Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

CÁI TÔI VÀ GIA ĐÌNH
Tại sao ta không ở trong mối quan hệ tốt với những thành viên trong Gia Đình chúng ta?

Chúng ta hãy xét qua những thành viên của gia đình chúng ta. Bao nhiêu người trong số họ đang sống với sự hợp tác, sự nhất trí, tình yêu thương và sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người. Chúng ta quan hệ với họ như thế nào? Và chúng ta tìm cách tránh mặt họ bao nhiêu? Chúng ta có thể mời cả thế giới vào phòng chúng ta qua chiếc truyền hình, nhưng chúng ta không sẵn lòng mời anh hàng xóm kế bên vào nhà chúng ta và trò chuyện với họ một cách tử tế. Chúng ta không có thời gian để nhìn vào các khuôn mặt của chính các thành viên trong gia đình chúng ta.Thay vì như thế chúng ta mất nhiều giờ đồng hồ để xem mặt của những người xa lạ trên màn truyền hình. Thậm chí, trong một gia đình mà chúng ta còn không có thời gian để nhìn lẫn nhau với những nét mặt vui cười mặc dù cùng chung sống trong một nhà. Làm thế nào để có được sự đồng tâm nhất trí và hạnh phúc trong những gia đình như thế? Đây là bản chất của đời sống chúng ta ngày nay.

Đôi khi sự liên lụy đến người chúng ta yêu thương là nguyên do của nổi khổ lớn lao. Nhiều người hoàn toàn quên mất các thành viên trong gia đình của họ sau khi kết hôn. Đó không phải là cách con người nên cư xử, đó là sự bày tỏ của một con thú tự nhiên. Chúng ta có thể duy trì đời sống cộng đồng bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và cho nhau sự trợ giúp đạo đức cho những ai đang cần.Trong nhiều cách, chúng ta có thể nói rằng những con vật lại có những cách cư xử xứng đáng hơn khi so sánh với con người chúng ta.

Mặc dù loài động vật không giúp nhau theo cách thức con người mong muốn trong gia đình và xã hội, nhưng thông thường chúng cùng nhau chung sống. Thỉnh thoảng chúng bảo vệ bầy đàn và con vật mới sanh tránh kẻ thù. Chúng không hủy diệt đồng loại của chúng, nhưng con người đang làm việc đó.

Những con vật không bao giờ sát hại con cái sau khi quan hệ tình dục, nhưng con người có thể trở nên độc ác để làm việc đó. Loài chó không quấy rầy những chó con cái, nhưng con người làm phiền lụy đến những đứa bé gái chỉ vài tháng tuổi. Dường như ngày nay ta không sống như những con người chân thật. Chúng ta đã đi rất xa lối sống tự nhiên của mình. Đó là lý do tại sao ta đang đối mặt với nhiều vấn nạn, sự cô đơn và sự bất an.
NHỮNG VẤN NẠN Ở MỨC ĐỘ GIA ĐÌNH
Trong thời đại thay đổi to lớn của văn hóa, xã hội có lẻ không có một định chế nào thay đổi tận gốc rễ như gia đình. Trong những xã hội về nông nghiệp, gia đình rộng lớn hơn ở các khu đô thị. Người cha là trụ cột đứng đầu gia đình không bác được. Việc ly dị hiếm khi có vì gia đình cung cấp những vai trò chính yếu về giáo dục, tôn giáo và kinh tế.

Trong những xã hội này, đời sống bước đi với nhịp điệu chậm hơn và có nhiều không gian để người ta đi lại.Tuy nhiên, nơi đó khuynh hướng là ít va chạm. Có một cơ hội lớn hơn cho người ta tách rời chính mình để gần gủi với thiên nhiên và trở về với gia đình đã thanh lọc sự giận dữ và sự thất vọng của họ. Trong những tình huống như thế có rất ít cơ hội để gia đình kết nối với tình trạng đổ vỡ không thể tránh được.

Trong những xã hội hiện đại hóa, nhiều vai trò của gia đình đã được dời chỗ đến thế chế khác. Nhà trường đã tiếp quan vai trò giáo dục và gia đình không còn là một đơn vị kinh tế một cách cơ bản nữa. Những sự thành công của hôn nhân được đo lường nhiều hơn trong phạm vi của sự thỏa mãn cảm xúc và ít hơn trong phạm vi của tiêu chuẩn kinh tế. Ngày nay, người ta cưới nhau vì “yêu đương lãng mạn”, “tình bạn” và “hạnh phúc” hơn là sự thỏa mãn tiêu chuẩn đời sống. Nếu một người kết hôn vì “tình yêu” việc gì xảy đến cho cuộc hôn nhân đó khi tình yêu tan vỡ ? Được nuôi dưỡng bởi phim ảnh và truyền hình Hollywood, nhiều thanh niên nghĩ rằng chỉ một mình tình yêu thôi là đủ để đảm bảo cuộc sống hôn nhân tốt đẹp. Những cuộc ly dị xảy đến khi những thanh niên nhận ra rằng hôn nhân cần có một sự xây dựng vững vàng hơn là sự yêu đương thể xác. Dĩ nhiên ở đây phải có tình yêu nhưng nhiều hơn thế phải có một sự sẵn lòng hy sinh, hiểu biết và phải kiên nhẫn.
LY DỊ
Trong quá khứ, một cuộc hôn nhân có lẽ kết thúc khi người phối ngẩu chết, khi người con sau cùng rời nhà. Sự ly dị dường như không những sai lầm dưới cái nhìn của xã hội mà còn hầu như không được xem là đáng có sự khó khăn đối với nhiều người .Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học và với sự nâng cao về mức sống con người có khuynh hướng sống lâu hơn và sự cô độc dường như đáng ghê sợ đi vào cuộc sống hôn nhân.

Phân nửa các cuộc ly hôn trong các nước công nghiệp xảy ra sau 8 năm kết hôn và một phần tư số đó sau 15 năm. Nhiều người ly dị tái kết hôn không phải một lần nhưng nhiều lần trong cuộc đời trưởng thành của họ.

Thống kê còn cao hơn đối với những người tham gia vào các dịch vụ biểu diễn. Một nữ nghệ sĩ nhà hát trứ danh đã tái kết hôn nhiều lần hơn bất cứ người nào có thể đếm được đã nói với mọi người rằng hôn nhân là lỗi thời và bất cứ người nào, hiểu biết nào cũng có thể sống và yêu đương tốt hơn mà không cần hôn nhân. Một ngôi sao điện ảnh có lần tuyên bố một cách hãnh diện rằng cô ta đã có 15 đời chồng trước khi được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.

Một cách chắc chắn những con người thái hóa đã đi đến mức độ thấp nhất dành cho mọi người để khen ngợi một người đàn bà vì những cố gắng không thành công của bà ta sống và xây dựng một đời sống gia đình với 15 người đàn ông lần lượt hết người này đến người khác. Trong lúc mọi người luôn luôn kỳ vọng nối chặt với gia đình hiện có để dành cho suốt cuộc đời của họ sự kỳ vọng này luôn luôn không đủ điều kiện để hoàn thành. Nhiều người đi vào đời sống hôn nhân đều biết rằng sự quan hệ hầu như là rất ngắn ngủi. Nhiều người tham dự vào điều mà các nhà xã hội học gọi là “ hôn nhân ra từng kỳ, chế độ nhiều vợ nhiều chồng theo kỳ” vì họ thay vợ đổi chồng như họ thay đổi xe ô tô của họ vậy.

Với sự gia tăng của tỷ lệ ly hôn, những vấn nạn xã hội khác nảy sinh. Trẻ con bị va đập nặng nhất trong thời kỳ hôn nhân gãy đỗ. Chúng thường dễ cảm xúc thậm chí dao động tâm lý lo sợ trước những trải nghiệm đau thương của tình trạng ly thân từ cha mẹ. Sự phạm pháp của thanh thiếu niên thường để lại dấu vết nơi sự trải nghiệm thời thơ ấu về một đời sống gia đình không hạnh phúc. Những phương pháp người ta chấp nhận để đáp ứng sự thiếu hụt bằng lòng của họ gây ra nhiều vấn nạn không những cho chính họ mà còn cho nhiều người khác nữa.
SỰ PHÁ THAI
Dường như không có một sự giới hạn nào, trong đó con người đi đến sự thỏa mãn những tham vọng cá nhân. Càng về sau này con số nạo phá thai trên thế giới đã đạt đến một tỷ lệ đáng báo động. Phá thai là một tên sát nhân không ai có thể nói khác đi được .Trong một tờ tạp chí “The Plain Truth” sự thật diễn biến này được mô tả trong phạm vi minh họa bằng đồ thị. Khi dụng cụ của người phá thai lần đầu tiên chạm vào vách dạ con, phôi thai lập tức chùn lại và nhịp tim gia tăng. Phôi thai trả lời bằng cố gắng trốn thoát dụng cụ.

Người phá thai tước lấy một cánh tay hoặc cái chân, hoặc xé toạt ra khỏi thai nhi. Máu bắt đầu rỉ ra từ hài nhi. Sau đó, người pha thai tìm phần tay hoặc chân khác và xé nó ra. Ông ta tiếp tục cho đến khi mọi việc được đáp ứng xong. Cuối cùng phôi thai đã chết không còn được nhớ đến có một hộp sọ bị đè nát. Sau đó các phần được hút ra, tất cả xảy ra trong vòng 15 phút.

Sự kinh sợ của phá thai là những cao điểm của một thảm kịch mà nhiều người chưa biết đến. Nó không phải là trường hợp lấy ra một vật bên ngoài của cơ thể. Thực chất nó là sự giết hại sinh vật của một trẻ sơ sinh đáng ra phải được sống. Phật giáo không chống lại việc kiểm tra sinh đẻ (sinh đẻ có kế hoạch) cũng là việc ngừa thai và sự sống không được bắt đầu. Nhưng một khi cái bào thai đã được tạo nên mặc dù trong giai đoạn phôi thai nhất có một cuộc sống đã bắt đầu. Bất cứ cố gắng nào xóa đi sự sống đó đều là sự giết. Mọi lý do của việc phá thai đều không đủ sự chín mùi (cho sự thuyết phục). Giết là giết đi bất cứ cái gì là mầm sống.

Sự kết hợp của một người nam và một người nữ trong hành vi của sự sinh đẻ để có nhiều ý nghĩa hơn là sự thỏa mãn đơn thuần mọi sự ham muốn lẫn nhau nó phải phụ thuộc với trách nhiệm. Phật giáo không lên án tình dục, công nhận nó là một hoạt động tự nhiên của con người. Nhưng Phật giáo không khuyến khích sự thỏa mãn ham mê đơn thuần không có sự tự kèm chế khôn ngoan. Không ai có quyền nhận là cha của đứa bé khi người đó không được chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm, và không một người phụ nữ nào phải mang trong dạ con của mình một đứa bé mà người nữ đó không chăm sóc.

Ngày nay, người ta tránh né trách nhiệm làm cha mẹ bằng cách giết đi đứa con chưa sanh ra của họ. Họ đổi chác những đứa con của họ để lấy những món vật chất và những tiện nghi dành cho dục lạc. Hiện nay sự phá thai trở thành một tập quán xã hội, chúng ta trở nên suy đồi ít nhất về phương diện này.
NGƯỢC ĐÃI TRẺ CON
Nhiều tác giả trong quá khứ đã ca ngợi những lời tán tụng cao ngất trời về tình mẫu tử thiêng liêng. Được làm mẹ được xem là một đặc quyền hơn là một gánh nặng và văn học thế giới tràn đầy những câu chuyện về bà mẹ hy sinh mạng sống của mình vì lợi ích cho con cái của họ.

Ngày nay, thế giới của chủ nghĩa vật chất đã thay đổi tất cả điều đó. Thật hiếm có, không có ngày nào không có một bài trên báo chí về việc trẻ em bị ngược đãi hay bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ của chúng. Trẻ em bị hành hạ, bị làm cho bị tàn tật và bị đối xử hung bạo bởi cha mẹ hoặc những người giám hộ. Thậm chí, những đứa trẻ biết đi chập chững cũng không thoát khỏi. Nhiều trẻ bị hành hạ đến chết do cha mẹ của chúng bằng những đấm tay của sự giận dữ và sự thất vọng.

Thỉnh thoảng có một người mẹ quá thất vọng đã quyết định ném những đứa con của mình ra ngoài cửa sổ căn hộ hoặc đầu độc chúng bằng thuốc diệt cỏ trước khi phạm phải tự đầu hủy thân mình. Điều này là sai, không ai có quyền tự hủy thân mình với những người khác càng không được làm, cho dù động lực là tình yêu. Chúng ta nghe nhiều trẻ con bị cha mẹ bỏ rơi hoặc vứt bỏ chúng tại các giao lộ hay các bãi rác.

Có thể lưu ý rằng, chỉ có chủng loại người mới bỏ rơi những đứa con không có sự giúp đỡ của họ vì những lý do ích kỷ. Điều này dưới mức những gì các con vật bày tỏ đối với con cháu của chúng. Vì vậy, trong khi chúng ta tự hào về sắc đẹp trí thông minh những kỷ năng vật lý và những thành tựu về kỷ thuật, luôn luôn chúng ta sa đọa hơn là những động vật thấp nhất.


NHỮNG VẤN NẠN Ở MỨC ĐỘ XÃ HỘI
Với sự phát triển công nghệ hóa dẫn đến sự tiêu thụ xã hội với số lượng lớn và kích thích đến việc tạo ra những ham muốn không thỏa mãn ở mức độ toàn cầu. Những kỷ luật sản xuất tiên tiến cho phép mọi người hưởng thụ hàng hóa trước đây từng dành riêng cho giai cấp ưu tiên và số ít người giàu có. Hàng triệu đô la được tiêu xài hàng năm nghiên cứu động cơ mua sắm của người tiêu thụ để những phương pháp tinh vi và không tinh vi đồng kết hợp chặc chẽ thúc đẩy số mua. Không những các nhà tiếp thị chiến lược này tìm kiếm xác định đâu là nhu cầu không làm đầy đủ, họ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những nhu cầu mới nơi xã hội trước đây không có.

Họ sử dụng những biểu tượng và hình ảnh có tính toán để châm chọc vào những ký ức trong tiềm thức nhằm tạo ra một cảm giác bị đánh mất.Và người ta nói với người tiêu thụ rằng anh ta chỉ có thể sung sướng nếu như anh ta sở hữu một đồ vật hay là bảo trợ cho một dịch vụ. Chúng ta nhìn thấy việc này đang được sử dụng một cách rộng rãi trên truyền hình, tạp chí và phim ảnh nơi các mẫu mã xinh đẹp để dùng để rao bán sản phẩm xếp thành hàng từ mỹ phẩm, sữa bột cho đến nước sơn nhà và vỏ xe...Sự trẻ trung và vẻ đẹp của cơ thể con người được ca ngợi. Những quảng cáo đề nghị với bạn mua một nhãn hiệu kem đánh răng, đánh răng sạch thì ít mà phần lớn làm tăng sự ưa thích tình dục. Hoặc bạn sẽ thích thú khán phục 2 cô gái trẻ uống một loại rượu mạnh có nhãn hiệu đặc biệt. Hay là bạn sẽ có một cơ hội lãng mạn nếu bạn bay cùng với một hãng hàng không nào đó.(Trong những quảng cáo về hàng không phần quan trọng nhiều hơn dành cho các nữ tiếp viên chứ không phải là sự an toàn và uy tín của chuyến bay).

Đây là những phương pháp để làm tăng sự ham muốn của xã hội tân tiến. Một thông điệp có ưu thế đang quảng cáo rùm ben nơi bạn là: “ bạn có bao nhiêu không thành vấn đề, bạn vẫn không có đủ. Ta không thể để cho bạn được vừa lòng”. Những phương pháp quảng cáo này tạo ra một cảm giác lan tỏa liên quan đến sự thiếu thốn và một cảm giác bị tước đoạt.

Dường như họ nói rằng: “ bạn không thể sung sướng nếu bạn không có chiếc đồng hồ hoặc chiếc xe hơi thể thao hàng hiệu mang uy tín đến cho bạn cùng sự lãng mạn nữa”. Hoàn toàn thiếu nhận thức, một người trung bình đang mắc mồi bởi những quảng cáo kích thích này. Anh ta kiếm được bao nhiêu tiền không thành vấn đề: 600 đô một tháng, 6000 đô hay 60.000 đô, anh ta vẫn cứ “nghèo” trong giới hạn của những vật anh ta sở hữu. Có đáng ngạc nhiên không khi có nhiều tội phạm hiện nay liên quan đến những nước giàu ngang bằng với những nước nghèo.


SỰ KÍCH THÍCH LỚN
Thêm vào đó, phương tiện truyền thông lớn dội vào người đọc và người nghe với sự tuyên truyền và nhựng tin tức xúi giục lòng căm thù và sự sợ hãi các chủng tộc, văn hóa, tôn giáo hay cả chính phủ khác. Phải chăng điều này không phản ánh sự ghen tỵ, lòng căm thù và sự vô minh của xã hội nói chung và của cá nhân nói riêng? Người ta định nghĩa âm nhạc, khiêu vũ và thú vui giải trí là để thỏa mãn sự xúc cảm của con người ngày nay đã trở thành những liều thuốc tạo ra sự kích động và bất an tâm thần đánh thức thú tính nơi con người.

Sự kích thích lớn về tham vọng đến một cơn sốt của sự đam mê trong một xã hội tân tiến có một sức mạnh tiềm ẩn gây kinh sợ trong việc xé rời toàn thể tấm vải xã hội và tạo nên hổn loạn trong sự tĩnh thức của nó. Đức Phật đã chỉ ra mối nguy hiểm của sự ham muốn ích kỷ ở một trong nhiều bài giảng của Ngài.

Thực ra, do bởi sự ham muốn ích kỷ, ở trong trạng thái quá tham lam ích kỷ, bởi sự thúc ép do tham, hoàn toàn cử động bằng tánh tham, vua đánh vua, hoàng tử đánh hoàng tử, giao sĩ đánh giáo sĩ, dân đánh với dân, mẹ gây gỗ với con, con với mẹ, cha gây với con và con gây với cha, anh em trai gây với chị em gái, chị em gái với anh em trai, và những người bạn gây với những người bạn.Vì vậy, với mối chia rẻ được ban cho, họ tấn công lẩn nhau bằng quả đấm, gậy gộc hoặc vũ khí và bằng cách ấy họ gánh chịu cái chết hoặc chết trong đau đớn.

Cường độ của tình trạng tâm thần bất ổn, nắm bắt trong cơn lốc của lòng tham và sự hận thù ở mức độ xã hội, tự phô bày với nhiều dạng thức, đáng báo động và kinh sợ nhất, thật ra là sự biến đổi thế giới này thành một quả bom nổ chậm thật sự. Ngày nay, mối đe dọa toàn cầu về sự hủy diệt hạt nhân là một việc có thật. Nên chăng có một cuộc chiến hạt nhân toàn cầu. Không thể có một nơi ẩn náu nào dưới ánh mặt trời con người mong trốn thoát được. Một sự hỗn độn làm sao dòng giống con người đã tự mình đáp xuống.

Tiến bộ khoa học đã làm nên nhiều điều có đặt quan hệ với năng lực khổng lồ trong nguyên tử nhưng cũng gây ra mối nguy hiểm cho chủng tộc con người. Còn lâu xa con người bị ngự trị bởi sự vô minh, sự ích kỷ, sự bất công và sức mạnh hủy diệt có cùng nguồn gốc, sẽ không có người nào có thể sống lành lành.

Mọi người đã ghi nhận rằng ánh chớp lóe sáng của trái bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima đã làm thay đổi lịch sử thế giới. Ánh chớp phản chiếu từ Hiroshima gây ra sự đau khổ, nổi sợ hãi, lòng thù hận và sự hoài nghi với hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới. Hoàn toàn trái ngược ánh sáng rực rỡ đã lóe sáng và phản chiếu với sự giải thoát của Đức Phật dưới cội cây Bồ Đề cách đây hơn 2500 năm là một ý nghĩa to lớn đối với số phận của con người. Nó soi rọi con đường cho nhân loại vượt lên khỏi thế giới đen tối đầy lòng tham, hận thù và giả dối đến một thế giới đầy ánh sáng của tình yêu thương, lòng từ ái và sự hạnh phúc.


SỰ KIÊN NHẪN VÀ LÒNG KHOAN DUNG
Những ai là người có thể giữ được vui vẻ trong những lúc khó khăn đều đáng phục và là nguồn cảm hứng cho những người khác. Họ có thể tránh sự xung đột bằng cách nhìn về mặc nhẹ hơn của sự việc. Một người khôn ngoan có thể tránh sự tranh cãi bằng cách trả lời khôi hài và nhận xét trực tiếp vào anh ta bằng lời khôi hài khác. Khi có người làm chúng ta mất mặt chúng ta phải biết cách đối mặt với chúng một cách nhẹ nhàng bằng cách làm vô hiệu trò đùa một cách khôi hài.

Ta phải nên làm gì khi thua cuộc? Bạn không nên biểu lộ tính khí của bạn,vì làm như thế bạn không chỉ làm hỏng việc vui mà còn đánh mất luôn sự kính trọng của bạn bè.

Mỗi người đều có trách nhiệm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách trồng hạt giống kiên nhẫn, yêu thương và sự trung thực một cách sâu đậm trong trái tim con người. Điều có thể xảy ra là một kỷ nguyên mới sẽ nở hoa mang sự lợi ích đến thế hệ của người ấy và những thế hệ tiếp theo. Người biết cách đối mặt với sự khó khăn và thông cảm và hiểu biết là con người lịch lãm. Dấu hiệu nhận thấy nơi con người lịch lãm cách họ đối mặt với sự việc làm họ phát cáu bằng sự bình thản. Lòng kiên nhẫn thì đắng nhưng trái của nó lại ngọt. “Sự lười nhác thường được hiểu lầm là lòng kiên nhẫn’’.

Hãy kiên nhẫn với tất cả. Sự giận dữ dẫn ta đi trên con đường mù tối. Khi chọc tức và làm bực mình người khác cũng là làm tổn thương chính mình. Sự giận làm suy yếu thể xác và làm rối loạn trí huệ. Một lời nói nặng cũng như mũi tên bắn ra từ cây cung, có thể không bao giờ lấy lại được cho dù bạn có ngàn lời xin lỗi.

Có những sinh vật không thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày, trong khi nhiều sinh vật khác mù vào ban đêm. Nhưng một người có lòng thù cao quá không nhìn thấy được gì cả dù ngày hay đêm.

Với ai và với cái gì bạn đánh nhau khi bạn giận dữ? Bạn đánh chính bạn, bạn là kẻ thù tồi tệ nhất của chính bạn. Trí huệ là người bạn tốt nhất của bạn nhưng nó có thể trở thành kẻ thù xấu nhất của bạn một cách dễ dàng nếu trí huệ thành cuồng huệ.

Nhiều chứng bệnh khác nhau về rối loạn nhịp tim, bệnh thấp khớp và da có thể để lại dấu vết qua sự oán giận, thù hận và sự ghen tỵ kinh niên. Những cảm giác hủy hoại như thế đầu độc trái tim. Chúng nuôi dưỡng sự phát triển ủ bệnh bằng sự làm giảm sức đề kháng của cơ thể với vi trùng gây bệnh.
HÃY CỐ GẮNG ĐỂ CÓ HIỂU BIẾT TỐT
Đôi khi một mình trí huệ không thể giúp giải pháp cho nhiều vấn nạn của chúng ta.Thỉnh thoảng, chính trí năng có thể gây ta sự phiền toái bởi vì thái độ tự ngã trong trí tuệ con người. Lòng từ ái, sự cảm thông, tính kiên nhẫn, sự tha thứ, tính chân thật và sự bao dung không thể làm dừng lại những vấn nạn bởi vì những người do dự và xảo quyệt có thể nhận lấy những lợi ích từ đó. Vì thế, chúng ta phải duy trì những phẩm chất khôn ngoan tốt đẹp.

Có rất nhiều người tốt được yêu mến bởi nhiều người khốn khổ trên thế giới. Thí dụ như ta có thể nhìn vào các hoạt động thiện nguyện vô cùng to lớn đang được nhiều tổ chức thực hiện. Những người hoạt động vì phúc lợi xã hội trong sự cố gắng làm giảm nỗi đau nhân loại nhưng sự đóng góp của họ chỉ có thể làm giảm chỉ một số ít vấn đề nào đó mà thôi.

Một cách họ giúp để giải quyết mọi vấn nạn của con người là bằng cách phân phát của cải và lợi tức quốc gia bằng nhau trong cộng đồng. Dường như phương pháp làm như thế của họ cũng không hiệu quả lắm để giải quyết mọi vấn nạn con người vì tính ích kỷ, sự gian trá và nhiều sự hạn chế khác có thể làm rối loạn tình huống. “Một người khôn ngoan học được nhiều điều lợi ích từ kẻ thù hơn là một kẻ điên từ bạn bè của anh ta” (Baltasar Gracian)’’.
MỐI NGUY HIỂM CỦA MỘT TRÍ HUỆ KHÔNG ĐƯỢC RÈN LUYỆN
Ngày nay, chúng ta quên cả sức khỏe và chịu thua sự nuông chìu theo cảm giác đến mức chúng ta trở thành những tên nô lệ của sự tự mãn. Trong sự ý thức của trí huệ không được rèn luyện của chúng ta là nguyên nhân của mọi vấn nạn. Con người là sinh vật duy nhất trên đời này đã phát triển năng lực suy nghĩ đến mức độ họ có thể biết rằng một ngày nào đó họ phải đối mặt với cái chết. Thế thì tại sao họ phải lo rầu một cách không cần thiết về việc đó. Thế thì tại sao ta không chấp nhận nó một cách bình thản?

Nhà soạn kịch Shakespeare đã làm cho Đại đế Julius Ceasar nói “Tất cả các điều kỳ diệu mà tôi đã nghe và thấy dường như đối với tôi điều kỳ lạ nhất là con người phải nên sợ thấy rằng cái chết, một sự kết thúc cần thiết sẽ đến khi nó sẽ đến’’. Trên một phương diện khác dĩ nhiên có nhiều người đi đến một thái cực khác và không phiền ai chút nào cả về sự kết thúc cuộc đời của họ hoặc những gì xảy ra sau đó. Tuy nhiên, số đông là lo lắng về vấn nạn hiện có và lo lắng luôn cả đời sắp đến.

Tất cả mọi sinh vật khác đều tự do trước vấn nạn đó. Mặc dầu ta không thể đoán trước đều gì sẽ xảy ra cho chúng ta trong tương lai, chúng ta không cần lo nghĩ về điều đó một cách không cần thiết. Bất cứ khi nào những khó khăn và những vấn nạn phát sinh có những cách và phương tiện khác nhau giúp chúng ta củng cố tinh thần để làm giảm nổi thống khổ tâm thần và nổi bất hạnh.

Đầu tiên và mãi mãi chúng ta phải cố gắng tìm hiểu cái bản chất của thế giới nơi ta sống. Chúng ta phải nhận thức rằng, chúng ta không bao giờ mong mõi mọi việc trên đời này đều hoàn hảo và diễn ra một cách trơn tru. Cuộc đời không luôn luôn ban ân huệ cho chúng ta.

Trên thực tế không ai trong chúng ta làm việc mà không vì mục đích hạnh phúc và đời sống an lạc cho chính mình. Hiểu điều này, chúng ta phải kiểm soát được đời sống của chúng ta. Chúng ta luôn luôn đổ lổi cho cuộc đời. Không điều gì là sai với cuộc đời nhưng có điều gì đó sai trong chúng ta.
SỢ VÀ LO
Sợ và lo được sinh ra do sự tưởng tượng của trí huệ chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện của cuộc sống thế gian. Chúng nó lập căn gốc từ ham muốn và sự cố chấp. Thực ra, đời sống như một buổi chiếu phim, trong đó mọi vật đều luôn luôn chuyển động và thay đổi. Không có cái gì trên cuộc đời này là trường tồn và tĩnh lặng. Những người trẻ và mạnh lại sợ chết sớm. Những người cao tuổi gánh chịu về nổi lo cuộc sống quá dài. Khóa lại giữa 2 hạng người trên là những người ham thích dục lạc quanh năm.

Sự mong mỏi vui về điều vui dường như đi qua quá nhanh. Nổi sợ về điều không hài lòng sinh ra nổi lo có vẻ như không chịu tách rời ra. Những cảm giác như thế là tự nhiên. Những sự thăng trầm của cuộc đời đóng một vai trò tự ngã hoặc cái tôi ảo tưởng giống như con rối trên sợ dây. Nhưng trí huệ tự chính nó là tối thượng. Nói cách khác, sụ huân tập của trí huệ được hiểu là sự nuôi dưỡng tinh thần, là bước đầu tiên hướng đến việc thuần tập tâm thần bất an. Đức Phật đã giảng dạy: “Từ tham vọng sinh ra nổi đau khổ.



Từ ham muốn sinh ra nổi lo sợ.

Những ai hoàn toàn tự tại trước ham muốn.

Không có nổi buồn, ít đi nổi lo.’’
Tất cả mọi sự vướng mắc rồi sẽ kết thúc trong đau buồn. Không giọt nước mắt nào cũng không cuộc chia tay dài đến đâu có thể làm chấm dứt tính tạm thời của cuộc đời. Tất cả mọi việc kết thúc đều do vô thường. Người già và người trẻ đều gánh chịu trong sự có mặt này. Không một ai được miễn trừ. Nhiều thanh thiếu niên có sự đau khổ đang phát triển. Không kể là ếch nhái hay nòng nọc (lớn hay nhỏ), các thanh thiếu niên có thể hiểu ngầm chưa từng trải nghiệm qua việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với người khác phái. Họ phô trương vẻ đẹp bên ngoài bằng cố gắng gây ấn tượng nơi người khác phái là những người được xu nịnh để thấy chính họ là những đối tượng phái tính. Cả hai đều cư xử không đúng thật như chính họ như những gì họ nghĩ là trưởng thành. Họ sợ rằng nếu họ xử sự một cách tự nhiên họ sẽ bị chế nhạo.

Lối cư xử như thế này có một tiềm năng đối với sự khai thác. Có một nổi sợ cũng như sự lo buồn phát ra khi người khác gây ảnh hưởng đến cái tôi. Tình yêu không được đáp trả sẽ thường làm tan vỡ trái tim của nhiều thanh thiếu niên vì họ cảm tưởng họ đã tự gây ra “sự cuồng si cho chính họ”. Nhiều người dẫn đến sự tự tử. Những sự kích động đó có thể tránh nếu người ta nhìn cuộc đời như thật của nó. Những thanh thiếu niên phải được dạy bảo cách sống của người Phật tử, từ đó họ có thể trưởng thành theo một lối sống đúng đắn.

Đức Phật nói: “Bất cứ nơi nào nổi sợ hãi sinh ra, nó sinh ra nơi người ngu chứ không nơi người trí’’. Nổi sợ hãi đó không là gì cả nhưng là nổi kinh sợ nơi trí huệ. Trạng thái trí huệ của một người là chủ đề kiểm soát và hướng dẫn.Việc sử dụng ý nghĩa tiêu cực sinh ra sợ hãi, sử dụng tích cực nhận ra sự hy vọng và lý tưởng. Sự chọn lựa hoàn toàn do chính chúng ta.

Mỗi con người đều có khả năng kiểm soát chính trí huệ của mình.Thiên nhiên đã phú cho con người sự kiểm soát thuần túy trên một vật và đó là sự thiền định. Mọi việc một người tạo ra bắt đầu trong dạng thức của thiền định. Đây là chìa khóa giúp người ta hiểu được giáo lý do đó sự sợ hãi có thể được kềm chế. Một nhà giải phẩu học danh tiếng Anh Quốc có lần có một sinh viên hỏi cách thức nào tốt nhất để trị liệu nổi sợ hãi và ông ta trả lời: “Hãy cố gắng làm một điều gì cho sự an lạc của người khác’’. Chàng sinh viên vô cùng ngạc nhiên bởi câu trả lời và yêu cầu làm sáng rõ hơn, nhân đó vị hướng dẫn nói “Bạn không thể có 2 loại thiền định đối nghịch nhau trong trí huệ của bạn cùng một người và cùng một lúc. Chẳng hạn như, nếu trí huệ của bạn hoàn toàn chiếm lĩnh bởi ý tưởng không ích kỷ để giúp đỡ người khác thì ngay lúc đó bạn không thể chứa chấp nỗi sợ hãi’’.

“Lo lắng làm khô máu sớm hơn tuổi già.

Tôi không bao giờ đem một vấn đề nào cùng đi ngủ với tôi vào đêm”


Sợ và lo trong vừa phải là bản tánh tự nhiên của sự tự phòng ngừa. Nhưng nổi sợ không hợp lý thường xuyên và sự lo âu kéo dài là kẻ thù có hại đối với cơ thế con người. Nó làm đảo lộn chức năng bình thường của cơ thể.

Người ngu không nhìn nhận mình ngu là người ngu thật và người ngu biết mình ngu là người khôn ngoan trong sự hiểu biết đó’’(Đức Phật).



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương