hữu vật chất là điều kiện đi trước tiên của hạnh phúc, thì sự giàu có và hạnh phúc đều là đồng nghĩa.

Sự giàu có không thể dập tắt những khát vọng đang bùng cháy. Chúng ta có thể không bao giờ hạnh phúc nếu chỉ tìm cách chỉ để thỏa mãn những ham muốn dục vọng to lớn của chúng ta, về nhu cầu hưởng thụ ăn uống và nhục dục. Nếu đã là thế thì những thành tựu khổng lồ đạt đến trên nhiều lĩnh vực thế giới phải tốt đẹp hơn trên con đường đi đến hạnh phúc toàn mỹ, nhưng điều này rõ ràng là không.

Những ham muốn trên đời này có thể không bao giờ được hoàn toàn thỏa mãn về trong giây phút ta thành tựu điều ta muốn, chúng ta mau chóng trở nên không hài lòng với nó và lại đang thèm muốn một điều gì khác nữa. Khi những sự thay đổi và những sự sâu hư xảy ra trong những việc ta bám víu vào chúng ta liền trải nghiệm qua sự đau khổ.

Sự hưởng thụ những thú vui dục lạc không phải là hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chân thật chỉ có thể sinh ra từ trạng thái hoàn toàn tự do của trí huệ. Nguồn hạnh phúc không thuộc về vật chất. Nó phải được tìm thấy nơi một trí huệ hoàn toàn thanh thản tự tại với những rối loạn với những rối loạn về tâm thần. Những của cải của thế gian là vô thường nhưng những của cải ưu việt như sự tự tin, đạo đức luân lý, lòng vị tha, sự chân thật và sự khôn ngoan là bất diệt. Những xúc cảm về sự tham lam, lòng thù hận, sự ghen tỵ làm mất phẩm cách một con người, nhưng thiện ý, niềm vui thông cảm và một thái độ không thành kiến sẽ làm cho anh ta cao quíl ngay cả thiêng liêng trong chính cuộc đời này.

Con người có thể phát huy và duy trì sự an lạc nội tại của mình chỉ bằng cách hướng suy nghĩ của mình vào bên trong thay vì hướng ra bên ngoài. Nhận thức sự nguy hiểm và cạm bẫy của sức mạnh hủy diệt của lòng tham, sự căm thù và lừa dối. Hãy học cách vun trồng và nâng đỡ sức mạnh nhân từ của lòng tốt, tình yêu thương và sự hòa hợp. Bãi chiến là ở bên trong chúng ta. Chính ở bên trong chúng ta trong bãi chiến lớn nhất phải chiến đấu và chiến thắng. Trận chiến không phải đánh bằng vũ khí, nhưng bằng sự nhận thức của tinh thần với tất cả mọi sức mạnh tích cực và tiêu cực nằm bên trong trí huệ chúng ta. Sự nhận thức này là chìa khóa mở ra cánh cửa trong đó sự va chạm và sự xung đột cùng toàn thể các ý tưởng bật thoát ra.

Trí huệ là kết quả cuối cùng của tất cả nguồn hạnh phúc hay đau khổ. Để có được hạnh phúc trên đời, trí huệ của một cá nhân trước hết phải an lạc và hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân có lợi ích đối với hạnh phúc của xã hội trong khi hạnh phúc của xã hội có ý nghĩa là hạnh phúc của cả quốc gia. Chính là nơi an lạc của các quốc gia mà hạnh phúc của toàn thế giới xây dựng nên.

Từ những bài học của cuộc đời, rõ ràng là một chiến thắng có thật không bao giờ đạt được bởi sự xung đột. Sự thành công không bao giờ được mang đến do sự xung đột. Người ta không bao giờ trải nghiệm qua sự an lạc với sự cảm nhận bệnh hoạn. Hòa bình không bao giờ có với sự tích lũy càng nhiều vật chất với sự chiếm đoạt năng lượng của toàn thế giới. Chúng ta có thể đạt đến hòa bình bằng cách để sự ích kỷ ra đi và giúp đời bằng những hành xử với lòng từ ái. Hòa bình trong trái tim chinh phục tất cả mọi sức mạnh đối nghịch. Nó cũng giúp chúng ta giữ lấy một trí huệ lành mạnh và sống một đời giàu sang và tràn đầy sự an lạc và hài lòng.



3


tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương