Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

CON NGƯỜI CÓ NHIỀU SỰ THÈM MUỐN
Con người càng ích kỷ nhiều hơn trong sự thèm muốn thú vui hơn mọi sinh vật khác. Họ hưởng thụ cuộc sống thế gian và chấp nhận những khoái lạc, nhục dục mà không hề nghĩ đến sự lợi lạc của người khác. Người ham muốn nhục dục muốn sống lâu để hưởng khoái lạc nhiều hơn. Họ ham muốn có nhiều của cải, tích lũy chúng và sợ chết vì họ không muốn xa rời của cải của họ.

Những sinh vật khác không có tư tưởng ích kỷ trên cơ sở gom nhặt của cải và để giành chúng. Những sinh vật khác chỉ sử dụng 5 giác quan cho sự sinh tồn và sống theo lối tự nhiên không cố ý đánh lừa người khác. Có người nói rằng kho dự trữ của con người còn nhiều hơn số họ có thể ăn. Tất cả mọi động vật khác chỉ lấy số lượng chúng cần. Những gì chúng không cần đều để lại cho những sinh vật khác. “Sự giàu có giống như nước biển, càng uống nhiều bao nhiêu chúng ta càng khát bấy nhiêu và danh vọng cũng cùng sự thật như thế ” ( Arthur Schopenhauer )


ẢO TƯỞNG CŨNG SINH RA NHIỀU VẤN ĐỀ
Thực tế chúng ta gánh chịu nhiều đau khổ vì chúng ta là kết quả của những ảo giác và ảo tưởng. Theo những lời dạy của Phật chúng ta có thể trừ tiệt gốc rể những bệnh khổ nơi thế gian. Chúng ta không sử dụng đầu óc thông minh của mình khi đến với những niềm tin mê tín. Chúng ta phải cố gắng làm mạnh mẽ tinh thần của chúng ta và phải tăng trưởng lòng tự tin. Sau đó chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn và trong hầu hết mọi trường hợp những khó khăn do trí tưởng tượng đó sẽ tan biến đi một cách đơn giản.

Nhiều tôn giáo trốn chạy sự thật này bằng cách nói rằng trời tạo ra mọi việc tốt đẹp và nếu có việc gì sai lầm thì người ta cứ quy trách nhiệm cho thánh thần. Đối với tín đồ Phật giáo không có ý nghĩa gì đối với niềm tin như vậy.

Chỉ vì hầu hết trong chúng ta không cố gắng tìm hiểu vì sao ta đau khổ, vì sao ta không thỏa mãn trong cuộc đời và ai là người có trách nhiệm trước tình huống này. Ngoài những vấn nạn chủ yếu thuộc cá nhân do chính mình có trách nhiệm, chúng ta còn gây ra nhiều sự khó khăn khác trên bình diện xã hội như vấn đề chủng tộc, truyền thống, tôn giáo, những xung đột kinh tế gây ra sự chia rẻ loài người.

Những điều kiện mang đến sự suy thoái con người là sự thâm nhập sói mòn tiêu chuẩn đạo đức và sự hạ thấp trong ứng xử của con người với những tư tưởng ô nhiễm. Con người đang thường xuyên tạo ra sai lầm : Anh ta đạt đến những mục tiêu sai lầm, sử dụng những phương tiện sai lầm, và tôn vinh những giá trị sai lầm. Những điều này chỉ gây cho anh ta thêm nhiều điều bất hạnh và sự bất an lên đỉnh cao quen thuộc trong tội ác, sự lo âu, lòng căm thù (của chính mình ) và sự thất vọng. Dĩ nhiên anh ta cố tìm những biện pháp cứu chữa những khó khăn. Nhưng anh ta tìm những giải pháp từ bên ngoài, không thấy rằng gốc rể và giải pháp của mọi vấn đề đều nằm ở bên trong chính mình.


CHÚNG TA PHẢI BIẾT MỨC ĐỘ NHỮNG VẤN NẠN
Có một cách tìm sự an ủi đối với nổi thống khổ tinh thần và điều bất hạnh là so sánh mức độ sự đau khổ và khó khăn của chính chúng ta với những việc mà người khác từng nếm trải. Khi chúng ta đau buồn, ta cảm thấy cuộc sống đi ngược đường với chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng mọi thứ quanh ta đều sụp đổ và chỉ có mình ta đang đi trên đó. Chúng ta cảm thấy cuối con đường đến rất gần. Tuy nhiên nếu ta biết suy nghĩ một cách hợp lý và đánh giá tình huống không thành kiến, chúng ta sẽ đến được những phúc lành. Có một cách làm rất hay là ta có một cuốn sổ nhỏ trong đó ta ghi những việc tốt và những điều xấu xảy ra cho ta. Khi so sánh hai việc này ta sẽ thấy rằng cuộc đời không hề phân biệt đối xử với ta.

Thực ra, chúng ta có khuynh hướng cao điểm không cần thiết những sự khó khăn và vấn nạn của mình. Mặc dù nhiều người khác còn kém hơn ta, nhưng họ không hề tỏ ra lo lắng quá đáng. Những vấn nạn sẽ luôn luôn có mặt và điều duy nhất chúng ta có thể làm là giải quyết chúng thay gì lo lắng và thêm vào những niềm đau nổi khổ.

Ngược lại, chúng ta phải quyết định để giải quyết mọi việc phát sinh hoặc những vấn nạn ta phải đối mặt. Chúng ta nên nhận thức rằng ta đã đi qua những tình huống xấu hơn trước đây và nay ta lại đang sửa soạn đối mặt với những sự phát sinh mới. Điều đó giải thích tại sao ta dùng biểu tượng của bánh xe.

Khi bánh xe đang di chuyển, nó giống như cuộc đời thường xuyên đi tới, không một giây phút nào ngừng nghỉ ở bất cứ nơi nào. Tương tự như vậy, sự cư xử của chúng ta đối với cuộc đời không bao giờ bất biến. Hãy luôn luôn nhớ câu : “Rồi nó sẽ qua đi ”. Mọi việc đều có thể đến và với đầu óc tỉnh táo như thế ta sẽ sớm nhận được sự tự tin, sẽ đủ sức đối phó và giải quyết bất kỳ khó khăn nào còn tồn đọng trong ta.

Chúng ta phải biết rằng bất kỳ phương pháp nào chúng ta nhận để giải quyết những khó khăn, đều không thể hoàn toàn thỏa mãn đến khi nào chúng ta luyện tập tư tưởng và làm giảm mọi sự ích kỷ và tham vọng. Lời dạy của Phật cho chúng ta thấy rất rõ ràng bản chất mọi vấn nạn của con người và cách vượt qua chúng. Đức Phật nói thế giới này đứng trên sự khổ hoặc sự xung đột. Thế giới ở đây bao gồm mọi hiện tượng kể cả thể xác vật lý của chúng ta. Nếu thế giới như vậy làm thế nào để ta hy vọng có sự thỏa mãn hoàn toàn khi chúng ta đang sống. Vì thế, bằng sự nhận thức này, chúng ta phải cố gắng duy trì mức độ cho sự thỏa mãn hầu có được sự bình an trong tinh thần khi hiểu biết về nhân sinh.
CHÍNH BẠN TẠO RA THIÊN ĐƯỜNG HAY ĐỊA NGỤC
Nếu bạn muốn sống an lạc và hạnh phúc, bạn hãy cho người khác sống an lạc và hạnh phúc, như thế bạn tạo ra điều có ý nghĩa trên cuộc đời này. Bạn không thể cầu mong hạnh phúc và sự an lạc này từ thiên đường chỉ bằng sự cầu nguyện.

Nếu bạn hành xử phù hợp theo những nguyên tắc đạo đức, bằng cách giữ gìn chân giá trị con người, là bạn tạo ra thiên đường nay tại đây trên thế giới này. Bạn có thể tạo hỏa ngục trên trái đất này nếu bạn lăng mạ những giá trị nhân sinh. Do bởi không hiểu cách sống phù hợp theo luật của vũ trụ bao la, chúng ta thường hay sẩy chân. Nếu mỗi người cố gắng sống một đời đáng kính và không phương hại kẻ khác, con người có thể thụ hưởng một hạnh phúc thiên đàng tốt hơn điều mọi người cầu đạt được sau khi chết.

Thật không cần thiết tạo ra một thiên đàng để tưởng thưởng đức tính tốt hoặc một địa ngục để trừng trị sự đồi bại. Đức tính và điều tội lỗi tự nó có những phản ứng như vẫn thường thấy bất chấp mọi niềm tin tôn giáo. Lòng thương yêu dành cho tất cả mọi sinh vật là cách duy nhất để tạo thiên đường. Chúng ta có thể có ý tưởng sáng chói không thể cưởng lại này dành cho sự tốt đẹp của đất nước và xã hội bằng hơi thở khoan dung và thông cảm đối với hạnh phúc và sự tiến bộ của những người khác. Chúng ta có thể nhận ra điều này nhờ dòng dõi con người vì nhiều cá nhân lừng lẫy đã chỉ cho chúng ta thấy con đường. Bằng một cuộc sống đạo đức, bạn có thể tự giúp mình và giúp được những người khác. Hiện nay dường như con người không còn giống như điều anh ta phải hoặc nên là.

Trái đất này là người điên ở bệnh viện tâm thần của thế gian, nơi đó người ta mang đến tương lai tôn giáo, chính trị, phong tục, giống nòi, lối sống và cố phân biệt đối xử những người khác cùng là gây ra bạo lực ”.


ĐỜI SỐNG KHÔNG TRÁNH ĐƯỢC SỰ ĐAU KHỔ
Nếu suy nghĩ sâu xa, chúng ta phải đồng ý rằng đời sống thực ra là một đau khổ triền miên. Mỗi phút chúng ta đang chịu khổ về mọi phương diện thể xác, tình cảm hoặc tinh thần. Có bao giờ ta nhìn thấy có người nào trên đời này thoát khỏi nổi đau về thể xác, tinh thần hoặc tình cảm chưa? Ngay đến những cả những bậc thánh vẫn không thoát khỏi nổi đau về thể xác giống như con người trần thế. Cuộc sống và sự đau khổ không thể tách rời nhau.

Nếu có ai đó hỏi : “ Điều gì là không chắc chắn nhất trên đời này?”, câu trả lời đúng là : “Cuộc sống là điều không chắc chắn nhất”. Mọi việc chúng ta làm trên cuộc đời này là để trốn chạy và tránh né sự đau khổ và cái chết. Nếu chúng ta chỉ xao lãng cuộc sống này chỉ trong một giây, điều này đủ cho chúng ta đánh mất cuộc sống của mình. Hầu hết mọi công việc hằng ngày như làm việc, ăn, uống, ngủ và đi đứng đều là những cách thức và phương tiện do chúng ta chấp nhận để tránh đau khổ và sự chết.

Mặc dù đôi lúc chúng ta trải nghiệm qua những lạc thú thế gian hiện tại do bởi thỏa mãn những ham muốn, nhưng sau đó chính việc mang đến cho chúng ta lạc thú lại trở thành nổi khổ. Vì thế kho báu tôn quí của sự bình an và hạnh phúc không nằm trong tay của người giàu mà lại ở nơi những ai biết từ bỏ lạc thú thế gian.

Mọi việc trên đời gắn với đời sống chúng ta là chủ đề của sự thay đổi và sự bất như ý, vì thế Đức Phật đã từng giải thích rằng khi nào có tham vọng về lạc thú thế gian hoặc khát vọng cho cuộc sống, thì không còn con đường cho ta trốn chạy sự đau khổ. Tham vọng rất quan trọng đối với cuộc sống. Khi cuộc sống diễn ra, sự đau khổ là điều không thể tránh được.

Nhiều người suy tư tìm đời sống vĩnh cửu và mỉa mai thay họ thấy cuộc sống quá buồn chán nên họ không biết ngay cả làm thế nào để sống qua chỉ đơn giản 1 ngày. Có một câu cách ngôn Trung Quốc nói về lòng ham muốn không thỏa mãn của con người về sự trường thọ “Con người tự đánh lừa mình. Anh ta cầu xin một cuộc sống lâu dài và rồi anh ta sợ tuổi già

Một cách rõ ràng anh ta muốn giữ sự trẻ trung là để thụ hưởng thú vui cuộc đời một cách lâu dài. Theo Đức Phật, tham vọng bất tử này là một trong nhiều nguyên nhân của tư tưởng ích kỷ và nổi khổ. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy bạn có thể tự an ủi rằng : “Trước tiên ta còn trẻ, sau đó chúng ta ở độ tuổi trung niên, rồi chúng ta già, vậy chúng ta là tuyệt vời”. (Lady Diana Cooper )

Bất cứ hạnh phúc nhỏ nhoi nào chúng ta có được đều bị buộc chặt vào sự thất vọng, sự thất bại và sự thua thiệt. Con người không thể tìm thấy một cuộc sống không có sự khó khăn, sự xung đột, nổi thất vọng và hàng ngàn việc khác trong vô số tình huống không hòa hợp nhau. Ngày và đêm con người đang đấu tranh để loại bỏ những hoàn cảnh bất như ý này.

Khi anh ta lo giải quyết một vấn đề một cách hữu ý hoặc vô tình, hẳn ta có thể tự gây ra những sự khó khăn khác. Vậy đâu là điểm kết thúc của vấn đề này? Trong cuộc sinh tồn, chúng ta phải chấp nhận những niềm đau và nổi nhớ như vậy mà không lời phàn nàn nào cả. Không có sự lựa chọn nào khác. Nổi khổ sẽ luôn luôn có mặt. Vậy nổi khổ đau và niềm bất hạnh là điều chắc chắn xảy ra. “Sự khổ đau” như Đức Phật nói “Là một con bệnh có thể chữa khỏi một cách hoàn toàn khi chúng ta giữ một tâm hồn trong sáng và hoàn hảo”.

Lão Tử đã nói: “Ta đau vì ta có thân. Nếu ta không có thân, làm sao ta có thể đau? ”. “Nếu tất cả núi đều là sách vở, tất cả hồ nước đều là mực, tất cả cây đều là viết, chúng vẫn không đủ để miêu tả nổi khổ trên đời này” (Jacob Boehme)

Khi bạn nhìn vào những người đau khổ trên đời này, bạn có thể nhìn thấy hoàn cảnh thực tế của nhân sinh. Tại sao họ chịu khổ như vậy? Và ai là người có trách nhiệm về sự khổ đau của họ. Theo Đức Phật, chính mỗi người và tự mình có trách nhiệm về những nổi đau của chính mình. Hôm nay họ đang chịu khổ vì tham vọng của cuộc sống, do vì tham vọng tạo ra nghiệp phạm sai lầm làm những điều xấu. Đây là nguyên nhân chủ yếu của sự khổ. Cách đây hơn 2500 năm, nhiều triết gia và nhà tâm lý học đã biết rằng những điều Đức Phật nói là đúng thực. Một nhà thơ đã phân tích cuộc sống chúng ta như sau

Thấy ngọn lửa con thiêu thân bay vào

Không biết nó sẽ chết.

Con cá nhỏ cắn lấy lưỡi câu

Không biết đến sự nguy hiểm.

Nhưng dù có biết rõ những sự nguy hiểm

Của dục lạc thế gian xấu xa,

Chúng ta vẫn bám lấy chúng một cách vững chắc

Ô ! Chúng ta điên rồ biết bao!

Đức Phật chỉ ra rằng mạng sống rất ngắn ngủi và chúng ta nên làm mọi việc một cách có suy nghĩ, một cách thận trọng và một cách chú ý để hướng đến sự giải thoát cho chúng ta.

Người ta có thể không bao giờ thực hiểu

Rằng chúng ta có mặt trên đời chỉ trong thời gian thật ngắn

Nhưng thật ra người nào hiểu được sự thật này

Sẽ tránh được sự đau khổ và bất hòa ”.

( Theragatha )


THẾ GIỚI LÀ MỘT BÃI CHIẾN TRƯỜNG
Toàn thế giới là một bãi chiến trường bao la. Cuộc sống chỉ là một cuộc đấu tranh triền miên, phân tử chống lại phân tử, nguyên tử đối lại nguyên tử, điện tử đối nghịch lại điện tử và cứ như vậy hệ thống vật lý tự bản chất của nó là một bãi chiến địa rộng lớn. Tinh thần là bãi chiến trường lớn nhất. Người không tự sống trong sự bình an sẽ không thể nào bình an trong thế giới và các cuộc chiến bên ngoài phải tiếp tục nhằm che dấu những cuộc chiến nội tại nơi những con người. Lời cầu nguyện quan trọng nhất của nhân loại hiện nay là hòa bình, nhưng không thể hòa bình trong thế giới rách nát vì chiến tranh này cho đến khi nào những xung đột của con người với chính con người kết thúc. Xem một trận bóng đá một đứa trẻ đã nói với mẹ những người kia đang tranh giành nhau vì họ chỉ có một quả bóng, tại sao không đưa cho mỗi người một quả bóng và lúc đó họ sẽ dừng việc đấu tranh của họ.

Trong con mắt của Phật, nhân sinh run rẩy như con cá trong dòng nước sắp cạn, vẫn ôm lấy tham vọng, nhảy từ đây sang kia giống như thỏ rừng mắc bẩy. Anh ta thấy cuộc đấu tranh của tất cả chống lại tất cả. Hàng loạt những con thú ăn thịt sống cố ăn mồi hoặc cướp đoạt những nạn nhân của chúng để sau đó những thú khác sẽ ăn thịt lại chúng.

Lịch sử thế giới cho chúng ta biết rằng sự phân biệt chủng tộc và màu da, sự cuồng tín trong tôn giáo và tham vọng về quyền lực chính trị và sự giàu có đã gây ra những thảm họa khôn lường, những khốn khổ và nổi đau thương trên đời này. Chúng lấy đi phần lớn sinh mạng con người trong cách thức độc ác. Những kết quả việc làm như thế không bao giờ góp phần vào sự tiến bộ nhân sinh. Người khao khát quyền lực và của cải say sưa trong ích kỷ và tham lam luôn luôn gây ra sự khó khăn và thường cố biện minh những việc làm độc ác của họ bằng cách nói những điều vô nghĩa nhân danh tôn giáo, hòa bình và công lý. Chúng ta đang sống trong một thế giới gây tạo niềm tin, trong đó hiện ra sự hòa hợp về vật chất nhưng phân tán về tinh thần vào thời buổi tinh thần hòa hợp nhưng phân tán về mặt vật chất. Những lời sau đây chỉ ra những sự thay đổi diễn ra như thế nào trong cuộc đời của chúng ta.

Chúng ta sống và làm việc và ước mơ,



Mỗi người có một kế hoạch nhỏ bé của mình.

Đôi khi chúng ta cười,

Đôi khi chúng ta khóc

Và rồi những ngày trôi qua ”.
CON NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM
Con người luôn luôn nói về những điều không chắc chắn của hoàn cảnh sống. Ai là người có trách nhiệm về hoàn cảnh không may này khác hơn là con người khôn ngoan vừa nói. Làm thế nào ta có thể kỳ vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn, bình an hơn nếu con người cư xử nhau như những con người không có văn hóa? Làm thế nào chúng ta có thể thụ hưởng một cuộc sống trong một thế giới không ổn định ? Những nhà khoa học tìm cách chinh phục thiên nhiên vì mục đích vật chất.

Những triết gia tôn giáo tha thiết sống trong một thế giới hòa hợp với thiên nhiên vì sự bình an của tâm hồn và sự thành tựu về mặt tinh thần. Chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh cuộc đời thuận theo ý muốn của mình nhưng ta có thể thay đổi ý nghĩa của mình để được vừa lòng trong việc tìm thấy hạnh phúc. Những người chìm đắm trong việc tìm kiếm thỏa mãn sự hài lòng của thế gian sẽ không bao giờ đạt đến sự hiểu biết cao hơn, vì kiến thức không thể tìm thấy mà không có những sự tích cực tìm tòi.

Chủ nghĩa vật chất hạ thấp con người thành kẻ vũ phu trong khi tôn giáo nâng ta lên hàng thánh thiện và tôn quí. Trong chủ nghĩa vật chất, con người trở thành nô lệ cho những sự ham muốn. Một cách tự nhiên con người không thích đối mặt với thực tế của cuộc đời. Họ thích tự ru ngủ mình trong cảm giác an lành giả tạo bởi sự mộng mơ, trí tưởng tượng và núp vào bóng tối trước bản chất sự thật. “Một cách tự nhiên người ta tin rằng thượng đế chữa bệnh tật nhưng thầy thuốc (bác sĩ) trao đơn thuốc

Đối với sức mạnh và thú vui trần thế, thái độ của Phật rõ ràng dứt khoác được miêu tả tốt nhất là : tốt hơn bất cứ sự ngự trị nào trên thế gian, tốt hơn đi đến thiên đường, tốt hơn bất cứ uy quyền nào trên đời này, là quả trái của dòng người đạt đến, giai đoạn đầu của quả vị thánh hay là sự hoàn thiện . Chỉ bằng cách trải qua tiến bộ vật chất ở thế gian để nuôi dưỡng những tham vọng vô độ là điều không thể và con người nhìn thấy sự kết thúc bất như ý trong đời mình. Theo Đức Phật, thế giới này căn bản là sự xung đột, sự va chạm hay sự bất như ý và vô thường. Một lần nữa ngài nói con đường nhập thế là một việc và con đường giải thoát là một việc khác.


SỰ THẤT BẠI CỦA CON NGƯỜI
Những nhược điểm của con người như là cái tôi, sự tham lam, sự đố kỵ, lòng thù hận và sự ghét chiếm ưu thế từ thời nào không ai còn nhớ, vẫn cứ duy trì không thay đổi ngay đến thời hiện nay. Những vấn nạn lưu niên đã làm cản trở nhân loại do bởi chúng ta yếu kém trong việc chinh phục cảm tính của chúng ta như lòng thù hận và thay thế hận thù bằng tình yêu thương và lòng thương người. Trên thực tế, mỗi mặt của đời sống, trong phạm vi gia đình, trong xã hội, trong cộng đồng, quốc gia và ngay cả trong bang giao quốc tế, chúng ta thấy từ ngữ xấu “sự căm thù” to thù lù trong bảng từ vựng của mình và trong sự cư xử của chúng ta đối với người khác.

Người cha ghét sự không vâng lời của đứa con, đứa con lại ghét cha vì không cung ứng những gì đứa con xem như là nhu cầu thiết yếu của nó. Trong xã hội, một người biểu lộ sự ghét đến một người khác vì cảm nghĩ hoặc sai lầm hoặc đúng đắn rằng một người nào đó là vật chướng ngại cho khát vọng của mình và vân vân . Trong sự bang giao quốc gia và quốc tế, một nước có thể diễn tả sự ghét với một nước khác bởi những hành động nào đó chống báng nó.


CHÚNG TA ĐANG TRẢ GIÁ NHƯ THẾ NÀO
Chúng ta phải chuẩn bị đối phó sự khó khăn và nhiều vấn đề trong cuộc sống ngày qua ngày của chúng ta. Đó là một thực tế, chúng ta có tham vọng mạnh mẽ trong việc thọ hưởng những vui thú ở thế gian. Trong khi chúng ta chỉ được sự thỏa mãn tạm thời hưởng thụ những lạc thú này. Chúng ta phải trả giá trong phạm vi của sự đau đớn thể xác và khổ sở tinh thần vì những thú vui này không thể kéo dài và sẽ rời khỏi chúng ta không sớm thì muộn. Điều này cân bằng việc trả tiền thuê đối với thể xác giống hệt như là chúng ta trả tiền thuê cho ngôi nhà ta đang ở vậy.

Nghĩ về giá thuê là nổi khổ đau thể xác và sự hành hạ tinh thần và ngôi nhà ta đang chiếm giữ là đặt trên một nền tảng tạm thời. Qua thể xác, chúng ta thọ hưởng những dục lạc và chúng ta phải trả giá cho việc đó. Không có gì là cho không trên đời. Tuy nhiên, nếu chúng ta một cách nghiêm túc muốn trừ tận gốc và loại bỏ mọi đau đớn thể xác và làm khổ sở tinh thần, chúng ta nên làm dịu bớt đi tham vọng mạnh mẽ kết quả từ sự ham vui nhục dục, càng lệ thuộc vào dục vọng, chúng ta càng lệ thuộc vào niềm đau và nổi khổ triền miên. Vì thế chúng ta trở thành những kẻ nô lệ cho dục vọng của chúng ta.

Để xoá đi nổi đau và sự dày vò về thể xác và đạt đến những hạnh phúc về tinh thần chúng ta phải có sự lựa chọn. Chúng ta không thể đạt cả hai một cách hoàn toàn, mặc dầu lời dạy của Phật trong trung đạo cho phép chúng ta hưởng thụ thú vui điều độ trong khi cùng lúc ta phát triển sự hiểu biết để tự mình rèn luyện đến cuối cùng kết hợp chúng với nhau. Chúng ta không nên tìm đến nguồn gốc bên ngoài để đổ lỗi khi chúng ta gặp những vấn đề do kết quả của sự hưởng lạc mà ra.

Con người không thể trải nghiệm những vui thú thế gian và mọi sự trói buộc mà không trả giá bằng sự lo âu và nổi khổ. Họ phải chuẩn bị sẳn để chấp nhận lấy mọi hậu quả nếu họ thật sự muốn hưởng thụ đời sống thế gian. Những ai không biết đến những hậu quả có thể thất vọng não nề. Hoàn cảnh thay đổi do tuổi già và bệnh tật có thể huỷ bỏ những thú vui này. Những người không sẳn sàng đối phó những vấn nạn này phó thác việc kết thúc cuộc sống bằng việc tự tử hoặc vào các viện tâm thần. Chúng ta không liệt Phật giáo vào loại tôn giáo bi quan yếm thế chỉ vì nó chỉ ra cho chúng ta những sự thật của cuộc đời. Tất cả những lời dạy của Đức Phật chỉ cho chúng ta cách sống một cuộc đời đầy đủ ý nghĩa và cuộc sống hạnh phúc bằng những hiểu biết về bản chất nhân sinh và sự thực tế của thế giới quanh ta.


CUỘC CHIẾN KHÔNG HỀ THẮNG
Qua những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, con người đặt thế giới dưới sự thống trị của anh ta. Anh ta tin rằng có thể biến thế giới này thành thiên đường bằng sự khám phá bí mật vũ trụ và đạt được ưu thế trên nó ( bí mật thiên nhiên ). Sự khao khát không thể kiềm chế về sự thống trị trên đất đai, biển cả, bầu trời và không gian đã làm cho anh ta tiếp mãi việc tìm kiếm những lãnh thổ mới để chinh phục thế giới bên ngoài mà quên đi việc tìm hiểu thế giới bên trong chính anh ta. Tất cả mọi khám phá thế giới bên ngoài không đưa anh ta đến gần hơn sự an lạc và hạnh phúc. Họ chỉ thành công trong việc làm cho đầu óc thêm căng thẳng và bất như ý .

Chúng ta có thể tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc nếu ta biết nổ lực. Nhưng để làm điều này, trước hết chúng ta phải học cách nhìn mọi sự việc nơi tiền đồ thực sự của nó. Hành động của cuộc sống giống như chiến đấu trong một chiến trường lớn. Điều này giống như sự cố gắng trãi nghiệm các lạc thú và trốn tránh đau khổ cùng với cái chết trong một trận đánh không thể thắng vì tất cả mọi người sau rốt sẽ gánh chịu sự bất như ý và cuối cùng sẽ chết.

Trong diễn tiến của cuộc đấu tranh, họ có thụ hưởng chút ít sự thỏa mãn dể xúc cảm mà chúng ta hiểu lầm đó là những thú vui. Hầu hết mọi người hiểu lầm điều này là hạnh phúc. Thử hỏi làm sao có hạnh phúc nếu đầu óc và trái tim hoàn toàn không tự tại với nổi sợ hải, sự căng thẳng hoặc sự bất an!.

Người ta ham mê đeo đuổi theo những cảm giác của họ để rồi thụ đắc một sự thỏa mãn vật chất tạm thời. Sự thỏa mãn này có thể dể dàng trở thành nổi bất hạnh ngay những giây phút tiếp theo đó. Vì thế, dường như không hề có sự thỏa mãn lâu dài và hoàn toàn trong trạng thái hạnh phúc của vật chất và cảm tính họ đang trải nghiệm trong dòng chảy cuộc đời. Chỉ qua sự rèn luyện và giữ tâm hồn thanh thản ấy là ta vượt qua được tánh ích kỷ cùng tội lỗi và ta có thể trải nghiệm hạnh phúc thật sự.

Tình trạng khốn khổ trong hiện tượng tiến bộ thấy rất rõ, do sự kiện khoảng 18,7% người trưởng thành ở Hoa Kỳ ( chiếm tỷ lệ hơn 1 trong 6 người ) mắc nhiều chứng bệnh về tâm lý. Đây là một xã hội đã cho phép con người đáp lên mặt trăng và chinh phục không gian. Con người lấy được gì khi đáp lên mặt trăng ? Có phải anh ta đã khám phá ra điều có thể giúp loại trừ được sự nhiểu loạn tâm thần, sự đau bệnh, tuổi già và cái chết hay là rèn luyện tâm hồn để ho phép anh ta sống một cách bình yên với người khác. Có lẽ là một điều tốt cho anh ta chưa khám phá ra những quí kim như vàng hay các loài đá quí như kim cương trên mặt trăng. Nếu không thì sẽ có một cuộc tắm máu giữa các quốc gia trong nổ lực giành quyền thống trị mặt trăng.

Tất cả mọi nhà lãnh đạo tôn giáo lớn đã khuyên con người rằng hạnh phúc thực sự không thể đạt bằng việc tìm cách chiếm hữu của cải trên thế gian bằng mọi phương tiện ích kỷ hay dẫm đạp lên người khác và tước đoạt quyền sống của họ, nhưng bằng sự chia sẽ hạnh phúc với mọi người và làm cho người khác hoan hỉ . Chúa Jesus đã dạy : “ Lợi lạc gì cho người khoe khoang chiếm cả thế giới và cùng tiêu diệt chính hắn ta ?”. Người ta không thể giành được của cải vật chất bằng những phương tiện ích kỷ và thiếu thận trọng.


Sự đơn giản và sự mãn nguyện là những yếu tố chính yếu của hạnh phúc. Theo Thánh Gandhi : “ Nhu cầu càng ít bao nhiêu, hạnh phúc càng lớn bấy nhiêu”. Triết gia Hy Lạp Epicurus có lần nói rằng nếu bạn muốn làm cho một người sung sướng, “đừng thêm gì vào sự giàu có của hắn mà hãy lấy đi sự ham muốn của anh taW.Evan Wentz đã nói về điều này như sau : “ Có ít tham vọng nhưng biết hài lòng về những việc đơn giản là dấu hiệu của người khôn ngoan” . Một nguyên nhân vấn nạn chúng ta đang đối mặt hiện nay là việc con người không có ý muốn chia sẽ lạc thú và lợi lộc với đồng loại. Trừ khi con người học cách chia sẽ và vun trồng tinh thần để hiểu biết mọi việc không với thành kiến và sự phân biệt, hòa bình sẽ không thể ngự trị trên trái đất này.

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương