Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại



tải về 210.66 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích210.66 Kb.
#54593
  1   2   3
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)


Phong Lê và một số vấn đề lịch 
sử văn học Việt Nam hiện đại 
 
 
 
 


Một điều nữa cần bàn liên quan tới sự gắn kết giữa tính cách tân và tính cách mạng trong 
sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, đó là quan niệm văn chương của Người. Theo Phong Lê, Nguyễn 
Ái Quốc đã học hỏi và làm việc rất nhiều để có thể cho ra những tác phẩm có giá trị nêu trên. 
Song chưa bao giờ Người tự cho mình là nhà văn. Chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc có ý định viết 
tác phẩm để đời. Mục đích duy nhất của cuộc đời, “ham muốn tột bực” của Người, đó là độc lập, 
tự do cho dân tộc, bình đẳng bác ái cho mọi người. Người làm thơ viết văn cũng chính là để phục 
vụ mục đích đó. Vì vậy tác giả của Nhật kí trong tùvẫn có thể dễ dàng cho ra những câu thơ 
giống ca dao, dễ nhớ dễ thuộc. Nguyễn Ái Quốc - lãnh tụ đã không bị rơi vào cái bi kịch luôn 
treo lơ lửng trên đầu các nhà văn chuyên nghiệp: bi kịch của giá trị vĩnh cửu và cái cấp bách 
trước mắt, giữa tính tinh tuyển và tính đại chúng của thơ văn. Cái bi kịch giữa văn học – phương 
tiện tuyên truyền giáo dục và “văn học là văn học” mà Nam Cao, Hoài Thanh, kẻ ít người nhiều, 
đều đã phải trải qua. 
Có thể nói Nam Cao là nhà văn mà Phong Lê có nhiều duyên nợ nhất. Anh đến với sáng 
tác của Nam Cao ngay từ các bài viết đầu tiên chung với Huệ Chi từ năm 1960. Cho tới nay, sau 
gần năm mươi năm, đề tài Nam Cao vẫn trở đi trở lại trong nghiên cứu của anh. 
Nếu như vấn đề cơ bản nhất trong nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, với tư cách 
“người khai đường, mở lối” cho văn học Cách mạng, là sự gắn kết hai yêu cầu: cách mạng hoá 
và hiện đại hoá văn chương, thì qua sáng tác Nam Cao, Phong Lê muốn nói tới đóng góp của 
dòng văn học công khai, đặc biệt là bộ phận văn học hiện thực, đối với công cuộc hiện đại hoá 
văn học dân tộc. Công cuộc hiện đại hoá diễn ra gấp rút và trong khoảng ba chục năm đầu thế kỉ 
văn học Việt Nam đã trải qua một chặng đường mà các nền văn học lớn khác đã đi trong nhiều 
thế kỉ. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỉ XIX vừa mới đặt chân tới mảnh đất văn chương Việt 
Nam đã dần bị thay thế bởi chủ nghĩa hiện thực kiểu Nam Cao, trong đó những nhân vật điển 
hình được thay bằng những tip người, hoàn cảnh điển hình thay bằng những mảnh đời vụn vặt. 
Những cốt truyện căng thẳng nói về những điều hệ trọng vốn đặc trưng cho văn học hiện thực cổ 
điển, được thay bằng những kiểu truyện không cốt truyện. Xây dựng những loại truyện như thế, 
nhà văn chủ định lôi cuốn người đọc vào những tầng nghĩa ngầm ẩn bên trong và tạo một 
khoảng không cho những suy tư và sự đồng sáng tạo của người đọc. Phân tích các truyện ngắn 
của Nam Cao và tiểu thuyếtSống mòn, Phong Lê đi tới luận điểm về sự chiến thắng của chủ 


nghĩa hiện thực kiểu mới trong sáng tác của nhà văn lớn này. Cũng từ những phân tích tác phẩm, 
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, Phong Lê đi tới kết luận về bước chuyển logic của 
ông sang dòng văn học cách mạng. Khác với Nguyễn Ái Quốc, người thực hiện xuất sắc hai 
nhiệm vụ Cách mạng hoá và Hiện đại hoá bằng sáng tác đa dạng của mình, Nam Cao đã đi từ 
đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực - một trong những biểu hiện nổi bật của hiện đại hoá văn học, 
xuống một thứ chủ nghĩa hiện thực thô sơ với sự mô tả bề mặt, tuyến tính. Sáng tác thời kì “nhập 
cuộc” của ông là một bước lùi về nghệ thuật. Ở đây nhiệm vụ hiện đại hoá đã nhường bước cho 
nhiệm vụ cách mạng hoá văn học, giá trị bền lâu nhường bước cho những giá trị cấp thời, tính 
tinh tuyển nhường bước cho tính đại chúng. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới những 
băn khoăn của Nam Cao về việc văn học trở thành phương tiện tuyên truyền thuần tuý, tới sự 
“thèm viết một cái gì đó cho đỡ nhớ” trong nhật kí Ở rừng, năm 1948. Song đây cũng mới chỉ là 
nỗi băn khoăn, trăn trở, chưa thành bi kịch thật sự như ở nhiều nhà văn thời kì sau này. 
Đọc những bài viết về Nam Cao của Phong Lê (số trang có tới vài trăm) độc giả cảm 
nhận rất rõ từng bước chuyển trong nghiên cứu của anh. Nếu ở bài nghiên cứu đầu tiên, hay 
trong Văn và người (1976), sáng tác của Nam Cao được nhìn nhận dưới góc độ xã hội học thuần 
tuý và chân dung nhà văn mới chỉ là những nét phác thảo, thì tới Văn học Việt Nam hiện đại - 

tải về 210.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương