Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

LỢI ÍCH CỦA SỰ BẰNG LÒNG
Ngày xưa có một vị vua tìm đến Đức Phật và hỏi Ngài một câu hỏi: “ Khi tôi nhìn vào các môn đồ của Ngài, tôi thấy nơi họ sự thanh thản, sự hồ hởi và vẻ bên ngoài rạng rỡ. Tôi cũng đã nghe họ chỉ ăn ngày một bữa. Nhưng tôi không hiểu bằng cách nào họ giữ một lối sống như vậy ?”. Đức Phật đã đưa ra một câu trả lời đẹp đẽ :

Các môn đồ của ta không quên những việc họ đã làm trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục làm ngày càng nhiều hơn những việc làm xứng đáng. Điều ấy không phải do sự hối hận, sự cầu nguyện và sự thờ cúng nhưng do làm nhiều việc giúp mọi người có thể khắc phục mọi lỗi lầm họ có thể phạm trong quá khứ. Các học trò của ta không bao giờ lo lắng về tương lai. Họ thỏa mãn với những gì họ có, và vì thế họ được hài lòng. Họ không hề nói rằng mọi việc không đủ đối với họ. Đó là cách sống của họ. Do vậy họ có khả năng giữ lấy trạng thái thanh tịnh, phấn khởi và nét rạng rỡ do kết quả của sự bằng lòng ”.

Không phải ai cũng duy trì được sự phấn khởi này do biết sự bằng lòng. Có người sẽ hỏi tại sao ta không thể thỏa mãn trong cuộc sống của ta mặc dù mình có nhiều hơn đủ mọi thứ ? Đâu là câu trả lời đúng ? Để cho câu trả lời đúng là “Chúng ta không có sự bằng lòng”. Nếu chúng ta thật sự có sự bằng lòng, sẽ không bao giờ chúng ta nói rằng ta không hề thỏa mãn với điều này việc kia. Chúng ta không thể thỏa mãn chính mình do bởi sự xung đột giữa tham vọng ích kỷ vô độ và luật vô thường.

Một trong những lời khuyên tốt nhất Đức Phật đã ban cho chúng ta để thực hành như một giáo điều là “ Sự bằng lòng là của cải cao nhất”. Một con người lành mạnh không nhất thiết là người giàu có. Một con người giàu có cứ triền miên nổi lo trong cuộc sống. Anh ta luôn luôn sống trong trạng thái nghi ngờ và lo sợ người ta đang chờ bắt cóc anh ta. Một người giàu có không thể đi chơi không cùng người bảo vệ và mặc dù với nhiều lớp cửa và khóa bằng sắt trong nhà, anh ta không thể ngủ mà không có nổi sợ và sự lo âu.

Đem so sánh, một con người biết bằng lòng mới thực sự là người may mắn vì đầu óc anh ta rảnh rang với mọi sự phiền não đó. Anh ta thật sự là giàu. Vậy điều gì là sự bằng lòng? Khi một người nào đó nghĩ “ bao nhiêu đây là đủ cho tôi và gia đình tôi và tôi không cần hơn thế nữa” thì đó là sự bằng lòng. Nếu mọi người có thể suy nghĩ bằng cách này, sẽ không có bất cứ vấn nạn nào xảy ra. Khi chúng ta có sự bằng lòng, sự ích kỷ sẽ không bao giờ che mờ tâm trí của chúng ta và từ đó, chúng ta cũng để cho những người khác thọ hưởng cuộc sống của họ. Nếu không có sự ích kỷ, sự giận dữ không thể phát sinh. Nếu không có sự giận dữ sẽ không có bạo lực và sự đổ máu. Mọi người có thể sống một cách an lành.

Một cuộc sống biết bằng lòng luôn luôn cho ta niềm hy vọng và sự tự tin. Điều này không phải là tính lý tưởng. Trong hơn 25 thế kỷ, người nam hay nữ, Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni trong cộng đồng Phật giáo đã sống một cuộc sống bình an như thế. Họ chỉ có 4 yêu cầu: thức ăn, chỗ ở, quần áo và thuốc men. Không người nào thật sự đòi hỏi điều khác để sống. Và nhiều Phật tử tại gia cũng thế, đã biết sống một cách biết đủ không để cho lòng tham xâm lấn những nhu cầu căn bản. Thật đáng ngạc nhiên nhu cầu chúng ta thật sự cần nhỏ bé biết bao khi chúng ta biết đủ. Hãy suy nghĩ về nó.


BẢN CHẤT CỦA LÝ TRÍ
Giá trị nhân bản hình thành từ con người có đầy đủ lý trí. Đây là điều chúng ta mô tả là “manussa” người có lý trí để biết suy nghĩ. Thuật ngữ “con người” bắt nguồn từ chữ “Manas” nghĩa là một người biết suy nghĩ đúng. Đức Phật giảng dạy: “Lý trí là điều báo trước mọi việc xảy ra trong đời, điều này khác với chúng ta là người có khả năng nhưng không sở hữu được năng lực thực hành sự suy nghĩ đúng

Những sinh vật khác như những con vật không có những nét đặc trưng của con người. Chúng không thể sử dụng khả năng lý luận, chúng không thể thuyết lý, luận bàn như con người. Vì thế con người được xem là độc nhất trên đời này. Có một không hai, nên lý trí của họ phải huấn luyện và hướng dẫn tinh thần sao cho đúng đắn qua những lời dạy tôn quí của tôn giáo, nhờ đó mà lý trí biết suy luận và làm tốt cho nhân loại hơn là gây ra những thảm họa trên đời. “Nói không suy nghĩ là nhắm bắn không mục tiêu

Lời mở đầu của việc thành lập tổ chức UNESCO chứa một cụm từ nổi bật nhất “Vì chiến tranh bắt đầu do tâm tưởng của con người, nên chính là trong tâm tưởng con người đã thiết lập sự bảo vệ hòa bình”. Trong tâm tưởng của con người phát sinh ra mọi tội lổi trên đời, và chính là sự vun trồng tốt đẹp của tâm hồn mà chúng ta có thể trừ tiệt mọi tội lỗi và vì sự tốt đẹp của nhân sinh.

Trong khi chúng ta may mắn để có thể vun đắp tâm hồn, chúng ta làm việc một cách thông minh và phục vụ nhân sinh, còn có một phương diện không may ngay trong bản chất con người mà ta không thể tìm thấy ở sinh vật khác. Đó là tính xảo quyệt và láu cá của con người. Việc điểm qua nét riêng biệt của tánh quỷ quyệt và gian xảo của con người dể dàng làm lu mờ mọi giá trị nhân bản quan trọng khác. Có thể nói rằng trên thực tế tất cả mọi vấn nạn, sự đau khổ và tình trạng hổn loạn đang thịnh hành trên thế giới này, là kết quả của sự ích kỷ, sự xảo quyệt hoặc tánh không thành thật của con người. Một nét điểm qua như thế thật cực kỳ khó khăn để trừ tuyệt gốc.

Nếu con người hoàn toàn được tự do cư xử theo tham vọng riêng của chính mình, họ có thể huỷ diệt ngay cả toàn thế giới trong một thời gian ngắn. Qua những khám phá mới, con người trở nên quá nguy hiểm đến nổi ngay cả mọi mạng sống đều được gọi vào sự nghi ngờ. Tuy nhiên tôn giáo nên đóng một vai trò quan trọng trong việc làm lệch hướng đi của con người thoát ra khỏi nét phác họa không may mắn của tánh xảo quyệt hoặc sự láu cá. Tôn giáo với những lời răn dạy cao quí làm việc nâng cao tâm hồn con người và trừ tiệt tất cả tội lỗi nên phụng sự như là một la bàn để hướng tâm con người đến con đường bình an và thanh thản đối với sự an lạc và tốt đẹp của tất cả. Phật giáo cùng với những tôn giáo khác, phấn đấu nhổ sạch tất cả mọi điều xấu và hoạt động vì sự an lạc của tất cả mọi người.

Theo Đức Phật, tài sản đáng giá nhất của chúng ta là khả năng vun trồng và nuôi dưỡng tâm hồn để chúng ta đạt đến sự thông thái. Đây là điều căn bản của Phật giáo. Chúng ta có thể tìm thấy giá trị nhân bản đích thực trong số những người đã phát triển tâm hồn của họ đến một phạm vi đầy đủ nhất trong sự hòa hợp với những lời dạy của Đức Phật. Rủi thay nhiều người trong chúng ta tâm hồn bị ảo tưởng và tối tăm của sự ngu si và tánh ích kỷ, mặc dầu tất cả chúng ta đều có khả năng đạt đến nguyên tắc cơ bản tuyệt trần. Vì ảo tưởng nên những sự làm nhơ bẩn tất nhiên là sự giận dữ, tánh ích kỷ và sự căm thù hiện hữu trong chúng ta. Những sự làm vẩn đục tâm hồn này tác động như những vật chướng ngại trong việc làm sáng tỏ với kết quả là chúng ta không còn khả năng nhận ra giá trị thực sự của con người vốn có trong ta.



HƯỚNG DẪN MỘT ĐỜI SỐNG BÌNH THƯỜNG VÀ ĐƯỢC HẠNH PHÚC
Trong việc giải thích ý nghĩa những lời dạy của Phật, nhiều người không may đã tạo ra cảm tưởng sai lầm rằng Đức Phật đã khuyên tất cả đệ tử của Ngài từ bỏ tất cả của cải trên thế gian, đi theo một lối sống không mang lại lợi lộc, không cần đến ngay cả sự làm việc để mưu sinh và không trải nghiệm qua bất cứ thú vui nào trên thế gian. (Như cái nhìn thường thấy nơi nhiều người hiểu sai lầm hoàn toàn về những lời dạy của Phật) .

Mặc khác, chúng ta phải hiểu rằng lòng vị tha là khía cạnh quan trọng nhất để có sự an lạc. Nhưng chúng ta nên hành xử với lòng quên mình qua sự nhận thức về bản chất phù du của mọi dục lạc thế gian thay cho việc dạy các đệ tử của Ngài đi theo lối sống tiêu cực không làm việc, Đức Phật trong bài giảng về “Bốn thứ hạnh phúc” con người có thể trải nghiệm, đã chỉ ra một cách rõ ràng con người phải chăm chỉ làm việc để thụ đắc của cải dẫn đến một cuộc sống thế gian phong phú. Phương pháp để phát triển giá trị nhân bản trong đạo Phật rất đơn giản. Người ta phải làm việc chăm chỉ và có lương tâm. Con người không tiêu phí thời gian một cách vô bổ, sống nhàn rổi và không làm việc. Ngay cả trong việc ngủ nghĩ, con người phải duy trì ở mức độ hợp lý bằng cách ngủ ở mực tối thiểu cần thiết cho sức khỏe. Hãy phê bình xây dựng và tận tâm chu đáo trong mọi việc ta làm. Mọi người điều biết rằng chính Đức Phật là một bậc đạo sư năng động và tích cực nhất. Trong suốt 45 năm cao quí hành đạo phục vụ nhân sinh, tiếng tốt về Ngài chỉ ngủ vài giờ trong ngày. Ngài đi khắp nơi giáo hóa mọi người sống theo lối sống cao quí nhưng không phải để cải đạo cho ai cả.

Hiểu biết rõ những nhược điểm và sự hạn chế nơi con người, Đức Phật dạy các đệ tử của Ngài phải cẩn trọng trong giao tiếp với mọi người. Ta phải thân cận với những người tốt. Vì thế cái gọi là bạn chưa hẳn là bạn, chẳng qua chỉ để lừa đảo và bịp bợm thôi.

Một học giả phương Tây đã từng thốt lên lời cầu nguyện : “Chúa ơi! xin Ngài bảo vệ con từ những người bạn của con. Con biết cách bảo vệ con từ những kẻ thù của con”. Đức Phật dạy ta phải biết ai là bạn ta. Trong việc giao tiếp với mọi người ta phải biết rõ đặc điểm, tánh tình và trạng thái của họ. Phật còn khuyên chúng ta sống một mình là tốt hơn nếu ta không tìm ra một người bạn đáng tin cậy.


NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC

Mặc dù nhiều sự lo âu không là hiển nhiên đối với chúng ta, những ý nghĩ xấu có căn gốc sâu xa trong tâm hồn có thể vẫn có mặt. Đôi lúc chúng ta có thể yên tĩnh và thư thái vì không có sự xáo trộn kích động, nhưng nếu có vài sự lo âu phát sinh, chúng ta sẽ thay đổi thái độ và trở thành bạo lực, xấu xa. Cùng lúc với thú vui xác thịt xuất hiện tạm thời mà ta tưởng lầm rằng đó là hạnh phúc. Thực ra đó không phải là hạnh phúc.

Thú vui đơn thuần là sự thỏa mãn về cảm xúc. Bản chất phù du của thú vui như thế biến mất đi ngay sau đó. Việc tìm thấy niềm vui không được lẫn lộn với việc tìm thấy hạnh phúc. Thú vui khó nắm, tạm bợ và có thể rời bỏ sau khi nếm thử. Cũng như thế, nó có thể phải trả giá nhưng không thỏa mãn. Hạnh phúc thì không giống như thế, không phải mua, nó đến từ bên trong tấm lòng, và nó bền chặt lâu dài.

Thú vui chúng ta có trong hiện tại đôi khi gây ra sự thất vọng vì tính phù du của lạc thú. Cùng một lúc chúng ta không thể đạt hạnh phúc bằng sự nắm giữ một tâm hồn không tinh khiết như là nổi sợ hải, sự giận dữ, tánh ích kỷ, ác tâm và ý xấu trong tâm. Khi những điều này không chủ động trong tâm, chúng ta xem sự sung sướng vừa xuất hiện tạm thời là hạnh phúc.


NHIỀU SỰ VÔ NGHĨA
Nhiều sự ồn ào

Nhiều giọt nước mắt

Nhiều người

Nhiều tiền

Nhiều thời gian

Và tất cả để làm gì ?

Nhiều điều phiền toái

Một thân thể nhỏ bé

Một viên tròn Protein

Không trải ra nhanh

Một xác chết nhỏ bé

Nhanh chóng sâu rữa,

Sẽ không lâu nữa,

Cha, mẹ thân yêu ơi !

Hoặc những người thân yêu khác

Thay cho việc này

Chúng ta phải có

Những sự an ủi và những cổ quan tài

Những đám rước và những mộ bia

Những bữa tiệc và đám ma

Những nghi thức và lễ nghi

Chôn cất hoặc thiêu

Ghi nhớ mãi mãi

Tất cả cho sự nhỏ bé này

Những thân thể sưng phù

Những con trai ghi nhớ.

Những cháu trai bé nhỏ

Và sau chúng nó

Là cái chết bị quên lãng

Chỉ tro và xương còn giữ lại

Phải chăng đâu không phải là điều

Những sự vô nghĩa sao?

( Khantipalo )


NHỮNG VẤN NẠN TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Thời hiện đại được đánh dấu bằng sự vượt tiến về khoa học không định trước được. Sự biến đổi xảy ra quá nhanh đến nỗi chúng ta đánh mất trạng thái cân bằng. Không còn nữa một trạng thái bình tỉnh như đã từng có trong quá khứ. Đây là thời buổi của sự hổn loạn, nơi đó những xã hội truyền thống đang sụp đổ dưới quái vật khổng lồ của chủ nghĩa hiện đại. Tỷ lệ của sự thay đổi xảy ra với tiến độ gia tốc rộng lớn.

Những sự thay đổi trong quá khứ phải mất hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm để vật chất hóa nay bổng nhiên gói trọn chỉ vài năm, hầu hết giống như trường hợp một đứa bé gánh chịu nơi tổ tiên của nó.

Chỉ mới mười một tuổi, nó chết vào tháng ba năm 1967 ở Canada do tiến triển của sự hóa già. Nó có triệu chứng của tình trạng lão suy, xơ cứng động mạch, hói đầu, uể oải và da nhăn, những đặc tính của sự hóa già của tuổi chín mươi nay gói trọn vào sự hiện hữu của một đứa bé mười một tuổi. Trong khoảng 100 năm qua, những sự biến đổi to lớn bắt đầu từ những quốc gia phát triển đã quét qua toàn cầu.

Chúng ta chứng kiến sự bùng nổ dân số toàn cầu, sự gia tăng nhanh chóng của nền kinh tế công nghệ và sự đô thị hóa, sự mở rộng về kiến thức không định trước, sự biến đổi nhanh chóng về kỷ thuật, sự xói mòn những giá trị truyền thống, sự tăng trưởng và sự biến mất của những giá trị còn dưới sự mở mang.

Những thay đổi trong những phạm vi này đã có một tác động mạnh đến các mặt văn hóa xã hội. Sự thay đổi nhanh chắc chắn gây ra những biến đổi to lớn về xã hội, mang đến sự vô tổ chức và sự xáo trộn vào tất cả mọi mức độ của sự trãi nghiệm và thể chế của con người: cá nhân, gia đình, xã hội và toàn cầu.

Con người đang đối mặt với tâm trạng thất vọng, sự thiếu nghỉ ngơi, sự giận dữ mà không biết cách xử trí với tốc độ tiến triển cao vượt khoa học và cách cư xử nghịch lý của quan hệ con người trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và phạm vi xã hội. Sự thất vọng có gốc rể sâu được diễn tả qua sự gia tăng bạo lực, sự bất vị tha, và sự lạm dụng thuốc uống trong xã hội hôm nay. Đồng thời với mọi giá trị đạo đức biến đổi là kết quả của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thiên về dục lạc cũng như sự thay đổi về vai trò kinh tế- xã hội của 2 phái ( nam nữ ) .

Có một sự gia tăng về tỷ lệ của sự ly dị và ly thân, những chuyện ngoài hôn nhân bất thường, những chứng bệnh qua đường tình dục, tất cả biểu thị rằng những thể chế hôn nhân là để thử. Nhiều người tin rằng hiện nay sự cưới hỏi là một thể chế lỗi thời có thể miễn trừ.

Nhiều quốc gia đã đến độ cao của bệnh điên, đặc biệt trong việc chạy đua vũ trang thiết lập những khí tài quân sự gây nguy hiểm đến tất cả hình thức sống còn của trái đất. Nếu con người không chịu học cách sống hòa bình với người khác và sử dụng khoa học kỹ thuật với tinh thần trách nhiệm, thì không còn nghi ngờ nền văn minh nhân loại như chúng ta biết, khó thể tồn tại lâu dài. Hiện nay nhiều quốc gia đang sản xuất vũ khí nguyên tử vì mục đích hủy diệt. Đây là một cuộc chạy đua lớn. Họ cũng sản xuất vũ khí sinh học và hóa học nhằm tiêu diệt con người.

Nói một cách khác, con người có tương lai không ? Rất giới hạn nếu khuynh hướng giảm chế toàn cầu hiện nay tiếp tục. Nhưng con người còn có thể có tương lai không? Có, nếu họ biết tổ chức lại lối sống, học hỏi lại để sống hòa hợp với tiêu chuẩn sống cao quí của tinh thần, của đạo đức mà Đức Phật và các nhà giảng dạy tôn giáo khác đã dạy.

Như một sợi dây xích mạnh ngang bằng với sức mạnh của những sự kết nối cá nhân, để nơi đó có hòa bình và hạnh phúc, những cá nhân bao gồm gia đình và xã hội và sau cùng thế giới tự nó phải sống hòa bình. Điều này giống như một tòa kim tự tháp, những phần hợp thành khác nhau bên trong mức ngang bằng phải được làm cho mạnh.

Trong thời hiện đại con người đang đi tới và tìm kiếm ngày càng nhiều hơn sự kích thích. Sự phổ biến của máy thu thanh để bàn có hoặc không có dây nghe và truyền hình là sự biểu thị rõ ràng của khuynh hướng hiện nay đang tìm cảm giác của sự kích thích. Do bởi tất cả điều này mà chúng ta trở thành xa lạ với chính mình. Chúng ta không biết bản chất thật sự của chính mình, hoặc bản chất thật của tâm hồn chúng ta phải là chính xác hơn.

Hơn thế nữa chúng ta sống, làm việc trong xã hội đang mang một cái mặt nạ thích hợp cho mỗi việc. Chúng ta thường không thể hiện cảm giác thật của mình về sự ganh tỵ, lòng tham, sự thù địch, lòng tự hào hoặc tánh ích kỷ. Chúng ta che dấu chúng bằng việc chấp nhận lời nói bằng miệng đã chính thức hóa như là “xin chúc mừng”, “xin cám ơn”, “cảm thông sâu sắc”. Nhưng khi sự cảm động vốn không có trong ta trở nên sắc bén, thì chúng ta sẽ xuất hiện dưới dạng bạo lực, trộm cắp, gây gổ, nói xấu sau lưng, và ..vân vân. Nhưng thông thường là chúng ta cố gắng kiềm chế những con rắn độc trong sự vô cảm vốn có của mình.
NHỮNG VẤN ĐỀ Ở MỨC ĐỘ CÁ NHÂN

Ngày nay hầu như không ai ngạc nhiên khi cái gọi là những xã hội văn minh tiên tiến, ở cả phương Tây lẫn phương Đông, đều bị chi phối bởi lòng tham, nỗi sợ, và lòng thù ghét đang gia tăng số lượng người trãi nghiệm qua sự không yên tỉnh, sự thất vọng, tánh ganh tỵ và lòng thù địch.

Đối với nhiều người, đặc biệt giới trẻ lớn lên từ sự sung túc và xa hoa, đời sống là vô nghĩa. Trong sự giận dữ và vượt quá sự tức giận, họ tham gia những phong trào chống đối đủ thứ. Họ thách thức lối sống theo tục lệ bằng sự thiết lập và nuôi dưỡng tiến trình mang về sự đánh mất tiêu chuẩn đạo đức, làm tan rã đời sống gia đình và xâm nhập vào việc làm rối loạn vào sự tôn kính dành cho nghệ thuật, khiêu vũ và thời trang.

Trong sự thay đổi và sung túc, con người vẫn cô đơn và buồn chán. Đó há chẳng phải là điều nghịch lý trong một thế giới có 6 tỷ dân, con người vẫn cô độc. Trong một chừng mực nào đó, điều này là đúng. Nhưng mang tâm trạng cô đơn không nhất thiết có nghĩa là con người sẽ cảm thấy cô độc. Một người trầm tư có thể cô độc trong rừng, nhưng sự vun trồng tâm hồn anh ta thì đầy ắp. Một người có thể ở giữa một đám đông và rồi hoàn toàn bị chế ngự bởi cảm giác cô đơn tràn lan, mặc dầu có đám đông.

Khi một người đặt vấn đề : Khi cô độc, tôi không cô đơn vì tôi tự do hành động theo ý tôi muốn. Chỉ cô đơn khi tôi với những người khác trong xã hội mà tôi trải nghiệm sự cô đơn, cảm giác đứng bên ngoài và hoài nghi về sự đối xử phân biệt, về sự câu nệ hình thức, những thể cách và truyền thống đầy dẩy trong xã hội.

Có sự gia tăng số người thấy đời sống của họ là trống rổng, tất bật công việc và thiếu mục đích sống. Họ cố vượt qua sự cô đơn bằng những việc làm thái quá, ăn mặc gây chú ý, quần áo bắt mắt hay những kiểu tóc gây sốc. Họ đánh bài, bị lôi cuốn vào việc trộm cắp lặt vặt, hoặc đánh nhau. Làm bất cứ điều gì, chỉ để tạo ra sự hứng khởi trong cuộc đời của họ. Nhưng càng lâu về sau khi họ choán hết thì giờ cho chính họ với những tham vọng vô độ không thể thỏa mãn thay vì chuyển hướng mọi nổ lực của họ đến một cuộc sống tốt đẹp cho người khác thì sự cô đơn của họ cứ tiếp tục còn mãi.

Bên ngoài tâm trạng cô đơn tuyệt đối, người ta quay sang rượu như là những phương tiện phổ biến trong xã hội hoặc là những cách thức để nhận chìm và rửa sạch sự cô đơn của họ. Nhưng rượu không bao giờ rửa sạch những sự khó khăn của con người. Nó chỉ làm cho mọi việc càng xấu hơn, giống như thêm dầu vào lửa.
STRESS (Bệnh trầm cảm) LÀ BỆNH CỦA SỰ VĂN MINH
Hiểu biết và quản lý stress

Stress là một thuật ngữ công nhận bởi tâm lý và y học trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Định nghĩa một cách đơn giản, stress trong kỹ thuật nghĩa là áp lực trên một lĩnh vực. Khi nhiều áp lực tác động lên chúng ta trong thời đại tân tiến, và chúng ta tìm thấy điều đó cực kỳ khó khăn để đối phó dưới nhiều áp lực, chúng ta gọi stress là “chứng bệnh của nền văn minh” Philip Zimbardo trong tâm lý và đời sống vạch ra bốn mức độ có liên quan qua lại, trong đó chúng ta đối kháng với nhiều áp lực hướng về chúng ta từ môi trường sống.

Bốn lĩnh vực ấy là : Lĩnh vực thuộc về tình cảm, lĩnh vực thuộc thái độ cư xử, lĩnh vực tâm lý và lĩnh vực hiểu biết. Những sự trả lời thuộc lĩnh vực tình cảm đối với áp lực là : sự buồn, sự ức chế, sự giận dữ, tánh cáu gắt, và sự làm thất vọng. Câu trả lời về thái độ đối xử là tánh tập trung nghèo nàn, tánh hay quên, quan hệ với người xung quanh kém và khả năng sản xuất kém.

Những trả lời trong lĩnh vực tâm lý gồm có sự căng thẳng về thân thể, có thể dẫn đến bệnh nhức đầu, đau lưng, ung thư bao tử, tăng huyết áp và ngay cả những bệnh chết người. Ở lĩnh vực tri thức, người ta có thể đánh mất lòng tự trọng và sự tự tin dẫn đến những cảm giác vô ích và vô vọng. Xấu nhất là một con người nào đó có thể kết thúc mạng sống bằng sự tự sát.

Để hiểu được bệnh trầm cảm, chúng ta hãy lưu ý đến những yếu tố thuộc môi trường khác nhau có thể gây áp lực ảnh hưởng con người hiện đại. Trong thời đại nguyên tử, sự sống của nhiều chủng loại đang bị đe dọa. Chiến tranh hạt nhân đe dọa từng mạng sống con người trên địa cầu, bất kể là người ấy có sống trong một quốc gia có trang bị vũ khí nguyên tử hay không. Việc bùng nổ dân số đe dọa con người sự thiếu hụt thực phẩm trầm trọng, hiện nay một phần lớn dân số thế giới sống dưới mức dinh dưỡng trong khi vẫn còn nhiều người khác đang chết đói và thiếu ăn. Sự ô nhiễm môi trường gây ra mối nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe và sự trì trệ về thể chất và tinh thần. Tình trạng thất nghiệp giữa những lao động lành nghề là một vấn đề đang phát triển toàn cầu. Tốc độ của đời sống đã trở thành cuồn nhiệt quá cho nên người ta chỉ còn biết lao vào từ việc này sang việc khác mà không hề có sự nghĩ ngơi thư giản. Điều này thực sự là một nghịch lý trong thời đại những dụng cụ máy móc giúp tiết kiệm sức lao động đang bày bán tự do và đang sử dụng ở một mức độ đang tiên đoán trước được.

Sự tranh đua về học tập và cơ hội về việc làm quá nghiêm trọng đến nổi nó đã góp phần lớn vào sự gia tăng tỷ lệ về sự tự tử. Sự thụ hưởng dục lạc đã phát triển sâu rộng cho nên nó giống như người uống nước biển để làm dịu một cơ khát. Sự khuyến khích thường xuyên về cảm giác luôn được lưu ý đến như là một nhu cầu hiện nay, nên máy thâu thanh bỏ túi với tai nghe cùng với mỹ phẩm được bày bán khắp nơi. Cảm giác kích thích tiếp tục phát triển nhưng sự thỏa mãn không bao giờ đạt đến. Không ngạc nhiên khi ai đó vướng lụy vào tất cả việc này, anh ta sẽ bị xáo trộn và thất vọng kinh khủng, cuộc sống của anh ta đầy những áp lực không thể chịu đựng nổi. Đây là tình huống Đức Phật mô tả là : “những sự rối rắm bên trong và những rối rắm bên ngoài, con người bị cứ lúng túng trong những rối rắm”.


NHỮNG CHƯỚNG NGẠI CỦA HẠNH PHÚC THẬT
Trong khi những sự khảo sát như nói trên đã được thực hiện trên quan điểm nghiên cứu mới mẽ và những điều kiện đương thời, Đạo Phật thực hiện những sự khảo sát tương tự từ gốc độ thuộc về tâm lý học. Con người trải nghiệm và gánh chịu áp lực vì năm trạng thái tâm lý phát triển toàn thể con người của anh ta.

Chúng được gọi là Nivarana trong ngôn ngữ Pali, nghĩa là những vật cản trở. Chúng gây trở ngại hạnh phúc và che khuất tầm nhìn của con người về chính mình, về môi trường và sự tương tác qua lại. Những vật cản trở này càng dày và mạnh bao nhiêu, những áp lực và sự đau khổ con người trải nghiệm càng lớn bấy nhiêu. Những chướng ngại này càng mỏng và thưa bao nhiêu, sự khổ sở của anh ta càng ít bấy nhiêu với sự tăng trưởng hạnh phúc tương xứng.

Năm chướng ngại này là sự ham muốn dục lạc, sự giận dữ, sự biếng nhác, sự lo âu và sự nghi ngờ. Kinh điển Pali minh họa tác dụng của 5 chướng ngại này bằng sự hổ trợ của 5 sự so sánh. Một tâm hồn bị chế ngự bởi ham muốn dục lạc được so sánh với nước đã có màu không cho sự phản chiếu thật của một vật trên nước. Vì vậy, một người bị ám ảnh bởi sự ham muốn dục lạc không thể nhận lấy một viển cảnh thật cho chính anh ta hoặc cho những người khác hay môi trường của anh ta. Một tâm hồn bị đè nén bởi sự giận được so sánh với nước đang sôi không thể cho một sự phản ánh chính xác. Một người bị chế ngự bởi cơn giận không thể nhận thức rõ một hậu quả thích đáng.

Khi tâm hồn nằm trong sự kềm kẹp của biếng nhác, giống như rong rêu phủ trên mặt nước, ánh sáng không thể thâm nhập vào nước và sự phản chiếu thì không thể. Người lười biếng không thể hiện ngay cả một nổ lực cho sự hiểu biết đúng. Khi lo lắng tinh thần giống như nước xáo động bởi gió hất tung, việc đó cũng làm thất bại để cung cấp một sự phản ánh đúng.

Người lo lắng mãi mãi không yên tỉnh, không thể thực hiện được một định giá đúng về một hậu quả. Khi tâm hồn lâm vào sự nghi ngờ, người ta so sánh nó với nước pha bùn để trong bóng tối không thể phản chiếu hình ảnh tốt. Vì thế cả 5 vật chướng ngại tước đoạt đi sự hiểu biết và hạnh phúc của tinh thần và gây ra nhiều sự trầm cảm và sự khổ.



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương