NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
53
quan hệ giữa bĩ và thới, giữa giữ mình và vì ai. Đây cũng là triết lý sống của 
nhân dân, chính xác và giản dị như chân lý. Tác giả khép lại câu chuyện 
bằng một viễn cảnh thật huy hoàng, trong đó những con người đức độ, có 
nhân nghĩa sẽ nối nhau làm chủ trên mặt đất này: Trăm năm biết mấy tinh 
thần/ Sinh con sau nối gót lân đời đời. Đấy là lối kết thúc có hậu đặc sắc bởi 
nó tạo được sự hô ứng với lai lịch của nhân vật chính trong phần đầu câu 
chuyện. Nó là lời khẳng định sự ngự trị vĩnh viễn của cái thiện, cái nhân 
nghĩa, cái đạo lý. Giữa "tiền thân" và "hậu thân" của nhân vật luôn có sự tiếp 
sức liên tục. Nó chứng tỏ một nguyên lý: sự sống trên thế gian này chính là 
sự tiếp nối thiêng liêng của điều thiện, của lòng nhân. Đây là quy luật muôn 
đời. 
Các nhân vật làm điều ác trong truyện của Nguyễn Đình Chiểu rút 
cuộc đều phải chịu trừng phạt, không loại trừ ai. Nhưng có một điểm đáng 
lưu ý là các hình phạt đối với kẻ bất nghĩa đa số đều liên quan đến hình thức 
gây thù oán của chúng. Tác giả xử lý vấn đề này một cách nhất quán, triệt 
để. Ông cố ý nhắc lại các dấu hiệu của sự kiện là nhằm để nhấn mạnh tính 
tất yếu của sự báo ứng, trừng phạt. Đây cũng là cách để làm nổi rõ hơn mối 
quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Rõ ràng là khi nhắc lại 
một số chi tiết như một hình thức hồi cố thì cái triết lý nhân quả sẽ nổi lên 
quyết liệt, riết róng hơn. Cách xử lý nghệ thuật như thế không phải ở truyện 
thơ nôm nào cũng có.
Hình thức trừng phạt ở các truyện của Nguyễn Đình Chiểu khá độc 
đáo. Có cảm giác ông né tránh, không muốn để con người tham gia trực tiếp 
vào chuyện báo thù. Và vì thế ông tìm đến những giải pháp thật kì khôi. 
Chẳng hạn mẹ con Thể Loan bị hai con cọp chặn đường, nhưng khác với tập 
tính giống loài của dã thú, hổ phải cõng người vào hang, lấy đá lấp hang, 
xong đâu đấy mới bỏ đi. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, hình phạt mà tội 
nhân phải chịu bao giờ cũng liên quan đến hành trạng lúc trước của chúng: 
Lão Đậu, một kẻ dốt nát trong khoa trị liệu bệnh đậu mùa "hai đời gây nợ 
oan gia để dồn" thì bị trừng trị bằng cách để cho lũ âm hồn "kéo đầu đòi 
mạng lấy côn khỏ đầu" (câu 3112). Lão Cứu hành nghề châm cứu, tham tiền 
làm ẩu (đấy là điển hình cho loại thầy thuốc mà tác giả gọi là "quá cha giặc 
mùa") thì bị "kim châm lửa đốt nát da". Lão Tam Sao làm nghề bào chế, sao 
tẩm thuốc, cũng là một tay đạo tặc trong chốn y lâm; cái tội của lão ngoài sự 
tráo trở bớt xén, còn là lừa đảo, là kẻ "miệng lưỡi già", đem "cây lá tầm 
phào" lừa mị dân chúng... Với tội danh ấy, lão bị "quay chân vả miệng trả 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương