Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

LỜI KHEN VÀ SỰ CHÊ TRÁCH
Lời khen và sự chê trách là hai điều kiện của cuộc sống thế gian có ảnh hưởng đến con người. Tự nhiên phấn khởi khi được khen và buồn bực khi bị chê. Giữa hai trạng thái khen và chê, Đức Phật nói, người khôn ngoan bày tỏ thái độ không phấn khởi cũng không buồn chán. Giống như tảng đá rắn chắc không bị lay động bởi gió, chúng đứng bất động. Lời khen nếu xứng đáng, thì nghe xuôi tay. Nếu không xứng đáng như trong trường hợp nịnh bợ, mặc dù nghe vui tai, vẫn là sự dối trá. Nhưng chúng là tất cả mọi âm thanh sẽ không gây ảnh hưởng nếu chúng không lọt vào tai của chúng ta.

Đứng trên quan điểm sống ở đời, một chữ của lời khen đi rất xa. Bằng cách khen một ít, người ta có thể đạt được sự ban ơn một cách dể dàng. Một lời khen xứng đáng gây hiệu quả hấp dẫn khán thính giả trước khi diễn giả nói. Nếu vào lúc khởi đầu, một diễn giả khen ngợi khán giả, anh ta sẽ được mọi người chú ý lắng nghe. Nếu vào lúc bắt đầu anh ta phê bình khán giả, lập tức sự đáp ứng của khán giả sẽ không được hài lòng. Người khôn ngoan không nghĩ ngợi sự tâng bốc nịnh bợ, họ cũng không mong muốn nhận định sai. Họ khen không có sự đố kỵ bằng một lời khen chính đáng. Họ phê bình những lời chê chính đáng bên ngoài lòng trắc ẩn với đối tượng cần cải sửa chúng. “Nếu bạn không có những lời phê bình bạn hầu như không có sự thành công” (Malcolm Forber)

Nhiều người hiểu rằng Phật tán dương một cách thân thiết các đức tính của Ngài. Họ đã ca ngợi Đức Phật kể ra có đến hàng trăm lời về các đức tính này. Họ là một chủ thể sâu sắc của lòng mộ đạo. Những đức tính xứng đáng này đến nay vẫn còn là niềm cảm hứng bất tận của những người đi theo Ngài. Còn những lời trách mắng ra sao?

Đức Phật nói: “ Những người nói nhiều bị quở trách. Những người nói ít bị quở trách. Những người im lặng cũng bị quở trách. Trên đời này không người nào là không bị quở trách !”. Sự quở trách là tài sản kế thừa bao la của con người. Nhiều người trên đời này, nhận xét Đức Phật là mang bệnh tự hành xác. Tuy nhiên, giống như một chú voi trên trận tuyến chịu đựng tất cả các mũi tên bắn vào nó, cũng như vậy, Đức Phật chấp khổ tất cả điều sỉ nhục.

Người dối trá và tinh quái chỉ tìm sự xấu xa chứ không phải điều tốt lành và sự đẹp đẽ nơi những người khác. Không một ai, ngoại trừ một Đức Phật là toàn thiện hoàn mỹ. Cũng không người nào hoàn toàn xấu cả. Có một điều xấu trong cái tốt nhất của chúng ta. Có một điều thiện trong cái xấu nhất của mỗi con người chúng ta. Người ta có thể hành xử với những động lực trong sáng. Nhưng thế giới bên ngoài có thể hiểu sai những hành vi của anh ta và qui tội cho những động cơ xấu xa bỉ ổi. Một người có thể trãi lòng ra để giúp những người khác bằng cách gánh nợ hoặc ban tài sản để cứu một người bạn đang trong lúc khó khăn, nhưng sau đó, người hưởng lợi lừa dối kia có thể tìm thấy khuyết điểm nơi người này, hăm dọa tống tiền làm hư danh tiếng của người này và hả hê khi người này trong cảnh suy sụp.

Trong những chuyện kể Jataka, chúng ta được kể rằng Guttila, người nhạc sĩ đã dạy hết mọi điều ông ta hiểu biết cho người học trò mà không chút dấu giếm, nhưng gã học trò vô duyên đã cố gắng một cách không thành công để thi tài với vị thầy nhằm đánh đổ danh tiếng của người thầy.

Trong một câu chuyện khác, Đức Phật đã được một người Bà-La-Môn mời đến nhà để khất thực. Khi được mời, Đức Phật đã đến viếng nhà của người ấy. Thay vì chiêu đãi Đức Phật, ông ta đã hạ nhục Ngài bằng một tràng những lời chửi rủa thô tục nhất.

Đức Phật hỏi một cách lịch sự :

“ Có phải anh đã mời nhiều khách đến nhà anh, người Ba-La-Môn tốt bụng?”

“ Phải ” - Anh ta trả lời.

“ Anh làm gì khi họ đến ? ”

“ Ô! Chúng tôi chuẩn bị một bửa tiệc thịnh soạn ”

“ Nhưng nếu họ từ chối bữa tiệc thì sao ?”

“ Chúng tôi vui vẻ chia phần bữa tiệc đó ”

“ À! Người Ba-La-Môn tốt, anh đã mời tôi đến nhà để khất thực và anh đã khoản đãi tôi - bằng lời chửi rủa. Tôi không nhận gì cả. Hãy vui lòng nhận lời chửi rủa ấy ”.

Đức Phật đã không trả thù. Đức Phật khuyến khích “ không trả thù” “lòng thù hận không chửa được hận thù, chỉ có lòng yêu thương mới không còn thù hận” là một lời dạy cao quí của Đức Phật. Không có một vị đạo sư nào đánh giá cao hoặc phê bình và quở trách một cách nghiêm khắc như thế. Ấy chính là số phận của những bậc vĩ nhân như Đức Phật.

Sự lăng nhục là việc rất thông thường nơi con người. Bạn càng làm việc và trở nên danh tiếng bao nhiêu, bạn là chủ thể của sự lăng nhục và sự phê bình bấy nhiêu. “ Sự chửi rủa là vũ khí của người thô tục ”.

Socrates đã bị lăng nhục bởi chính vợ ông ấy. Mỗi khi ông giúp đở người khác, bà vợ hẹp hòi của ông thường hay mắng nhiếc ông. Một ngày kia, khi bà ấy bệnh, không thể làm công việc mắng nhiếc chồng như thường ngày. Hôm ấy Socrates rời khỏi nhà với vẻ mặt buồn bả. Các người bạn hỏi tại sao buồn? ông ấy trả lời rằng bà vợ đã không mắng nhiếc ông trong ngày hôm ấy. “À! Thế thì ông phải sung sướng vì không nhận lấy những lời chửi mắng không hay ho như thế mới phải chứ ?”Các bạn của ông nhấn mạnh. “Ô, không - Khi bà ấy mắng nhiếc tôi, tôi có cơ hội để thực hành tính kiên nhẩn chịu đựng. Hôm nay tôi lở mất cơ hội đó nên tôi buồn” Nhà triết học trả lời. Đây là những bài học đáng ghi nhớ cho tất cả chúng ta. Khi bị người khác sỉ nhục, ta nên nghĩ rằng ta được ban cho cơ hội để thực tập tính kiên nhẩn, thay vì nghĩ rằng đó là sự xúc phạm đến ta.


SỰ SUNG SƯỚNG VÀ SỰ ĐAU KHỔ
Sự sung sướng và sự đau khổ là cặp đối xứng kéo dài. Chúng là những yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến con người. Điều gì sanh ra sự dễ dãi là Sukkha (hạnh phúc). Điều gì khó khăn là dukkha (sự đau khổ). Hạnh phúc bình thường là sự hài lòng với những ham muốn. Ngay khi sự ham muốn đạt được chúng ta lại khao khát một việc khác. Sự thỏa mãn những thú vui dục lạc là cao nhất và chỉ được hạnh phúc với một người bình thường.

Không còn nghi ngờ một hạnh phúc nhất thời trong sự mong đợi, sự thỏa mãn và sự gom hợp những khoái lạc thuộc về vật chất. Thứ hạnh phúc như thế được đánh giá cao bởi người theo chủ nghĩa khoái lạc, nhưng nó không bền vững và tạm thời. Có thể nào sự chiếm hữu vật chất ban cho một hạnh phúc chân thật không ? Nếu thế thì các nhà tỷ phú đã không chán sống. Trong những quốc gia tiên tiến đã đạt đến tuyệt đỉnh về tiến bộ vật chất, nhiều người hiện không sống một đời sống hạnh phúc. Tại sao như thế nếu chỉ có sự sở hữu về vật chất là có thể mang đến hạnh phúc ?.

Quyền thống trị khắp cả thế giới có thể sinh ra hạnh phúc thật sự chăng ? Đại đế Alexander, người tiến vào đất Ấn Độ một cách khải hoàn trên đường chinh phục đất đai, đã than thở về sự thiếu hụt đất đai để chinh phục.

Khi chúng ta đọc những trang sử hiện đại, chúng ta lấy làm kinh hoàng bởi việc đem đến sự đau đớn của những kẻ tàn ác như Pol Pot, Idi Amin, Hitler là những kẻ đã tàn sát hàng triệu sanh linh vô tội. Những người này tin rằng họ có thể tạo ra một thế giới mới bằng cách loại bỏ những người khác quan điểm với họ. Nhưng họ đã đạt được những gì ? Cả thế giới đã kết án và thù ghét họ.

Rất là thông thường cuộc đời của các chính khách nắm quyền lực trong tay lại rất bất ổn. Những trường hợp thương tâm của Mahatma GandhiJohn Kenedy là những minh chứng tiêu biểu. Hạnh phúc thật sự tìm thấy ở bên trong và người ta không thể định nghĩa nó bằng những thuật ngữ sự giàu có, quyền lực, danh dự hoặc sự chinh phục. Nếu quyền sở hữu trên thế gian có tính ép buộc hoặc chiếm đoạt một cách bất công, hoặc lầm đường lạc bước, hoặc ngay cả với quan điểm kết hợp tạm bợ, chúng sẽ là một nguồn phát sinh sự đau đớn và khở sở dành cho người chiếm hữu.

Hạnh phúc đối với một người có thể không phải hạnh phúc đối với người khác. Thịt và rượu dành cho người này có thể là độc hại với người kia. Đức Phật đã đề cập đến 4 loại hạnh phúc đối với cuộc sống thế gian. Chúng nó là hạnh phúc của sự thụ đắc : (atthi sukha ) - sức khỏe, sự giàu có, sống lâu, vẻ đẹp, niềm vui, sức mạnh, nhà cửa đất đai và con cái ..v.v... nguồn hạnh phúc thứ 2 là được hưởng từ sự bố thí của cải ( bhoga Sukkha ).

Những người nam nữ bình thường đều thích sự hưởng thụ. Đức Phật không khuyên tất cả từ bỏ những thú vui trên thế gian và lui về nơi cô tịch. Sự hưởng thụ giàu có không những sử dụng cho chính bản thân chúng ta mà còn ban phát ra những của cải cho sự an lạc với những người khác. Những gì chúng ta dành dụm đều để lại phía sau khi ta chết, những gì ta đã cho ta mang theo. Mọi người mãi mãi nhớ đến những công lao tốt đẹp mà chúng ta đã làm với sự thụ đắc của cải trần gian.

Nhà tiên tri Mohammat nói rằng điều duy nhất chúng ta có thể yêu cầu một cách đúng đắn là những gì chúng ta tiêu thụ, ban tặng vào việc từ thiện và góp phần vào tôn giáo. Ngoài ra không điều gì là của chúng ta cả.

Không rơi vào nợ nần (anana sukha) là một nguồn hạnh phúc khác. Nếu chúng ta bằng lòng với những gì chúng ta có và nếu chúng ta tiết kiệm, ta không cần phải vay nợ. người thiếu nợ sống trong tình trạng tâm lý thống khổ và chịu sự sai khiến của chủ nợ. Dù sống nghèo nhưng không mang nợ, chúng ta cảm thấy an tâm thoải mái và tinh thần vui vẽ. Sống một cuộc sống không bị khiển trách quấy rầy là một trong những nguồn hạnh phúc lớn nhất của người thế tục.

Một người không lụy phiền là một phúc lành đối với anh ta và với những người khác. Anh ta được tất cả mọi người thán phục và cảm thấy hạnh phúc hơn, do gây ảnh hưởng đến những người khác bởi độ rung cảm của sự an lạc. Tuy nhiên, phải nên công nhận rằng rất khó để có được danh thơm tiếng tốt, những người mang tâm hồn cao thượng chỉ có một cuộc sống không phiền lụy và hoàn toàn dửng dưng với sự khen ngợi bên ngoài.

Đa số người sống trên đời này tự làm vui mình qua việc thụ hưởng dục lạc trong khi những người khác tìm thấy niềm vui trong sự chối bỏ. Không dính líu đến hoặc vượt hẳn lên trên mọi thú vui vật chất là điều hạnh phúc của người có trang bị cuộc sống tinh thần. Chúng ta chào đón hạnh phúc bình thường, chứ không phải điều đối nghịch của nó là sự buồn khổ - thì khó cam chịu hơn. Sự đau buồn và khổ đến với nhiều lốt vỏ khác nhau. Chúng ta khổ khi đối mặt với tuổi già theo tự nhiên. Với sự bình thản chúng ta phải gánh chịu nổi khổ của tuổi tác. Sự đau nhiều hơn do bởi tuổi già là sự đau đớn gây ra do bởi bệnh tật. Ngay cả một cơn đau răng hoặc nhức đầu nhẹ nhất đôi khi còn không chịu nổi huống hồ là một vấn đề to tát hơn, xảy đến.

Khi chúng ta đối mặt với bệnh tật, ta nên học cách chịu đựng nó một cách kiên nhẩn. À, chúng ta phải tự an ủi nghĩ rằng mình vừa thoát qua một chứng bệnh trầm trọng hơn. Thông thường chúng ta hay tách biệt với những người thân yêu. Sự tách biệt như thế gây ra sự tổn hại về mặt tâm thần. Chúng ta nên hiểu rằng tất cả mọi sự kết hợp đều kết thúc bằng sự phân ly. Đây là một cơ hội tốt để trải nghiệm sự thanh thản. Không phải là ít lần chúng ta bị ép buộc phải chịu đựng điều chúng ta ghét cay đắng. Chúng ta phải nên học cách chịu đựng chúng. Có lẽ chúng ta đang gặt lấy những nghiệp quả (Kamma) của chính mình từ trong quá khứ hoặc hiện tại. Chúng ta phải nên điều tiết cho phù hợp với tình huống mới, hoặc cố gắng vượt qua mọi chướng ngại bằng nhiều phương cách khác nhau.

Hãy cười và cuộc đời sẽ cười với bạn;

Hãy khóc, và bạn sẽ khóc một mình

(Ella wheeler Wilcox)

Ngay đến Đức Phật, một nhân sinh hoàn hảo, đã tiêu diệt hết mọi sự vẩn đục, vẫn phải gánh chịu sự đau về thể xác gây ra bởi bệnh tật và tai nạn. Đức Phật thường xuyên bị bệnh nhức đầu. Đau bệnh kéo dài gây cho Ngài nhiều sự đau đớn về thể xác. Với kết quả của việc Devadatta lăn đá để sát hại Ngài, một chân Ngài đã bị thương do bởi một mảnh đá vụn cần phải phẩu thuật.

Những lần khác, Ngài bị ép buộc nhịn đói cho chết. Do sự vô ơn của chính những học trò của Ngài, buộc Ngài phải lùi về một khu rừng sống trong 3 tháng trời. Trong rừng chỉ với một thảm lá cây trải trên một nền đất gồ ghề, chịu đựng gió lạnh, Ngài vẫn điềm nhiên duy trì sự bình thản. Giữa mọi đau khổ và hạnh phúc. Ngài đã sống với một trí huệ cân xứng.

Việc chết là nổi đau buồn lớn nhất của chúng ta phải đối mặt trong quá trình của sự lang thang qua vô số kiếp luân hồi. Có khi việc chết đến trong con số lớn lao mà người ta khó chịu đựng nổi. Patacara mất những người thân yêu nhất của bà. Cha mẹ, chồng, anh trai và hai đứa con. Bà hóa điên, Đức Phật đã an ủi bà và bà đã học được cách đối đầu với sự đau khổ bằng sự hiểu biết.

Kisa Gotami mất đứa con còn ẳm ngửa và bà chạy đi tìm phương thuốc hay để làm nó sống lại. Bà ẳm trên tay xác đứa con trai đến Đức Phật và hỏi Ngài về một cách chửa bệnh hay. “À! Này chị, chị có thể mang đến đây vài hạt mù tạt được không? ”, “ Thưa Ngài tất nhiên là được” “Nhưng này chị, nó phải từ một gia đình không có người nào đã chết mới được” . Bà đã tìm được những hạt mù tạt, nhưng không phải ở nơi đó thần chết chưa một lần đến viếng. Bà hiểu ra bản chất của cuộc sống. Khi người mẹ được hỏi tại sao bà không khóc vì đứa bé thương tâm đứa con trai duy nhất, bà trả lời “ Không mời ông ta đến, không báo trước ông ta đi. Ông ta cứ đến rồi đi. Vậy can chi ta khóc?”

Giống như những trái rơi từ một cây - còn non, chín hoặc già - chúng ta cũng chết trong tuổi còn trẻ, trong lứa tuổi thanh xuân của cuộc đời hoặc chết trong tuổi già. Mặt trời mọc ở phương đông chỉ lặn ở phương tây. Hoa nở vào buổi sáng để tàn úa vào buổi tối. Cái chết không thể trốn tránh đến với tất cả mọi người không có một ngoại lệ, chúng ta phải đối mặt nó với sự thanh thản hoàn mỹ.



  • Hãy như là mặt đất.

  • Nhận lấy mọi thứ ném vào

  • Dầu ngọt ngào hay hôi thối

  • Điều vô tâm với tất cả như nhau

  • Không ghét bỏ cũng không hận thù

  • Người đời cũng thế tốt hoặc không

  • Phải từng trải qua sự thăng trầm của số mạng

Đức Phật nói: “Khi nói đến những điều kiện của cuộc sống trần thế, trí huệ của một vị A-La-Hán không bao giờ nao núng”. Giữa việc được và mất, tiếng tốt và tiếng xấu, ngợi khen và quở trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy cố giữ lấy một trí huệ thăng bằng. Đức Phật minh chứng một cách đẹp đẽ cuộc đấu tranh của sáu giác quan với một lối so sánh hùng hồn.

Theo lối so sánh này 6 con vật có tập quán khác nhau và lĩnh vực hoạt động khác nhau được cột chung trong một nút dây của một sợi dây thừng chắc. Các con vật ấy như con sấu cố chạy về phía có nước, con chim cố gắng bay lên trời, con chó cố gắng chạy vòng quanh ngôi làng, con chồn cố gắng trốn trong một khu rừng, con khỉ cố gắng trèo lên cây, còn con rắn thì cố gắng bò vào hang. Sáu con vật như thế cứ mãi thường xuyên đấu tranh để đạt được thói quen theo bản năng của chúng và đẩy vào những con khác, nhưng không con vật nào đạt được đến đâu cả. Một cách tương ự, sáu giác quan thường xuyên tìm kiếm sự thỏa đáng trong phạm vi của nó và người không kiểm soát được khả năng giác quan của mình trở nên bối rối đáng sợ và rơi vào tình trạng lúng túng trong nổi khổ sở của mình.


NHÂN PHẨM
Mục đích của cuộc sống là gì ?Đây là một câu hỏi rất thông thường mọi người hay nêu lên.Không dễ để cho một câu trả lời thỏa đáng về điều tưởng chừng đơn giản và một vấn đề phức tạp như thế .Mặc dù nhiều người đã cho câu trả lời cụ thể, tùy theo lối nghĩ của họ, nhưng dường như chúng nó chưa phải là câu trả lời thỏa mãn đối giới trí thức .Lý do là vì họ đã không học cách quán sát cuộc đời một cách khách quan và trong cái viễn cảnh riêng biệt của cuộc sống. Họ dã tạo những hình ảnh tưởng tượng về cuộc đời theo khả năng hiểu biết của họ. Chúng ta biết rằng, nhiều đạo sư, nhiều nhà hiền triết, những thi sĩ nỗi tiếng và những nhà tư tưởng lớn đều không thỏa về cuộc đời.Tất cả họ đều hỏi: “Tại sao con người chúng ta được sinh ra trên đời này, đầy những khổ đau ?”. Khi chúng ta đọc những nhận định của họ về cuộc đời, đều hiện rõ một điều rằng họ cũng không đủ khả năng để vẽ ra một hình ảnh tươi sáng về cuộc đời. Có người nói chúng ta là nạn nhân của một vị thần thánh nào đó bắt chúng ta khổ sở để thử thách lòng trung thành của chúng ta đối với vị thần ấy .Có người nói rằng cuộc đời đầy những sự khổ đau, sự bất an và những đều không làm thỏa mãn. Những người khác lại nói rằng: “Tốt biết bao nếu chúng ta không bao giờ được sinh ra trên cõi đời này!” Chúng ta biết rằng chúng ta đã nhìn cuộc đời tùy theo ta quan điểm .Nhưng một người bình thường chỉ nhìn đời một cách nông cạn và không sâu sắc .Nhiều người nói rằng không có mục đích riêng biệt nào cả đối với cuộc đời và như thế thì chúng ta có thể sử dụng bất cứ mục đích nào cũng được .Trên lý thuyết như thế, chúng ta cần căn nhắc vấn đề một cách khôn ngoan, để làm cho việc sử dụng mục đích cuộc sống có ích lợi đối với chính bản thân. Chúng ta cũng như đối với mọi người thay vì tiêu phí nó.Trong những việc không cần thiết. Trong thái độ này, chúng ta có thể tự xác định được mục đích của cuộc sống.

Nếu chúng ta sử dụng sai mục đích do việc xúc phạm những giá trị đạo đức hoặc bởi sự ruồng bỏ những nhân phẩm và phó thác vào việc thực hành phi đạo đức hay là bởi việc ban bố từ những sự yếu kém của con người thì chúng ta khó đạt đến điều xứng đáng trong cuộc đời của mình . Ngược lại, nếu chúng ta hành xử một cách khôn ngoan bằng sự giám sát các phạm trù đạo đức đã được chấp nhận và những nguyên tắc sống luân thường đạo lý như là lòng kiên nhẫn, tánh khoan dung độ lượng, sự thông minh, sự khiêm cung và lòng từ ái cũng như là cống hiến vì mọi người và luyện tập tâm hồn không thành kiến, lúc đó chúng ta có thể đạt đến chân giá trị và sống có ích đối với tất cả. Những ai vun trồng những đức tính như thế sẽ trải nghiệm sự an lạc, hạnh phúc thanh thản và được mọi điều như ý. Như thế, cuộc đời này sẽ rất đáng sống nó sẽ có ý nghĩa hơn và có ích lợi hơn đến với mọi người. Lòng yêu thương thật sự là không phân biệt, không bị trói buộc và không có điều kiện. Chúng ta nên chia sẽ sự yêu thương này đến tất cả mọi người. Đây gọi là lòng từ bi.

Chúng ta hãy thử xác định phạm vi có thể bàn luận về chân giá trị con người từ quan điểm của Đức Phật. Điều gì là phẩm chất đạo đức làm cho phát sinh ra chân giá trị và tính cao quý? Đó là những tiêu chuẩn về đạo đức, luân lý, trí thức và tinh thần mà chúng ta tán thành và trân trọng trong mối quan hệ hàng ngày giữa chúng ta và những người khác. Là con người, chúng ta có trí huệ, khi trí huệ phát triển ta có thể biết phân biệt đúng sai, biết điều gì chúng ta đáng tự hào, biết xấu hổ về điều đáng xấu hổ. Đây là những phẩm chất nhân văn mà con người chúng ta tán dương. Trong sự yêu mến những giá trị như thế chúng ta tự phân biệt con người khác với những loài động vật. Thuật ngữ “người tỉnh thức” vừa chỉ ra trong quyển sách đạo của chúng ta mô tả “một người biết phát triển trí huệ của mình”. Một trí huệ phát triển nghĩa là nó biết nhân thức rõ đạo đức và phi đạo đức, luân lý và vô luân, tốt và xấu cùng với phân biệt phải trái. Những điều này do sự đóng góp của con người chứ không phải từ các loài động vật. Các động vật hành động theo bản năng, chỉ có con người mới biết phát triển trí huệ hoặc năng lực suy nghĩ đến mức độ rất cao - có khả năng đạt đến Phật tánh.

Trước khi có sự ra đời của thế giới tôn giáo, con người được hướng dẫn bởi hai nhân tố có giá trị kể từ thời sơ khai để tán thành chân giá trị của con người (nhân phẩm). Hai nhân tố là “Hiri”và “Ohappa” trong ngôn ngữ Pali được dịch ra là “sự hổ thẹn luân lý” và “nổi sợ hãi luân lý”. Hai nhân tố này, sự hổ thẹn và nổi sợ hãi ngự trị một cách bất biến tất cả mọi hoạt động của con người khác với những hành động của các con vật. Tuy nhiên, khi con người thất bại không thể kềm giữ hai nhân tố quan trọng hổ thẹn và sợ hãi, khi họ đầu hàng những cám dỗ ma quỷ của thuốc kích thích, rượu, sự ham nhục dục, sự giận dữ, sự tham lam, sự ghen tỵ sự ích kỷ và lòng thù ghét họ đánh mất sự cân bằng và đánh mất luôn cả nhân phẩm của họ. Không có sự hổ thẹn và sự sợ hãi con người còn tệ hại hơn các loài động vật. Thực ra con người đã tiến rất xa trong nấc thang của sự tiến hóa. Họ đã đạt đến những hiện tượng thành công trong nhiều lĩnh vực khoa học tâm lý và chủ nghĩa vật chất. Hiện nay có vô số những bài thực hành về tôn giáo, phong tục, truyền thống, lễ nghi và các hình thức nghi lễ, sự hiến cúng và lời cầu nguyện.Trong khi chúng ta cứ mãi từ hào là những người văn minh, còn có biết bao người trong chúng ta đây cư xử và hành động còn tế hồn thú vật. Một người xứng đáng với sự tôn trọng đó là người góp phần vào hai thái độ sợ hãi và hổ thẹn là một người tốt nhiệt tình, biết thông cảm là người sợ gây tổn thương người khác nhưng đã từng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Đây là những giá trị nhân bản thông thường tất cả chúng ta phải nên yêu mến và tán dương. Chúng ta phải nên phát triển phẩm chất đạo đức và không xúc phạm chúng bằng thái độ phục vụ người khác, chúng ta phát triển những đức tính cao quí như: sự hiểu biết, lòng từ ái, lòng thương người, tính trung thực, sự giản dị, tính dịu dàng, sự khiêm cung và sự hài lòng. Chúng ta phải nên tự hào thụ đắc những giá trị nhân bản xứng đáng như thế. Một nhà tu hành có hai người đệ tử, một người thông minh lanh lợi, người kia rất lười biếng không biết làm việc gì và việc gì không nên làm. Sau đó người đệ tử lanh lợi đến bên thầy và nói người đệ tử này vô tích sự, anh ta không làm gì cả và tiêu phí thời gian cho những việc không đâu. Sao thầy không đuổi hắn ta đi hoặc là con sẽ đi khỏi nơi này. Sau đó vị Sư nói với đệ tử nếu con ra đi ta không lấy làm lo lắng vì nơi nào con đến mọi người đều đón tiếp con và con biết cách để làm việc với họ. Nếu thầy bảo con người vô tội kia đi khỏi ắt hẳn nó sẽ gặp khó khăn vì không ai chào đón hắn ta và hắn ta cũng không biết làm gì mà vì thế mà thầy phải gặp sự đáng tiếc cho hắn ta. Vì thế hãy để hắn ta ở lại, đó là thái độ của vị thầy chân thực .

Có những đặc tính cụ thể của bản chất con người mà cúng ta phải trông chừng và nuôi dưỡng một cách cẩn thận để trở thành giá trị nhân bản có ích. Nói một cách đại khái, những đặc điểm này được phân chia thành ba phương diện: thú tánh, nhân tánh, Phật tánh, ba tánh này ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta trong những mức độ thay đổi. Nếu chúng ta để lộ ra thú tánh của chúng ta mà không kèm chế chúng ta sẽ trở thành cái của nợ đời cho xã hội. Tôn giáo là một khí cụ quan trọng giúp chúng ta điều khiển thú tánh của chúng ta. Tôn giáo với những lời giảng cao quí của các bậc giáo chủ lừng lẫy phải nên phụng sự việc hướng dẫn đến những lối cư xử có tính nhân văn thích hợp. Tôn giáo cũng là một khí cụ để vun trồng nuôi dưỡng và cải thiện những phương diện khác của nhân tánh còn ẩn dấu trong chúng ta. Bằng cách giữ vững sự bồi đắp nhân tánh, cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến mục tiêu thiêng liêng - Phật tánh- chúng ta qua việc đạt đến Phật tánh, những cảm xúc cơ bản về lòng tham dục, nộ, ái ố, ích kỷ, ghen tỵ và những sự đóng góp không lành mạnh khác sẽ bị loại trừ, như thế làm cho con người thêm cao quí và xứng đáng với sự kính trọng cao nhất. Phật tánh tùy thuộc vào sự phát triển thiện chí hoặc sự thân thiện hoặc sự chăm sóc các tài vật của người khác sự trắc ẩn lòng từ bi, chia sẻ niềm vui trước sự tiến bộ của những người khác và hoàn toàn vô tư trước sự thành công hay thất bại cũng như các lời khen hoặc chê. Điều này cũng được chúng ta biết là trang thái thăng hoa (siêu phàm).

Thật đáng mĩa mai rằng, vẫn còn nhiều nhà tôn giáo vẫn còn ở nhiều nhận thức sai lầm rằng người ta có thể đạt mục tiêu siêu phàm chỉ bằng hành động cầu nguyện, thờ phụng và sự cử hành những nghi thức lễ bái đơn giản. Chúng ta còn có những bổn phận và trách nhiệm để hoàn thành và sau đó chúng ta có thể sống như là một con người đạt đến phẩm giá và chân thật chúng ta phải vun trồng và phát triển nhân tánh của chúng ta để đạt đến những sự đóng góp siêu phàm. Chúng ta phải thực thi tất cả mọi giá trị nhân bản đối với đều thiện và vì sự an lành của con người. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc thiện nào chúng ta có thể làm và loại bỏ ra điều nào là xấu. Mọi tôn giáo trên thế giới đều đã phát triển để hướng dẫn chúng ta và chỉ cho ta thấy con đường đi đúng để sống trong hòa bình và hòa hợp. Tất cả mọi tôn giáo phải nên cung cấp cho những tín đồ của họ những sự hướng dẫn quan trọng và thích hợp cho mọi người cùng sống,cùng ăn và cùng làm việc với sự tôn trọng, hiểu biết và đề cao chân giá trị lẫn nhau. Cùng là những người theo tôn giáo tất cả chúng ta phải nên cùng nhau chung sống mà không hề chứa chấp bất cứ sự hỷ nộ, ghen tỵ, thù địch nào hoặc mang cảm giác đạo của mình là tối thượng. Đạo Phật ban cho ta sự hướng dẫn như thế.

Chúng ta đã được đề cập một cách rõ ràng rằng trong những triết học cổ đại, mục đích của cuộc sống chỉ không duy trì thái độ ích kỷ mà còn là những hành vi cao quí của việc phụng sự tha nhân - phụng sự nhân loại. Những con người vĩ đại và khôn ngoan của thế giới đạt đến sự thỏa mãn và sự vĩ đại bằng thái độ sống vì người khác. Qua việc phụng sự tha nhân, chúng ta hưởng lợi bởi sự phát triển của những đức tính kế thừa. Khi chúng ta phụng sự tha nhân, chúng ta tự phụng sự mình. Khi chúng ta xoa dịu nổi đau của người khác, chúng ta phát huy hạnh phúc của chính mình và sự yên tỉnh của tâm hồn.



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương