Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC


HẠNH PHÚC QUA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC



tải về 0.9 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

HẠNH PHÚC QUA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC
Đạo Phật hướng đến một kế hoạch hành động có phương pháp dành cho việc giảm dần sự trầm cảm và làm gia tăng sự hạnh phúc và sự hiểu biết. Bước đầu tiên được giới thiệu trong kế hoạch này là sự quan sát 5 lời dạy gồm có sự tiết chế nơi sự giết, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và say rượu. Bệnh trầm cảm nổi lên phần lớn do tội lỗi và những lời dạy này giúp cho lương tâm con người được tự tại với cả giác của tội lỗi. Kinh pháp cú dạy người làm điều tội lỗi chịu đựng ở đời này và kiếp sau. Nói khác đi, người làm điều thiện vui hưởng ở đời này và đời sau. Đạo Phật tin tưởng một cách vững chắc rằng điều ác làm tăng lên sự trầm cảm trong khi điều thiện làm tăng hạnh phúc. Thêm vào việc quan sát 5 lời dạy suốt đời, Đạo Phật còn chủ trương việc quan sát định kỳ về 8 lời răn dạy nơi các người thế tục. Những lời dạy cộng thêm này nhằm vào luyện tập con người đi theo một lối sống đơn giản phục vụ cho nhu cầu hơn là cho lòng tham lam của con người. Một đời sống đơn giản ít muốn biết đủ được tán dương cao trong Đạo Phật . Chính là tánh tham lam và hám lợi có trách nhiệm nhiều về bệnh trầm cảm chúng ta trãi nghiệm.
HẠNH PHÚC QUA SỰ KIỂM SOÁT CÁC CẢM GIÁC
Bước kế tiếp trong tiến trình luyện tập là sự kiểm soát những năng lực của cảm giác. Khi khả năng cảm giác của ta không kiểm soát được, chúng ta trải nghiệm sự căng thẳng trầm trọng. Chúng ta phải biết trước hết điều gì có ý nghĩa do bởi tình trạng không kiểm soát khả năng cảm giác. Khi một người nhìn thấy một vật gì đẹp, anh ta hấp dẫn theo nó. Khi anh ta nhìn thấy một vật xấu, anh ta từ chối nó, với những cảm giác khác cũng tương tự như vậy. Như thế, người không làm chủ cảm giác thường xuyên bị thu hút và từ chối dữ kiện cảm xúc, trong suốt quá trình dữ kiện cảm xúc một đời sống tỉnh thức tiếp tục thâm nhập vào khả năng cảm xúc thường xuyên của anh ta, chúng ta trở nên bối rối và thọ khổ.

Tánh năng xúc cảm của chúng ta có không gian hoạt động và những đối tượng khác nhau, và khi một khả năng cảm xúc làm chủ không gian của nó, và khi nó chế ngự chúng ta một cách cá nhân hay tập thể, chúng được gọi theo ngôn ngữ Pali là Indriyas, nghĩa là “ vị chúa tể” hay là “ bậc đạo sư”. Nếu chúng ta thuận theo những năng lực xúc cảm làm chủ chúng ta, chúng ta bị bối rối dữ dội. Nếu chúng ta tự khẳng định chính mình và làm chủ khả năng xúc cảm, chúng ta có thể đạt đến niềm vui tuyệt đối, gọi như thế vì niềm vui này không bị làm ô nhiễm bởi sự ô uế. Nó cũng được gọi là thú vui tinh thần. Trong khi những thú vui về xúc cảm làm gia tăng sự trầm cảm, những thú vui tinh thần này làm giảm thiểu sự trầm cảm và làm tăng trưởng sự an lạc và sự hài lòng của tinh thần.


HẠNH PHÚC CÓ ĐƯỢC QUA THIỀN ĐỊNH
Bước thứ ba trong việc quản lý bệnh trầm cảm là sự vun trồng toàn bộ các tập quán thuộc lĩnh vực tâm thần qua sự thiền định (Bhavana ). Chúng ta chỉ cần chăm sóc và nuôi thân thể bằng những thức ăn bổ dưỡng và tinh sạch, tinh thần của chúng ta cũng như vậy, vẫn cần những sự bồi bổ thích hợp và tinh sạch. Tinh thần của chúng ta là mạnh mẽ nhất trong tình trạng không được huấn luyện, nhưng khi ta thuần hóa và làm cho nó vững chắc, nó mang đến nhiều lợi lạc to lớn. Đạo Phật kê ra 2 phương pháp suy nghĩ căn bản trong việc rèn luyện tinh thần gọi là Thiền chỉ (samatha) và Thiền quán ( vipassana). Phương pháp trước nhằm ổn định một tinh thần đang dao động, trong khi phương pháp thứ 2 nhằm đạt sự thông hiểu về bản chất thật của thân thể và hiện tượng tâm thần. Cả hai phương pháp đều cực kỳ ích lợi trong việc đối trị sự trầm cảm. Đức Phật giải thích với sự trợ giúp của 5 lối so sánh thích hợp, làm thế nào sự suy nghĩ làm giảm sự trầm cảm có tính tâm lý gây ra bởi 5 chướng ngại vật trên.

Người thực tập suy nghĩ đạt được sự cảm nhận giảm nhẹ lớn lao và nó là cảm giác không bị đè nặng chính mình mà các lối so sánh minh họa. Năm lối so sánh đó như sau : Một người gây vốn để kinh doanh bằng cách vay một món nợ, việc làm ăn phát đạt, xóa được nợ và quản lý giao dịch hàng ngày với sự dể dàng về tài chính. Người như thế trãi nghiệm cảm giác giảm nhẹ lớn lao. Lối so sánh thứ hai phác hoạ một người chịu đựng bệnh đau triền miên. Anh ta khỏe lại sau một thời gian, thức ăn trở nên để chịu và anh ta hồi phục được sức khỏe. Điều thú vị là sự giảm nhẹ người ấy trãi nghiệm.

Sự so sánh thứ ba nói đến sự đền bù cho một tù nhân hưởng lấy sau một thời gian dài trong nhà ngục. Điều thứ tư là người nô lệ được giải phóng khỏi chế độ nô lệ. Điều so sánh thứ năm nói về một người khá giả lạc đường trong một sa mạc kinh sợ không có thức ăn. Trở về đến nơi an lành anh ta trãi nghiệm sự đền bù xứng đáng.

Khi sự trầm cảm gây ra bởi 5 vật cản bị loại trừ ra khỏi tư tưởng, niềm vui và hạnh phúc lớn lao phát khởi tương tự như sự bù đắp cho 5 người được mô tả trong 5 cách so sánh được thọ hưởng. Phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhiều nhất chế ngự bệnh trầm cảm là việc thực tập thiền định hoặc bồi đắp cho tâm hồn. Nhưng trong khi lời mở đầu như thế, ít nhất chúng ta phải quan sát 5 lời Phật dạy .


HẠNH PHÚC QUA SỰ VUN TRỒNG NHỮNG XÚC CẢM TÍCH CỰC
Việc vun trồng những cảm xúc tích cực như là yêu việc thiện (metta ), lòng trắc ẩn (Karuna), niềm vui thông cảm (mudita) và tính bình thản (upekkha) là những phuơng tiện khác để chế ngự bệnh trầm cảm. Những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân là một trong nhiều nguyên nhân thông thường gây ra trầm cảm trong đời sống gia đình hay nơi làm việc.

Sự yêu điều thiện là một thái độ hoàn toàn tích cực có thể vun đắp với lợi ích cho chính mình và cho những người khác trong mối quan hệ giữa người và người.

Lòng thương người là sự cảm xúc mà người ta có thể vun trồng để giúp đỡ cho những người đang đau khổ .

Niềm vui cảm thông là khả năng hồi phục lại niềm vui cho người khác. Đối với một người có tánh tầm thường khó ban phát niềm vui đến với người khác vì người như thế chỉ mang theo tánh ganh tỵ trong đầu. Nơi nào có tánh ganh tỵ , ở đó không có sự hòa hợp, và nơi không có sự hòa hợp sẽ không có sự tiến bộ. Sự bồi đắp những cảm xúc tích cực này ủng hộ cho cả hai sự tiến bộ về vật chất lẫn tinh thần.

Tính trầm tỉnh là một thái độ được chấp nhận để đối mặt với sự thịnh suy của đời sống. Có tám điều tự nhiên trên đời mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống. Tám việc ấy là được và mất, có tiếng tăm và thiếu tiếng tăm, khen ngợi và khiển trách, vui sướng và buồn rầu. Nếu người ta tự rèn luyện mình giữ được cái tính bình thản trước mọi việc không vui phấn chấn cũng không buồn thất vọng trước mọi thăng trầm của cuộc đời, người ấy có thể tránh được nhiều sự trầm cảm và hưởng lấy một đời sống an lạc và hài lòng.

Chúng ta không thể thay đổi thế giới để ban hạnh phúc cho mình. Nhưng ta có thể thay đổi thái độ của ta đối với thế giới để không bị ảnh hưởng bởi những sự trầm cảm gây ra do những biến cố quanh ta. Đạo Phật dạy chúng ta phương pháp mang lại sự thay đổi thái độ lành mạnh này.

Những con vật có ích và khốn khổ đang khổ sở hoặc bị giết chết bởi những người gọi là văn minh trong việc theo đuổi thú vui thể thao và phiêu lưu của họ. Những động vật vô tội đang bị khai thác để làm vui lòng và thỏa mãn sự ham muốn của xã hội văn minh. Vì thế nhiều chúng sanh phải chịu khổ sở và chết vì sự giải trí và thú vui của một số ít người.
ĐƯƠNG ĐẦU VỚI BỆNH TRẦM CẢM
Thuật ngữ trầm cảm vay mượn từ vật lý và kỹ thuật, nơi nó có một ý nghĩa chính xác, một sức mạnh của sự quan trọng đủ hiệu quả để xuyên tạc hoặc để làm biến dạng. Tuy nhiên trong lĩnh vực thực hành thuộc về bệnh tâm thần, sự trầm cảm bao gồm một phản ứng về tình cảm hoặc vật lý có tính cá nhân để tác động vào môi trường sống của người ấy hoặc từ chính nội tâm của anh ta. Có hai loại bệnh trầm cảm chủ yếu: bệnh trầm cảm bao gồm sự mất người thân yêu, hoặc một việc làm hoặc lòng tự trọng. Bệnh trầm cảm này đến khi nguyện vọng của một người không thỏa mãn. Và loại trầm cảm bao gồm nỗi sợ sệt đối với tình trạng cá nhân, mục tiêu, sức khỏe và sự an ninh đối với người ấy.

Bệnh trầm cảm nhận lấy ý nghĩa xấu vì nó có thể trở thành một phần không thể tránh mặt của đời sống và gây ra tình trạng con người thường xuyên bị kích động. Khi điều này xảy ra, nó có thể trở nên quá tải và người ấy phải gánh nhận tổn hại cả hai mặt hoặc về mặt thể xác hoặc về phía tinh thần. Nguồn gốc thông thường của bệnh trầm cảm là : cái chết của chồng hoặc vợ , hoặc một bạn thân , sự tan vỡ hôn nhân, sự ly dị, sự khó khăn về phái tính, sự thay đổi nơi cư trú, con trẻ bỏ nhà đi, việc mang thai, những vấn đề pháp luật, bị sa thải việc làm, sự tinh giảm, thay đổi về trách nhiệm công việc hoặc điều kiện làm việc và gặp rắc rối với chủ nhân.

Trong mỗi giai đoạn của đời người, có một tập hợp về bệnh trầm cảm của chính giai đoạn đó. Trẻ con phải đương đầu với những người gần gũi nhất trong gia đình và nhiều yêu cầu của trường học, sự điều chỉnh theo tánh ý riêng của thầy cô và theo những trẻ khác có thể gây nên rất nhiều sự trầm cảm, có thể như là vấn đề quan hệ giữa nam nữ ở tuổi thanh niên gần đây. Vì thế có nhiều bệnh trầm cảm ở học đường trong những năm đại học và ưu tư về sự chọn lựa nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, đối với hầu hết đều có những vấn nạn về công việc làm mới cũng như là những năm đầu trong hôn nhân. Những sự trầm cảm này có thể rất trầm trọng và thường dẫn đến việc sớm ly dị. Vấn đề sanh con ảnh hưởng một cách nặng nề đối với phụ nữ, trong khi nam giới sớm gặp những khó khăn về nghề nghiệp.
SỰ TRẦM CẢM CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH
Những việc liên quan giữa trầm cảm với bệnh tật bao gồm ung thư ruột, chứng nhức đầu, cao huyết áp, tim đập nhanh và đột qụy, sự trầm cảm diễn tiến có thể làm suy yếu hệ thống miển nhiểm của cơ thể, và dẫn đến kết quả hệ thống có thể trở nên kém hiệu quả đề kháng. Nhiều người có thẩm quyền nói rằng trầm cảm thâm niên và thái quá có thể làm phát triển và diển tiến căn bệnh ung thư.

Vào thời gian trầm cảm cơ thể tiết ra một đợt hóa chất và hormon ở não, gồm có 2 chất adrenalinehydrocortisone . Adrenaline làm tăng nhịp đập của tim và hơi thở, và chuẩn bị cho cơ thể chiến đấu với nổi sợ hãi bên ngoài, hoặc là trốn chạy nó. Hydrocortisone giúp duy trì thái độ sẳn sàng xử lý với trầm cảm. Vì thế khi nghe một tin xấu trên điện thoại, phản ứng ngay tức thì của chúng ta là một phản ứng gây ra bởi adrenaline, đi theo sau do sự tăng tiết hydrocortisone.



Hormones giúp chúng ta đối đầu với trầm cảm trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, vẫn có thể gây ra những khó khăn về mặt sức khỏe nếu chúng ta bị lệ thuộc vào trầm cảm lâu dài. Trầm cảm thường xuyên làm cho cơ thể tiết ra adrenaline và hydrocortisone lâu dài và trong thời gian sự hiện diện của chúng trong huyết quản có thể bị xói mòn. Chẳng hạn như, mức độ cao kéo dài của adrenaline bắt buộc tim và phổi phải hoạt động nhiều hơn qui định và giữ huyết áp cao hơn mức độ bình thường. Trong thời gian những sự thay đổi có thể gây ra chứng tim đập nhanh hoặc đột quỵ

Sự lo âu là cảm nhận của sự sợ, sự căng thẳng hoặc là không được dể chịu người ta nhận lấy khi đứng trước một sự nguy hiểm. Tất cả chúng ta đều đối diện với những lo âu để mà hóa giải chúng, nhưng nếu quá nhiều (sự lo âu) có thể làm mất khả năng. Sự lo âu gây xáo trộn tạo thành một nhóm bệnh thông thường về tâm thần, gồm có nổi ám ảnh, sự hoang mang sợ hãi tấn công và những rối loạn trầm cảm hậu chấn thương. Nhiều người có một nổi sợ hãi đơn giản - sợ một hoàn cảnh hoặc một vật đặc biệt. Sự ám ảnh đơn thuần khá phổ biến, ảnh hưởng khoảng 3% dân số.

Người ta hướng đến tránh né các tình huống xã hội để họ không bị làm nhục và lúng túng. Nhiều người mắc phải chứng mất ngủ do những hoàn cảnh khác nhau. Trong thực tế hơn 10% số người gặp chứng mất ngủ. Khi một người đang đối mặt với mức giới hạn cuối cùng về việc làm tuy tạm thời nhưng quan trọng hoặc đang chịu nhiều áp lực, anh ta có thể lo lắng và vì thế anh ta mất ngủ. Cơ thể của chúng ta thích những hoạt động hàng ngày đều đặn hơn, vì vậy mà những người làm việc tăng ca gặp khó khăn trong việc điều chỉnh việc ngủ của họ.

Việc tốt nhất người ta có thể là để đối phó với trầm cảm hoặc những tình huống đầy trầm cảm trong đời sống hàng ngày có lẽ rất dể thấy, tuy nhiên thật quan trọng : ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giờ, tập thể dục hàng ngày và dành nhiều thời gian làm mọi việc bạn thích. Không hút thuốc, uống rượu hoặc uống thuốc quá nhiều. Người dễ chán nản và nhạy cảm với trầm cảm có thể cố gắng làm giảm nhẹ phản ứng của chúng bằng việc học cách thư giản, thiền định và những cách thức sửa đổi thái độ cư xử.



2

VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO
Khi người ta gặp khó khăn họ nhớ đến những người lớn tuổi (đáng kính) hơn hoặc những nhà tu hành để tìm sự giúp đỡ của họ và đôi khi nhờ những vị này cầu nguyện cho họ. Khi gặp khó người ta nhớ tôn giáo để tìm phúc lành bảo vệ và hướng dẫn họ. Trước đó, họ không nghĩ đến sự cần thiết cho họ biết việc phải làm và điều không làm theo văn hóa và tôn giáo của họ.

Cuộc hành trình đi vào đời sống tinh thần có thể khó khăn đối với người bắt đầu nhưng khi người ta có bước đầu khởi động, người ấy làm chủ năng lực của mình với một sự hiểu biết nhỏ bé, thì phân nữa sự khó khăn đã được khắc phục. Chúng ta nên nhớ đỉnh núi EVEREST không phải chinh phục chỉ một bước nhưng là với sự bền gan vững chí, với bao khó khăn chinh phục đỉnh cao từng bước một. Mục đích chính của tôn giáo là giúp chúng ta sống theo những lời dạy cao quí để tránh gặp những khó khăn do tự mình gây nên bằng cách rèn luyện tâm hồn của chúng ta trước khi chúng ta chạm trán và gây khổ cho ta. Những gì chúng ta đang nói ở đây không đơn thuần là những sự hiểu biết có tính tri thức bởi vì có nhiều việc xảy ra trên đời này không thể giải thích theo lý lẽ. Chúng ta cần sự an ủi về tinh thần.

Trong sự hiểu biết về học thuật không có sự bao gồm việc trãi nghiệm qua tâm lý của cá nhân. Được trang bị với sự hiểu biết kinh điển, những ai tôn vinh khoa học nghĩ rằng chúng có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Khoa học có thể giúp chúng ta khắc phục nhiều khó khăn, liên hệ nhu cầu về vật chất của chúng ta và cũng làm phát sinh ra nhiều vấn nạn tinh thần. Không có sự thay thế đối với những người khôn ngoan đã từng trải cuộc đời.

Hãy suy nghĩ câu nói sau đây: Khi tôi 18 tuổi, tôi cứ nghĩ cha tôi (ngớ ngẩn) làm sao ấy! Nay tôi đã 28 tuổi, tôi ngạc nhiên về những điều một người cao tuổi học được nhiều biết bao trong quảng 10 năm đó. Không phải cha bạn (đã học) mà chính bạn đã học cách nhìn mọi sự việc bằng cái nhìn trưởng thành hơn với sự khôn ngoan dưới cái nhìn của cha bạn. Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật, Khổng Tử và Lão Tử và nhiều bậc đạo sư khác đã ban cho chúng ta những lời khuyên dạy tuyệt vời. Lời khuyên này không bao giờ trở nên lổi thời, được đặt trên nền tảng của chân lý. Nó sẽ mãi mãi tồn tại. Không thể nào giải quyết mọi vấn đề nhân sinh mà quên đi những lời dạy của cổ đức.

Tại hội nghị (WFB) mới vừa được tổ chức ở Malaysia, vị Thủ tướng tiền nhiệm của chúng ta Tun Dr Mahathir Mohd đã nói: “Khoa học có thể giải thích mọi việc là cái gì và như thế nào nhưng khoa học không bao giờ giải thích được tại sao”. Chỉ với sự khôn ngoan thụ đắc được bởi sự trải nghiệm qua nhiều thế kỷ, cùng với thấm nhuần các lời dạy của tôn giáo mới có thể giúp chúng ta hiểu biết tại sao mọi việc xảy ra. Sự khôn ngoan này đưa dẫn ta phát triển chân giá trị con người, hiểu biết về sự an lạc và hạnh phúc.

Có lẽ nguồn gốc của sự kích thích lớn nhất quấy rối cảm giác sống bình yên hàng ngày của chúng ta là mối quan hệ với những người chung quanh chúng ta. Mỗi ngày tình cảm của chúng ta được trắc nghiệm qua cách chúng ta đối xử với người ta chúng ta thương, người chúng ta ghét và với mọi người nói chung.

( Tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc đời sẽ có thể được hiểu )

Chúng ta có thể sẽ hiểu một cách dễ dàng hơn về mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống nếu chúng ta học Phật giáo. Đức Phật hướng đến chủ đề này thẳng tiến vào mục tiêu phía trước vì thế đạt hiệu quả và tiến xa.

Giáo dục con người mà không có lòng tin tôn giáo và bạn tạo ra họ chỉ là một lũ quỷ khôn ngoan” (Duke of Wellington)
ĐIỀU GÌ PHẬT GIÁO YÊU CẦU NƠI CON NGƯỜI
Những việc Phật giáo yêu cầu nơi con người là gì? Một học giả Trung Quốc có lần đã hỏi một nhà sư những gì là cốt lõi của Phật giáo và vị sư đã trả lời :

Hãy làm các việc lành,

Tránh làm các việc ác

Giữ tâm trong sạch

Đây là lời dạy của tất cả chư Phật.

Cố nhiên học giả này mong chờ một câu trả lời “thâm thúy” hơn, một điều gì đó sâu xa và thâm thúy hơn, và ông ta nhấn mạnh rằng một đứa trẻ lên ba cũng hiểu được điều đó. Nhưng vị sư đã trả lời rằng đứa trẻ lên ba nào cũng hiểu được điều đó nhưng một người 80 tuổi chưa ắt làm được. Đức Phật đã báo trước một cách tương tự với thị giả của Ngài, Ananda, là không được xem những lời dạy đơn giản trên là việc dễ làm.

Đây là tinh túy của Phật giáo. Con người được yêu cầu tuân theo những lời dạy “đơn giản” trong việc tìm kiếm con đường giải thoát cho họ, nhưng việc thực hành năm điều này cực kỳ khó khăn. Hãy bắt đầu với :

- Người ta không được tước đoạt mạng sống của bất kỳ một sinh vật nào khác.

- Người ta không được lấy những gì không được cho.

- Người ta phải giữ mình chống lại ngoại tình xác thịt.

- Con người phải kiềm chế tránh không nói những lời độc ác.

- Con người không được sử dụng bất cứ loại thuốc uống hoặc chất lỏng nào làm cho mất sự sáng suốt.

Đây là những lời dạy quan trọng để Phật tử quán sát. Những lời dạy này không phải là sự biểu lộ hình thức bên ngoài, nhưng đơn thuần là đặt vấn đề thực hành với sự hiểu biết. Vấn đề trọng tâm của đời sống tinh thần là một vấn đề tích cực, vấn đề của sự thực hành áp dụng, chứ không phải là vấn đề thuộc lĩnh vực của sự hiểu biết.

Mục đích cuối cùng của con người theo Đạo Phật là phá vỡ và hủy bỏ mọi sự ràng buộc đã trói buộc anh ta vào sự tái sanh thường xuyên lặp lại trong chu kỳ của quá trình sanh tử luân hồi. Anh ta được dành sẳn cho một vòng tròn vô tận của sự tái sinh bởi vì sự ngu dốt của mình, con người nhận thức được một thực thể bền vững gọi là “cái tôi” hay “ bản ngã”.

Lấy ảo tưởng của “cái tôi” làm thật, anh ta phát triển sự tham lam ích kỷ. Vì vậy con người đang đấu tranh không hồi kết thúc để thỏa mãn tham vọng nhưng anh ta không bao giờ được thỏa mãn. Giống như việc quào một chỗ đau để tạm thời hết đau, nhưng ta lại thấy rằng làm như thế không tăng thêm sự ngứa ngái vì chỗ đau đang bị chọc tức.
CÓ SỰ BẮT ĐẦU NÀO CỦA THẾ GIỚI KHÔNG ?
Nhiều người có sự hiểu biết nông cạn về thế giới và sự hiện hữu của con người. Họ không biết cái gì làm nên thế giới này trong thực tế. Khi Đức Phật nói không có sự bắt đầu cũng không có sự kết thúc đối với hệ thống thế giới, người ta đã không hiểu điều Ngài muốn nói. Điều này thực ra bởi vì họ đã không hiểu rằng thế giới thực sự trong ta.

Nếu bạn quan sát toàn thể thế giới và so sánh nó với cơ thể của bạn, bạn có thể hiểu ra rằng có những điều kiện, những năng lực và những yếu tố giống nhau đồng hiện diện trong cái gọi là thế giới và trong cơ thể của bạn. Điều khác nhau duy nhất là bạn có trí thông minh để suy nghĩ và nhận thức thấu đáo bản chất của sự sống.

Khả năng đặc biệt về tinh thần mà con người trải nghiệm không thể tìm thấy nơi bất cứ sinh vật nào khác. Tuy nhiên năng lực tinh thần này phải được rèn luyện và kiểm soát. Nói cách khác, tư tưởng của con người có thể trở thành nguyên nhân chủ yếu của mọi vấn nạn trên đời. Khi một tâm hồn được rèn luyện một cách thích đáng, thì sự hòa hợp, sự hiểu biết và sự an lạc chiếm ưu thế. Những kiến thức có tính hàn lâm không thực tế trong đời sống thế tục mà không có một tâm hồn phát triển và rèn luyện thì nguy hiểm hơn sự dốt nát. Kiến thức không có sự phát triển về mặt tinh thần có thể lạm dụng cho những mục đích phá hoại. Mọi việc đều bị lệ thuộc vào luật định vô thường của vũ trụ. Chúng nó hư hoại và phân hủy theo cùng một định luật tự nhiên. Sự tập hợp cùng chung những yếu tố, những năng lực và sự hiện hữu của chúng làm phát sinh ra một ảo tưởng về mọi sự vật ảo tưởng này có thể nhìn thấy và rất hiển nhiên . Chúng ta khởi phát ý niệm về sự bền vững và lâu dài về chúng tùy thuộc vào ảo tưởng của chúng ta. Mọi nguyên nhân của sự biến đổi đều do sự va chạm của những yếu tố và năng lực. Khi một vật hữu tình tan rã, đó là sự chết đi của nhiều yếu tố và sức mạnh đã pha trộn vào nhau.

Đây là một hiện tượng tự nhiên và mọi việc đối kháng nhau đều diễn ra trong điều kiện của cách này. Chúng ta không đủ lý lẽ để xem tình huống này sáng tạo của đấng siêu phàm hay đây là kết quả của sự trừng phạt tội ác ban đầu. Những phật tử xem đây là một hiện tượng tự nhiên là kết quả của sự biến đổi và vô thường.

Sự bất như ý trong cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chúng ta bám chặt vào ý tưởng rằng sự hữu thường là điều có thể. Nhưng những người khác lại giải thích đây là một thuật ngữ của một năng lực siêu phàm đang thử thách con người và gọi nó là “Ý của thượng đế” .

Không giống như phát minh của khoa học, các nhà tu hành dạy rằng những sức mạnh vô hình có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của ta. Những sức mạnh thuộc vũ trụ cũng gây ảnh hưởng những yếu tố và năng lực nội tại và xung quanh cơ thể vật lý của chúng ta. Nhiều vấn nạn về mặt thể xác và tinh thần tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của chúng. Nhiều sức mạnh vô hình khác cũng quấy rầy đời sống của chúng ta, điều mà người nguyên thủy gọi là những tinh thần của quỷ .

Những ý tưởng lo sợ, sự tưởng tượng, sự ngờ vực và mê tín luôn luôn nuôi nấng những niềm tin như thể để quấy nhiểu tâm hồn người ta, khi tâm hồn bị quấy nhiểu, họ cũng phải gánh chịu những vấn đề về thể xác. Tuy nhiên, nếu tâm hồn của chúng ta được rèn luyện tốt và phát triển sự hiểu biết chúng ta có thể tránh khỏi nhiều vấn đề như vậy. Điều này giải thích tại sao Đức Phật nói rằng tâm là điềm báo trước tất cả mọi việc tốt và xấu. Chúng do tâm làm ra.
VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT TÔN GIÁO
Nhiều vấn nạn của xã hội chúng ta cũng mở rộng phạm vi vào lĩnh vực xung đột tôn giáo. Trong thực tế, tôn giáo là nguyên nhân của những xung đột này. Mục đích của tôn giáo là hướng con người đến một lối sống hợp nhất và hòa hợp. Tuy nhiên ngày nay, người ta sử dụng tôn giáo vào việc phân biệt chống lại những tôn giáo khác và để phát triển tánh ích kỷ, sự phân biệt và thù địch .

Trên thực tế, con người không sử dụng tôn giáo để duy trì hòa bình nhưng để phát khởi những cảm xúc vượt trội hoặc làm giảm giá trị con người. Thái độ thù địch này và sự cạnh tranh tôn giáo không lành mạnh thậm chí đã từng gây ra những cuộc chém giết trong nhiều khu vực trên thế giới

Những người lãnh đạo tôn giáo đã phạm tội ca tụng tín ngưỡng của họ là những tuyên truyền và tập quán tôn giáo có giá trị trong khi chê bai truyền thống và tín ngưỡng của những tôn giáo khác. Nhiều người khác sử dụng tôn giáo vào mục đích chiếm đoạt vật chất, quyền hành chính trị, tự đề cao cá nhân và sức mạnh trần thế. Tôn giáo tự nó đã trở thành một vấn nạn lớn.

Những ai sử dụng tôn giáo để chiếm đoạt vật chất thế gian cũng đối mặt với nổi sợ hãi, sự lo, sự bất an, sự thù địch và sự khó khăn trong việc duy trì quyền hành hay sức mạnh của họ. Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng sự tích lũy quyền lực thế gian không phải là một giải pháp để vượt qua những vấn nạn của con người.

Nhiều người chỉ lo làm giàu, sự giàu có chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề nhỏ. Hạnh phúc thế gian, những khoái lạc của thể xác có thể đạt được qua sự giàu có.

Tiền bạc không thể giải quyết bản chất của mọi vấn nạn. Những nhà tu hành, các triết gia, những nhà tư tưởng lớn và những người theo chủ nghĩa duy lý đã chỉ ra nguồn gốc sự yếu đuối của con người và biện pháp khắc phục chúng. Tuy nhiên người bình thường xem chúng chỉ đơn thuần là lý thuyết chứ không là những giải pháp cho những vấn đề của họ.


ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ
Mạng sống của con người là quí báu. Nó thiêng liêng và cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm nhất quán. Đức Phật dạy : “Được sanh ra làm người là khó, giữ được sinh mạng là điều khó”. Sinh mạng đó phải được gìn giữ ấp ủ và hướng dẫn cẩn trọng nếu không nó sẽ trở thành một mối tai họa với cuộc đời. Chúng ta phải nên mang lại sự an lạc đến với tất cả mọi người bằng những hành động thương yêu, thương người và sự cẩn trọng để xứng đáng với đời.

Chúng ta may mắn được sinh làm người trong thời đại bùng nổ về kiến thức. Điều quan trọng là sử dụng kiến thức này và trích xuất mọi nguồn lực sẳn có để cứu giúp đời, đề cao phẩm chất đời sống con người và đóng góp vào nền văn minh nhân loại hơn là tự huỷ diệt chính mình và môi trường. Chúng ta nên tạo cách sử dụng tốt nhất năng lực tiềm tàng trong con người chúng ta, phù hợp với vị trí tối thượng trên trái đất, trên đỉnh cao của cuộc sống. Chỉ cần so sánh chính chúng ta với những sinh vật khác. Chúng có thể có những đặc biệt mà đôi khi vượt qua sức con người có thể làm. Nhiều con vật sở hữu được mạnh to lớn và bản năng sức lực đặc biệt con người không thể sánh nổi.

Nhiều loài côn trùng và loài vật có thể dự báo được sự thay đổi thời tiết, sử dụng mùi hương đặc biệt của chúng để thông tin, truyền tải những xung động điện để gởi đi các thông điệp, thậm chí đến những trận động đất và các cơn bão lớn đang đến gần. Tuy nhiên mọi hành xử của chúng đều bị điều phối bởi bản năng. Đem so sánh với con người, trí thông minh của chúng còn rất hạn chế.

Vì vậy, đối với tất cả sự giới hạn của chúng, các loài động vật đi theo một lối sống bình thường phù hợp với bản năng của chúng, không giống như nhiều người lạm dụng trí thông minh của họ và làm hạ thấp chân giá trị của con người. Những người này có những tâm hồn u ám bởi những khái niệm niềm tin và sự tưởng tượng đồi trụy khác nhau, và là chính họ đã đi lầm đường đến những cứu cánh phương hại.

Không người nào trên đời này có thể nói rằng mình hoàn toàn thỏa mãn với cuộc đời của mình. Cho dù chúng ta đã trải nghiệm qua bất kỳ thú vui nào hoặc thụ đắc bất kỳ của cải vật chất nào, cuối cùng sự không thỏa mãn vẫn là điều chúng ta sẽ phải trải nghiệm, điều này chỉ là theo tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là dù bạn có chống cự hoặc tránh né sự không thỏa mãn thì điều mà một người làm thì mọi việc trở thành bất như ý. Liệu anh ta có hành động với sự kiên nhẫn và hiểu biết hay là thay vào đó anh ta tự hại mình và những người khác? Sức ép nơi mọi hành động của anh ta được gắn kết với sự mở rộng tham vọng.

Theo Gandhi: “Thế giới có đủ cho nhu cầu của mọi người, nhưng không đủ ngay cả cho tham vọng của một người”. Người giàu mong muốn trở nên giàu có hơn, người có nhiều quyền hành lại muốn đoạt được nhiều quyền hành hơn. Vì vậy, mọi tham vọng vô độ trở thành căn gốc của mọi cuộc xung đột. Bạn có thể hỏi làm thế nào để ta có thể sinh tồn mà không có lòng ham muốn? Vâng ! lòng ham muốn là điều không thể thiếu cho cuộc sống. Tuy nhiên ta phải học sự phân biệt giữa nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và sự nhồi nhét của một con người về trạng thái thỏa mãn dục lạc. Có một sự khác biệt tinh tế giữa “nhu cầu” và “sự ham muốn”.

Trong cuộc sống, người ta có thể đấu tranh để sinh tồn cũng như là làm việc để thỏa mãn sự ham muốn về thú vui của mình. Trong tiến trình đó, đúng như kết quả của những khuynh hướng về đạo đức và tâm thần của một người, người ta có thể giao phó những lỗi lầm có thể gây hại chính mình cũng như là xâm phạm đến sự an lạc và hành phúc của những người khác.

Chúng ta phải cẩn thận với sự thỏa mãn về sự ham muốn của chúng ta. Con người tự tiêu diệt mình qua sự nuông chiều thái quá. Nhiều người giàu có thường kết thúc cuộc đời của mình giống như cách thức con kiến bị chìm ngập trong tách mật. Gắng sức quá mức lo làm giàu không dẫn đến hạnh phúc nhưng thay vào đó trở nên nơi xuất phát những mối lo âu. Bị căng thẳng quá mức, nhiều người đã quên nghệ thuật thư giản và không thể thưởng thức tiếng ngáy trong khi ngủ mà không dùng thuốc êm dịu thần kinh. Chứng trầm cảm tâm thần kéo dài cơ thể làm giảm thể trạng đến mức thảm hại, làm họ không chống đỡ mọi bệnh tật khác có thể dẫn đến tử vong bất kỳ .



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương