NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
42
Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về lòng yêu quê hương đất 
nước. Tình nghĩa dân quốc sâu nặng đã trở thành một "phẩm chất" của con 
người này. Cũng vì thế mà ông đặc biệt nhạy cảm trước mọi vấn đề thuộc về 
đời sống chính trị xã hội và biết cách xử lý các tình huống đúng đắn, chính 
xác. Vào thời điểm cả nước đang xao xác vì cái tin triều đình ký hiệp ước 
nhường đất Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu, với trực cảm của một nhà Nho 
chân chính, suốt đời gắn bó với đất nước quê hương, đã ngay lập tức nhận ra 
sai lầm của nhà cầm quyền. Suy nghĩ về sứ mạng kẻ sĩ, trách nhiệm con dân 
của ông rất rõ ràng: "Mến nghĩa bao đành làm phản nước/ Có nhân sao nỡ 
phụ tình nhà?". Cái đạo lý lớn lao nhất, có ý nghĩa nhất ở đời là "đạo" yêu 
nước, là đại nghĩa; cho nên ông không chấp nhận lối hành xử bạc nhược của 
triều đình. Cắt đất cho giặc là bỏ nước, cũng có nghĩa là bất nhân phi nghĩa. 
Đây chính là nguyên do khiến ông kiên quyết đứng về phe chủ chiến, khởi 
xướng phong trào "tị địa". Bước đường phiêu bạt của ông hòa vào dòng 
người bồng bế dắt díu nhau rời khỏi quê hương đã thể hiện rất rõ thái độ "bất 
cộng đái thiên" đối với kẻ thù; mặt khác, nó cũng chứng tỏ tấm lòng son sắt 
của ông đối với đất nước. Lòng yêu nước đã soi rọi cho bước chân của người 
trí thức mù loà hòa nhập vào đúng xu hướng tiến lên của lịch sử. Vào thời 
điểm ấy, cả dân tộc được đặt trước ngã ba, ngã bảy của sự lựa chọn. Lối đi 
mà Nguyễn Đình Chiểu đã chọn: cùng với nhân dân chống Pháp xâm lược, 
chống triều đình bán nước cũng chỉ là một. Và lịch sử đã chứng minh tính 
đúng đắn của sự lựa chọn này.
2. Tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu 
Di 
sản văn chương của Nguyễn Đình Chiểu để lại cho hậu thế rất 
phong phú. Tuy nhiên, do sớm bị mù lòa, ông sáng tác trong điều kiện hết 
sức khó khăn; không thể tự mình viết, phải dựa chủ yếu vào trí nhớ để làm 
ra tác phẩm rồi nhờ người thân ghi chép lại. Công việc sáng tạo nghệ thuật 
theo phương thức này rõ ràng là đầy cực nhọc và kém hiệu quả. Trước hết là 
những khó khăn trong khâu chỉnh sửa, hoàn thiện tác phẩm. Đối với Nguyễn 
Đình Chiểu thì đây là công đoạn tốn nhiều công sức nhất và trở ngại do vậy 
cũng sẽ lớn hơn rất nhiều so với các tác giả khác. Điều này rõ ràng có ảnh 
hưởng đến độ trau chuốt, sự tinh xảo (nhất là về mặt ngôn từ) của tác phẩm. 
Ngoài ra, cũng vì ông không để lại thủ bút cho nên việc nghiên cứu, tiếp 
nhận tác phẩm rất khó khăn. Từ trước tới nay, việc xử lý văn bản tác phẩm 
của Nguyễn Đình Chiểu luôn là một thách đố đặt ra cho giới nghiên cứu.
Sự nghiệp trứ tác của Nguyễn Đình Chiểu gồm hai mảng chủ yếu: các 
bài thơ, văn tế và các truyện thơ Nôm. Mặc dù chúng được sáng tác trong 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương