Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

BẦU KHÔNG KHÍ LÀNH MẠNH
Có nhiều cách để sữa đổi nhiều người khi người ấy sai. Bằng cách phê bình và chỉ trích người ấy trước đám đông, bạn sẽ làm mất mặt mà không sửa đổi được nơi người ấy. Sự phê bình chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kẻ thù. Nếu bạn có thể bày tỏ mối quan tâm đến tương lai tốt đẹp của một người và những lời ái ngữ, anh ta sẽ cám ơn bạn một ngày nào đó.

Đừng bao giờ dùng những lời lẽ cọc cằn hoặc không làm hài lòng khi bạn cần biểu lộ quan điểm của bạn về việc xảy ra. Sự xã giao, sự mềm mỏng, tính lịch sự không làm tổn thương ai cả.Trong thực tế nó mở ra nhiều cánh cửa để làm nhẹ tình huống.

Đừng cảm thấy phải phòng vệ khi lỗi của bạn đã rõ ràng. Lỗi lầm của bạn cho dấu hiệu của sự học hỏi hoàn thiện. Tính khí là một sự che dấu nghèo nàn của những sự yếu kém khi một người mất tính khí anh ta sẽ buộc miệng nói ra nhiều điều mà tốt hơn là anh ta nên giữ lại không nói ra . Không bao giờ tiết lộ những bí mật thuộc cá nhân của một bạn bè ngày xưa, cho dù hôm nay bạn có giận anh ta đến cỡ nào. Bạn sẽ chỉ tự hạ thấp bạn và từ đó mọi người có thể không bao giờ chấp nhận bạn như là một người bạn thân quý. Mọi người sẽ nghĩ bạn có thể làm những điều giống như bạn đã làm để gây thương tổn cho một người bạn cũ, sẽ không còn ai tin tưởng bạn.

Chất đường sinh ra bệnh, chất đắng đến để chữa bệnh. Sự khen là chất đường, một sự lạm dụng sinh bệnh’’.Và sự phê bình giống như một viên thuốc đắng có thể làm giả (chữa trị) được bệnh của chúng ta. Chúng ta phải có can đảm để bao dung những lời phê bình và không sợ nó.

Sự xấu xa chúng ta thấy nơi mọi người, là sự phản ánh chính bản chất của ta’’.

Cuộc đời của một con người, hoàn cảnh và cuộc sống và sự phản ánh của chính niềm tin và những ý nghĩ nơi anh ta. Tất cả mọi người đều là tấm gương soi chính họ, những đau khổ, bệnh tật và tất cả. Sự xấu xí của thể chất không phải là khuyết tật của một con người vị tha.

Nếu một người xấu xí vun trồng đức tính thương yêu thông cảm, lòng thương yêu đó sẽ biểu lộ qua nhiều cách chiến thắng: sự tỏa sáng, tánh điềm tĩnh, lòng từ ái, sự dịu dàng tế nhị. Thứ hấp dẫn thu hút như thế sẽ dễ dàng bù đắp bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể. Đem so sánh, một người đẹp trai với phong cách hoặc tự hào, sẽ có vẻ không đáng yêu và nhờn gớm. Nét quyến rũ bên trong là cái đẹp thật. Nó có sự thu hút và phẩm chất đặc biệt.
KIẾN THỨC VÀ SỰ KHÔN NGOAN
Sự khôn ngoan không phải là kiến thức. Chúng ta tiếp thu kiến thức sau khi nghe, đọc và quan sát nhiều việc trên đời. Nhưng nó không phải là sự lịch duyên trên phương diện cảm nhận. Sự khôn ngoan chỉ xuất hiện trong trí huệ. Khi những trở ngại tâm thần, những vật chướng ngại và những sự không lành mạnh khác không tích cực trong trí huệ.

Có nhiều người học thức trên đời không còn nghi ngờ có kiến thức tuyệt vời, nhưng không may thay lại thiếu sự lịch duyệt thích đáng. Nhiều người rất thông minh xong thái độ cư xử của họ không hợp lý chẳng hạn như nóng tính, vị kỷ, dễ xúc động, ghen tỵ, tham lam và tánh khí hay thay đổi.Tri thức thì sắc xảo hơn sự khôn ngoan.

Nói cách khác, có nhiều người rất tử tế và mặc dầu họ kiên nhẫn, sự khoan dung và nhiều đức tính khác nhưng sự lịch duyệt của họ rất kém cõi vì thế họ dễ bị người khác hiểu lầm. Nếu chúng ta phát triển tánh rộng lượng mà không có sự hiểu biết đúng, chúng ta có thể gặp nhiều rắc rối. Khi có người nào đó nhận sự tiện lợi thái quá từ phía ta.Vì thế sự hiểu biết và những đức tính phải song song với nhau.

Một người ngu có học thì ngu hơn người ngu dốt nát’’(Moliere).


NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN
Nền giáo dục khoa học tiên tiến đã sinh ra thêm nhiều vấn nạn hơn là phát huy kiến thức, hòa bình, hạnh phúc và sự an lành. Nhiều chính phủ đang cố gắng duy trì hòa bình và trật tự bằng cách phạt nặng những ai không tuân thủ luận lệ hiện hành của quốc gia. Nhưng trên khắp thế giới tội ác và những hành vi xâm phạm đạo đức đang tràn lan một cách nhanh chóng vì chúng ta không thể loại bỏ những điều xấu bằng cách gây ra sự sợ hãi.

Nếu một chính phủ tuyên bố rằng luật lệ quy định của chính phủ mất hiệu lực, chúng ta có thể nhìn thấy bằng cách nào dân chúng sẽ hủy diệt toàn đất nước của họ trong vòng 24 giờ. Những kẻ độc ác dùng bạo lực và sự đổ máu để dành lấy những gì họ cần và giải quyết những vấn đề của họ. Ngay cả nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo không từ bỏ trách nhiệm trong vấn nạn này. Họ dùng những phương tiện khác nhau để giữ lấy những tín đồ đã thành cuồng tín.

Họ cố làm cho mọi người chấp nhận những khổ sở của họ bằng cách minh họa khái niệm về thiên đường để cám dỗ mọi người. Họ làm kinh sợ mọi người bằng cách đe dọa hỏa ngục để làm đều tốt và không làm điều xấu (với chúng người đe dọa). Bất cứ phương pháp nào người ta chấp nhận để né tránh những vấn nạn đó, họ phải trải nghiệm ngày càng nhiều hơn những vấn nạn mới. Lý do tại sao những vấn nạn không được giải quyết bằng cách này vì rằng người ta không hiểu được nguyên nhân căn gốc những yếu kém của họ. Nguyên nhân không là gì cả ngoài một trí huệ chưa được rèn luyện và hiểu biết.

Khi chúng ta tìm hiểu về đời sống của những người“ít’’được phát triển hơn, chúng ta có thể hiểu rằng họ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến ít nhất trên một mức độ về tâm lý học. Những vấn đề của họ hầu hết đều dính dáng đến những nhu cầu sống còn và vấn đề thân thể chẳng hạn như sự đói kém và bệnh tật. Nhưng trong cái gọi là xã hội văn minh ngày nay nhiều trong những vấn đề của chúng ta không nảy sinh ra từ nhu cầu đảm bảo đời sống. Con người trong xã hội này hoàn toàn được đảm bảo những nhu cầu về vật chất như thực phẩm và chỗ ở nhưng họ vẫn đau khổ, có lẽ còn đau khổ hơn cái gọi là xã hội sơ khai.

Vấn đề của họ nằm trong sự việc rằng họ tìm kiếm quá nhiều sự thụ hưởng và không biết ý nghĩa của sự hài lòng. Nhiều người tin rằng mục đích cuộc đời của họ chỉ là tìm kiếm sự thụ hưởng để thỏa mãn tánh tham sinh ra bởi ngũ dục. Hệ thống giáo dục định hướng việc làm hiện đại cho ra trường những sinh viên được trang bị đơn thuần kiến thức thực tế để “thành công’’trong cuộc sống.

Nó phát triển tính ích kỷ vì các sinh viên được dạy rằng thành công về vật chất có nghĩa là đạt đến phía trước những người khác. Nó sản xuất ra những con người khôn ngoan nhưng không có sự phát triển nào về luân lý. Những người như thế không thể quan tâm chăm sóc đến những gì xảy ra cho người khác như là họ có thể thu lợi nhuận và danh tiếng trên lãnh vực vật chất. Họ đạt đến những sự ham muốn ích kỹ qua sự xảo quyệt và độc ác bằng sự nhìn nhận nền công nghệ tiến tiến. Thời kỳ trổ hoa trong đời xảy ra trong giai đoạn phát triển của sự chuyển tiếp từ một đứa bé đến giai đoạn trưởng thành. Chính là trong lứa tuổi để hình thành của chúng mà tuổi trẻ vun trồng phẩm chất của tình người. Giai đoạn này giúp tuổi trẻ trải nghiệm qua nhiều môi trường khác nhau của sự tiến hóa về cả 2 phương diện vật chất lẫn tinh thần. Chính trong lúc này chính phủ, gia đình và tôn giáo hòa quyện rất nhiều trong một nổ lực còn băn khoăn thông thường để tạo nên một môi trường tốt nhất cho họ hầu mang về kết quả tối đa trong một thời gian tối thiểu.


LÀM THẾ NÀO ĐỐI MẶT VẤN NẠN
Những ai không biết đương đầu với khó khăn là người sinh ra nhiều phiền toái. Khi có sự hiểu lầm xảy ra trong gia đình, họ làm cho đời sống thêm đau khổ. Đôi khi bạo lực, đổ máu và tự tử đều có thể xảy ra. Vậy thì đâu là sự thỏa mãn trong đời sống ở thế gian?

Ngày nay người ta cần thêm thu nhập không những cho nhu cầu của cuộc sống hàng ngày như là cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở và làm đầy đủ mọi bổn phận của họ mà còn lo tổ chức một lối sống theo đó sự nuông chìu theo thú vui nhục dục đã gia tăng.Nó đã trở thành một loại cạnh tranh.

Con người tập trung vào dục lạc hơn là bổn phận và trách nhiệm của họ. Nhiều người tiếp tục nuôi sự bất thỏa mãn của họ bằng cách lo lắng về tường lai của họ mặc dù họ có nhiều hơn sự đầy đủ ở hiện tại. Họ cũng lo lắng về sự chết, tuổi già, bệnh tật và cũng lo luôn cả thiên đàng và địa ngục trong kiếp tái sinh kế tiếp.

Hằng ngày họ trải nghiệm sự không thỏa mãn với cuộc sống của họ. Họ chạy chỗ này chỗ nọ tìm phương thuốc chấm dứt mọi vấn nạn của họ qua suốt cuộc sống. Họ tiếp tục tìm kiếm sự an lạc và hạnh phúc cho đến khi họ chết và không bao giờ tìm thấy giải pháp thực sự. Khi cảm thấy cao tuổi, họ lo không lấy được vật họ muốn, họ lo khi họ đánh mất người hay vật họ thương yêu. Điều này dẫn đến sự thất vọng và sự thống khổ tâm thần về sau. Chúng ta không hiểu bản chất cuộc đời của chúng ta nhưng cố gắng duy trì đời sống không có trải nghiệm bất cứ sự bối rối hoặc thay đổi nào.

Cuộc đời đang thay đổi, nó là một ôm những yếu tố và năng lực luôn luôn biến đổi. Kết quả là không một hoàn cảnh nào sẽ từng tuân thủ theo sự mong muốn của ta và chúng ta cảm thấy cuộc đời không ban ơn cho chúng ta. Khi các yếu tố và năng lực mất cân đối chúng ta liền trải nghiệm sự khó khăn đau bệnh, khổ và nhiều vấn nạn khác. Khi năng lực về tâm thần bị xáo trộn, chúng ta trải nghiệm qua những rối loạn tâm thần. Những rối loạn tâm thần này nếu để lại không kiểm tra quá hạn như hiện ra là những vấn nạn về cơ thể vì nội tạng và các tuyến hạch cũng thay đổi chức năng thông thường ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu và nhịp đập của tim cùng các tế bào não.

Ngày nay nhiều người đi theo một đời sống giả tạo không nhận thức mối nguy hiểm của nó. Đa phần những vấn nạn của họ tạo ra bởi chính họ vì sự vô minh và tham vọng điên cuồng dành cho quá nhiều lạc thú. Đa phần những vấn nạn và những gánh nặng của chúng ta đến sau những lứa tuổi trung niên. Để hiểu tại sao các vấn nạn gia tăng ở lứa tuổi, chúng ta hãy giả sử một cái hố sâu khoảng 100 bộ Anh dưới cái hố có than đang cháy. Nếu ta đặt một cái thang và bảo mọi người lần lượt đi xuống đến 40 hoặc 50 bộ, sau đó họ cảm nhận có một sức nóng. Khi họ đến xuống gần hơn khoảng 70-80 bộ và đã gần hơn than cháy họ liền trải nghiệm những cảm giác nóng. Họ cố gắng báo cho những người đang đến phía sau họ về mối nguy hiểm phía dưới nhưng không người nào chịu nghe. Trong cùng thái độ những thanh niên nói rằng họ không hề chi và không trải nghiệm qua sự đau khổ chính nơi chỗ khi chúng ta già thêm và có hiểu biết về tuổi già, bệnh tật và cái chết có nguy cơ sắp đến chúng ta “mới bắt đầu cảm nhận sức nóng’’.

Đức Phật nói đời là khổ và đây là những thí dụ tốt cho những thanh niên để tìm hiểu sự hiểu biết về bản chất của cuộc sống. Những người cao tuổi có rất nhiều sự lịch lãm nầy và nếu những người trẻ chịu nghe theo những họ sẽ có thể tránh được nhiều lỗi lầm. Đây là một thí dụ khác để bạn hiểu tại sao chúng ta nên lắng nghe các bậc cao niên của chúng ta. Một đàn cá nhìn thấy một vật cản không bình thường trong nước, nó chính là cái lưới người thợ giăng câu để bắt cá. Những con cá nhỏ muốn đâm vào lưới để khám phá nhưng những con cá lớn bảo đừng làm thế vì nó có thể là một cái bẫy nguy hiểm. Con cá nhỏ hỏi “Làm thế nào ta biết có sự nguy hiểm hay không, ta chỉ có thể biết nó là gì nếu chúng ta đi vào trong và xem xét nó’’. Vì vậy, những con cá ấy đâm vào lưới và mắc luôn trong đó.

Thí dụ đơn giản này bảo chúng ta rằng, không cần thiết có kinh nghiệm cá nhân trong một số việc để biết chúng tốt hay xấu. Chúng ta phải biết nhận những lời khuyên được ban ra bởi những người lịch lãm như Đức Phật là người hoàn toàn hiểu biết nhiều hơn chúng ta. Vì vậy ta không nên nghĩ rằng chúng ta biết hết mọi việc và rằng không ai có thể khuyên dạy chúng ta về cuộc đời và làm thế nào để tránh né những vấn nạn của cuộc sống. Khi các bậc tôn túc và cha mẹ chúng ta khuyên ta không nên làm điều gì đó, chúng ta phải nghe họ, vì kinh nghiệm cuộc sống thế gian của họ hiểu biết hơn ta rất nhiều. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ luôn luôn khuyên con cái của họ làm những việc nào đó mà không làm những việc khác.

Hãy coi chừng các lỗi nhỏ, một lỗ rò rỉ nhỏ sẽ làm chìm một chiếc tàu lớn’’(Benjamin Franklin).

Khi những thanh niên xao lãng các lời khuyên dạy của các bậc cao niên, họ làm nhiều việc theo cách nghĩ riêng của họ.

Một ngày nọ, Đức Phật và các môn đồ của Ngài đi đến một ngôi làng. Nhiều người trong làng đó tỏ ra giận dữ với Đức Phật. Khi họ bắt đầu mắng chửi Đức Phật, các môn đồ dề nghị rằng họ đi đến một ngôi làng khác để tránh sự mắng chửi. Đức Phật hỏi:“Có gì đảm bảo rằng không có sự xáo trộn ở một nơi khác?” Sau đó Đức Phật nói: Trốn chạy không phải là giải pháp để vượt qua sự xáo trộn. Nếu chúng ta có ý nghĩ không tội lỗi trong tâm, sự mắng chửi sẽ không bao giờ đến với chúng ta. Vì vậy chúng ta phải kiên nhẫn và để cho họ mắng chửi đến khi nào họ chán. Khi các người đã mắng chửi Đức Phật nhận ra rằng không có phản kháng nào từ Đức Phật và các môn đồ, họ đã dừng lại sự mắng chửi đó sau vài ngày.

Chẳng hạn như khi thấy và nghe một điều gì đó xảy ra, nhiều người đón nhận nó một cách nghiêm túc như thể nó là một vấn nạn. Những người khác không quan tâm đến và quên nó đi. Những người khác lại phát sinh nổi lo sợ không thích hợp và lo lắng xung quanh vấn đề đó. Những người khác thâm nhập nó vào lòng và nghĩ rằng nó là một bài học hay học được từ nó. Những người khác bác bỏ nó như một trò chơi. Nhiều người vượt qua sự phê bình và kết tội nó.

Nơi đây bạn có thể hiểu cùng một sự ngẫu nhiên được xem xét bằng nhiều cách khác nhau, như thế nào mới phù hợp với trạng thái tâm lý của nhiều người khác nhau. Những vấn nạn được sinh ra do bởi những trí huệ của ta. Nếu chúng ta phát triển trí huệ để duy trì tánh kiên nhẫn, lòng khoan dung và sự hiểu biết, chúng ta sẽ không thể nhận lấy những sự việc một cách nghiêm trọng để gây thêm nhiều khó khăn hơn. Những sự khó khăn của chúng ta đều là sự tạo ra của chính chúng ta nó không phải là việc làm của những người khác.

4
CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Vị Trí Duy Nhất Của Con Người
Người ta có thể bàn luận rằng, buổi thảo luận ở trang đầu tiên là một cái nhìn tiêu cực về con người, mang anh ta xuống đến một vị trí thấp kém và xem thường những thành tựu tỏa sáng trong các lãnh vực triết học, tôn giáo, tâm lý, khoa học nghệ thuật, kiến trúc, văn học, sự phát triển về văn hóa và những điều giống như vậy. Xa hơn, trong phạm vi vũ trụ này, con người đúng là vị trí độc tôn vì nó có hầu hết ưu tiên hiếm có của một khả năng dễ dàng dẫn đến sự giải thoát, nó là vì 3 lý do.

Thế giới con người có sự pha trộn cân bằng tốt giữa lạc thú và đau khổ. Khi lạc thú lên cao điểm (lĩnh vực tội lỗi) hoặc sự đau chiếm ưu thế (trong thế giới thấp hơn); Trí huệ của con người không hướng về mặt tinh thần. Những Phật tử sống khổ hạnh và tự nuông chìu cao độ không dẫn đến sự phát triển trí thông minh và sự hiểu biết .Con đường Trung Đạo giữa những dục lạc cao và sự khổ hạnh được tán thành và nhân sinh cung cấp cho con người cơ hội để đặt chân lên con đường Trung Đạo. Lý do thứ hai là mối quan hệ ngắn ngủi của đời sống con người và cái chết không ai có thể đoán biết vào lúc nào.

Đối mặt với nguy cơ một cái chết, thường là người ta có khuynh hướng thiên về mặt tinh thần nhiều hơn. Lý do thứ ba là trong những lĩnh vực khác, người sống chỉ đơn giản là người thừa hưởng tích cực các hiệu quả của Nghiệp của họ trong quá khứ, con người có vị trí thuận lợi để tạo ra những nghiệp mới và vì vậy có thể tạo hình cho chính số phận của mình.

Tất cả điều này ban cho con người trách nhiệm để thực hiện việc tự giải phóng mình trong chương tình làm người. Anh ta có ảnh hưởng là Đấng sáng tạo hay là Đấng cứu rỗi của chính mình. Nhiều người tin rằng tôn giáo đã giáng trần từ thiền đường nhưng các Phật tử đều biết rằng Đạo Phật bắt đầu trên trái đất và tiến đến thiên đường.

Điều này bao hàm ý nghĩa rằng, mọi người đều sẵn có giống Phật bên trong (tiềm năng dành cho sự hoàn hảo), anh ta có thể phát triển không có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Người ta có thể trở thành một vị Phật qua việc được sanh làm người. Bởi vì ở đây nó là điều bạn có thể trải nghiệm sự sống trong cái toàn thể của nó. Các Phật tử dĩ nhiên sẽ đồng ý với cái nhìn của Shakespeare về sự nghịch lý của con người.

- Một mảnh thành tựu là con người.



- Cao quí làm sao trong lý lẻ.

- Vô biên làm sao trong năng lực trong hình thể và sự chuyển động.

- Đáng thán phục và tốc hành làm sao trong hoạt động.

- Giống làm sao như một thiên thần trí huệ.



- Giống làm sao như một vị thần: vẻ mỹ miều của thế giới.

- Hạt kim cương của những động vật.

- Thế mà đối với tôi vẫn là cái gì tinh túy của các hạt bụi?(Hamlet 2:2).
Tuy con người là vô minh, thế mà vẫn có hạt giống để trở thành sinh vật cao nhất trong tất cả mọi loài : một hạt giống của sự tỉnh giấc đầy đủ. Nhiều người nói rằng cuộc sống con người ở giữa thiên đàng và địa ngục vì trí huệ con người có thể được phát triển một cách dễ dàng để trải nghiệm niềm hạnh phúc hoàn toàn thuộc về thiên đàng, và khi nó bị lạm dụng nó có thể trải nghiệm một cách dễ dàng mọi đau khổ nơi địa ngục. Con người là con người duy nhất nếu anh ta có sự quan tâm hoặc tánh hào hiệp rộng lượng đó của con người.

- Con người tự hào không có thiên đàng.

- Người ghen tỵ không có láng giềng.

- Người giận dữ không có cả chính anh ta.(Triết lý Trung Quốc).
Cá nhân tự nó không giúp ích gì cho ai. Vì lý do đó, đời sống con người trong xã hội mang đến sức mạnh của sự đồng hợp tác. Con người không thể là con người khi không có xã hội. Con người với thiên nhiên là một (Triết gia Hy Lạp).

Người ta đề cập rằng, trong việc dạy của Đức Phật, con người trải nghiệm nổi hạnh phúc thiên đàng khi đối tượng chịu ảnh hưởng của 5 cảm giác thuận và êm dịu. Nói một cách khác, chúng vẫn trải qua nổi đau khổ trong địa ngục khi những đối tượng khô cạn và xáo trộn.


SỐNG HÒA HỢP VỚI NGƯỜI KHÁC
Một nguyên tố quan trọng đối với đời sống hạnh phúc là khả năng sống hòa hợp với mọi người. Để đạt đều này chúng ta phải biết rằng có nhiều lối đi, con người có thể chọn và đạt đến cùng một mục tiêu. Vì thế, chúng ta không bực bội thái quá nếu người khác giữ lấy thói quen tập quán hoặc là có ý kiến khác với chúng ta.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi chưa từng thấy. Chúng ta không nên bám theo một cách mù quáng những truyền thống tập tục, thể cách nghi lễ các hình thức lễ nghi đã được thực hành bởi cha ông của chúng ta, những người đã chấp nhận sự thực hành này theo khả năng của lòng tin, sự hiểu biết đang thịnh hành vào thời của họ. Nhiều phong tục và truyền thống chuyền tay có thể tốt trong khi những cái khác lại ít hữu dụng. Chúng ta nên cân nhắc với một trí huệ thông thoáng xem những việc làm này có còn phù hợp và quan trọng trong thế giới hiện tại hay không.

Nhiều bậc lớn tuổi không thể dung thứ những ý tưởng và lối sống hiện đại của các thế hệ trẻ. Họ kỳ vọng con cháu của họ đi theo phong tục tập quán của thế hệ cha ông cùng lứa tuổi vào thời của họ. Thay vì chấp nhận một thái độ như thế, họ nên đồng ý cho giới trẻ bắt kịp thời đại nếu những việc làm này đều là vô hại. Tuy nhiên, “ không có chút lợi ích nào để giúp cho một con người không tự giúp mình. Bạn không thể đẩy người khác lên một cái thang trừ khi anh ta muốn tự mình leo(Andrew Carnegie).

Nếu có sự chân thật trong lòng, sẽ có nét đẹp trong đức hạnh, nếu có nét đẹp trong đức hạnh sẽ có sự hòa hợp trong gia đình, nếu có sự hòa hợp trong gia đình sẽ có sự ổn định trong quốc gia. Nếu có sự ổn định trong quốc gia sẽ có hòa bình trên thế giới.


CHO PHÉP MỌI NGƯỜI QUYỀN LÀM KHÁC
Chúng ta cũng đang sống trong một thế giới sức mạnh thì mạnh hơn lẻ phải. Người khỏe chiếm đoạt tiện nghi của người yếu và người giàu bóc lột người nghèo. Chúng ta phải nên tránh hành sử theo cách này. Nếu ta không đồng ý, ít nhất ta phải biết sự đồng ý để không đồng ý. Chúng ta phải nên bày tỏ quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng và lịch sự không cố áp đặt quan điểm của mình đặt lên người khác bằng sức mạnh.

Những ai dùng sức mạnh vật chất để thắng đối thủ của mình rõ ràng bộc lộ năng lực yếu kém là người đáng quý trong việc thuyết phục được đối phương của mình. Chúng ta tìm thấy sự dễ chịu nơi những người đồng ý với ta, nhưng sự trưởng thành cá nhân trong mỗi hoàn cảnh, nơi đó có sự khác nhau trong cách nhìn.

Đôi khi ý kiến và thái độ những người khác về các thái độ và việc làm của chúng ta không phải là điều chúng ta muốn nghe. Nhưng nếu chúng ta chịu lắng nghe họ chúng ta sẽ thấy rằng có điều đúng trong các ý kiến đó. Điều này có thể cho chúng ta cơ hội tự hoàn thiện nếu chúng ta đã sẵn sàng để thay đổi lối sống của mình.

Thế giới giống như một khu vườn với nhiều loài hoa khác nhau. Giống như con ong hút mật từ một bông hoa, chúng ta phải biết chọn cái gì là tốt và để lại phía sau điều nào không ích lợi. Khó làm vừa lòng tất cả mọi người khi chúng ta muốn làm một việc gì đó vì nhiều người có thể có nhiều ý kiến khác nhau đối với bất cứ xuất phát riêng biệt nào. Bạn đang tự mình làm người khờ khạo nếu bạn tranh luận với một người ngu. Bạn không thể hy vọng đạt đến an lạc bằng cách sửa sai từng mổi con người trên đời này. Tương tự như thế, bạn không thể di dời những tảng đá và những bụi gai để con đường đi trở nên bằng phẳng.

Như thế, chúng ta phải nên học cách canh giữ những cảm xúc của ta để có sự an lạc của tinh thần vì chúng ta không thành công trong việc di dời những việc gây phiền não trong cuộc đời. Có nhiều cách để sửa sai người ta nếu họ phạm sai lầm. Bằng cách phê bình, mắng chửi hoặc la hét vào họ ở đám đông, bạn sẽ không thể sửa chữa được họ nhưng cuối cùng bạn chỉ làm cho họ thêm cứng rắn trong quan điểm của họ.

Nếu bạn nói với mọi người một cách lịch thiệp để chỉ ra những lỗi lầm của họ, họ muốn nghe bạn nhiều hơn, và một ngày nào đó họ sẽ cảm ơn bạn vì sự chỉ bảo về lòng tốt của bạn.

Một sự cãi cọ lâu dài có nghĩa rằng cả hai bên đều sai’’(Voltaire).
QUAN TÂM ĐẾN VIỆC LÀM CỦA CHÍNH BẠN
Thật là điều hạnh phúc để có thể theo đuổi viêc làm ăn của chính bạn không có sự chứa chấp đều ganh tỵ hướng về những người khác.

Ta không nên kết tội người khác vì những lỗi lầm, nhưng việc đã làm và họ để lại cho những việc chưa làm xong, nhưng nhận ra những thành tựu do nhiệm vụ và sự chểnh mảng cua họ”.

Người luôn luôn thấy lỗi của người khác, sự vẫn đục của chính họ tăng lên, họ luôn cáu kỉnh. Người ấy cần xa rời nguyên nhân của sự ô uế gây tàn phá.

Dể thấy lỗi của người khác, nhưng lỗi của chính mình lại khó tìm. Người ta sàng sẫy lỗi người như vỏ trấu, nhưng lỗi của mình thì giấu đi, như một người bẫy chim quỷ quyệt tự dấu mình’’(Đức Phật).

Không ai tránh khỏi sự chỉ trích và sự phê bình, Đức Phật nói: “Người ta chỉ trích người khác vì sự yên lặng của họ. Người ta chỉ trích người nói nhiều và người nói vừa phải. Vì vậy, trên đời này không có người nào không bị chỉ trích”.

Xa hơn, Ngài còn nói: “ Đã chưa từng có, sẽ chưa từng có và hiện tại chưa từng có, bất cứ là một người nào là hoàn toàn bị chỉ trích và hoàn toàn được khen ngợi’’.

Không hẳn những người phê bình bạn đều là kẻ thù của bạn cả đâu. Bạn có thể sử dụng cơ hội được cung cấp này do những đáng lưu ý để bộc lộ những yếu kém khó thấy của chính bạn. Bạn không nên từ bỏ việc làm tốt đẹp vì sự phê phán, nếu bạn nhìn nhận những yếu kém của chính mình, bạn có đủ sức mạnh trí thức để thành công.

TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ CON NGƯỜI
Tất cả con người đều có sự yếu kém và vì thế có khuynh hướng gây tạo lỗi lầm. Tất cả con người đều có sự tham lam, giận dữ và sự si mê. Những sự yếu kém này có sự ảnh hưởng đến chúng ta trong nhiều mức độ khác nhau.Trừ khi bạn hoàn thiện hoặc là một A-La-Hán bạn không là sự kỳ vọng. Bản chất con người là tự biểu lộ trong câu châm ngôn sau đây “con người không thỏa mãn trong cuộc đời của anh ta và không bao giờ tìm thấy mục đích của sự sống ngay cả sau khi chiếm đoạt toàn thế giới’’.

Chúng ta nhìn gần hơn một con người bị bao phủ trong lớp vỏ vô minh. Trí huệ của anh ta bị che mờ bởi sự xáo trộn, sự mơ hồ và sự tối tăm. Bên ngoài của sự vô minh, con người tạo ra sự bất hạnh và anh ta chia sẻ điều này với những người thân cận của mình. Hầu hết mỗi sự lo lắng và sự đau khổ đến với ta là do những đều kiện cuộc sống thay đổi và chính những tham vọng về dục lạc của chúng ta mà tư tưởng ích kỷ tiếp diễn mãi không ngừng .

Lòng tham không được đầy đủ vả thỏa mãn xuất phát từ những thay đổi không mong cầu sinh ra lo lắng. Vì vậy, bạn có trách nhiệm về sự phiền muộn của bạn. Không có người nào hoàn thiện trên đời này, mọi người phải chấp nhận một lúc nào đó để khỏi phát những hành động tội lỗi hoặc lỗi lầm nào đó. Thế thì làm thế nào để bạn nghĩ rằng bạn được tự tại với tội lỗi và lỗi lầm? Vô minh là nguyên nhân chủ yếu nuôi dưỡng mọi sự bộc phát về lòng tham biến thành lòng phát sinh ra sự ưu tư phiền muộn.

Nổi sợ hãi và ưu tư phiền muộn biến mất khi sự vô minh bị xóa tan đi bởi trí tuệ’’.

Nếu bạn có thể hiểu biết sự yếu kém hiện hữu trong trí huệ của con người theo cách này, sẽ không có lý do để bạn phàn nàn về những vấn nạn của bạn. Bạn sẽ có lời động viên cổ vũ bạn đối mặt với chúng .

Trí huệ của con người có trách nhiệm cho cả hai niềm hạnh phúc và nổi khổ đau của một con người.

Không có đều gì xảy ra cho một người mà (điều ấy) không chứa đựng trong chính người đó’’ ( Nhà tâm lý C.Jung)



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương