Nguyên tác: ven. Dr. K. Sri dhammananda việt dịch: thích long vâN & thiện phúC



tải về 0.9 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.9 Mb.
#31195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

BẢN CHẤT CỦA SỰ TỒN TẠI
Điều quan trọng đối với chúng ta hiểu được bản chất của sự sinh tồn để chúng ta có thể sống hòa hợp với các qui luật vũ trụ chi phối tất cả hiện tượng và đời sống. Người ta không sống lệ thuộc vào tiềm năng đầy ấp của con người. Họ tiêu phí đời sống con người trong việc tìm kiếm những cứu cánh bình thường. Không thể có sự an lạc và nguồn hạnh phúc trên đời này nếu con người còn tiếp tục hành động bằng cách này. Nhân loại phải thay đổi nếp sống và phát triển khả năng cho những việc thiện.

Con người đã lầm đường lạc lối do sự dốt nát. Họ tìm kiếm và hưởng thụ cho chính bản thân bằng lối suy nghĩ cuộc đời người không bền vững, họ có thể chết và đánh mất cơ hội hưởng thụ nếu họ không nắm bắt lấy nó trong lúc nó có mặt. Trong khi đó không có điều sai lầm trong sự thụ hưởng những thú vui vô hại cho một cuộc sống hạnh phúc, người ta không nên nuông chìu theo dục lạc và quên phát triển những phẩm chất cao hơn.

Nói cách khác, người ta sẽ tách rời khỏi những cảm giác thất vọng và không hài lòng trên đời này. Quả nhiên người gánh chịu sự kinh hãi ở vào phút chết bởi vì họ vẫn còn nhiều ước muốn và tham vọng chưa được thỏa mãn.

Phật giáo dạy chúng ta cách duy trì sự bằng lòng trong đời sống hàng ngày và vượt qua sự sợ hãi vào vào giây phút cận tử nghiệp. Một sự hiểu biết về những sự kiện của cuộc sống cùng với những điều kiện trong đời sống thế tục có thể kiềm chế chúng ta tránh những xúi dục của cảm giác thụ đắc, những điều mê tín. Nó cũng cho chúng ta một mục đích trong sáng trong đời sống, không có những suy nghĩ lan man không mục đích, giống như lá khô dạt theo chiều gió. Vì cuộc sống của mỗi người chúng ta đều có một triển vọng, nên điều quan trọng là phải hiểu đặc điểm và bản chất của cuộc đời. Một đặc điểm của cuộc sống là tính nhất thời. Không kể một đời sống, một hệ thống, một ý tưởng hoặc một sự vật trông có vẻ mạnh mẽ và hoàn hảo đến thế nào, nó đều không an toàn và tự tại từ sự biến đổi. Chúng ta đối mặt với mọi nguy hiểm của sự thay đổi trong từng phút của cuộc đời chúng ta.

Tính không trường cửu này nối liền với sự bất như ý, là đặc điểm thứ nhì của đời sống. Một trong những sự thay đổi mà ta phải đến với thuật ngữ với vẻ bên ngoài là một phần và một mảnh của đời sống - sự chết - chúng ta phải học cách đối mặt với sự chết cuối cùng đều đến với tất cả mọi người. Mỗi phút trôi qua mang chúng ta đến gần hơn với cõi chết. Sanh và diệt là 2 đầu của cùng một sợi dây. Chúng ta không thể có đời sống giống như chúng ta không thể không có cái chết. Chúng ta cũng không thể di dời sự chết để duy trì cuộc sống vĩnh viễn. Nếu chúng ta biết rằng sự sống và sự chết là các phần trong một tiến trình và sự sống sẽ tiếp tục sau khi chết, thì thật sự không có điều gì để sợ. Ngày xưa Guru Nanak đã nói: “Thế giới sợ thần chết. Đối với tôi, nó mang đến niềm vui sướng nhất”.

Đời sống không phải được sáng tạo hay do người tạo ra sẳn. Nó không hiện hữu tình cờ mà không nguyên nhân hay nó xuất hiện trong giờ phút sáng chói đơn thuần của sự sáng tạo, nó là kết quả của nhiều nguyên nhân. Cuộc đời này phát khởi vì những nguyên nhân và nó sẽ lần lượt tạo ra những nguyên nhân xa hơn mang đến sự tiếp tục tiến trình cuộc sống lâu dài như là sự thèm muốn không được nhổ gốc rể ra khỏi tâm hồn. Mãi đến khi Đức Phật phát hiện, vẫn chưa có phương pháp đúng để trừ diệt những nguyên nhân của nó. Không có sự giải thích nào cho biết tại sao diễn tiến của cuộc sống cứ trôi chảy liên tục không hề ngừng nghĩ trong vòng quay của sự sinh tồn.

Tâm hồn con người luôn tạo ra ảo tưởng về một đời sống vĩnh cửu nhưng làm thế nào để đời sống vĩnh cửu khi nó được trú ngụ trong một thể xác vật lý không vĩnh cửu? Thực ra, điều chúng ta thật sự cần để sống hạnh phúc không phải là đời sống bất tử, nhưng chính là sự tự tại trước những ham muốn về sự bất tử.

Cuộc sống thường xuyên ở trong một dòng chảy liên tục nó không bao giờ ở trạng thái tỉnh. Cuộc sống là chủ đề thường xuyên đối với mọi hoàn cảnh sống trên đời luôn dao động, nó thổi vào chúng ta đi đi, lại lại, từng phút và từng phút. Một khi một người hiểu rằng sự thay đổi hoàn cảnh vốn đã có trong mọi hình thức của sự tồn tại, anh ta sẽ ít thất vọng hơn khi mọi việc không phát triển theo hướng anh ta mong muốn theo ý mình.

Nhiều người tin rằng có một thực thể hay một thực chất vĩnh cửu trong đời sống con người sẽ duy trì mãi mãi. Trong lời dạy của Đức Phật annata hay là bản chất phi thực thể là đặc điểm thứ ba của đời sống.

Mọi vật đều là chủ thể dưới tác động của định luật vô thường vũ trụ. Vì vậy mà Phật giáo không xếp đặt lòng tin vào một tâm hồn không hòa tan và trường cửu. Niềm tin vào một tâm hồn vĩnh cửu giống như tin vào thuyết nguyên tử vô hình không thể phá vỡ đã tồn tại từ thời Plato mãi đến thế kỷ XX, cuối cùng thuyết nguyên tử đã được chia tách ra. Giống như khái niệm của các gọi là nguyên tử vô hình, niềm tin vào một tâm hồn vĩnh cửu chỉ là một sự tưởng tượng không có cơ sở vững chắc.


NGÀNH HÓA HỌC CỦA CUỘC ĐỜI
Nhân sinh không là gì cả nhưng đó là sự tập hợp của tinh thần và vật chất. Tinh thần bao gồm 4 loại năng lực của tâm hồn là : cảm thọ, tưởng tượng, hành và sự hiểu biết phân biệt . Mặt khác, vật chất bao gồm 4 yếu tố : đất (chất rắn), nước (chất lỏng), lửa (chất nóng) và không khí (sự chuyển động). Vì thế đời sống là một dòng chảy lên và xuống của các hiện tượng về tâm thần và vật lý.

Khi những năng lực của tinh thần và vật chất tiếp tục phối hợp và vận hành cùng một hệ thống, song song với sự hợp tác của sức mạnh vô biên của vũ trụ, đó là đời sống. Nếu tiến trình của sự phối hợp đối kháng cuộc sống sẽ dừng lại, cuộc đời chấm dứt. Sự phân hóa của những năng lực và yếu tố này là điều mà chúng ta gọi là “cái chết”, trong khi sự tái phối hợp những điều xảy ra sau sự chết là hiện tượng tái sinh hay là sự bắt đầu một đời sống mới. Sự giải thích của khoa học về sinh vật trong các thuật ngữ phân tử, protein, acid anino, ions và tế bào không giải thích rõ ràng cuộc sống là gì. Theo Đạo Phật, sanh trong đời hiện tại được xem như lần bắt đầu thứ nhất của đời sống. Nếu chúng ta cố tìm hiểu về mục đích của cuộc sống mà không hiểu biết ý nghĩa thật của sự sống, việc này rất dễ sa vào chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa hưởng lạc. Đối với nhiều người, mục đích của đời sống là hưởng thụ dục lạc càng nhiều càng tốt khi họ còn đang sống. Họ có thể nói thế này: “Hãy để cho chúng ta không bị phiền toái về việc gì cả. Vì hôm nay chúng ta sống, ngày mai chúng ta chết và không có điều gì hơn”.

Nhiều người tin rằng, cuộc sống được sáng tạo bởi một vị thần thánh sẽ cảm ơn thần thánh ban cho đời sống. Như thế họ sẽ bị phiền não bởi vấn nạn như là “Tại sao ta được sanh ra trên đời mà phải chịu khốn khổ thế này? Có phải vì người tạo ra chúng ta đã thiết kế như thế hay là vì bởi vô năng lực để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn?” . “Tại sao nhiều người sinh ra lại chịu khổ sở hơn những người khác? Tại sao sự bất bình đẳng tỏa sáng và cái gì nền tảng và lời biện hộ cho sự bất bình đẳng”. Đối với nhiều người đời sống là gánh nặng to lớn. Họ đặt câu hỏi “Phải chăng sẽ tốt hơn nếu không được sinh ra?”. Thế thì, thay vì tìm kiếm một cuộc sống vĩnh cửu, họ sẽ mong đợi cho việc kết thúc của đời sống này.

Con người có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc sống cũng như mục đích của nó. Điều quan trọng đối với con người là có mục tiêu xứng đáng và có ý nghĩa như mục đích cuộc đời của họ và không ích kỷ với người khác. (không là những người ích kỷ). Một mục đích đáng giá của nhân sinh là tự làm biến đổi chính con người chúng ta để mà nhận ra tiềm năng đầy ắp của mình qua hệ thống vun đắp và làm trong sạch hoàn toàn tâm hồn của mình

Thông qua sự phát triển của tinh thần và sự bồi dưỡng tâm hồn, chúng ta có thể tẩy xóa tính ích kỷ và sự ô uế của chính mình và được an lạc trong mọi dạng thức của cuộc sống và vũ trụ. Khi còn sống, thân thể con người là quí giá nhất và là vật thể kỳ diệu nhất trên đời. Chúng ta quan tâm nó và tốn nhiều thời gian, sức lực, và tiền bạc để làm cho nó đẹp hơn. Chúng ta xem nó là một công cụ của mọi thú vui và trải qua hầu hết cuộc đời của ta trong việc tìm kiếm mọi việc thỏa mãn những thú vui đó. Chúng ta cho rằng đó là một phần quan trọng của chính mình. Thật là hữu ích để thảo luận về giá trị của những thái độ như vậy từ quan điểm Phật giáo.

Cơ thể con người là một bộ máy phức tạp nhất trên đời. Cơ thể ấy không những thống nhất với vẻ bên ngoài mà còn cả bên trong cấu tạo hóa sinh của nó, sắc xảo trong cảm nhận về tài năng, đề kháng bệnh tật, dể nhạy cảm với bệnh…v.v..Chỉ một mình luật di truyền không thể cung cấp sự giải đáp thỏa đáng cho sự nhất quán này của mỗi cá nhân.

Cơ thể được phú cho sự cảm nhận về khả năng sẳn có trong sự tìm kiếm khoái lạc. Mắt nằm trong sự tìm những hình ảnh vừa lòng, tai của những âm thanh dể chịu, mũi của những mùi vị thơm, lưỡi của những hương vị ngọt ngào và thân thể của những khoái cảm do sờ mó gây ra. Hầu hết cuộc sống của con người chúng ta đều dành để theo đuổi những sự khoái lạc này. Nhưng nó lưu lại một điều là cấu trúc cơ thể như thể không chịu đựng nổi những khoái lạc thái quá.

Cho dù thế nào, khi những khoái lạc ham muốn được thỏa mãn, thân thể lại ngã bệnh khi đã quá độ với chúng. Chẳng hạn như tuy thực phẩm đắc tiền có vị ngon, nhưng khi được dùng thái quá, thân thể lại trở thành nạn nhân của nhiều chứng bệnh chết người. Tương tự như vậy, sự thỏa thích tình dục thái quá gây ra nhiều chứng bệnh xã hội, gây kinh sợ nhất hiện nay là AIDS (hội chứng miển dịch mắc phải), căn bệnh mà thế giới chưa tìm ra cách trị liệu. Vì vậy, sự hạn chế trong việc hưởng thụ những khoái lạc là khóa hướng dẫn tốt nhất dành cho những khát khao về sức khỏe và tuổi thọ.

Đức Phật chỉ rõ rằng nếu thân thể này thật sự là của chúng ta như ta thường nghĩ thì nó phải nên cư xử theo ý muốn của chúng ta. Nó phải nên giữ mãi nét trẻ trung, sức khỏe, sắc đẹp và sức mạnh như chúng ta hằng mong ước. Nhưng thân thể hầu như không tuân theo ý muốn của chúng ta và chúng ta gặp tai họa khi nó cưỡng lại ý muốn hay sự kỳ vọng của mình. Đức Phật chứng minh rằng thân thể thật sự không phải của chúng ta, cũng không thật sự của bản thân chúng ta hoặc một phần nhỏ nào của cái tôi (bản ngã). Vì thế chúng ta phải nên từ bỏ sự thèm muốn dành cho nó. Chúng ta phải nên dừng ngớt gắn bó chặt chẽ với nó. Từ bỏ sự ham muốn dành cho thân thể có kết quả là được nhiều niềm vui hạnh phúc và an lạc hơn.

Để tự dứt bỏ mọi tập quán về sự nhận biết và quyền sở hữu của chính bản thân mình, chúng ta phải gây ấn tượng kháng cự và bản chất xa lạ của thân thể vào tâm hồn của chúng ta với sự nhạy cảm sâu sắc, để mà thay đổi diễn biến trong thái độ của chúng ta với cách nhìn về thân thể. Sự quán sát tánh kháng cự và bản chất gây ra khổ sở của thân thể lập đi lập lại nhiều lần, thường xuyên và thường xuyên, là một phương pháp chắc chắn đạt kết quả về một viễn cảnh mang tính thực tế. Đây là con đường vượt qua đau khổ. Tránh xa con đường dẩn đến chủ nghĩa bi quan yếm thế, đây là lối đi duy nhất để tự nhìn về mình với tính khách quan và tính thực tế. Nó dương nhiên dẩn đến sự bình yên và thanh thản.


NHỮNG ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG CUỘC SỐNG
Bằng sự hiểu biết về tính vô thường, tính bất như ý và tính phi thực thể biểu thị đặc điểm của đời sống, bản chất thật của đời sống đều có thể được chúng ta hiểu rõ và chúng ta có thể hành xử mọi việc có đầy đủ mục đích hơn trong đời. Nói khác đi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới tạo niềm tin, gánh chịu mọi lo âu thái quá, trừ hoản việc bày tỏ những bổn phận tinh thần đến một thời gian tương lai nó trở nên quá trể. Có một câu chuyện ngụ ngôn để minh họa điều này.

Ngày xưa có một con ong đáp lên một hoa sen để hút mật. Mãi mê với việc hút mật nó quên rằng những cái hoa đã từ từ khép lại. Khi con ong kịp nhận ra nó đã bị mắc bẩy, nó không quá sợ hải. Không chút do dự, nó nói : “ Ta sẽ qua đêm ở đây trong cánh sen này và khi hoa sen nở lại ta sẽ bay ra vào sáng sớm ”. Nhưng khi nó đang nghĩ đến những ý tưởng như vậy, một con voi xuất hiện, ngắt những cánh hoa sen và ăn luôn cả con ong đáng thương. Giống như con ong, chúng ta tạo ra những giấc mơ không thực tế về tương lai và làm việc hướng về phía nhận ra những giấc mơ đó. Điều chúng ta thường không nhận ra rằng cuộc đời này vận hành theo nguyên lý của nó, không phải hoàn toàn do chúng ta quyết định và mọi nổ lực của chúng ta nhận định về các giấc mơ có thể có mức giới hạn. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đặc biệt khi ta chối bỏ việc bồi đắp tinh thần của chúng ta cho tương lai hơn là cố gắng vò nó ngay trong hiện tại.

Chúng ta sẽ trải nghiệm những việc không chắc chắn và những bế tắc khi chúng ta làm việc hướng về sự giải phóng tinh thần. Một ngày kia, Đức Phật tình cờ gặp một thông báo một khúc gỗ lớn đang trôi xuôi theo sông Hằng. Ngài hướng về phía 500 vị đệ tử đang cùng đi với Ngài và so sánh khúc gỗ này với một người đang tìm cách thoát thân lần cuối cùng để tránh mọi đau khổ của cuộc đời. Ngài nói rằng không thể có việc chắc chắn khúc gỗ sẽ trôi ra biển. Người ta có thể giữ nó lại trên bờ sông, nó có thể chìm trong nước, nó có thể vướng vào một hòn đảo trong dòng sông, nó có thể do người nhặc lấy, nó có thể rã mục hoặc nó có thể chìm trong nước xoáy.

Đức Phật nói rằng một người đang tìm đến sự giải thoát sau cùng giống như khúc gỗ đang trôi ra biển. Chí hướng của anh ta hướng về mục tiêu có thể bị trở ngại bởi nhiều cách: anh ta có thể bị vướng lại bởi thú vui dục lạc, bị dính dáng với tiến trình tâm thần và thể lý, trở thành kẻ tự hào và ngạo mạn, trộn lẩn vào những người đã dẫn đưa anh vào con đường lầm lạc, sinh ra trong địa hạt của những cảm giác dục lạc và đánh mất cảm nhận về sự cản trở về đạo đức.

Nếu một người muốn “tiến đến đại dương”, người ấy phải giữ vững một kiên định “middle stream”(trung đạo hay giữa dòng) đó là tuân thủ những lời dạy cao quí nhằm phát triển đạo đức, sự tập trung và trí huệ của con người. Bất cứ con người cao quí nào đều có thể thụ đắc sự giải thoát cung ứng giúp anh ta thật sự hiểu biết về bản chất con người của mình và biết con đường giải thoát cho anh ta (là đường nào ?)

Đạo Hindu cũng làm nổi bật số phận con người bằng phương thức tính triết lý này :

Từ bóng tối đến ánh sáng

Từ điều không thật đến điều có thật

Từ cái chết đến sự bất tử

( Upanishad )

Chúng ta sống trong một thế giới không cân bằng. Nó không tuyệt đối có hoa hồng, cũng không phải tất cả đều có gai. Hoa hồng thì mềm, đẹp, và thơm, nhưng cành thì đầy gai. Tuy nhiên người ta sẽ không làm mất uy tín của hoa hồng qua việc đếm số gai. Đối với một người lạc quan, thế giới này tuyệt đối là hoa hồng. Đối với người bi quan, thế giới này toàn là gai cả. Nhưng đối với một người thực tế, thế giới này không toàn hoa hồng cũng không toàn gai chút nào. Nó có thừa cả 2 vẻ đẹp của hoa hồng và cảm giác kim châm của những cái gai.

Một con người hiểu biết sẽ không mê đắm vẻ đẹp của hoa hồng, nhưng sẽ nhìn đúng thực tại của nó. Biết rõ bản chất của những cái gai, anh ta sẽ nhìn đúng với bản chất của chúng và sẽ nhận lấy lời căn dặn không để bị làm đau.

Giống như quả lắc cứ mãi đong đưa, bốn điều kiện có thể mơ ước và không thể mơ ước chiếm ưu thế trên đời này. Không loại trừ một ai trong tiến trình của đời sống. Những điều kiện này là : đượcmất, tiếng tămkhông tiếng tăm, khẩn cầukhiển trách, hạnh phúcđau buồn. “Đừng sợ sự đối kháng. Hãy nhớ rằng một con diều không có gió không cất lên được” ( Hamilton Mabic ).
ĐƯỢC VÀ MẤT
Những nhà kinh doanh, theo qui luật là chủ thể của cả hai việc được và mất, sung sướng khi có lãi hay lợi nhuận. Tự việc này không có điều gì sai trái. Những lời lãi, hợp lý hoặc không hợp lý đều sinh ra một mức độ của sự hài lòng mà một con người bình thường tìm kiếm. Không có những phút hài lòng như thế, tuy là thoáng qua, cuộc đời sẽ không đáng sống.

Sau tất cả, đây là sự khác nhau của thế giới chúng ta với địa ngục, nơi không có ngay đến chỉ 1 phút dành cho niềm vui. Trong thế giới tranh đua và hổn độn này, điều đúng là người ta nên hưởng vài thứ hạnh phúc làm hài lòng trái tim của họ. Hạnh phúc như thế, tuy có vật chất nhưng ích lợi cho sức khỏe và trường thọ.

Phật giáo hướng thái độ về sự giàu có như thể là không bao giờ truyền khuyên về một trần nhà xây trên lợi nhuận. Điều Đạo Phật truyền khuyên là của cải phải được tạo dựng bằng những phương tiện hợp lý và cũng được phát triển lên bằng thái độ hợp lý. Của cải tạo được do mồ hôi nước mắt không gây hại, lừa gạt hoặc bóc lột người khác đều bị chỉ trích cao. Điều luôn luôn được nhấn mạnh là sự giàu có chỉ có giá trị công cụ mà thôi.
Ta phải nên :

a) Sống trong thoải mái và làm cho gia đình, cha, mẹ, người quyến thuộc và bạn bè được hạnh phúc.

b) Tự bảo vệ mình tránh khỏi những thiệt hại do nước, lửa gây ra

c) Bày tỏ bổn phận đối với bà con họ hàng, khách mời và xã hội và những hoạt động về văn hóa - tôn giáo

d) Giúp đở, ủng hộ những người thúc đẩy tiến tới thuộc lĩnh vực tinh thần

Tuỳ theo phương tiện của mình, dù trên mức độ rộng lớn hay rất nhỏ, ta phải nên sử dụng nguồn năng lực của mình theo cách thức hợp lý nhất.

Vấn đề phát sinh đặc biệt do việc đánh mất sự hiểu biết ít ỏi về bản chất của sự sinh tồn. Những lợi nhuận được chấp nhận với một nụ cười, nhưng với sự thiệt hại thì không giống như thế. Sự thiệt hại thường dẫn đến những đau khổ về tâm thần ngay cả sự tự tử khi người ta không thể chịu đựng nổi. Nó đặt dưới những hoàn cảnh trái ngang như thế nên người ta phải tỏ ra sự khuyến tấn cao về đạo lý, và giữ một sự cân bằng tâm hồn thích đáng. Tất cả con người chúng ta đều có những bước thăng trầm trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Chúng ta nên chuẩn bị trước những tình huống tốt như là xấu. Như thế sẽ ít xảy ra sự thất vọng.

Khi một đồ vật bị mất cắp, dĩ nhiên người ta cảm thấy buồn. Nhưng dầu có buồn, ta cũng không thể nào lấy lại vật đã mất. Chúng ta nên nhận sự mất một cách khôn ngoan. Ta nên khoác lên mình một thái độ rộng lượng rằng “Nhu cầu của anh ta lớn hơn của mình” Hãy để anh ta được tốt và sung sướng.

Có lần trong ngày tết nguyên đán Trung Quốc, một cậu bé 11 tuổi nhận được nhiều bao “lì xì” ( bao màu đỏ có ít nhiều tiền trong đó ). Trong đêm bọn trộm đã vào nhà và đánh cắp nhúng. Cha mẹ cậu bé cảm thấy buồn về việc mất, nhưng cậu bé chỉ nhấn mạnh “ Tại sao phải buồn? tất cả số tiền đó không phải của chúng ta vì người ta cho con, vì vậy mà thực sự chúng ta không mất chút gì của chúng ta cả ”. Thái độ này chứng tỏ rằng cậu bé tuy còn nhỏ nhưng đã nhận thức được sự than vãn về những việc nhỏ bé là điều vô ích.

Vào thời của Đức Phật, có một mệnh phụ cúng dường thực phẩm cho một vị sư đáng kính. Trong khi đang cúng dường bà nhận được một tin xấu đã gây ảnh hưởng đến gia đình của bà. Không chút gì buồn bả, bà vẫn bình tỉnh và vẫn lo phục vụ nhà sư như không có việc gì xảy ra. Một người tớ gái mang một bình sữa đến cúng dường vị sư đã vô ý trợt chân và làm bể bình sữa. Nghĩ rằng vị mệnh phụ này sẽ buồn một cách tự nhiên do sự thiệt hại, nhà sư đã an ủi bà rằng mọi vật dể bể nhất định sẽ bị bể. Người mệnh phụ trả lời “ nào có chi đáng kể với thiệt hại tầm thường này. Con đã nhận được một tin xấu đã xảy đến cho gia đình của con. Con nhận được tin xấu mà không mất bình tỉnh như thể “chiếc bình” làm sao so sánh được. Con đang cúng dường Ngài thay cho tin xấu ấy”. Một thái độ can đảm như thế của người phụ nữ đáng được tuyên dương.

Có lần Đức Phật đi khất thực trong một ngôi làng. Gặp sự can thiệp của Quỹ vương MARA , Đức Phật không nhận được chút thức ăn nào cả. Khi MARA hỏi Đức Phật với sự mĩa mai rằng Ngài có đói hay không, Đức Phật giữ một tâm thái bình thản của một người tự tại với mọi chướng ngại và trả lời. “A ! hạnh phúc biết bao chúng tôi sống không phiền não. Chúng ta sẽ là những người ban phát niềm vui như là những vị trời của những chân lý sáng ngời”.

Trong một lần khác, Đức Phật và các môn đệ của Ngài trãi qua một mùa mưa ở một ngôi làng theo lời mời của một người Bà-la-môn. Tuy nhiên, người này quên bẳng đi nhiệm vụ chăm sóc mọi nhu cầu của Đức Phật và Tăng đồ. Suốt 3 tháng, mặc dù tôn giả Mục Kiền Liên tình nguyện cung cấp thức ăn bằng phép thần thông của Ngài. Đức Phật không một chút gì phàn nàn, hài lòng với thức ăn khô của ngựa do một người bán ngựa cung cấp. Người ta phải cố gắng gánh chịu sự thua thiệt một cách vui vẻ với sức mạnh của đàn ông. Dầu không mong đợi, sự thiệt thòi xuất hiện thành nhóm chứ không đơn thuần. Người ta phải đối mặt với chúng bằng sự trầm tỉnh và lấy đó làm cơ hội để vun trồng đức hạnh cao thuợng.


DANH THƠM VÀ TIẾNG XẤU
Danh thơm và tiếng xấu là 2 điều kiện của cuộc sống thế tục vẫn thường thấy. Nó chạm trán với chúng ta trong quá trình của cuộc sống thường nhật. Tiếng tốt làm chúng ta vui lòng, tiếng xấu làm đau nhói trái tim ta. Chúng ta muốn trở nên nổi tiếng, chúng ta mong được thấy hình mình trên báo. Chúng ta hài lòng lớn lao khi những hành động của chúng ta dù nhỏ nhoi, nhưng được mọi người tán dương. Có lúc nào đó, chúng ta cũng tìm đến sự tán thưởng quá mức.

Nhiều người tìm mọi cách để thấy ảnh của mình trên báo bằng mọi giá. Để đạt được vinh dự, người ta sẳn sàng bỏ ra hàng đống tiền cho việc ấy. Đứng trước sự khen tặng của công chúng, nhiều người bày tỏ sự rộng lượng của họ nhưng hoàn toàn lãnh đạm trước những nổi khổ của người nghèo và sự cơ cực của người xung quanh. Đây là những nhược điểm của con người. Hầu hết mọi đều có một động lực thầm kín. Người bất vụ lợi hành động một cách vô tư hiếm có trên đời này. Hầu hết những người trần tục đều có ống bọc ngoài trong việc làm của họ. À! Ai là thiện hảo? Bao nhiêu người hoàn toàn trong sáng trong động lực của họ? Bao nhiêu người hoàn toàn vị tha ?

Chúng ta không cần săn tìm điều gì sau danh tiếng. Nếu được xứng đáng với danh tiếng, nó sẽ đến với chúng ta không cần tìm kiếm. Cánh hoa đầy mật ngọt sẽ quyến rủ con ong. Cành hoa không cần mời gọi con ong. Thực lòng mà nói, chúng ta cảm thấy sung sướng một cách tự nhiên và cực kỳ sung sướng khi tiếng tốt của ta tỏa xa và lan rộng. Nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng danh tiếng, vinh dự và sự vinh quanh đang qua nhanh và chúng sớm tan biến. “ Hãy tránh xa danh tiếng nếu bạn muốn có sự bình an” (Abraham Lincoln ) .

Còn tiếng xấu thì thế nào? Nó không dễ chịu chút nào đối với lỗ tai và tâm hồn của chúng ta. Chúng ta đều lấy làm lo âu khi những tai tiếng không tốt lọt vào tai của chúng ta. Nỗi đau của tâm hồn lớn hơn khi cái gọi là “nghe nói lại” là trái sự thật và hoàn toàn sai.

Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng nên một tòa nhà nguy nga. Trong cái nháy mắt với những phương tiện phá hủy hiện đại, người ta có thể phá bỏ nó một cách dể dàng. Đôi khi phải mất nhiều năm hoặc cả đời mới tạo được một thanh danh. Nhưng tiếng tốt khó tìm tạo ta đó có thể bị huỷ hoại không biết vào lúc nào. Không một ai được miễn giảm cho sự lưu ý phá tan bắt đầu từ tiếng xấu ( xú danh “nhưng”. Vâng, anh ấy rất tốt. Anh ấy làm điều này, việc kia, nhưng tất cả thành tích tốt của anh ta đều có thể bị bôi đen bởi cái gọi là “nhưng mà”. Bạn có thể sống một đời sống của Đức Phật nhưng bạn không thể được tha cho sự phê bình, sự tấn công và sự xúc phạm đến nhân phẩm.

Đức Phật là điển hình nhất và là người dạy chịu đựng sự vu khống nhiều nhất vào thời của Ngài. Những vĩ nhân thường được mọi người biết đến. Ngay cả khi nổi tiếng, họ vẫn bị người ta hiểu sai. Nhiều kẻ thù địch của Đức Phật rãi ra một tin đồn rằng có một phụ nữ thường ngủ qua đêm trong khu tịnh thất. Thất bại trong cố gắng này không thuyết phục được mọi người, họ lại tung tin xấu rằng Đức Phật và các môn đồ của Ngài đã sát hại người đàn bà và dấu thi thể dưới một hố rác ở một khu vườn hoa héo trong tịnh thất. Những kẻ âm mưu sau đó thừa nhận rằng họ chính là thủ phạm.

Khi sứ mệnh lịch sử của Ngài đã gặt hái thành công và mọi người đã tôn phong Ngài, thì những người đối lập đã vu khống Ngài, nói rằng Ngài đã cướp đoạt những người mẹ của những đứa con, tước đoạt chồng của những người vợ, rằng Ngài là vật trở ngại cho sự tiến bộ của đất nước. Những cố gắng như thế lại thất bại trong việc phá hại đức tính cao quí của Ngài, người anh họ của Ngài là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), một môn đồ ganh tỵ , đã cố tìm cách sát hại Ngài bằng cách lăn đá từ trên núi cao, nhưng vẫn không thành công. Đức Phật toàn giác, thì điều gì có thể là số phận của một con người bình thường không hoàn hảo. Bạn trèo lên ngọn đồi càng cao bao nhiêu, bạn càng trở nên dễ nhìn thấy và trong tầm nhìn của người khác bấy nhiêu. Phía sau của bạn dễ bộc lộ ra nhưng phía trước của bạn được che dấu. Thế gian tìm mọi lỗi lầm để vạch ra khuyết điểm và nổi lo âu của bạn nhưng phớt lờ những đức tính nổi bật của bạn. Cánh quạt sàng lọc đập vỏ trấu nhưng giữ lại phần hạt, cái bộ lọc trái lại, giữ tất cả phần còn lại nhưng rút đi phần vị ngọt. Người khôn ngoan lấy đi phần tinh túy nhưng bỏ lại phần xác. Người kém hiểu biết giữ lấy phần xác bã, nhưng bỏ đi phần tinh túy .

Khi bạn bị ai đó xuyên tạc, hãy ghi nhớ một cách thận trọng lời khuyên của Epitectus để suy nghĩ hoặc để nói: “ Ô ! với sự quen biết ít ỏi và hiểu về tôi còn chưa đầy đủ, anh ấy đã phê bình tôi như thế là còn nhẹ nhàng. Nhưng nếu biết tôi rõ hơn, anh ta sẽ kết tội tôi nghiêm trọng hơn và to tác hơn ”.

Không cần thiết mất nhiều thời giờ trong việc sửa những lời nói sai về mình trừ trường hợp bắt buộc phải có một sự xác minh. Kẻ thù của bạn lấy làm hài lòng bạn đang khổ sở. Đó là điều anh ta thật sự mong muốn. Nếu bạn là người dửng dưng, những lời xuyên tạc như thế đều bỏ ngoài tai của bạn. Khi nghe một lời phê bình không đúng từ những người khác, chúng ta nên cư xử như một người điếc. Trong việc nói sai của họ, chúng ta nên cư xử như một người câm. Không thể bắt dừng lại sự kết tội những lời nói và những tin đồn sai trái .

Thế giới đầy gai và đá cuội. Nhưng nếu chúng ta phải cuốc bộ thì dù có những chướng ngại vật như thế thay vì cố công di dời, là điều không thể làm, thật đáng khuyên nhủ mang một đôi dép để đi bộ không bị đau chân. Hãy giống như một con sư tử không run sợ trước mọi âm thanh. Hãy là làn gió không vướng mắc vào các mắt lưới. Hãy như một đóa hoa sen không ô uế bởi bùn nhơ nơi nó mọc lên. Hãy đi một mình giống như một con tê giác, là vua của rừng xanh, loài sư tử không hề sợ sệt. bẩm sinh chúng không biết sợ tiếng rống của những loài thú khác. Trên đời này, chúng ta có thể nghe những lời trần thuật bất lợi, những lời cáo buộc sai, những sự bình luận hạ giảm của những chiếc lưỡi không biết kiềm chế. Giống như loài sư tử, ta thậm chí không nghe đến chúng. Giống như đòn gậy đập lưng ông, chúng sẽ kết thúc nơi chúng bắt đầu. Chó sủa, nhưng đoàn lữ hành vẫn cứ tiến bước một cách bình an.

Người nào không gây ra sai lầm là người không làm điều gì cả. Những sai lầm lại thường là những người thầy tốt nhất ”.

Chúng ta đang sống trong một thế giới dính bùn. Muôn ngàn đóa sen không hề bị ô uế bởi bùn nhơ, chúng lại tô điểm cho cuộc đời. Giống như những đóa sen, chúng ta nên sống một cuộc sống cao quí, không vướng mắc tội lỗi không quan tâm đến việc bùn có thể ném vào mình thay vì những đóa hoa hồng. Như vậy sẽ không có sự thất vọng.

Dù khó khăn đến mấy, chúng ta phải nên giảm bớt sự quyến luyến. Một mình chúng ta đến, một mình chúng ta đi. Không có sự gắn bó nào giúp chúng ta giữ sự bình thản cho trí huệ của mình. Thật là mỉa mai rằng các vĩ nhân đã từng bị vu khống, phỉ báng, bị đầu độc, bị đóng đinh hoặc bị bắn. Vĩ nhân Jocrater đã bị đầu độc. Đức Chúa Jesus đáng kính đã bị đóng đinh vào thập tự giá một cách tàn nhẫn. Thánh Mahatma Gandhi người nổi tiếng khắp thế giới về lòng trung thành và hiếu đạo và sự đạt mức độ cao về tri thức đã bị bắn chết.

Nhà viết kịch Bernard Show nhấn mạnh: “Có vẽ thật là nguy hiểm để được là toàn thiện”. Nếu các vĩ nhân có thể chết vì niềm tin của họ, chúng ta là ai mà cứ phàn nàn kêu ca khi sự thiện của chúng ta được chuẩn bị với sự bội bạc. À! Có phải chăng là nguy hiểm để được làm người thiện? Vâng, trong suốt cả cuộc đời, họ bị phê bình, bị tấn công và bị giết chết. Sau khi chết họ được tôn sùng và vinh danh. Những vĩ nhân điều dững dưng với danh thơm và tiếng xấu. Họ không chán nản khi bị chỉ trích hoặc phỉ báng vì họ làm việc không vì tên tuổi hoặc tiếng tăm. Họ thờ ơ dầu những người khác có nhận biết hoặc không biết đến sự phụng sự của họ.



tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương