Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại



tải về 210.66 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích210.66 Kb.
#54593
1   2   3
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
động cùng Thi nhân Việt Nam, song anh lại được sống và làm việc cùng Hoài Thanh ở Viện Văn 
học thời kì đầu – cũng có thể nói là thời kì “huy hoàng” của Viện. Phải có sự đọc kĩ, quan sát kĩ 
và học hỏi kĩ Hoài Thanh thì Phong Lê mới có thể đưa ra một chân dung mà qua đó người đọc 
nhận diện được một thời đại văn chương trong đó có sự gắn kết chặt chẽ, tác động tương hỗ giữa 
sáng tác và phê bình. Có sáng tác ấy thì có phê bình ấy, thứ phê bình không nhằm liệt kê, mô tả 
đơn giản những gì đang diễn ra trong đời sống văn học, mà đóng vai trò độc lập trong việc đánh 
giá, tổng kết và định hướng văn chương. Hoài Thanh thời kì Thi nhân Việt Nam, theo Phong Lê, 
đã hội tụ đầy đủ phẩm chất của một nhà phê bình hàng đầu, đó là sự chiếm lĩnh văn hoá, tri thức 
nhân loại thông qua vốn tiếng Pháp giàu có, sự áp sát đời sống văn học đương đại, ý thức trách 
nhiệm của một người trước cái công việc “đãi cát tìm vàng” cực nhọc - từng đọc tất cả một vạn 
bài thơ để thấy được trong số ấy có non vạn bài dở. Song, điểm nổi bật nơi Hoài Thanh, cái “tài 
năng hơn người” của ông mà Phong Lê nhận thấy, chính là khả năng tổng quát, sự nắm bắt chính 
xác, tinh nhạy đặc trưng thời đại mình đang sống, nhìn thấy trong nó “sự gặp gỡ phương Tây là 
cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ”. Đây chính là “xuất phát 
điểm khiến cho bao nhiêu nhận xét lung linh, sắc sảo của ông trở nên có ý nghĩa. Và cũng là điều 
đáng được coi là nền tảng mà bất cứ ai đi vào văn học từ thơ hay văn xuôi đều cần phải biết”
(25)

Ngày nay, hơn sáu mươi năm sau khi Thi nhân Việt Nam ra đời, đối với chúng ta, các thế 
hệ sau được trang bị những kiến thức nhất định về phương pháp luận và lí luận văn học hiện đại, 
chẳng hạn như lí thuyết văn học so sánh hay lí thuyết tiếp nhận, thì những vấn đề mà Hoài Thanh 
nêu ra không có gì xa lạ. Song, ngay từ lúc phê bình văn học Việt Nam mới chỉ manh nha, Hoài 
Thanh đã có được những quan niệm hiện đại về văn học, trên cơ sở đó, bằng “con mắt xanh” của 
nhà phê bình đích thực, khám phá, phát hiện, về cơ bản là chuẩn xác, những tài thơ, tổng kết 
đánh giá cả một “thời đại thơ”, thì quả ông có tài hơn người thật. Phong Lê, người đứng trên lập 
trường, phương pháp luận Mác xít, vẫn hiểu, yêu và nể phục cái tài của ông, thì quả văn chương 
chưa và sẽ không bao giờ là thứ “độc chiếm” của riêng thứ lí luận nào. Cái Đẹp văn chương là 
thế giới vô tận, người ta có thể đứng ở các góc độ khác nhau để mà nhìn nhận nó. 


Xuất phát từ sự hiểu, yêu là sự đồng cảm. Phong Lê hiểu cái tài và con người Hoài Thanh, 
nên đồng cảm sâu xa với bi kịch cuộc đời ông, người đã phải chối bỏ đứa con tinh thần của mối 
tình đầu với văn chương, để mãi tận cuối đời mới nhìn nhận lại nó. Nếu là Rembrandt
(26)
, thì ở 
hoàn cảnh này, ông sẽ phải đổi vị trí của hai nhân vật cha-con, và đặt lại tên bức tranh nổi tiếng 
của mình - “Sự trở về của người cha lưu lạc”. Cái Đẹp của văn chương chắc phải là cái Đúng, vì 
người ta có thể lang thang vòng vèo, có thể đi lạc, song rốt cuộc vẫn hướng tới nó. 
Xuất phát từ sự hiểu và đồng cảm, Phong Lê đã khẳng định những đóng góp của Hoài 
Thanh cho văn học dân tộc không chỉ giai đoạn trước 1945, mà còn các giai đoạn sau này, bảo vệ 
ông trước sự xâm hại nhân cách. Anh khẳng định: “Có thể nói mà không phân vân: ông đã chân 
thành và trung thực đến cùng trong yêu mê và say Thơ mới; và ông cũng đã chân thành và trung 
thực đến cùng trong phủ định Thơ mới và Thi nhân Việt Nam khi đã nhận ra được một chân lí 
nào đó. Có điều chân lí ông tìm ra có khớp được với chân lí khách quan của cuộc sống hay 
không lại là chuyện khác. Ông đã bị thời đại quy định nghiệt ngã, cũng như tất cả chúng ta, cũng 
như rộng ra khỏi chúng ta”
(27)
. Cái Đẹp văn chương, cũng như cái Đẹp nói chung, mong manh, 
song không dễ chết, kể cả ở vào những thời nghiệt ngã nhất. 
Rồi ra sẽ có những người viết về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam hay hơn Phong Lê, 
song những trang viết thấm đẫm nhiệt huyết và sự cảm thông sâu sắc của một người thời gian dài 
từng là người đồng thời với Hoài Thanh, người cùng có đức tính như ông - trung thực với bản 
thân, chắc sẽ không nhiều. 
Nếu có gì cần nói thêm về chân dung Hoài Thanh, thì chỉ là niềm mong muốn có được sự 
bổ sung trên cơ sở so sánh Thi nhân Việt Nam, Văn học phải là văn học với Văn chương và hành 
động, luận điểm khoa học chủ đạo về sự kết hợp giữa tính cách mạng và tính hiện đại trong văn 
học công khai 1930-1945 ở mảng Phê bình của nó.
Cuối cùng, ở phần kết của bài viết, tôi xin mạo muội đưa ra một nhận xét nhỏ. Đọc Phong 
Lê đôi khi ta cảm thấy ngợp, ngợp không phải chỉ vì khối lượng công trình, mà còn bởi các vấn 
đề đưa ra luôn được bổ sung, điều chỉnh. Có cảm giác cái khối lượng đồ sộ những chất liệu văn 
học, giống như căn phòng làm việc ngồn ngộn sách vở, cần được chỉnh trang, sắp xếp một cách 
hệ thống, “có định hướng” với những bổ sung và loại bỏ. Cái “định hướng” này không là gì 
khác, ngoài định hướng tới một bộ Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, niềm kì vọng không chỉ 


riêng Phong Lê. Có cảm giác cái chất liệu văn học - thứ “bột” để “gột nên hồ” - Lịch sử văn học, 
đã có đủ, song cần làm cho “tinh” hơn. Và điều quan trọng là cách “gột”, sao cho thứ “bột” hữu 
cơ ấy tạo nên một cơ thể sống. Nói cách khác, muốn xây dựng Lịch sử văn học, như một khoa 
học, đòi hỏi phải có phương pháp chuyên biệt giành cho nó - điều, hi vọng, Phong Lê sớm chiếm 
lĩnh. 
Bài viết về Phong Lê có lẽ là một trong những bài viết khó khăn nhất của tôi. Khó, bởi 
vừa viết tôi vừa phải đọc anh, học anh. Nếu có điều gì sai sót thuộc lĩnh vực văn học 
Việt Nam trong bài viết, tôi hi vọng sẽ nhận được sự thông cảm nơi anh và các đồng nghiệp. Bài 
viết này nên xem như “một cái nhìn từ phía bên” mà đôi lúc cũng giúp được điều gì đó cho 
người “ở phía trong” 

tải về 210.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương